Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3
lượt xem 4
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3
- TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮAHỌC KỲ II NHÓM GDCD Môn: GDKT&PL 11 Năm học:2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 50% + Tự luận 50% (20câu trắc nghiệm + 2câu Tự luận). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Phần lý thuyết. BÀI 9 : Quyền bình đẳng của công dân trước PL - Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội. BÀI 10: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực - Một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực - Ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội. BÀI 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội. BÀI 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. - Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội. BÀI 13: Quyền nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 2. Phần bài tập minh họa. 2.1. Trắc nghiệm: Câu 1: Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,… nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng quyền và A. phải thực hiện trách nhiệm. B. phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí. C. phải thực hiện nghĩa vụ. D. phải bình đẳng về lợi ích. Câu 2: Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, … nếu có hành vi vi phạm pháp luật A. đều bị xử lí theo quy định của pháp luật. B. phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí. C. phải thực hiện nghĩa vụ như nhau. D. phải chịu trách nhiệm như nhau.
- Câu 3: Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, …nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Công dânbình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Công dânbình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Công dânbình đẳng về kinh tế. D. Công dânbình đẳng về chính trị. Câu 4: Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,… nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định là khái niệm nào sau đây? A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B.Công dân bình đẳng về quyền lợi. C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm. Câu 5: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là khi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi,… nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều A. được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí mà pháp luật đã quy định. B. được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí chung nhất. C. được hưởng quyền và phải thực hiện trách nhiệm pháp lí đã quy định. D. được hưởng quyền, lợi ích và phải thực hiện trách nhiệm pháp lí. Câu 6: Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, …nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo A. quy tắc của nhà nước. B. quy định của Tòa án. C. quy định của Viện kiểm sát. D. quy định của pháp luật. Câu 7: Điều 16,Hiến pháp 2013 quy định, mọi người đều A. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. B.bình đẳng trước pháp luật. C. bình đẳng về kinh tế. D. bình đẳng về chính trị. Câu 8: Hiến pháp 2013 quy định, mọi người đều có nghĩa vụ A. nộp thuế theo luật định. B.bình đẳng trước pháp luật. C. bình đẳng trong kinh doanh. D. bình đẳng trong giáo dục. Câu 9:Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân đều A. hưởng quyền công dân ngang nhau trước Nhà nước và pháp luật. B. thực hiện nghĩa vụ như nhau trước Nhà nước, các tổ chức xã hội. C. có quyền và làm nghĩa vụ giống nhau không bị phân biệt đối xử. D. được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân có nghĩa vụ A. đóng bảo hiểm xã hội . B.bình đẳng trước pháp luật .
- C. bình đẳng trong kinh doanh. D.tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Câu 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được hiểu là A. nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. B. nam được bình đẳng nữ về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng. C. nữ bình đẳng hơn nam về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng. D. ưu tiên tuyển dung lao động nam hơn lao động nữ. Câu 12. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động trong tất cả các ngành nghề. B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nam vào làm việc hơn lao động nữ. C. Lao động nữ được hưởng chế độ khám thai, nghỉ hậu sản. D. Trong quá trình lao động, lao động nữ được đi muộn hơn và về sớm hơn để lo công việc gia đình. Câu 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. B. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. C. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo. D. Nam giới mới được đi học. Câu 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. B. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. C. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo. D. Nữ giới mới được đi học đại học. Câu 15. Nội dung nào dưới đây khôngthể hiện ý nghĩa của bình đẳng giới trong đời sống xã hội? A. Đảm bảo công bằng và nhân văn cho mọi thành viên trong xã hội. B. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nam và nữ trong mọi lĩnh vực. C. Đảm bảo quyền lợi và cơ hội cho các giới tính khác nhau. D. Đảm bảo giới hạn về quyền lợi của nữ trong mọi lĩnh vực. Câu 16. Bình đẳng giớilà việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội A. có công việc ổn định. B. phát huy được năng lực của mình. C. phát huy được tài năng như nhau. D. phát triển được bản sắc riêng. Câu 17. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục? A. Đảm bảo nam, nữ có cơ hội như nhau trong học tập và đào tạo. B. Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ. C. Nữ cán bộ mang theo con nhỏ khi tham gia đào tạo được hỗ trợ theo quy định. D. Việc tiếp cận, hưởng thụ chính sách về nghiệp vụ bình đẳng giữa nam và nữ. Câu 18.Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế? A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.
- B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp. C. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế. D. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc. Câu 19. Theo quy định của pháp luật, ý kiến nào dưới đây là đúng về tỉ lệ nữ tham gia làm đại biểu Hội đồng nhân dân? A. Nữ chỉ cần có một người đại diện là được. B. Cần đảm bảo tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu. C. Tỉ lệ nữ phải bằng với tỉ lệ nam. D. Tỉ lệ nữ nhất định phải nhiều hơn nam. Câu 20. Nội dung nào sau đây thể hiện ý nghĩa của bình đẳng giới? A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm. B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp. C. Bảo đảm cho nam, nữ có cơ hội cùng có tiếng nói chung, cùng tham gia và có vị trí, vai trò ngang nhau. D. Đảm bảo nam, nữ có cơ hội như nhau trong học tập và đào tạo. Câu 21: Theo em hiểu, tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Giáo dục. Câu 22: Chị B là người dân tộc Dao, anh A là người dân tộc Nùng; cả hai người đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh X. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; chị B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi chị đã sinh ra. Vậy chị B và anh A được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Tín ngưỡng. Câu 23: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là thể hiện quyền bình đẳng giữa các A. tổ chức. B. tôn giáo. C. tín ngưỡng. D. dân tộc. Câu 24: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường Đại học, điều này thể hiện sự bình đẳng về A. tự do tín ngưỡng. B. chính trị. C. kinh tế. D. văn hóa, giáo dục. Câu 25: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa, giáo dục. D. xã hội. Câu 26: Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa các dân tộc. B. Bình đẳng giữa các địa phương. C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư. D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.
- Câu 27: Các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. nghĩa vụ giữa các dân tộc. C. tinh thần dân tộc. D. trách nhiệm giữa các dân tộc. Câu 28: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số ứng cử vào các các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 29. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào sau đây? A. chia rẻ dân tộc. B. đoàn kết dân tộc. C. phát triển kinh tế. D. quản lí nhà nước. Câu 30. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số điều có đại biểu của mình trong Quốc hội là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. chính trị. B. kinh tế. C. gia đình. D. xã hội Câu 31:Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được hoạt động A. tự do trong khuôn khổ của PL. B. hoàn toàn tự chủ. C. hoàn toàn tự do. D. Tự do theo quy định của tín ngưỡng. Câu 32:Tôn giáo là một hình thức của A. tín ngưỡng. B. hủ tục. C. bói toán. D. mê tín dị đoan. Câu 33: Đâu không phải là công trình tôn giáo? A. Văn miếu Quốc Tử Giám. B. Nhà thờ Đức Bà. C. Chùa Một Cột. D. Tòa thánh Tây Ninh. Câu 34:Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng của người Việt Nam? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Xem bói. C. Lên đồng. D.Yểm bùa. Câu 35: Sự kiện Thích Quảng Độ đã chủ mưu cho việc tài trợ những người đi khiếu kiện đất đai nhằm kích động, gây rối an ninh trật tự xã hội. Vậy việc làm của Thích Quảng Độ là gì? A. Lợi dụng tự do tôn giáo. B. Hoạt động tín ngưỡng. C. Hoạt động tôn giáo. D. Hoạt động mê tín dị đoan. Câu 36: Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội? A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. B. Lan truyền bí mật quốc gia. C. Từ chối nhận các di sản thừa kế. D. Tham gia hiến máu nhân đạo. Câu 37: Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, chúng ta cần A. lên án, ngăn chặn. B. khuyến khích, cổ vũ. C. thờ ơ, vô cảm. D. học tập, noi gương. Câu 38: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội? A. Sức khỏe, tính mạnh, danh dự và nhân phẩm của công dân bị đe dọa.
- B. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính… của công dân. C. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước. D. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ đất nước của công dân. Câu 39: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây? A. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật. B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến. D. Đăng kí hiến máu nhân đạo. 2.2. Tự luận: Câu 1: Theo em người có tôn giá và không có tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật giống nhau thì có bị xử lí giống nhau không? Vì sao? Câu 2: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về trách nhiệm pháp lí cho ví dụ minh họa. Câu 3: Em hãy nêu nội dung quyền bình đẳng giới tỏng lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục và lĩnh vực kinh tế. Câu 4: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 82 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 70 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p | 89 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn