Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
lượt xem 0
download
Với “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
- SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG GIỮA KỲ I MÔN VẬT LÝ 10 NĂM HỌC 2024 – 2025 PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Loại sai số do chính đặc điểm và dụng cụ gây ra gọi là A.sai số hệ thống. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số tỉ đối. D.sai số tuyệt đối. Câu 2. Loại sai số không có nguyên nhân rõ ràng gọi là A.sai số gián tiếp. B. sai số ngẫu nhiên. C. sai số dụng cụ. D. sai số tỉ đối. Câu 3. Chọn phát biểu không đúng về sai số tỉ đối ? A. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình. A B. Công thức của sai số tỉ đối: A .100% . A C. Sai số tỉ đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác. D. Sai số tỉ đối càng lớn thì phép đo càng chính xác. Câu 4. Đo chiều dài của một cuốn sách, được kết quả 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Giá trị trung bình chiều dày cuốn sách này là A.2,4 cm. B. 2,5 cm. C. 2,3 cm. D. 2,2 cm. Câu 5. Gọi A là giá trị trung bình, A là sai số dụng cụ, A là sai số ngẫu nhiên, A là sai số tuyệt đối. Sai số tỉ đối của phép đo là A A A A A. A .100% . B. A .100% . C. A .100% . D. A .100% . A A A A Câu 6. Giá trị trung bình khi đo n lần cùng một đại lượng A được tính theo công thức nào dưới đây ? A A 2 ...A n A A 2 ...A n A .A ....A n A. A A1 A2 ...An . B. A 1 . C. A 1 . D. A 1 2 . n 2 n Câu 7. Một phép đo đại lượng vật lí A thu được giá trị trung bình là A , sai số của phép đo là A. Cách ghi đúng kết quả đo A là A. A = A A. B. A = A + A. C. A = A A. D. A= A A. Câu 8. Khi đo chiều dài của chiếc bàn học, một học sinh viết được kết quả: 118 2 (cm). Sai số tỉ đối của phép đo đó bằng A. 2%. B. 1,7%. C. 5,9%. D. 1,2%. m Câu 9. Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng được xác định bằng công thức . Biết V sai số tỉ đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Sai số tỉ đối của bằng A.13%. B.17%. C.8,5%. D.2,4%. Câu 10. Để xác định tốc độ của một vật chuyển động đều, một người đã đo được quãng đường đi được bằng 16,0 0, 4 m trong khoảng thời gian 4,0 0, 2 s . Tốc độ của vật là A. 4,0 0,3 m/s. B. 4,0 0,6 m/s. C. 4,0 0, 2 m/s. D. 4,0 0,1 m/s. Câu 11. Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp ? (1)Dùng thước đo chiều cao. (2)Dùng cân đo cân nặng. (3)Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước. (4)Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe. A.(1), (2). B.(1), (2), (4). C.(2),(3), (4). D.(2),(4). Câu 12. Khi nói về sai số của phép đo các đại lượng vật lí, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Giá trị trung bình của các lần đo là giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của đại lượng cần đo. A B. Sai số tỉ đối được xác định bởi công thức A .100% . A C. Sai số tỉ đối càng lớn thì phép đo càng chính xác. D. Để hạn chế sai số ngẫu nhiên người ta thường lặp lại phép đo nhiều lần. Câu 13. Bạn Bảo Trâm dùng một thước thẳng có độ chia đến milimet để đo chiều dài của cuốn sách vật lí 10 và thu được kết quả là 240 mm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo. Trong các cách viết kết quả đo sau đây, cách viết không chính xác là A. 0, 24 0,01 m . B. 2, 4 0,01 dm . C. 24,0 0,1 cm . D. 240 1 mm . Câu 14. Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi? A. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút. B. Lúc 8 giờ một ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu. C. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra. Câu 15. Bảng giờ tàu ở bên cho chúng ta biết quãng đường và thời gian mà đoàn tàu SE1 chạy từ ga Huế đến ga Sài Gòn (bỏ qua thời gian tàu đỗ lại các ga) tương ứng là Tên Ga km SE1 A. 1726km, 4 giờ 36 phút. B. 1726km, 19 giờ 24 phút. Hà Nội 0 22:15 C. 1038km, 19 giờ 24 phút. D. 1038km, 4 giờ 36 phút. Thanh Hóa 175 01:28 (ngày +1) Câu 16. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và Huế 688 11:08 (ngày +1) quãng đường đi được của một vật. Sài Gòn 1726 06:32 (ngày +2) A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng. B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ. D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm. Câu 17. Chọn phát biểu đúng. A. Vectơ độ dời thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động. B. Vectơ độ dời có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật. C. Trong chuyển động thẳng độ dời bằng độ biến thiên tọa độ. D. Độ dời có giá trị luôn dương. Câu 18. Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A, sau đó chuyển động về điểm B (hình vẽ). Quãng đường và độ dời của vật tương ứng bằng A. 2m; -2m. B. 8m; -2m. C. 2m; 2m. D. 8m; -8m. Câu 19. Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C; người thứ hai đi thẳng từ A đến C (Hình vẽ). Cả hai đều về đích cùng một lúc. Hãy chọn kết luận sai. A. Người thứ nhất đi được quãng đường 8 km. B. Độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai bằng nhau. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của người thứ nhất bằng nhau. D. Độ dịch chuyển của người thứ nhất là 5,7 km, hướng 450 Đông – Bắc. Câu 20. Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô lần lượt là A. 13 km; 5km. B. 13 km; 13 km. C. 4 km; 7 km. D. 7 km; 13km.
- Câu 21. Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Độ dịch chuyển của người đó là A. 50m. B. 50 2 m. C. 100 m. D. 100 2 m. Câu 22. Một người bơi dọc theo chiều dài 100m của bể bơi hết 60s rồi quay về lại chỗ xuất phát trong 70s. Trong suốt quãng đường đi và về tốc độ trung bình, vận tốc trung bình của người đó lần lượt là A. 1,538 m/s; 0 m/s. B. 1,538 m/s; 1,876 m/s. C. 3,077m/s; 2 m/s. D. 7,692m/s; 2,2 m/s. Câu 23. Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10m/s. vận tốc của dòng nước là 4 m/s. Tính vận tốc của ca nô khi: a) Ca nô đi xuôi dòng. A. 14m/s. B. 9m/s. C. 6m/s. D. 5m/s. b) Ca nô đi ngược dòng. A. 14m/s. B. 9m/s. C. 6m/s. D. 5m/s. Câu 24. Một chiếc xuồng đi xuôi dòng nước từ A đến B mất 4 giờ, còn nếu đi ngược dòng nước từ B đến A mất 5 giờ. Biết vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 4 km/h. Vận tốc của xuồng so với dòng nước và quãng đường AB là A. 36km/h; 160km. B. 63km/h; 120km. C. 60km/h; 130km. D. 36km/h; 150km. Câu 25. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật như hình. Chọn phát biểu đúng. A. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương. B. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều âm. C. Vật đang đứng yên. D. Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương rồi đổi chiều chuyển động ngược lại. Câu 26. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật như hình. Chọn phát biểu đúng. A. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương. B. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều âm. C. Vật đang đứng yên. D. Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương rồi đổi chiều chuyển động ngược lại. Câu 27. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một chất điểm có dạng như hình vẽ. Trong thời gian nào xe chuyển động thẳng đều? A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. B. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2. C. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2. D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.. Câu 28. Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa (hình vẽ). Chọn kết luận sai. A. Trong 2 giây đầu xe chuyển động vói vận tốc không đổi. B. Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4 xe dừng lại. C. Từ giây thứ 4 đến giây thứ 9 xe đổi chiều chuyển động theo hướng ngược lại với vận tốc nhỏ hơn lúc đi.
- D. Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10 xe quay về đúng vị trí xuất phát rồi dừng lại. Câu 29. Hình vẽ bên là đồ thị độ dịch chuyển − thời gian của một chiếc xe ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Vận tốc của xe bằng A. 30 km/giờ. B. 150 km/giờ. C. 120 km/giờ. D. 100 km/giờ. Câu 30. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động như hình vẽ. Vật chuyển động A. ngược chiều dương với tốc độ 20 km/giờ. B. cùng chiều dương với tốc độ 20 km/giờ. C. ngược chiều dương với tốc độ 60 km/giờ. D. cùng chiều dương với tốc độ 60 km/giờ. Câu 31. Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chất điểm được mô tả như hình vẽ. Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ 0 đến 5s là A. 1,6cm/s. B. 6,4cm/s. C. 4,8cm/s. D. 2,4cm/s.. Câu 32. Gia tốc là một đại lượng A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc. C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. Câu 33. Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động có A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều. B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều. C. a.v < 0 là chuyển chậm dần đều. D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều. Câu 34. Chuyển động thẳng chậm dần đều có A. qũy đạo là đường cong bất kì. B. độ lớn vectơ gia tốc là một hằng số, ngược chiều với vectơ vận tốc của vật. C. quãng đường đi được của vật không phụ thuộc vào thời gian. D. vectơ vận tốc vuông góc với qũy đạo của chuyển động. Câu 35. Chọn phát biểu sai. A. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau. B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi. C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc. D. Vận tốc tức thời của chuyển động thắng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian. Câu 36. Phát biểu nào sau đây chưa đúng: A. Trong các chuyển động nhanh thẳng dần đều, vận tốc có giá trị dương. B. Trong các chuyển động nhanh thẳng dần đều, vận tốc a cùng dấu với vận tốc v.
- C. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, các véc tơ vận tốcvà gia tốc ngược chiều nhau. D. Trong chuyển động thẳng có vận tốc tăng 1 lượng bằng nhau sau 1 đơn vị thời gian là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Câu 37. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tính chất nào sau đây sai? A. Tích số a.v không đổi. B. Gia tốc a không đổi. C. Vận tốc v là hàm số bậc nhất theo thời gian. D. Phương trình chuyển động là hàm số bậc 2 theo thời gian. Câu 38. Một ô tô chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nghỉ, đạt vận tốc 20m/s sau 5 s. Quãng đường mà ô tô đã đi được là A. 100 m. B. 50 m. C. 25 m. D. 200 m. Câu 39. Xe ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc 20 m/s thì bị hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Quãng đường xe đi được từ lúc hãm phanh đến khi xe dừng hẳn là 100m. Gia tốc của xe là A. 1 m/s2. B. – 1 m/s2. C. – 2 m/s2. D. 5 m/s2. Câu 40. Tàu hỏa đang chuyển động với vận tốc 60 km/h thì bị hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi thêm được 450 m thì vận tốc của tàu chỉ còn 15 km/h. Quãng đường tàu còn đi thêm được đến khi dừng hẳn là A. 60 m. B. 45 m. C. 15 m. D. 30 m. Câu 41. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh xe chuyển động chậm dần đều sau 5s thì dừng hẳn. Quãng đường mà tàu đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng lại là A. 4 m. B. 50 m. C. 18 m. D. 14,4 m. Câu 42. Một ô tô chuyển động chậm dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô giảm từ 6 m/s về 4 m/s. Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian 10s đó là A. 70 m. B. 50 m. C. 40 m. D. 100 m. Câu 43. Một ô tô đang chạy với tốc độ 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 25 s, ô tô đạt tốc độ 15 m/s. Gia tốc a và quãng đường s mà ô tô đã đi được trong khoảng thời gian đó là A. a =0,1 m/s2, s = 480 m. B. a = 0,2 m/s2, s = 312,5 m. C. a = 0,2 m/s2, s= 340 m. D. a = 10 m/s2, s = 480 m. Câu 44. Một ô tô đang chạy với tốc độ 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 25 s, ô tô đạt tốc độ 15 m/s. Tốc độ trung bình của xe trong khoảng thời gian đó là A. 12,5 m/s. B. 9,5 m/s. C. 21 m/s. D. 1 m/s. Câu 45. Một người đi xe đạp lên một cái dốc dài 50 m, chuyển động chậm dần đều với vận tốc lúc bắt đầu lên dốc là 18km/h, vận tốc ở đỉnh dốc là 3 m/s. Gia tốc của xe là A. – 16 m/s2. B. – 0,16 m/s2. C. – 1,6 m/s2. D. 0,16 m/s2. Câu 46. Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là đoạn A. MN. B. NO. C. OP. D. PQ. Câu 47. Một chất điểm chuyển động thẳng đều, với đồ thị vận tốc – thời gian được cho như hình vẽ. Quãng đường mà chất điểm đi được trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s là A. 1 m. B. 2 m. C. 3 m. D. 4 m. Câu 48. Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng ở hình dưới. Quãng đường vật đã đi được sau 30s là: A. 200 m. B. 250 m. C. 300 m. D. 350 m. Câu 49. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều mà vận tốc được biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ.
