Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3
lượt xem 3
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3
- TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK2 NHÓM HÓA HỌC Môn: HÓA LỚP 10 Năm học 2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 50% + Tự luận 50% (20 câu trắc nghiệm + Tự luận). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết: CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ 1. Cấu tạo nguyên tử gồm những loại hạt nào? Điện tích qui ước bằng bao nhiêu? 2. Điện tích hạt nhân xác định ntn? Số khối là gì, kí hiệu và công thức tính số khối? Định nghĩa nguyên tố HH. 3. Đồng vị là gì? Cho VD! Công thức tính nguyên tử khối TB cho trường hợp X có hai đồng vị? 4. Các qui ước và các bước viết cấu hình electron nguyên tử, ion? Đặc điểm của lớp e ngoài cùng? CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN 5. Các nguyên tắc sắp xếp nguyên tố trong BTH? Khái niệm chu kì, nhóm, ô nguyên tố? Mối quan hệ giữa chúng lần lượt với số lớp e, số e lớp ngoài cùng, số e và số p trong nguyên tử? Ghi nhớ tên gọi, kí hiệu hóa học và vị trí của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng TH các Ng.tố hóa học (NTHH). 6. Nêu qui luật biến đổi tính KL, PK, bán kính nguyên tử, Độ âm điện, hóa trị theo chu kì và nhóm A? (Sử dụng bảng tổng hợp tư duy mẹo nhớ để ôn tập). 7. Làm thế nào để từ vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử và dự đoán tính chất của các nguyên tố; Mặt khác từ cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn? 8. So sánh tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong cùng một chu kì, nhóm A. 9. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của các nguyên tố nhóm A. CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC 10. Qui tắc Octet là gì? Quá trình hình thành Ion, Cation, Anion như thế nào? Nêu quá trình hình thành liên kết ion, từ đó cho biết khái niệm Liên kết ion? Viết Sự hình thành các ion tương ứng từ Na, Mg, Al, Cl, S, O. 11.Khái niệm Liên kết CHT? Viết CT e, CTCT của Cl2; Br2; H2; HCl; H2O; NH3; 12. LK Hy đrogen là gì? Nó và tương tác Van der Waals ảnh hưởng như thế nào đến t/c của các chất. CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ 13. Các qui ước và cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất, hợp chất, ion? 14. Nêu các khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử? (Sử dụng mẹo nhớ về khái niệm chất, quá trình để ôn tập). 15. Các bước và cách thực hiện việc lập PTHH của PƯ oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng e. CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC 16. Nêu các khái niệm về phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt? Cho ví dụ minh họa trong thực tế. 1
- 17. Nêu các cách tính ENTHALPY trong phản ứng hóa học? 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và tính toán cần lưu ý: - Viết cấu hình e nguyên tử, xác định số e lớp ngoài cùng và nêu tính chất nguyên tố, hợp chất oxit cao nhất, lập CTHH của oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng. - Dựa vào cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí nguyên tố trong bảng TH và ngược lại. - Viết được quá trình hình thành các ion và xác định điện hóa trị trong hợp chất ion. - Viết được CTCT các hợp chất có liên kết cộng hóa trị và xác định cộng hóa trị. - Tính số oxi hóa các nguyên tố trong phân tử, ion,... - Lập PTHH của phản ứng oxi hóa khử của một số phản ứng thông thường, cơ bản. - Bài toán tổng hạt S(p,n,e) và hiệu hạt a(p,e - n). - Bài toán áp dụng định luật bảo toàn e trong dạng BT phản ứng oxi hóa – khử. - Bài toán tính % đồng vị, tính NTK trung bình,... - Bài toán tính năng lượng nhiệt phản ứng ENTHALPY. 3. Một số bài tập minh họa hoặc đề minh họa: 1. Cho các nguyên tử M, R, Q, X, Y, Z, có số hiệu nguyên tử Z lần lượt là: 11, 17, 19, 16, 12; 9. a. Viết cấu hình electron đầy đủ và xác định số e lớp ngoài cùng, tính chất cơ bản của các nguyên tử trên? b. Cho biết vị trí của các ng.tố trên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? Tên gọi và kí hiệu? c. Sắp xếp các nguyên tố M, Q, Y theo chiều tính kim loại giảm dần? Giải thích ngắn gọn? d. Viết quá trình hình thành ion của chúng khi nhường hoặc nhận e thích hợp để đạt cấu hình bền vững! 2. Tổng số hạt electron, proton, nơtron của nguyên tử nguyên tố R là 54, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. a. Xác định số khối A, số hiệu nguyên tử Z của R? b. Cho biết R là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích? c. R có hai đồng vị, một là đồng vị trên chiếm 75% và đồng vị thứ hai có nhiều hơn 2 nơtron, chiếm 25%. Tính nguyên tử khối trung bình của R 3. Hợp chất khí với hiđro của R có dạng RH 2, oxit cao nhất của nguyên tố này có 50% oxi về khối lượng. a. Tìm tên nguyên tố R? b. Viết công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của R? 4. Lập PTHH các phản ứng oxi hóa – khử dưới đây bằng phương pháp thăng bằng e và xác định vai trò từng chất trong mỗi phản ứng đó? (1) CuO + CO → Cu + CO2; (2) H2S + O2 → SO2 + H2O (3) Al + O2 → Al2O3 (4) HNO3 + Fe → Fe(NO3)3 + NO + H2O (5) H2S + O2 → S↓ + H2O (6) NH3 + O2 → N2 + H2O 2
- (7) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O (8) SO2 + O2 → SO3 5. Cho 8,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu tác dụng hoàn toàn với V lít khí (đktc) O 2 ở điều kiện thích hợp thu được 12 gam hỗn hợp hai oxit MgO, CuO. Tính V và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? 3
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: A. LIÊN KẾT HÓA HỌC: Câu 1. Theo quy tắc Octet thì khi hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử có xu hướng gì để đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm? A. chỉ nhường electron. B. chỉ nhận electron. C. chỉ góp chung electron. D. nhường, nhận hoặc góp chung electron. Câu 2. Khi nguyên tử Fluorine nhận 1 1electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm nào? A. He B. Ne C. Kr D. O Câu 3. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử A. bằng nhiều electron chung B. bằng sự cho – nhận electron C. bằng một hay nhiều cặp electron chung D. bằng một cặp electron chung Câu 4. Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion? A. NH3, Br2, 12, HCl. B. NaF, KBr, BaCl2, CaO. C. SO2 , H2S, KCl, N2O D. BaO, H2SO4, SO3, HBr. Câu 5. Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực? A. N2, CO2, Cl2, H2. B. SO2 , Cl2, H2, HCI. C. H2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2, N2, F2. Câu 6. Nguyên tử X có 12 electron, nguyên tử Y có 17 electron. Công thức hợp chất và loại liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử này là: A. XY2 với liên kết ion B. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị C. X2Y với liên kết cộng hóa trị C. XY với liên kết ion Câu 7. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: Cl (3,16); O (3,44); N (3,04); H (2,20); S (2,58). Phân tử nào sau đây có liên kết phân cực mạnh nhất ? A. Cl2O B. NCl3 C. H2S D. NH3 Câu 8. Phân tử axetilen có công thức phân tử là C2H2. Số liên kết trong phân tử axetilen là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 9. Khi hình thành anion, nguyên tử oxygen có xu hướng A. nhường 1 electron B. nhận 2 electron C. nhận 1 electron C. nhường 2 electron Câu 10. Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây? A.C2H6 B. CH3OH C. CO2 D. H2S Câu 11. Sodium chloride là một hợp chất có thể tan trong nước lạnh và có nhiệt độ nóng chảy cao(). Liên kết trong phân tử sodium chloride là A. liên kết cộng hoá trị B. liên kết ion C. liên kết hydrogen D. liên kết cho nhận Câu 12. Khí nitrogen (N2) rất bền, ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học nên trong một số trường hợp đặc biệt, khí nitrogen được dùng để bơm lốp (vỏ) xe thay cho không khí có thể oxi hóa cao su theo thời gian. Vì sao nitrogen lại có đặc tính này? A. phân tử N2 có liên kết ba bền vững, năng lượng liên kết lớn. B. phân tử N2 có liên kết đơn bền vững, năng lượng liên kết nhỏ. C. phân tử N2 có liên kết ba bền vững, năng lượng liên kết nhỏ. D. phân tử N2 có liên kết đơn bền vững, năng lượng liên kết lớn. Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen. 4
- B. liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. C. liên kết trong phân tử NH3 là liên kết cộng hoá trị không cực. D. liên kết hydrogen giữa các phân tử H2O mạnh hơn liên kết hydrogen giữa các phân tử C2H5OH Câu 14. Trong dung dịch ethanol (C2H5OH) có bao nhiêu loại liên kết hydrogen? A.2 B. 1 C. 3 D. 4 + - Câu 15. 1s22s22p6 Dãy gồm các ion X , Y và nguyên tử Z đều có cấu hình electron là: + - + - A. Na , Cl , Ar. B. K , Cl , Ar. + - + - C. Li , F , Ne. D. Na , F , Ne. Câu 16. Cho các phát biểu sau về hợp chất ion (a) Trong hợp chất ion liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. (b) Hợp chất ion được tạo thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. (c) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. (d) Thường tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường. (e) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Số phát biểu đúng là A.2 B.1 C.3 D.4 Câu 17. Liên kết hóa học trong KCl được hình thành do A. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh. B. mỗi nguyên tử K và Cl góp chung một electron. C. nguyên tử clo nhường electron, nguyên tử K nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử KCl D. nguyên tử K nhường electron, nguyên tử Cl nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử KCl. Câu 18. Chất nào sau đây không dẫn điện được? A. CaCl2 nóng chảy. B. NaOH rắn, khan. C. Dung dịch KOH. D. HNO3 tan trong nước. Câu 19. Trong các chất sau MgF2, CaO, NH3, Na2O, HBr, CCl4, SO2. Có bao nhiêu chất trong phân tử các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ion? A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 20. Cho giá trị năng lượng liên kết, hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa Cl 2, Br2, I2. Liên kết Cl-Cl Br-Br I-I Eb(kJ/mol) 243 193 151 A. I2 > Br2 > Cl2 B. Br2 > Cl2 > I2 C. Cl2 > Br2 > I2 D. Cl2 > I2> Br2 Câu 21. Tổng số hạt mang điện trong ion bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Số hiệu nguyên tử của A và B là A. 6 ; 14. B. 13 ; 9. C. 16 ; 8. D. 9 ; 16. B. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ 5
- Câu 1: Số oxi hóa của nguyên tố H trong hầu hết các hợp chất bằng A. 0. B. +1. C. +2. D. -3. Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử. B. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố. C. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. D. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. Câu 3: Trong phản ứng oxi hóa khử, chất khử là chất A. nhường electron. B. thu electron. C. nhường proton. D. thu proton. 2+ Câu 4: Trong ion Fe , số oxi hóa của sắt là A. +1. B. 0. C. -2. D. +2. Câu 5: Trong phản ứng hoá học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2, mỗi nguyên tử Zn đã A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron. C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron. Câu 6: Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng A. đốt cháy. B. phân huỷ. C. trao đổi. D. oxi hoá – khử. Câu 7: Nguyên tử sắt trong phản ứng hoá học nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hoá? A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. B. 3Fe + 2O2 Fe3O4. C. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl. D. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O. Câu 8: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất SO2 là A. +1. B. -1. C. -4. D. +4. 3+ Câu 9: Trong một phản ứng hóa học, ion Fe thu 1 electron. Đây là quá trình A. oxi hóa. B. hòa tan. C. khử. D. phân hủy. Câu 10: Trong …, số oxi hoá của nguyên tử bằng 0. Từ thích hợp điền vào dấu “…) A. hợp chất. B. ion đơn nguyên tử. C. ion đa nguyên tử. D. đơn chất. Câu 11: Trong phản ứng oxi hóa khử, chất khử là chất A. nhường electron. B. thu electron. C. nhường proton. D. thu proton. Câu 12: Trong quá trình nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hoá - khử? A. Sự cháy. B. Hoà tan vôi sống vào nước. C. Sự han gỉ kim loại. D. Sản xuất sulfuric acid. Câu 13: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá - khử? A. B. C. D. Câu 14: Số oxi hóa của S trong hợp chất SO3 là A. +3. B. +6. C. -6. D. -3. Câu 15: Quá trình khử là quá trình chất oxi hoá A. nhường electron. B. thu electron. C. nhường proton. D. thu proton. Câu 16: Số oxi hóa của Mn trong các chất: KMnO4; K2MnO4 lần lượt là A. -7; -6. B. +3; +2. C. +7; +6. D. -3; -2. Câu 17: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là phản ứng oxi hóa khử? A. Phản ứng trao đổi. B. Phản ứng phân hủy. C. Phản ứng hóa hợp. D. Phản ứng thế trong hóa vô cơ. Câu 18: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? A. HCl + KOH → KCl + H2O. B. SO3 + H2O → H2SO4. 6
- C. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O. D. 2KNO3 2KNO2 + O2. Câu 19: Trong phản ứng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2, chất oxi hóa là A. Mg. B. HCl. C. MgCl2. D. H2. Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng: Sau khi cân bằng, tỉ lệ giữa số phân tử bị oxi hoá và số phân tử bị khử là A. 4:3. B. 3:4. C. 2:3. D. 3:2. Câu 21: Cho phương trình phản ứng: Cu + H2SO4 CuSO4 + SO2 + H2O. Tổng hệ số nguyên đơn giản nhất của các chất sau khi cân bằng là A. 7. B. 6. C. 8. D. 9. C. BIẾN THIÊN ENTHALPY: Câu 1. [KNTT - SGK] Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P): P (s, đỏ) P (s, trắng) Điều này chứng tỏ phản ứng: A. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. C. tỏa nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. D. tỏa nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. Câu 2. [KNTT - SGK] Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn: CO (g) + O2 (g) CO2 (g) Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2: . Nhiệt tạo thành chuẩn của CO là A. -110,5 kJ. B. +110,5 kJ. C. -141,5 kJ. D. -221,0 kJ. Câu 3. [KNTT - SBT] Dung dịch glucose (C6H12O6) 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/mL, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2 (g) và H2O (l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai nước chứa 500 mL dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là A. +397,09 kJ. B. -397,09 kJ. C. +416,02 kJ. D. -416,02 kJ. Câu 4. [KNTT - SGK] Giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn: Liên kết C-H C-C C=C Eb (kJ/mol) 418 346 612 Biến thiên enthalpy của phản ứng C3H8 (g) CH4 (g) + C2H4 (g) có giá trị là A. +103 kJ. B. -103 kJ. C. +80 kJ. D. -80 kJ. Câu 5. [KNTT - SGK] Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane: CH4 (g) + 2O2 (g) CO2 (g) + 2H2O (l) Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 (g) và H2O (l) tương ứng là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane Câu 6. [KNTT - SGK] So sánh nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg cồn (C2H5OH) và 1 kg tristearin (C57H110O6, có trong mỡ lợn). Cho biết: C2H5OH (l) + 3O2 (g) 2CO2 (g) + 3H2O (l) C57H110O6 (s) + O2 (g) 57CO2 (g) + 55H2O (l) Câu 18.2. [KNTT - SBT] Cho các phản ứng sau: (1) C (s) + CO2 (g) 2CO2 (g) (2) C (s) + H2O (g) CO (g) + H2 (g) 7
- (3) CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g) Ở 500K, 1 atm, biến thiên enthalpy của phản ứng (3) có giá trị là A. -39,8 kJ. B. 39,8 kJ. C. -47,00 kJ. D. 106,7 kJ. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn