intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam" dành cho các em học sinh lớp 10 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 MÔN HÓA HỌC LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được định nghĩa là A. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. B. hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó. C. điện tích thực của nguyên tử nguyên tố đó. D. độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đó. Câu 2Phát biểu nào sau đây sai khi nói về số oxi hóa? A. Trong một hợp chất, tổng số oxi hoá các nguyên tử bằng không. B. Trong một hợp chất, nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn sẽ mang số oxi hoá dương. C. Số oxi hoá của nguyên tử trong đơn chất bằng không. D. Tổng số oxi hoá các nguyên tử trong ion bằng điện tích ion đó. Câu 3Phát biểu nào sau đây sai khi nói về số oxi hóa trong hợp chất? A. Số oxi hóa của H là +1 (trừ một số hydride kim loại NaH, CaH2, …); B. Số oxi hóa của O luôn là –2. C. Số oxi hóa của các kim loại nhóm IA luôn là +1, của kim loại nhóm IIA luôn là +2; D. Số oxi hóa của Al luôn là +3, của F luôn là –1. Câu 4 Số oxi hóa của nguyên tử C trong phân tử CH4 làA. −4. B. −2. C. +4. D. +2. Câu 5Số oxi hóa của nguyên tử C trong phân tử CO2 làA. −4. B. −2. C. +4. D. +2. Câu 6 Số oxi hóa của nguyên tử O trong phân tử F2O làA. +2.B. −2. C. +1. D. -1. Câu 7Số oxi hóa của nguyên tử O trong phân tử H2O2 là A. +2. B. −2. C. +1. D. -1. Câu 8Số oxi hóa của bromine trong KBr là A. 0. B. +1. C. -1. D. +2. Câu 9Số oxi hóa của sodium trong NaCl là A. +2. B. -1. C. +1. D. -2. Câu 10Số oxi hóa của nguyên tử sulfur(S) trong H2SO4 là A. +2. B. +4. C. +6.D. 6. Câu 11Số oxi hoá của nguyên tử nitrogen (N) trong HNO3 là A. -3. B. +3. C. +5. D. +6. Câu 12Số oxi hóa của chromium (Cr) trong K2Cr2O7 làA. +7. B. +3. C. +6. D. -6. Câu 13Số oxi hóa của Mn trong hợp chất KMnO4 là A. +5. B. +7. C. +6. D. +8. Câu 14Chất khử là chất A. nhận electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa. B. nhận electron, có số oxi hóa giảm, bị khử C. nhường electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa. D. nhường electron, có số oxi hóa giảm, bị khử Câu 15Chất oxi hoá là chất A. nhận electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa. B. nhận electron, có số oxi hóa giảm, bị khử C. nhường electron, có số oxi hóa tăng, bị oxi hóa. D. nhường electron, có số oxi hóa giảm, bị khử Câu 16Phát biểu nào dưới đây không đúng trong phản ứng oxi hoá - khử? A. Có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng. B. Có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử. C. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron. D. Có sự thay đổi số oxi hoá củacác nguyên tố.
  2. Câu 17Phát biểu nào dưới đây không đúng trong phản ứng oxi hoá - khử? A. Luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. B. Có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố. C. Cóxảy ra sự trao đổi electron giữa các chất. D. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron. Câu 18Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hoá - khử là A. tạo ra chất kết tủa. B. tạo ra chất khí. C. có sự thay đổi màu sắc của các chất. D. có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố. Câu 19Cho dãy các chất: HCl, HClO4, Cl2, S, H2S, SO2, H2SO4. Dựa vào số oxi hóa của Cl hay S, số chất trong dãy có cả tính oxi hoá và tính khử là A. 3. B. 2. C. 6. D. 5. Câu 20Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử nội phân tử? A.2KClO3 2KCl + 3O2 B. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O C. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 D. H2 + Cl2 2HCl Câu 21Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng tự oxi hóa - tự khử? A. 3Cl2 + 3Fe 2FeCl3 B. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O C. NH4NO3 N2 + 2H2O D.Cl2 + 6KOH KClO3 + 5KCl + 3H2O Câu 22Xét phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4. Vai trò của SO2 trong phản ứng là A.Chất oxi hóa. B. Chất khử. C. Vừa là chất oxi hoá vừa là chất tạo môi trường. D. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. Câu 23Xét phản ứng: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Vai trò của SO2 trong phản ứng là A. Chất oxi hóa. B. Chất khử. C. Vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử. D. Vừa là chất khử vừa là chất tạo môi trường. Câu 24Trong phản ứng Cl2 + 2H2O 2HCl + 2HClO. Vai trò của Cl2 trong phản ứng là A. Chất oxi hóa. B. Chất khử. C. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. D. Chất bị oxi hóa. Câu 25Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử: A. CaCO3 CaO + CO2 B. Mg + 2HCl ? MgCl2 + H2 ↑ C. SO3 + H2O ?H2SO4 D. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O Câu 26Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử: A. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 B. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu C. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl D. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl Câu 27Trong phản ứng Fe + CuSO4 Cu + FeSO4. Một mol Cu2+ đã A. nhường 2 mol electron. B. nhận 2 mol electron. C. nhường 2 electron. D. nhận 2 electron. Câu 28Trong phản ứng Zn + 2AgNO3 2Ag + Zn(NO3)2. Một mol Zn đã A. nhường 2 mol electron. B. nhận 2 mol electron. C. nhường 2 electron. D. nhận 2 electron. Câu 29Cho quá trình , đây là quá trình
  3. A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. nhường electron. Câu 30Cho quá trình Al → Al3+ + 3e, đây là quá trình A. khử. B. oxi hóa. C. nhận electron. D. nhận proton. Câu 31Trong phản ứng: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O. Tỉ lệ số phân tử HCl đóng vai trò là chất khử và môi trường trong phản ứng là A. 1 : 2. B. 2 : 1. C. 1 : 4. D. 1 : 1. Câu 32Trong phản ứng: 4HNO3 + Cu Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng là A. 1 : 2. B. 2 : 1. C.1 : 4. D. 1 : 1. Câu 33Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó A. có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường. B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm. C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường. D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường. Câu 34Phản ứng thu nhiệt là A. phản ứng giải phóng năng lượng dạng nhiệt. B. phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt. C. phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. D.chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm. Câu 35Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế. B. Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt. C. Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng tỏa nhiệt. D. Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt. Câu 36Trong các quá trình sau, quá trình nào là quá trình thu nhiệt? A. Vôi sống tác dụng với nước. B. Đốt than đá. C. Đốt cháy cồn. D. Nung đá vôi. Câu 37Trong các quá trình sau, quá trình nào là quá trình tỏa nhiệt? A. Nước bay hơi. B.Sự hô hấp. C. Qúa trình quang hợp của thực vật. D. Khi thả viên vitamin C sủi vào cốc nước. Câu 38Phát biểu nào sau đây sai? A. Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ, …) là phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào. B. Các phản ứng phân hủy thườngthu nhiệt. C. Một số phản ứng thu nhiệt diễn ra bằng cách lấy nhiệt từ môi trường bên ngoài, nên làm cho nhiệt độ của môi trường xung quanh giảm đi. D. Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt. Câu 39Giá trị nhiệt độ và áp suất được chọn ở điều kiện chuẩn là A. 273 K và 1 bar. B. 298 K và 1 bar. C. 273 K và 0 bar. D. 298 K và 0 bar. Câu 40Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?
  4. A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C hay 298K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K. C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K. Câu 41Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành A. 1 gam chất đó từ các đơn chất bền. B. 1 lít chất đó từ các đơn chất bền. C. 1 mol chất đó từ các đơn chất bền. D. 1 mol chất đó từ các hợp chất bền. Câu 42Kí hiệu của nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là A. rH0298. B. rH0. C. fH0298. D. fH0. Câu 43Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là A. kJ. B. kJ/mol. C. mol/kJ. D. J. Câu 44Nhiệt kèm theo phản ứng trong điều kiện chuẩn là A. enthalpy tạo thành chuẩn của một chất. B. enthalpy tạo thành của một chất. C. biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng hóa học. D. biến thiên enthalpy của phản ứng. Câu 45Phương trình nhiệt hóa học là phương trình A. xảy ra trong điều kiện cung cấp nhiệt độ. B. có kèm theo nhiệt phản ứng. C. có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất. D. có tỏa nhiệt ra môi trường. Câu 46Kí hiệu của biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là A. rH0298. B. rH0. C. fH0298. D. fH0. Câu 47Đơn vị của biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là A. kJ. B. kJ/mol. C. mol/kJ. D. J. Câu 48Khi phản ứng thu nhiệt thì có biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là A. rH0298< 0. B. 0 < rH0298 < 100. C. rH0298> 0. D. -100 < rH0298< 0. Câu 49Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm? A. Phản ứng tỏa nhiệt.B. Phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. Câu 50Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt, biến thiên enthalpy càng âm. B. Phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt, biến thiên enthaply càng dương. C. Năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng tỏa nhiệt thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm. D. Năng lượng của hệ chất tham gia trong phản ứng thu nhiệt thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm. Câu 51Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường? A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2. B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí. C. Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4. D. Phản ứng đốt cháy than đá. Câu 52Cho phương trình nhiệt hóa học: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) rH0298= 178,29 kJ. Phản ứng trên là phản ứng A. tỏa nhiệt. B. xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường. C. thụ nhiệt. D. không có sự thay đổi năng lượng nhiệt. Câu 53Cho phương trình nhiệt hóa học: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) rH0298= -571,68kJ. Phản ứng trên là phản ứng
  5. A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh. Câu 54Cho phương trình nhiệt hóa học: N2(g) + O2(g) → 2NO(g) rH0298= +180 kJ Kết luận nào sau đây là đúng? A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường. D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. Câu 55Cho phương trình nhiệt hóa học: S(s) + O2(g) → SO2(g) fH0298= -296,8 kJ/mol Kết luận nào sau đây là đúng? A. Hợp chất SO2 bền hơn về mặt năng lượng so với đơn chất bền tạo ra chúng. B. Hợp chất SO2 kém bền hơn về mặt năng lượng so với đơn chất bền tạo ra chúng. C. Phản ứng xảy ra có sự khơi mào nên là phản ứng thu nhiệt. D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. Câu 56Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau: 2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1); 4P(s) + 5O2(g) 2P2O5(s) (2) Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ là A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt. B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt. C. cả 2 phản ứng đều toả nhiệt. D. cả 2 phản ứng đều thu nhiệt. Câu 57Cho phương trình nhiệt hóa học:SO2(g) + 1/2O2(g) → SO3(g) H0298= -98,5 kJ r Giá trị rH0298của phản ứng: SO3(g) → SO2(g) + 1/2O2(g) là A. -98,5kJ. B. +98,5kJ. C. -197 kJ. D. +197kJ. Câu 58Tính ∆r của phản ứng khi biết các giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của các chất đầu và sản phẩm theo công thức tổng quát là A. ∆r = . B. ∆r = . C. ∆r = . D. ∆r = . Câu 59Tính ∆r của phản ứng khi biết các giá trị năng lượng liên kết theo công thức tổng quát là A. ∆r = . B. ∆r = . C. ∆r = . D. ∆r = . Câu 60Phát biểu nào sau đây không đúng khi tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết? A. Phải biết công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số lượng liên kết. B. Phải biết công thức cấu tạo của tất cả các chất trong phản ứng để xác định số loại liên kết. C. Trong phản ứng các chất đều có liên kết cộng hóa trị ở thể rắn. D. Trong phản ứng các chất đều có liên kết cộng hóa trị ở thể khí. Câu 61Cho các chất sau : Br2(g), Ca(s), KCl(s), NaHCO3(s), H2(g), C2H2(g), HCl(aq), Br2(l), CuO(s). Số chất có fH0298= 0 là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 62 Cho nhiệt tạo thành chuẩn các chất theo bảng sau
  6. Fe2O3(s) Cr2O3(s) Al2O3(s) CuO(s) Nhiệt tạo thành chuẩn (kJ/mol) -825,5 -1128,6 -1676 -157,3 Thứ tự giảm độ bền nhiệt của 4 chất trên là A. Fe2O3(s); Cr2O3(s); Al2O3(s); CuO(s). B. Al2O3(s); Cr2O3(s); Fe2O3(s); CuO(s). C. CuO(s); Fe2O3(s); Cr2O3(s); Al2O3(s). D. Fe2O3(s); CuO(s); Al2O3(s); Cr2O3(s). Câu 63Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol. D. Phản ứng thu nhiệt. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng hóa học sau theo năng lượng liên kết (bảng 14.1 sgk) và theo nhiệt tạo thành chuẩn các chất (bảng 13.1 sgk). a. 4NH3(g) + 3O2(g) → 2N2(g) + 6H2O(g). b. 4HCl(g) + O2(g) → 2Cl2(g) + 2H2O(g). c. CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g). d. N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g). e. CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g).g.2H2(g) + O2(g)→ 2H2O(l). Câu 2: Cho các phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng: a. SO2(g) + 1/2O2(g) –t0, xt->SO3(g) ΔrH0298 = -98,5kJ. b. N2(g) + O2(g) → 2NO(g). ΔrH0298 = +179,2kJ c. 2H2(g) + O2(g)→ 2H2O(g) ΔrH0298 = – 483,64kJ d. 2S(s) + 3O2(g) → 2SO3 (g) ΔrH0298 = + 792,2kJ Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 12,8g SO2 (a); 4,2g N2(b); 1,2g H2 (c) và 3,2g S (d) thì lượng nhiệt tỏa ra hay cần cung cấp là bao nhiêu? Câu 3: Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa khử sau (đầy đủ các bước) theo phương pháp thăng bằng electron a. NH3 + O2 → NO + H2O. b. NH3 + Cl2 → N2 + HCl. c. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. d. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. e. KMnO4 + HCl ? Cl2 + KCl + MnCl2 + H2O. g. K2Cr2O7 + HCl ? Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O. h. Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. k. FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. i. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2. l. FeS + O2→ Fe2O3 + SO2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2