- a. Chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều vì A. đường biểu diễn của vận tốc là đường thẳng. B. vận tốc tăng theo thời gian. C. vận tốc giảm đều theo thời gian. D. vận tốc là hàm bậc nhất theo thời gian. b. Gia tốc của chuyển động là A. – 2 m/s2. B. 2 m/s2. 2 C. 4 m/s . D. - 4 m/s2. c. quãng đường mà vật đi được trong thời gian 2s là A. 1m. B. 4m. C. 6m. D. 8m. Câu 50. Cho đồ thị như hình vẽ a. Đoạn nào biểu diễn chuyển động thẳng biến đổi đều. A. AB và BC. B. BC và CD. C. AB và CD. D. cả A, B, C đều đúng. b. Gia tốc trên đoạn nhanh dần là bao nhiêu? A. 1 m/s2. B. 2 m/s2. C. 3 m/s2. D. 4 m/s2. c. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được là A. 20m. B. 22m. C.26m. D. 32m. Câu 51. Đồ thị vận tốc – thời gian của một tàu hỏa đang chuyển động thẳng có dạng như hình bên. Thời điểm t = 0 là lúc tàu đi qua sân ga. Vận tốc của tàu sau khi rời sân ga được 80 m là A. 4 m/s. B. 6 m/s. C. 8 m/s. D. 10 m/s. Câu 52. Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của hai vật chuyển động thẳng cùng hướng, xuất phát từ cùng một vị trí, gốc thời gian là lúc hai vật bắt đầu chuyển động. Nhận xét sai là A. Hai vật cùng chuyển động nhanh dần. B. Vật 1 bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ. C. Vật 2 chuyển động với gia tốc lớn hơn vật 1. D. Ở thời điểm t0, vật 1 ở phía sau vật 2. Câu 53. Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Gọi a1, a2, a3 lần lượt là gia tốc của vật trong các giai đoạn tương ứng là từ t = 0 đến t1 = 20 s; từ t1 = 20 s đến t2 = 60 s; từ t2 = 60 s đến t3 = 80 s. Giá trị của a1, a2, a3 lần lượt là A. – 1 m/s2; 0; 2 m/s2. B. 1 m/s2; 0; - 2 m/s2. C. – 1 m/s2; 2 m/s2; 0. D. 1 m/s2; 0; 2 m/s2. Câu 54. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có đồ thị vận tốc v theo thời gian t như hình vẽ. Phương trình vận tốc của vật là A. v = 15 - t (m/s). B. v = t + 15 (m/s). C. v = 10 - 15t (m/s). D. v = 10 - 5t (m/s).
- Câu 55. Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ. Quãng đường đi được trong giai đoạn chuyển động thẳng chậm dần đều là A. 62,5m. B. 75m. C. 37,5m. D. 100m.. Câu 56. Chuyển động của một vật có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Tổng quãng đường vật đã đi bằng A. 240 m. B. 140 m. C. 120 m. D. 320 m Câu 57. Một ôtô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 11m. a. Tính gia tốc của xe. A. 2 m/s2. B. 4 m/s2. C. 5 2. 2 m/s D. 6 m/s b. Tính quãng đường xe đi trong 20s đầu tiên. A. 500m. B. 400m. C. 700m. D. 800m. Câu 58. Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ 5 xe đi được 14m. a. Tính gia tốc của xe. A. 4 m/s2. B. 3 m/s2. C. 2 m/s2. D. 6 m/s2 b. Tính quãng đường đi được trong giây thứ 10. A. 24m. B. 34m. C. 14m. D. 44m. Câu 59. Một bắt đầu vật chuyển động nhanh dần đều trong 10s với gia tốc của vật 2 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 2s cuối cùng là bao nhiêu? A. 16m. B. 26m. C. 36m. D. 44m. Câu 60. Rơi tự do là một chuyển động A. thẳng đều. B. thẳng chậm dần đều. C. nhanh dần. D. thẳng nhanh dần đều. Câu 61. Vật nào được xem là rơi tự do? A. Viên đạn đang bay trên không trung. B. Phi công đang nhảy dù. C. Quả táo rơi từ trên cây xuống. D. Máy bay đang bay gặp tai nạn và lao xuống. Câu 62. Chọn phát biểu sai. A. Khi rơi tự do tốc độ của vật tăng dần. B. Vật rơi tự do khi lực cản không khí rất nhỏ so với trọng lực. C. Vận động viên nhảy dù từ máy bay xuống mặt đất sẽ rơi tự do. D. Rơi tự do có quỹ đạo là đường thẳng. Câu 63. Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Ngay trước khi chạm đất vật đạt vận tốc A. v = mgh. B. v = 2 gh . C. v 2gh . D. v gh . Câu 64. Một vật rơi không vận tốc đầu từ đỉnh tòa nhà chung cư có độ cao 320m xuống đất. Cho g = 10m/s2. Tìm vận tốc lúc vừa chạm đất và thời gian của vật rơi. A. 60m/s;6s. B. 70m/s;12s. C. 80 m/s; 8s. D. 90m/s;10s. Câu 65. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 60m/s, g = 10m/s2. Quãng đường rơi của vật, thời gian rơi của vật là A. 170m; 10s. B. 180m; 6s C. 120m; 3s. D. 110m; 5s.
- Câu 66. Một người đứng trên tòa nhà có độ cao 120m , ném một vật thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10m/s cho g = 10m/s2. Kể từ lúc ném ,vật chạm đất sau A. 4s. B. 5s. C. 6s. D. 7s. Câu 67. Một vật rơi không vận tốc đầu từ đỉnh tòa nhà chung cư có độ cao 320m xuống đất. Cho g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2s đầu tiên và 2s cuối cùng là A. 180m; 160m. B. 170m; 160m. C. 160m; 150m. D. 140m; 160m. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1: Hai người cùng đo chiều dài của cánh cửa sổ, kết quả thu được như sau: - Người thứ nhất: d = 120 ± 1 cm - Người thứ hai: d = 120 ± 2 cm Nội dung Đúng Sai a) Sai số tỷ đối được xác định bằng tỉ số giữa hai số tuyệt đối và giá trị trung bình của chiều Δd dài cánh cửa số: δd = .100% d b) Sai số tỷ đối của phép đo của người thứ nhất là 8,3% c) Sai số tỷ đối của phép đo của người thứ hai là 1,67% d) Người thứ hai đo chính xác hơn người thứ nhất vì sai số tỉ đối của người thứ nhất lớn hơn. Câu 2: Dùng thước đo như hình bên để đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả đo được bảng số liệu sau đây: Lần đo Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Chiều dài 2,3 cm 2,4 cm 2,5 cm 2,4 cm Nội dung Đúng Sai a) Giá trị trung bình của phép đo này là 2,4 cm b) Sai số tuyệt đối trung bình của 4 lần đo được là 0,07 cm c) Sai số tuyệt đối d là 0,02cm d) Kết quả đo là A = (2,4 ± 0,1) cm . Câu 3: Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ. Biết chuyển động của hai anh em là chuyển động thẳng. Phát biểu Đúng Sai a Người em: chuyển động thẳng, không đổi chiều. b Người anh: chuyển động thẳng, có đổi chiều quay lại vị trí xuất phát. c Quãng đường bơi được của người em là 25 m và người anh là 50 m d Độ dịch chuyển của hai anh em lần lượt là 50 m và 25 m Câu 4. Xét quãng đường AB dài 1000 m với A là vị trí nhà của em và B là vị trí của bưu điện. Tiệm tạp hóa nằm tại vị trí C là trung điểm của AB. Nếu chọn nhà em làm gốc tọa độ và chiều dương hướng từ nhà em đến bưu điện.
- Phát biểu Đúng Sai a Quãng đường đi được khi đi từ nhà đến bưu điện là 1000 m b Độ dịch chuyển khi đi từ nhà đến bưu điện là 1000 m Quãng đường đi được khi đi từ nhà đến bưu điện rồi quay lại tiệm c tạp hóa là 1500 m Độ dịch chuyển đi được khi đi từ nhà đến bưu điện rồi quay lại d tiệm tạp hóa là 1000 m Câu 5: Em của An chơi trò chơi tìm kho báu ở ngoài vườn với các bạn của mình. Em của An giấu kho báu của mình là một chiếc vòng nhựa vào trong một chiếc giày rồi viết mật thư tìm kho báu như sau: Bắt đầu từ gốc cây ổi, đi 10 bước về phía bắc, sau đó đi 4 bước về phía tây, 15 bước về phía nam, 5 bước về phía đông và 5 bước về phía bắc là tới chỗ giấu kho báu. Phát biểu Đúng Sai a Sơ đồ bên phải mô tả quá trình trên Quãng đường phải đi (theo bước) để tìm ra kho b báu là 34 bước Kho báu được giấu ở vị trí cách cây ổi 5 bước c theo hướng nam Độ dịch chuyển (theo bước) để tìm ra kho báu là d 1 bước theo hướng đông Câu 6. Trên đoạn đường thẳng có các vị trí A là nhà của bạn Nhật, B là trạm xe buýt, C là nhà hàng và D là trường học. Phát biểu Đúng Sai Độ dịch chuyển của bạn Nhật trong các trường hợp:Bạn Nhật đi a từ nhà đến trạm xe buýt, đi từ nhà đến trường học, đi từ trường học về trạm xe buýt được biễu diễn như hình
- Độ dịch chuyển của bạn Nhật trong các trường hợp:Bạn Nhật đi b từ nhà đến trạm xe buýt, đi từ nhà đến trường học, đi từ trường học về trạm xe buýt có giá trị đều lớn hơn 0 Độ dịch chuyển khi bạn Nhật đi từ nhà đến trạm xe buýt là AB c và có giá trị âm Độ dịch chuyển khi bạn Nhật đi từ trường học về trạm xe buýt: d BD và có giá trị dương Câu 7: Bảng 2 mô tả các đoạn đường khác nhau trong một cuộc đi bộ. Trong mỗi đoạn, người đi bộ đi trên đường thẳng với tốc độ ổn định và một hướng xác định. Phát biểu Đúng Sai a Sơ đồ bên phải mô tả đúng quá trình trên b Quãng đường phải đi được là 86 m Vị trí dừng lại theo hướng đông cách vị trí ban c đầu là 9 m Độ dịch chuyển là 9,5 m tạo với hướng tây một d góc 150 Câu 8. Một ô tô chở khách trong hành trình 5 giờ đi từ Hà Nội đến Bắc Ninh. Biết ô tô khởi hành lúc 6 giờ sáng và khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Ninh là 40,5 km. Xem tốc độ của ô tô trên cả quãng đường là không đổi. Phát biểu Đúng Sai a Ô tô đến Bắc Ninh vào lúc 11 giờ. b Tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường là 8,5 km/h. c Tốc độ trung bình của ô tô bằng độ lớn vận tốc trung bình của ô tô. Lúc 7 giờ có một xe máy cũng bắt đầu xuất phát từ Hà Nội với lộ trình d như ô tô. Khoảng cách lúc này của hai xe lớn hơn 8 km. Câu 9. Bạn Hoa đi học từ nhà A đến trường C theo lộ trình ABC như hình vẽ. Biết rằng nhà A và trường C cố định và bạn Hoa đi đoạn đường AB = 400 m hết 6 phút, đoạn đường BC = 300 m hết 4 phút.
- Phát biểu Đúng Sai Khi bạn Hoa đi từ B đến C, độ dịch chuyển cũng chính bằng quãng đường a mà Hoa đi được. b Độ dịch chuyển của bạn Hoa khi đi từ nhà đến trường là 700 m. 7 c Tốc độ trung bình của bạn Hoa khi đi từ nhà đến trường là m/phút. 6 25 d Vận tốc trung bình của bạn Hoa khi đi từ nhà đến trường là m/s. 12 Câu 10. Chuyển động của một xe được mô tả bởi đồ thị sau. Phát biểu Đúng Sai a Tốc độ của xe có giá trị lớn nhất tại thời điểm t 0 . b Xe chuyển động nhanh dần đều trong 20 s đầu. c Gia tốc của xe trong khoảng 80 s cuối không thay đổi. d Tổng quãng đường xe đi được là 1 km. Câu 11. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều mà vận tốc được biểu diễn bởi đồ thị như hình Phát biểu Đúng Sai a Chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. b Gia tốc của chuyển động là 2 m/s2. c Quãng đường mà vật đi được trong thời gian 2 s là 2 m. Vật sẽ có vận tốc không thay đổi nếu đường biểu diễn là đường thẳng đi d qua gốc tọa độ. Câu 12. Một đoàn tàu đang chuyển động với v0 = 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt v1 = 54 km/h. Phát biểu Đúng Sai
- Đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 20 m/s. a Đoàn tàu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. b Tàu đạt vận tốc v = 36 km/h sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển c động. Tàu đi được 30m nữa thì dừng lại kể từ khi đạt vận tốc 36 km/h. d Câu 13. Một người chạy xe máy theo một đường thẳng và có vận tốc theo thời gian được biểu diễn bởi đồ thị (v – t) như hình. Phát biểu Đúng Sai a Gia tốc của người này tại thời điểm 1 s là 2 m/s2. b Gia tốc của người này tại thời điểm 2,5 s là 4 m/s2. c Gia tốc của người này tại thời điểm 4 s là -2 m/s2. Độ dịch chuyển của người này từ khi bắt đầu chạy đến thời điểm 4 d s là 11 m. Câu 14. Dựa vào đồ thị (v – t) của vật chuyển động trong hình. Phát biểu Đúng Sai a Gia tốc của vật chuyển động trong giai đoạn từ 0 s đến 40 s là 0,5 m/s2.
- Gia tốc của vật chuyển động trong giai đoạn từ 80 s đến 160 s là 1,5 b m/s2. Phương trình vận tốc trên đoạn AB là v v0 at 40 2.t (cm/s; c cm/s2;s) Độ dịch chuyển của người này từ khi bắt đầu chạy đến thời điểm 40 s d là 11 m. Câu 15. Một vật được thả rơi tự do từ độ h so với mặt đất. Gia tốc rơi tự do là g. Phát biểu Đúng Sai a Vật rơi nhanh dần đều. 2h Thời gian vật rơi hết độ cao h là t . b g c Tốc độ vật chạm đất là v gh. Quãng đường vật rơi được trong giây thứ n là sn (2n 1)g. d Câu 16. Một vật rơi tự do tại một địa điểm có độ cao 45 m, lấy g 10 m / s2 và bỏ qua sức cản không khí. Phát biểu Đúng Sai a Phương rơi của vật là phương thẳng đứng. b Thời gian vật rơi hết quãng đường là 2,5 s. c Quãng đường vật rơi được sau 2 s là 20 m. d Thời gian vật rơi hết 13,75 m cuối cùng là 0,5 s. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1: Bảng 1. Ghi thời gian một quả banh rơi 3 lần liên tiếp Lần đo Lần 1 Lần 2 Lần 3 Thời gian rơi (s) 2,15 2,15 2,20 Giá trị trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu giây? Đáp án Câu 2: Bảng sau ghi thời gian một vật rơi giữa hai điểm cố định. Thời gian rơi (s) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 0,2027 0,2024 0,2023 0,2023 0,2022 Tính sai số tuyệt đối trung bình theo đơn vị 104 s ? Đáp án
- Câu 3: Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 20 km về phía bắc. Xác định độ dịch chuyển tổng hợp của người đó. Đáp án Câu 4: Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường. Tính độ dịch chuyển của cả chuyến đi? Đáp án Câu 5. Một thang máy mang một người từ tầng trệt xuống tầng hầm sâu 5 m, rồi đi lên tầng 3. Biết chiều cao tầng trệt và các tầng là 4 m. Chọn gốc toạ độ tại mặt đất, chiều dương hướng lên trên. Hãy tính độ dịch chuyển từ khi thang máy đi từ tầng hầm đến khi dừng tại tầng 3. Đáp án Câu 6. Một xe đạp chuyển động thẳng đều với tốc độ lúc không có gió là 15 km/h. Người này đi từ A tới B xuôi gió và đi từ B trở lại A ngược gió. Biết vận tốc gió là 1 km/h và A cách B 28 km. Tổng thời gian đi và về mất bao nhiêu giờ? Đáp án Câu 7. Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên quãng đường dài 35 m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian 5 s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian 2 s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là bao nhiêu kilô mét trên giờ? Đáp án: Câu 8. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có tốc độ trung bình là 20 km/h trên 1/4 đoạn đường đầu và 40 km/h trên đoạn đường còn lại. Tốc độ trung bình của xe trên cả đoạn đường là bao nhiêu kilo mét trên giờ? Đáp án: Câu 9. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng xuôi dòng nước từ bến A tới bến B cách nhau 6 km dọc theo dòng sông rồi quay về B mất 2 giờ 30 phút. Biết rằng tốc độ của thuyền trong nước im lặng là 5 km/h. Thuyền đi xuôi dòng mất thời gian bao nhiêu giờ? Đáp án: Câu 10. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc là 36 km/h thì hãm phanh, sau 10 s thì ôtô dừng lại hẳn. Hãy tính quãng đường mà ô tô đi được. Đáp án: Câu 11. Hình vẽ là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Tính vận tốc của xe (km/h)?
- Đáp án: Câu 12. Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chất điểm được mô tả trên hình vẽ. Vận tốc trung bình (cm/s) của chất điểm trong khoảng thời gian từ 0,5s đến 5s là: Đáp án: Câu 13. Một ô tô chuyển động thẳng đều biết rằng ô tô chuyển động theo chiều âm với vận tốc có độ lớn 36 km/h và ở thời điểm 1,5h thì vật có tọa độ 6km. Vị trí của vật sau 1h là bao nhiêu km? Đáp án: Câu 14. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 s, vận tốc của ô tô tăng từ 4 m/s đến 6 m/s. Tính quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên (tính theo đơn vị km) ? Đáp án: Câu 15. Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao h xuống đất. Quãng đường vật rơi được trong 5 s đầu tiên là 2 bao nhiêu mét? cho g 10 m / s . Đáp án: Câu 16. Hai vật ở độ cao h 1 và h 2 10 m , được thả rơi tự do cùng một nơi với vận tốc ban đầu bằng 0. Thời gian rơi của vật thứ nhất bằng nửa thời gian rơi của vật thứ hai. Độ cao h 1 bằng bao nhiêu mét? Đáp án: Câu 17. Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 80 m xuống đất. Quãng đường vật rơi được trong 0,5 s cuối 2 cùng là bao nhiêu mét? (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất). Lấy g 10 m / s . Đáp án: Câu 18. Trong 3 s cuối cùng trước khi chạm đất, một vật rơi tự do đi được quãng đường bằng 1/5 quãng đường toàn bộ mà nó rơi được. Bỏ qua sức cản không khí. Độ cao của vật lúc thả là bao nhiêu mét? ( Làm tròn đến phần nguyên). Lấy g 10 m / s2 . Đáp án:
- Câu 19. Từ một đỉnh tháp cao 50 m, người ta buông vật thứ nhất. Sau 1 s thì người ta lại buông vật thứ hai ở tầng thấp hơn đỉnh tháp 26,5 m. Lấy g 10 m / s2 . Thời gian kể từ lúc vật thứ nhất rơi đến khi hai vật gặp nhau là bao nhiêu giây? Đáp án: Câu 20. Thả một hòn đá rơi từ miệng một cái hang sâu xuống đến đáy. Sau 3 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Tính chiều sâu của hang (kết quả làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân). Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Lấy g 9,8 m / s2 . Đáp án: Câu 21. Một tàu chở khách đang chạy trên đường ray với tốc độ 25 m/s thì phát hiện một tàu chở hàng cách mình 200 m về phía trước trên cùng một đường ray. Biết tàu chở hàng đang chạy với tốc độ 15 m/s và cùng hướng với hướng chuyển động của tàu chở khách. Hỏi tàu chở khách phải hãm phanh, chạy chậm dần đều với gia tốc có độ lớn tối thiểu bằng bao nhiêu để 2 tàu không đâm vào nhau? Biết tàu chở hàng vẫn chạy với tốc độ như cũ. Đáp án: ----------------------HẾT-------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 254 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 361 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 182 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 134 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 130 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 88 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 116 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 126 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn