
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai
lượt xem 1
download

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai" sẽ cung cấp cho bạn đa dạng những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về môn Toán lớp 10, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ: LỊCH SỬ - GDKTPL ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II (NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 12 Bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh. 2. Quyền và nghĩa vụ nộp thuế của công dân. 3. Thực hiện pháp luật về kinh doanh và nộp thuế. Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác. 1. Quyền và nghĩa vụ công dân về sở hữu tài sản. 2. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. 2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. 1. Quyền học tập của công dân. 2. Nghĩa vụ học tập của công dân. Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội. 1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội. 2. Nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội. Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa. 1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ di sản văn hóa. 2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa. Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Theo quy định của pháp luật người nộp thuế có nghĩa vụ nào dưới đây? A. Kê khai đúng và nộp thuế đầy đủ. B. Nộp thuế theo nguyện vọng đề nghị của cá nhân. C. Được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định. D. Được giữ bí mật về thuế. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ A. sử dụng nguyên liệu hữu cơ. B. đầu tư kinh phí quảng cáo. C. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. tổ chức hội nghị trực tuyến định kì. Câu 3: Khi tham gia hoạt động kinh doanh, mọi công dân được hưởng quyền nào sau đây? A. Tuyển dụng và sử dụng lao động hợp pháp. B. Kê khai, nộp thuế đúng quy định. C. Bảo đảm quyền lợi của người lao động. D. Tôn trọng quyền tự do kinh doanh. Câu 4: Khi tiến hành kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Đồng loạt nâng cấp sản phẩm. B. Kiểm soát ngân sách quốc gia. C. Bảo vệ quốc phòng, an ninh. D. Trợ giá cho vùng khó khăn. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 5,6 Bà Đ nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Sau khi được cấp phép kinh doanh, bà Đ đã chủ động tuyến dụng lao động, tìm đối tác kinh doanh, quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Thời gian đầu, doanh nghiệp của bà Đ còn bỡ ngỡ trong hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sau đó nhờ tìm hiểu kĩ hơn các quy định của pháp luật, bà Đ đã bổ sung đầy đủ số tiền thuế còn thiếu đúng thời hạn. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền của công dân về kinh doanh trong thông tin trên? A. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. B. Quảng cáo để thu hút khách hàng. C. Chủ động tuyển dụng lao động. D. Nộp thuế cho cơ quan thẩm quyền. Câu 6. Bà Đ chưa thực hiện đúng nội dung nào dưới đây về quyền và nghĩa vụ của công dân trong nộp thuế? A. Khiếu nại quyền lợi về nộp thuế. B. Kê khai chưa đúng hồ sơ thuế.
- C. Tố cáo hành vi vi phạm về thuế. D. Chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 7,8 Bà K là Giám đốc Công ty TNHH một thành viên TM chuyên cung cấp dịch vụ du lịch và lưu trú. Trong vai trò lãnh đạo, bà K quyết định mọi hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm tổ chức bộ máy, đầu tư tài chính, ký kết hợp đồng dịch vụ du lịch, và tuyển dụng nhân sự. Bà cũng quyết định sử dụng lợi nhuận sau thuế để mở rộng kinh doanh, xây dựng thêm khu nghỉ dưỡng sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để tăng vốn đầu tư, bà K đã chỉ đạo bộ phận kế toán không ghi nhận một số nguồn thu của doanh nghiệp và không đóng bảo hiểm xã hội. Sau khi bị cơ quan thuế phát hiện sai phạm và đình chỉ hoạt động kinh doanh của công ty trong 1 tháng, bà K đã chấp hành quyết định này, nộp đủ số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu. Câu 7: Bà K đã sử dụng quyền nào dưới đây của công dân về kinh doanh? A. Kinh doanh mặt hàng pháp luật không cấm. B. Khắc phục sai phạm trốn thuế trong kinh doanh. C. Chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế. D. Chỉ đạo người lao động kê khai sai hồ sơ thuế. Câu 8: Bà K không vi phạm nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh du lịch và lưu trú? A. Bảo vệ quyền lợi người lao động B. Bảo vệ tài nguyên, môi trường. C. Thực hiện pháp luật về thuế. D. Quyết định lợi nhuận thường niên. Câu 9: Quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lý, chi phối trực tiếp tài sản được gọi là quyền gì? A. Chiếm hữu tài sản. B. Định đoạt tài sản. C. Sử dụng tài sản. D. Cho mượn tài sản. Câu 10: Quyền sở hữu tài sản bao gồm các quyền nào dưới đây? A. Chiếm hữu, phân chia tài sản. B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. C. Quyết định, sử dụng, mua bán tài sản. D. Sử dụng, cho mượn tài sản. Câu 11: Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản được gọi là gì? A. Chiếm hữu tài sản. B. Định đoạt tài sản. C. Sử dụng tài sản. D. Mua bán tài sản. Câu 12: Công dân có nghĩa vụ gì khi thực hiện quyền sở hữu tài sản? A. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản. B. Chỉ cần làm hợp đồng mua bán tài sản. C. Không cần quan tâm đến lợi ích của người khác. D. Có thể tự ý quyết định cách sử dụng tài sản. Câu 13: Quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu hoặc tiêu hủy tài sản được gọi là gì? A. Chiếm hữu tài sản. B. Định đoạt tài sản. C. Sử dụng tài sản. D. Quản lý tài sản. Câu 14: Vợ, chồng bình đẳng, tôn trọng nhau được thể hiện ở việc vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. áp đặt mọi quan điểm riêng. B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng. C. tạo lập và bảo vệ khối tài sản chung. D. lựa chọn hành vi bạo lực. Câu 15: Công dân có quyền tự do kết hôn khi có đủ điều kiện kết hôn theo A. hương ước của làng, xã. B. quy định của pháp luật. C. quy định của tổ dân phố. D. ý kiến của cha mẹ. Câu 17: Việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng là thể hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ A. hôn nhân. B. tài sản. C. chính trị. D. xã hội. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 18,19,20,21 Anh Hoàng và chị Lan đã kết hôn và chung sống với nhau được 10 năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, anh Hoàng thường xuyên quyết định sử dụng tài sản chung của gia đình mà không hỏi ý kiến của chị Lan, gây ra mâu thuẫn và bất hòa. Anh Hoàng cũng có hành vi coi nhẹ quyền và nghĩa vụ chăm sóc con cái, thường xuyên bỏ bê con và không hỗ trợ chị Lan trong việc nuôi dưỡng con cái. Những hành vi này làm chị Lan cảm thấy mệt mỏi và suy nghĩ về khả năng ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và con. Câu 18: Trong tình huống trên, anh Hoàng đã vi phạm quyền và nghĩa vụ nào trong hôn nhân? A. Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. B. Quyền và nghĩa vụ tôn trọng tài sản riêng của nhau. C. Quyền và nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. D. Quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện phát triển cho vợ chồng.
- Câu 19: Hành vi tự ý quyết định tài sản chung mà không hỏi ý kiến của chị Lan của anh Hoàng là biểu hiện củađiều gì? A. Sự tôn trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. B. Vi phạm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. C. Sự hợp tác trong đời sống gia đình. D. Quyền thừa kế tài sản của nhau. Câu 20: Hành vi của anh Hoàng nếu tiếp tục diễn ra có thể dẫn đến hậu quả nào? A. Hôn nhân hạnh phúc và bền vững. B. Quan hệ hôn nhân bị rạn nứt và có thể tan vỡ. C. Một gia đình hòa thuận và bình yên. D. Sự phát triển tốt đẹp của cả gia đình. Câu 21: Trong trường hợp ly hôn, anh Hoàng có nghĩa vụ nào sau đây đối với con? A. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. B. Không có nghĩa vụ gì sau khi ly hôn. C. Chỉ cần chu cấp tài chính mà không cần chăm sóc. D. Được quyết định nơi ở của con. Câu 22. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền A. tự do học tập. C. học thường xuyên, học suốt đời. B. học bất cứ nơi nào. D. bình đẳng về trách nhiệm học tập. Câu 23: Một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được A. học chương trình chuyên biệt. B. miễn học phí toàn phần. C. ưu tiên chọn trường học. D. bình đằng về cơ hội học tập. Câu 24: Quyền được học không hạn chế thể hiện qua nội dung nào sau đây? a. Công dân có thể học từ bậc thấp đến cao thông qua xét tuyển hoặc thi tuyển mà không bị giới hạn về số lần học. b. Công dân phải hoàn thành xong bậc học này trước khi chuyển sang bậc học khác. c. Công dân chỉ có thể học lên cao nếu đạt thành tích xuất sắc ở bậc học trước. d. Công dân chỉ có quyền học đến một trình độ nhất định trong giáo dục. Câu 25: Quyền học thường xuyên, học suốt đời cho phép công dân làm gì? a. Được học tập và phát triển bản thân ở bất kỳ độ tuổi nào. b. Chỉ học nếu đáp ứng đủ các điều kiện về tài chính và thời gian. c. Học suốt đời nhưng phải tuân thủ quy định của trường lớp. d. Chỉ được học nếu có thành tích nổi bật trong quá trình học tập. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 26,27 Sau khi tốt nghiệp THPT, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị V quyết định vào làm việc cho công ty X và kết hôn với anh Q. Hai năm sau, được Ban lãnh đạo công ty tạo điều kiện, chị V đã nộp hồ sơ theo học tại trường đại học X hệ vừa học vừa làm. Tuy nhiên, ông K là bố chị V đã phản đối với lý do chị là con gái, không cần phải học nhiều và phải tập trung làm việc để phụ giúp gia đình. Chồng chị V kiên quyết phản đối vì cho rằng chị phải chăm sóc con và gia đình. Bà P là mẹ chị V thì đồng tình và tìm cách thuyết phục để chồng ủng hộ con gái. Câu 26: Việc nộp hồ sơ theo học đại học hệ vừa học vừa làm của chị V thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập? A. Học thường xuyên, học suốt đời. B. Học bất cứ ngành nghề nào. C. Bình đẳng về cơ hội học tập. D. Học tập không bị hạn chế. Câu 27: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về việc thực hiện quyền học tập của chị V? A. Chị V được quyền vừa học tập vừa lao động sản xuất. B. Chị V có quyền học bất cứ ngành nào mình mong muốn. C. Bố mẹ chị V phải cung cấp chi phí hỗ trợ việc học của con. D. Công ty phải trả thêm tiền lương để chị V yên tâm học tập. Câu 28. Tại sao quyền tôn trọng quyền học tập của người khác lại quan trọng trong môi trường giáo dục? A. Để đảm bảo chỉ có học sinh giỏi được học B. Để tạo ra một môi trường cạnh tranh
- C. Để thúc đẩy sự tôn trọng và hỗ trợ giữa các học sinh D. Để tránh việc giáo viên can thiệp vào học tập Câu 29:Mọi công dân hưởng quyền học tập và phải có nghĩa vụ A. được đặc cách trong kiểm tra, đánh giá. B. hoàn trả toàn bộ kinh phí đào tạo. C. bảo mật các chương trình học. D. hoàn thành chương trình giáo dục. Câu 30: Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, tôn trọng người làm việc trong các cơ sở A. giáo dục. B. khám bệnh. C. kinh doanh. D. dịch vụ. Câu 31: Một trong những quy định của pháp luật là công dân có quyền bình đẳng về cơ hội trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, được: A. tiếp cận với thông tin y tế. B. che giấu hành vi sai phạm. C. quát mắng bệnh nhân. D. làm giả hồ sơ bệnh án. Câu 32: Một trong những quy định của pháp luật là công dân có quyền bình đẳng về cơ hội trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, được: A. tiếp cận với thông tin y tế. B. che giấu hành vi sai phạm. C. quát mắng bệnh nhân. D. làm giả hồ sơ bệnh án. Câu 33: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền được khám bệnh mà không phân biệt đối tượng, và được chữa bệnh khi ốm đau và trong các trường hợp cấp cứu. Điều này thể hiện quyền gì của công dân? A. Tôn trọng tính mạng và nhân phẩm. B. Bình đẳng trong khám bệnh. C. Tiếp cận thông tin y tế. D. Quyết định về khám, chữa bệnh. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 34, 35: Bạn G là một học sinh bị khuyết tật vận động từ khi còn nhỏ. Trong quá trình học tập, cùng với sự cố gắng nỗ lực của gia đình, G luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường và chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất. G cũng được thăm khám sức khoẻ thường xuyên và được cấp phát thuốc để đảm bảo sức khoẻ. Sau khi tốt nghiệp đại học G đi xin việc thì lại bị một số doanh nghiệp từ chối và kì thị với lí do bị khuyết không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Câu 34: Bạn G đã được hưởng quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ở nội dung nào dưới đây? A. Tiếp cận các thông tin về y tế. B. Thông tin về tình trạng sức khỏe. C. Tôn trọng về tính mạng, sức khỏe. D. Thăm khám và cấp phát thuốc. Câu 35: Bạn G đã được hưởng quyền bảo đảm an sinh xã hội ở nội dung nào dưới đây? A. Hưởng trợ cấp thất nghiệp. B. Chính sách trợ giúp xã hội. C. Hưởng trợ cấp ốm đau. D. Trợ cấp bảo hiểm xã hội. Câu 36: Một trong những quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân là: A. tìm hiểu các thông tin và dịch vụ bảo hiểm. B. tôn trọng quyền của mọi người. C. đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. D. tuân thủ quy định của Hiến pháp. Câu 37: Công dân có quyền được tôn trọng về tính mạng và nhân phẩm trong suốt quá trình khám, chữa bệnh. Điều này có nghĩa là? A. Bác sĩ có thể không cần tôn trọng bệnh nhân. B. Nhân viên y tế có quyền phân biệt đối xử với bệnh nhân. C. Bác sĩ và nhân viên y tế cần phải chăm sóc bệnh nhân một cách nhân văn. D. Bệnh nhân không có quyền yêu cầu bác sĩ giải thích về tình trạng sức khỏe Câu 38:Công dân có quyền tham gia vào các hoạt động văn hóa như nào? A. Tham gia các câu lạc bộ và hoạt động gìn giữ văn hóa. B. Mua bán di sản văn hóa. C. Thông báo hành vi vi phạm. D. Tìm hiểu về lịch sử di sản văn hóa. Câu 39: Hình thức nào sau đây là một di sản văn hóa phi vật thể? A. Cố đô Huế, bao gồm Hoàng Thành và các lăng tẩm vua Nguyễn.
- B. Dân ca quan họ Bắc Ninh, một loại hình hát dân gian đặc sắc của Việt Nam. C. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với kiến trúc Gothic đặc trưng. D. Chùa Một Cột, công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật. Câu 40: Công dân có quyền tham gia vào các hoạt động văn hóa như nào? A. Tham gia các câu lạc bộ và hoạt động gìn giữ văn hóa. B. Mua bán di sản văn hóa. C. Thông báo hành vi vi phạm. D. Tìm hiểu về lịch sử di sản văn hóa. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 11. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đọc đoạn thông tin sau: Bà H là Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, mở cửa hàng bán đồ dùng gia đình sau khi được cơ quan đăng kí kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Từ khi thành lập doanh nghiệp, bà H tự đầu tư vốn, tự thuê người bán hàng. Doanh số bán hàng hằng ngày của cửa hàng được kê khai đầy đủ, chính xác, đến hạn nộp thuế, bà tự giác kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ. Sau một thời gian kinh doanh có hiệu quả, bà H tăng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vốn đầu tư của bà H được ghi chép đầy đủ vào số kế toán, nhưng lại không đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh A. Bà H chưa được thực hiện quyền của công dân về kinh doanh. B.Hoạt động kê khai,và nộp thuế đầy đủ cho cơ quan chức năng là thể hiện nghĩa vụ kinhdoanh của bà H. C. Bà Quyên không cần đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh khi tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp mình là phù hợp. D. Bà H là doanh nghiệp tư nhân nên bà không cần phải thực hiện trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. Câu 2 Thông tin:Anh Tuấn đăng ký thành lập công ty tư nhân chuyên sản xuất hàng may mặc và đã kê khai đầy đủ hồ sơ khi đăng ký doanh nghiệp. Sau 5 năm hoạt động, công ty hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận, đóng thuế đầy đủ, giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương. Tài sản và vốn của công ty đều được ghi chép vào sổ kế toán và báo cáo tài chính. A. Công ty anh Tuấn thực hiện quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động khi tiến hành kinh doanh. B. Anh Tuấn đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. C. Doanh nghiệp của anh Tuấn không có báo cáo tài chính, vi phạm pháp luật về kinh doanh. D. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, anh Tuấn đã đóng góp vào ngân sách nhà nước. Câu 3 Đọc thông tin sau: Bà Q là giám đốc doanh nghiệp tư nhân, mở cửa hàng bán đồ dung gia đình sau khi được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Từ khi thành lập doanh nghiệp, bà Q tự đầu tư vốn, tự thuê người bán hàng. Doanh số bán hàng hàng ngày của cửa hàng được kê khai đầy đủ, chính xác. Đến hạn nộp thuế, bà Q tự giác kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ. Sau một thời gian kinh doanh có hiệu quả, bà Q tăng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vốn đầu tư của bà Q được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán nhưng lại không đăng lý với cơ quan đăng ký kinh doanh. A. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. Trong thông tin trên, bà Q đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ kinh doanh của mình. C. Việc tăng vốn đầu tư của bà Q chỉ cần được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán mà không cần phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. D. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện tăng vốn đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phải đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh. Câu 4: Đọc đoạn thông tin sau: Anh T đã chuyền nhầm tiền của công ty cho ông Q có số tài khoản mở tại Ngân hàng A từ tài khoản đứng tên anh mở tại Ngân hàng S. Ngay lập tức anh đến nơi mở tài khoản để được hỗ trợ. Nhân viên ngân hàng hướng dẫn anh về công an xã nơi đăng kí thường trú để làm đơn khiếu nại. Anh T đã tới công an xã trình báo và được các cán bộ ở đây cho làm tờ tường trình sự việc, kí tên đầy đủ đúng theo thủ tục. Sau đó, Ngân hàng S đã hỗ trợ tạm khoá tài khoản của người nhận tiền nhầm. Tuy nhiên, anh T tìm cách liên lạc với ông Q, nhưng người này không đồng ý hỗ trợ làm thủ tục tiếp theo với ngân hàng để anh T được nhận lại tiền. A. Anh T là chủ sở hữu của số tiền đã chuyển nhầm sang tài khoản của ông Q.
- B. Việc ngân hàng S hỗ trợ tạm khóa tài khoản của ông Q là hành vi phù hợp. C. Ông Q có quyền xác lập chủ sở hữu với số tiền đã được chuyển nhầm. D. Ông Q có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu không hợp tác với cơ quan chức năng để hoàn trả số tiền đó. Câu 5: Đọc đoạn thông tin sau: Ông S và bà D ký kết với nhau hợp đồng thuê nhà. Theo hợp đồng, bà D thuê nhà mặt phố của gia đình ông S để bán hàng may mặc. Nhà có hai phòng ngăn nhau bằng một bức tường. Sau hơn một tháng thuê, thấy việc để riêng từng phòng thì chật chội, bà D đã thuê thợ đến phá bức tường ngăn này để hai phòng thông nhau cho rộng và thoáng. Con trai khuyên bà D nên xin ý kiến đồng ý của ông S trước khi làm, nhưng bà D không nghe và cho rằng bà đã mất tiền thuê nhà, muốn làm gì là quyền của bà. A. Bà D là chủ sở hữu của ngôi nhà mặt phố được thuê để bán hàng may mặc. B. Thông qua hợp đồng thuê nhà đã ký kết, ông S đã trao quyền sử dụng ngôi nhà cho bà D. C. Bà D có quyền tự do sử dụng ngôi nhà thuê theo ý muốn của bà. D. Bà D chỉ có quyền sử dụng ngôi nhà thuê trong phạm vi hợp đồng đã ký kết. Câu 6: Thông tin: Anh Minh là một người sống ở khu chung cư. Một ngày nọ, trong lúc đi dạo, anh thấy một chiếc xe đạp không khóa ở gần thang máy. Anh Minh quyết định mang xe đạp đó về nhà, nghĩ rằng có thể trả lại cho chủ nhân sau. Thực tế, chiếc xe đạp thuộc về một cư dân trong chung cư và đã bị mất trộm. A. Anh Minh không có quyền lấy chiếc xe đạp vì đó là tài sản của người khác. B. Anh Minh có quyền giữ chiếc xe đạp để trả lại sau, vì anh không cố ý lấy trộm. C. Anh Minh có thể bị xử phạt hành chính vì hành vi xâm phạm tài sản của người khác. D. Anh Minh có nghĩa vụ báo cho cơ quan chức năng về chiếc xe đạp không khóa đó. Câu 7. Đọc trường hợp sau: Bà M có con gái là chị H, con trai là anh A và con dâu là chị B. Nghi ngờ anh A tham gia đánh bạc trực tuyến, chị B bí mật rút tiền tiết kiệm của hai vợ chồng rồi nhờ mẹ đẻ chị là bà Q giữ hộ. Vốn coi thường anh A không có thu nhập ổn định nên bà Q đã khuyên con gái góp vốn cùng bà kinh doanh nhu yếu phẩm và được chị B đồng ý. Biết chuyện, chị H bịa đặt và đưa thông tin sai lệch về chị B lên mạng xã hội đồng thời cùng bà M đến nhà bà Q vu khống bà Q lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng anh A nên giữa hai bên xảy ra xô xát. A. Hành vi của chị B là vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân. B. Anh A không vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong hôn nhân và gia đình. C Hành vi của bà M là vi phạm quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình về quan hệ nhân thân. D. Chị B, chị H và bà Q cùng vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. Câu 8: Tình huống: Bà T là một phụ nữ truyền thống và luôn mong muốn con trai mình, anh K, kết hôn với một người có địa vị tương xứng trong xã hội. Khi K đem lòng yêu và muốn kết hôn với chị M – một cô gái làm việc tự do và có hoàn cảnh gia đình bình thường – bà T đã phản đối kịch liệt. Bà cho rằng K nên kết hôn với người mà gia đình đã chọn, có gia thế tốt để đảm bảo hạnh phúc lâu dài. Bất chấp sự phản đối, K vẫn kiên quyết muốn kết hôn với M. Hai mẹ con đã tranh luận nhiều lần về việc K có quyền tự quyết định cuộc sống hôn nhân của mình hay không. Lựa chọn: A. Mẹ của K có quyền can thiệp vào quyết định kết hôn của con vì bà là người sinh thành và có kinh nghiệm. B.K có quyền tự do lựa chọn người mình muốn kết hôn. C. Hạnh phúc của K sẽ được đảm bảo nếu làm theo lời mẹ khuyên. D. Con cái phải luôn tuân theo định hướng của gia đình khi chọn người kết hôn. Câu 9: Tình huống: Chị M và anh H đã kết hôn được 8 năm và có một con trai 5 tuổi. Ban đầu, cuộc sống gia đình khá yên ấm, nhưng trong vài năm gần đây, anh H thường xuyên có hành vi bạo lực với chị M, đặc biệt mỗi khi anh có chuyện không vui hoặc căng thẳng từ công việc. Lần gần đây nhất, anh H đã đánh chị M trước mặt con trai khi chị phản đối về việc anh uống rượu quá nhiều. Chị M cảm thấy sợ hãi và lo lắng cho sự an toàn của mình cũng như con trai. Tuy nhiên, khi bạn bè khuyên chị M nên báo công an hoặc tìm sự hỗ trợ, chị lại lo sợ việc này sẽ làm mất danh dự gia đình và ảnh hưởng đến con.
- Lựa chọn: A. Chị M nên chấp nhận tình huống này vì đó là chuyện riêng tư của gia đình. B. Chị M nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ quan bảo vệ phụ nữ và trẻ em. C. Anh H có quyền dạy bảo vợ con theo ý mình trong gia đình. D. Giữ gìn danh dự gia đình là điều quan trọng nhất, kể cả khi chị M phải chịu đựng. Câu 10: Đọc đoạn thông tin sau: Trước đây, điều kiện gia đình khó khăn nên ông Đ phải nghỉ học giữa chừng để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Mỗi khi nhìn bạn bè theo đuổi con đường học tập, ông luôn cảm thấy tiếc nuối. Khi lập gia đình và có con, ông Đ đặt hết mọi kì vọng của bản thân lên các con của mình. Vì vậy, ông luôn cố gắng tạo điều kiện về kinh tế để các con yên tâm học tập nhưng lại luôn so sánh, tạo sức ép, bắt các con phải tập trung học tập, ngăn cấm các con tham gia những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và những hoạt động xã hội khác. Gần đây, khi nhận tin con trai cả không thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, ông Đ vô cùng tức giận. Ông dùng nhiều lời lẽ tiêu cực để so sánh con với các bạn học khác và tuyên bố không cho con đi học. A. Ông Đ bị xâm phạm đến quyền học tập của công dân. B. Các con của ông Đ đã được thực hiện tốt quyền học tập của mình. C. Việc cấm các con không được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ để học tập là phù hợp với quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. D. Việc dùng lời lẽ tiêu cực và so sánh kết quả học tập của con mình với các bạn khác của ông Đ là hành vi xâm phạm đến quyền của công dân trong gia đình và trong học tập. Câu 11: Tình huống: Trong giờ ra chơi, Hùng, một học sinh lớp 12 với năng khiếu âm nhạc, nói chuyện với bạn bè về đam mê của mình. Hùng chia sẻ rằng cậu vừa được thông báo sẽ tham gia một lớp học nhạc chuyên sâu tại trường và có cơ hội thi đấu trong một cuộc thi âm nhạc cấp quốc gia sắp tới. Tuy nhiên, một người bạn của cậu, Minh, lại cho rằng Hùng nên chú ý vào học các môn học khác vì không phải ai cũng có thể sống bằng âm nhạc. A. Hùng cảm thấy hào hứng và tin rằng việc tham gia lớp học nhạc và cuộc thi sẽ giúp cậu phát triển tài năng âm nhạc của mình. B. Minh khuyên Hùng nên tập trung vào các môn học chính vì âm nhạc không phải là nghề ổn định. C. Cả Hùng và Minh đồng ý rằng nhà trường cần hỗ trợ các học sinh có năng khiếu âm nhạc để phát huy tài năng. D. Hùng lo lắng rằng việc tham gia lớp học nhạc và cuộc thi sẽ làm cậu không có đủ thời gian học các môn khác. -------hết------

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
191 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
138 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
230 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
119 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
138 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
178 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
85 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
147 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
111 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
96 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
131 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
147 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
165 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
