Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội
lượt xem 4
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội" sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức chuẩn bị cho kì kiểm tra đạt kết quả tốt nhất. Để làm quen và nắm rõ nội dung chi tiết đề thi, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập tại đây nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10 Năm học 2022 – 2023 CHỦ ĐỀ 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Khái niệm số oxi hóa và cách xác định của số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố. 2. Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa. 3. Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron. 4. Ý nghĩa và một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng. B. BÀI TẬP MINH HỌA I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. Số oxi hóa của S trong SO2 và SO42- lần lượt là A. +2, +4. B. -2, -4. C. +4, +6. D. -4, +6. 2. Cho các chất sau: Cl2 ; HCl; NaCl; KClO3 ; HClO4 ; số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là A. 0; +1; +1; +5; +7. B. 0; -1; -1; +5; +7. C. 1; -1; -1; -5; -7. D. 0; 1; 1; 5; 7. 3. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số khối. B. Số oxi hóa. C. Số hiệu D. Số mol. 4. Chất khử là chất A. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 5. Quá trình oxi hoá là A. Quá trình nhường electron. B. Quá trình nhận electron. C. Quá trình tăng electron. D. Quá trình giảm số oxi hoá. +5 +2 6. Hãy cho biết N + 3e → N là quá trình nào sau đây? A. Oxi hóa. B. Khử. C. Nhận proton. D. Tự oxi hóa – khử. 7. Cho phản ứng hóa học: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Zn2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Zn2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Zn và sự khử Cu2+. 8. Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base. 9. Cho các phương trình phản ứng: (1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. (2) NaOH + HCl → NaCl + H 2O. (3) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2. (4) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3. Trong các phản ứng trên, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử? A. (1), (2). B. (2), (3) C. (1), (3) D. (2), (4) 10. Cho các phản ứng sau đây: (1) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (2) 2KI + H2O + O3 → 2KOH + I2 + O2 Đề cương giữa học kỳ 2 - Năm học 2022 - 2023 Trang 1
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH (3) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O 𝑡o (4) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 (5) CaO + CO2 → CaCO3 Có bao nhiêu phản ứng trong các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 11. Cho phương trình hóa học: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 →3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là A. K2Cr2O7 và FeSO4. B. K2Cr2O7 và H2SO4. C. H2SO4 và FeSO4. D. FeSO4 và K2Cr2O7. 12. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây? 𝑡o 𝑎𝑠 A. 2Na + Cl2 → 2NaCl B. H2 + Cl2 → 2HCl 𝑡o 𝑡o C. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 D. 6KOH + 3Cl2 → 5KCl + KClO3 + 3H2O 13. Cho sơ đồ phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của FeSO4 là A. 10. B. 8. C. 6. D. 2. 14. Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO 3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO 3 có màu da cam và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen theo phản ứng hóa học sau: CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O Tỉ lệ số mol chất khử và chất oxi ở phương trình hóa học trên là A. 1: 1 B. 1: 2 C. 2: 1 D. 1: 3. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Cân bằng các phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron, xác định chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa: a) NH3 + O2 → N2 + H2O b) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + H2O c) C + HNO3 → H2O + NO2 + CO2 d) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O e) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O g) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2 h) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy +H2O i) FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O Câu 2: Cho KI tác dụng với KMnO4 trong môi trường H2SO4, người ta thu được 15,1g MnSO4 theo sơ đồ phản ứng sau: KI + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + I2 + MnSO4 + H2O Tính số gam I2 tạo thành và số gam KI tham gia phản ứng trên. Câu 3: Cho 23,7 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít Cl2 (đk chuẩn). Tính V. Cho sơ đồ phản ứng: KMnO4 + HCl Cl2 + MnCl2 + KCl + H2O Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. a) Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa. b) Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch FeSO4 0,1M. Câu 5: Cho 2,34 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dung dịch H 2SO4 (đặc nóng, dư) thu được muối sulfate của M; 3,2227 lít SO2 (đk chuẩn) và nước. Xác định kim loại M. Câu 6: Nước oxi già có tính oxi hóa mạnh, do khả năng oxi hóa của hydrogen peroxide (H 2O2). a) Từ công thức cấu tạo H – O – O – H, hãy xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử. b) Nguyên tử nguyên tố nào gây nên tính oxi hóa của H2O2. Viết quá trình khử minh họa cho nguyên tử nguyên tố đó. Câu 7: Xăng E5 được tạo nên bởi sự pha trộn xăng A92 và ethanol (C2H5OH) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 95 : 5, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Viết phương trình của phản ứng hóa học đốt cháy ethanol thành CO2 và H2O. Phản ứng này có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Nó thuộc loại phản ứng cung cấp hay tích trữ năng lượng? Đề cương giữa học kỳ 2 - Năm học 2022 - 2023 Trang 2
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, điều kiện chuẩn, enthalpy tạo thành chuẩn của một chất hóa học và biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng hóa học. 2. Ý nghĩa về dấu và giá trị của biến thiên enthalpy phản ứng. 3. Cách tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành, năng lượng liên kết. B. BÀI TẬP MINH HỌA I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản trường phẩm. C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường. 2. Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn đối với chất khí? A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K. B. Áp suất 1 bar và nồng độ 1 mol/L. C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 0oC. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K. 3. Kí hiệu biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng ở điều kiện chuẩn là A. ∆rH2980 B. ∆fH2980 C. ∆rH D. ∆fH 4. Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở điều kiện chuẩn? A. Những hợp chất bền vững nhất. B. Những đơn chất bền vững nhất. C. Những oxide có hóa trị cao nhất. D. Những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên. 5. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng (∆rH2980) nào sau đây là đúng? A. Phản ứng tỏa nhiệt có ∆rH2980 > 0. B. Phản ứng thu nhiệt có ∆rH2980 < 0. C. Phản ứng tỏa nhiệt có ∆rH298 < 0. 0 D. Phản ứng thu nhiệt có ∆rH2980 = 0. 6. Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau: 2NO2(g) (đỏ nâu) ⎯⎯→ N2O4(g) (không màu) Biết NO2 và N2O4 có ∆fH298 tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng 0 A. toả nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. B. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. C. toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. D. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. 7. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol. D. Phản ứng thu nhiệt. 8. Cho phương trình phản ứng sau: 2H2(g) + O2(g) ⎯⎯→ 2H2O(l) ∆rH2980 = -572 kJ Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng A. toả ra nhiệt lượng 286 kJ. B. thu vào nhiệt lượng 286 kJ. C. toả ra nhiệt lượng 572 kJ. D. thu vào nhiệt lượng 572 kJ. 9. Cho phản ứng sau: 2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g) Đề cương giữa học kỳ 2 - Năm học 2022 - 2023 Trang 3
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Biết ∆fH2980 (kJ.mol-1) của SO2 và SO3 lần lượt là –296,83 và –395,72. Biến thiên enthalpy của phản ứng trên ở điều kiện chuẩn có giá trị là A. –98,89 kJ. B. –197,78 kJ. C. 98,89 kJ. D. 197,78 kJ. 10. Giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn như sau: Liên C-H C-C C=C kết Eb 418 346 612 (kJ/mol) Biến thiên enthalpy của phản ứng C3H8 (g) ⎯⎯→CH4 (g) + C2H4 (g) có giá trị là A. +103 kJ. B. -103 kJ. C. +80 kJ. D. -80 kJ. 11. Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)? A. 2C (than chì) + O2(g) 2CO(g) B. C (than chì) + O(g) CO(g) 1 C. C (than chì) + O2(g) CO(g) D. C (than chì) + CO2(g) 2CO(g) 2 12. Cho các phát biểu: (a) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC. (b) Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó. (c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt. (d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Các quá trình sau thu nhiệt hay tỏa nhiệt? a. Quá trình pháo hoa cháy sáng trong không khí. b. Quá trình quang hợp của thực vật vào ban ngày. c. Quá trình oxi hóa carbohydrate trong cơ thể con người. d. Nhiệt phân magnesium nitrate. e. Hòa tan muối NH4Cl vào nước thấy cốc nước trở nên mát. Câu 2: Khi pha loãng 100 ml dung dịch H2SO4 đặc bằng nước thấy cốc đựng dung dịch nóng lên. Vậy quá trình pha loãng H2SO4 đặc là quá trình thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Theo em, khi pha loãng H 2SO4 đặc nên cho từ từ H2SO4 đặc vào nước hay ngược lại? Vì sao? Câu 3: Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 gam một mẫu than là 23,0 kJ. Giả thiết rằng toàn bộ lượng nhiệt của quá trình đốt than tỏa ra đều dùng để làm nóng nước, không có sự thất thoát nhiệt, hãy tính lượng than cần phải đốt để làm nóng 500 gam nước từ 20 oC tới 90 oC. Biết để làm nóng 1 mol nước thêm 1 oC cần một nhiệt lượng là 75,4 J. Câu 4: Phản ứng luyện gang trong lò cao có phương trình như sau: Fe2O3(s) + CO(g) Fe(s) + CO2(g) (1) a) Cân bằng phương trình hoá học của phản ứng (1) và tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng với các hệ số cân bằng tương ứng. b) Từ 1 mol Fe2O3 và 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phản ứng (1) với hiệu suất 100% thì giải phóng một lượng nhiệt là A. 8,27 kJ. B. 49,6 kJ. C. 12,4 kJ. D. 74,4 kJ. (Các số liệu cần thiết tra trong Phụ lục 3, SGK Hoá học 10, Cánh Diều.) Câu 5: Ở điều kiện chuẩn, 2 mol aluminium tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1 390,81 kJ. a) Viết và cân bằng phương trình hoá học của phản ứng, Đây có phải phản ứng oxi hoá - khử không? Vì sao? Đề cương giữa học kỳ 2 - Năm học 2022 - 2023 Trang 4
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng bao nhiêu? Phản ứng trên thu nhiệt hay toả nhiệt? c) Tính lượng nhiệt được giải phóng khi 10 gam A1C13 được tạo thành. d) Nếu muốn tạo ra được 1,0 kJ nhiệt lượng cần bao nhiêu gam Al phản ứng? Câu 6: Trong ngành công nghệ lọc hoá dầu, các ankan thường được loại bỏ hydrogen trong các phản ứng dehydro hoá để tạo ra những sản phẩm hydrocarbon không no có nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng sau dựa vào năng lượng liên kết. (Giá trị một số năng lượng liên kết được cho trong Phụ lục 2, SGK Hoá học 10, Cánh Diều) a) H3C-CH2-CH2-CH3 CH2-CH-CH=CH2 + 2H2 b) 6CH4 C6H6 (1,3,5-cyclohexatriene) + 9H2 Cho biết công thức cấu tạo của 1,3,5-cyclohexatriene như sau: Các phản ứng trên có thuận lợi về phương diện nhiệt hay không? Phản ứng theo chiều ngược lại có biến thiên enthalpy bằng bao nhiêu? Câu 7: Bằng cách tính biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình sau dựa vào năng lượng liên kết, hãy chỉ ra ở điều kiện chuẩn, H3C-CH2-OH hay H3C-O-CH3 bền hơn. H3C-CH2 -OH(g) H3C-O-CH3(g) Câu 8: Xét các phản ứng thế trong dãy halogen ở điều kiện chuẩn: (1) 1/2 F2(g)+ NaCl(s) NaF(s) + 1/2 Cl2(g) (2) 1/2 Cl2(g) + NaBr(s) NaCl(s) + 1/2 Br2(l) (3) 1/2 Br2(g) + NaI(s) NaBr(s) + 1/2 I2(l) (4) 1/2 Cl2(g) + NaBr(aq) NaCl(aq) + 1/2 Br2(l) Hay còn viết: 1/2 Cl2(l) + Br- (aq) Cl- (aq) + 1/2 Br2(l) (5) 1/2 Br2(g) + NaI(aq) NaBr(aq) + 1/2 I2(l) - - Hay còn viết: ½ Br2(l) + I (aq) (aq) + 1/2 I2(l) a) Từ các giá trị của enthalpy hình thành chuẩn, hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của các phản ứng thế trên. I- (aq) Chất/ ion NaF(s) Nal(r) Cl-(aq) Br- (aq) r (kJ mol-1) -574,0 -287,8 -167,2 -121,6 -55,2 (Các giá trị khác được cho trong Phụ lục 3, SGK Hoá học 10, Cánh Diều.) b) Nhận xét sự thuận lợi về phương diện nhiệt của các phản ứng thế trong dãy halogen. Kết quả này có phù hợp với quy luật biến đổi tính phi kim của dãy halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học không? Câu 9: Phản ứng của 1 mol ethanol lỏng với oxygen xảy ra theo phương trình: C2H5OH(l) + O2(g) CO2(g) + H2O(l) (1) a) Những nhận định nào sau đây là đúng? (1) Đây là phản ứng toả nhiệt vì nó tạo ra khí CO2 và nước lỏng. (2) Đây là phải là phản ứng oxi hoá - khử với tổng số hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng là 9. (3) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sẽ thay đổi nếu nước được tạo ra ở thể khí. (4) Sản phẩm của phản ứng chiếm một thể tích lớn hơn so với chất phản ứng. Đề cương giữa học kỳ 2 - Năm học 2022 - 2023 Trang 5
- TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH A. (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (3), (4). E. (1). G. (2), (3). b) Biến thiên enthalpy chuẩn kèm theo quá trình khi 1 mol ethanol lỏng cháy hoàn toàn trong oxygen là r = -l,367x103 kJ, xác định enthalpy hình thành chuẩn của C2H5OH (lỏng). (Những số liệu cần thiết được cho trong Phụ lục 3, SGK Hoá học 10, Cánh Diều.) Câu 10: Tính biến thiên enthalpy chuẩn cho phản ứng sau theo năng lượng liên kết CH3COCH3 (l) + 4O2 (g) → 3CO2 (g) + 3H2O (l) Biết acetone (CH3COCH3) là chất lỏng, có cấu trúc như sau: Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau: Liên Năng lượng liên kết kết (kJ/mol) C-C 347 C-H 413 O-H 464 C=O 736 C=O 799 (CO2) O=O 498 Đề cương giữa học kỳ 2 - Năm học 2022 - 2023 Trang 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 367 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn