intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa

  1. Trường THPT Bà Rịa ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10 I. NỘI DUNG: Chương 4: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ Chương 5: NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm (70%) + Tự luận (30%) - Thời gian làm bài: 45 phút - Đề gồm 4 phần: + Phần 1: 12 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn + Phần 2: 2 câu hỏi đúng sai (mỗi câu hỏi có 4 phát biểu) + Phần 3: 8 câu hỏi trả lời ngắn + Phần 4: 4 câu hỏi tự luận - Mức độ: 40% Biết + 30% Hiểu + 30% Vận dụng III. MỘT SỐ ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO: ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 (2024 – 2025) MÔN: HOÁ HỌC – LỚP 10 – ĐỀ 01 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử? A. Hóa trị. B. Điện tích. C. Khối lượng D. Số hiệu. Câu 2. Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị khử là chất A. nhận electron. B. nhường proton. C. nhường electron. D. nhận proton. Câu 3. Trong quá trình nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hoá - khử? A. Sự cháy. B. Hoà tan vôi sống vào nước. C. Sự han gỉ kim loại. D. Quang hợp cây xanh. Câu 4. Amonia (NH3) là nguyên liệu sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen trong amonia là A. 3. B. 0. C. +3. D. –3. Câu 5. Trong phản ứng hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2, chất oxi hóa là A. Fe. B. HCl. C. FeCl2. D. H2. Câu 6. Cho các phương trình phản ứng: (1) 2Fe + 3Cl2 ⎯⎯ 2FeCl3. → (2) CO2 + 2LiOH ⎯⎯ Li2CO3 + H2O. → (3) 4Fe(OH)2 + O2 ⎯⎯ 2Fe2O3 + 4H2O. → (4) AgNO3 + NaI ⎯⎯ AgI + NaNO3. → (5) 2NO2 + 2NaOH ⎯⎯ NaNO3 + NaNO2 + H2O. → Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 7. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó A. có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường. B. có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. C. không có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.D. có sự giải phóng quang năng ra môi trường. Câu 8. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)  r H 0 = - 571,68kJ. 298 Phản ứng trên là phản ứng: A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. Câu 9. Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn đối với chất khí? A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 oC hay 298K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K. C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 oC. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K. Câu 10. Nhiệt kèm theo phản ứng trong điều kiện chuẩn là A. enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là  r H o . 298 B. biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là  r H o . 298 C. biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là  f H o . 298 D. enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là  f H o . 298 Câu 11. Cho các phát biểu sau: (1). Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền liên kết. (2). Năng lượng liên kết có giá trị càng lớn thì liên kết càng bền và ngược lại. Trang 1
  2. (3). Năng lượng của một liên kết hóa học là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể khí, tạo thành các nguyên tử ở thể khí. (4). Liên kết trong phân tử H2 bền hơn liên kết trong phân tử N2 (Biết Eb(H-H) = 432kJ/mol; Eb(N≡N) = 945kJ/mol). Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12. Cho phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) ⟶ 2NH3 (g). Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol N2 phản ứng hết sẽ tỏa ra 91,8 kJ. Enthalpy tạo thành chuẩn (  f H o ) của NH3 là 298 A.− 91,8 kJ/mol. B.91,8 kJ/mol. C.− 45,9 kJ/mol. D.45,9 kJ/mol. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho các phát biểu sau: a. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học. b. Chất oxi hóa có số oxi hóa tăng sau phản ứng. c. Số oxi hóa của nguyên tử oxygen trong hợp chất Na2O2 là -2. d. Trong phản ứng oxi hóa – khử, quá trình nhường electron là quá trình oxi hoá. Câu 2. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. a. Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt. b. Biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng) là 0 kJ/mol. c. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng chất sản phẩm. d. Phản ứng nung vôi phù hợp với sơ đồ trên. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Câu 1. Trong quá trình sản xuất nitric acid xảy ra những quá trình sau đối với nitrogen: N2 ⎯⎯ NH3 ⎯⎯ NO ⎯⎯ NO2 ⎯⎯ HNO3 (1) → (2) → (3) → (4) → Số phản ứng nguyên tố nitrogen đóng vai trò chất khử là bao nhiêu? Câu 2. Iron (sắt) thực hiện nhiều chức năng quan trong trong cơ thể. Sắt trong thực vật chủ yếu là ion Fe3+. Ion Fe2+ cơ thể dễ hấp thu hơn. Bổ sung uống vitamin C có thể chuyển hóa Fe3+ trong thực phẩm thành Fe2 theo quá trình: Fe3+ + ne→Fe2+. Giá trị của n là bao nhiêu? Câu 3. Chất khử là chất có số oxi hóa thay đổi như thế nào sau phản ứng? Câu 4. Cho phản ứng sau: 2Na + 2H2O ⎯⎯ 2NaOH + H2. → Trong phản ứng trên, chất nào đóng vai trò là chất oxi hóa? Câu 5. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau đây: (1) 2ClO2(g) + O3(g) ⎯⎯ Cl2O7(g) ;  r H 298 = -75,7 kJ. → 0 (2) C(gr) + O2(g) ⎯⎯ CO2(g) ;  r H 298 =-393,5 kJ. → 0 (3) N2(g) + 3H2(g) ⎯⎯ 2NH3(g) ;  r H 298 = -46,2 kJ. → 0 (4) O2(k ) → 2O(k) ;  r H 298 = 498,3 kJ. 0 Số phản ứng xảy ra quá trình tỏa nhiệt là bao nhiêu?. Câu 6. Cho phản ứng sau: H2(g) + I2(s) →2HI (g)  r H 298 = +52,96 kJ. 0 Enthalpy tạo thành của hydrogen iodide (HI) là bao nhiêu kJ/mol (Kết quả làm tròn đến phần mười) Câu 7. Biết enthalpy tạo thành chuẩn của NO(k) là +90,00 kJ mol-1. Em hãy cho biết biến thiên enthalpy phản ứng của phản ứng sau là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị): N2(g) + O2(g) → 2NO(g). Câu 8. Cho phương trình nhiệt hóa học đốt cháy acetylene (C2H2): 2C2H2(g) + 5O2(g) → 4CO2(g) + 2H2O(l) r H298 = −2243,6 kJ o Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn của acetylene (C2H2). (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) PHẦN IV. Tự luận. Thí sinh trình bày theo yêu cầu từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Chuẩn độ oxi hóa – khử bằng phương pháp potassium permanganate (KMnO4) xảy ra phản ứng sau: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 ⎯⎯ Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O → Lập phương trình hóa học của phản ứng hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử. Câu 2. Cho phương trình hóa học của phản ứng: C2H4(g)+H2O(1)→C2H5OH(1). a/ Tính biến thiên enthalpy của phản ứng. Biết: Chất C2H5OH C2H4 H2O(l) Trang 2
  3. 0 ∆ 𝑓 𝐻298 (kJ/ mol) -277,63 +52,47 -285,84 b/ Vẽ sơ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng trên. Câu 3. Cho phương trình hóa học của phản ứng: C2H4(g)+ 3O2(g)→ 2CO2(g) + 2H2O(g) a/ Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết Eb. Biết: Biết: Liên kết C=C C–H O=O C=O H–O Eb (kJ/mol) 614 413 498 745 467 b/ Cho biết phản ứng có xảy ra thuận lợi không? Câu 4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X (gồm 1,35g aluminium (Al) và 1,08g magnesium (Mg)) vào dung dịch nitric acid (HNO3) dư thu được muối Al(NO3)3, 0,2479 lít khí nitrogen (N2); 1,2395 lít khí nitrogen dioxide (NO2) và V lít khí NO. Tính giá trị của V. Biết các thể tích được đo ở điều kiện chuẩn. ------------------ o0o ------------------ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 (2024 – 2025) MÔN: HOÁ HỌC – LỚP 10 – ĐỀ 02 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Số oxi hóa của nguyên tử trong bất kì một đơn chất hóa học nào đều lớn hơn 0. B. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0. C. Trong tất cả các hợp chất, kim loại kiềm luôn có số oxi hóa bằng +1. D. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa bằng –2. Câu 2. Trong phản ứng oxi hóa – khử A. chất bị oxi hóa nhận e và chất bị khử cho e. B. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử. C. quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời. D. quá trình nhận e gọi là quá trình oxi hóa. Câu 3. Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây là phản ứng thu nhiệt? A. Vôi sống tác dụng với nước: CaO + H2O ⟶Ca(OH)2. B. Đốt cháy than: C + O2 CO2. C. Đốt cháy cồn: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O. D. Nung đá vôi: CaCO3 CaO + CO2 − Câu 4. Thuốc tím chứa ion permanganate ( MnO4 ) có tính oxi hóa mạnh, được dùng để sát trùng, diệt khuẩn trong y học, đời sống và nuôi trồng thủy sản. Số oxi hóa của Mn trong ion permanganate ( MnO4− ) là A. +2. B. +3. C. + 7. D. +6. Câu 5. Cho nước Cl2 vào dung dịch KI xảy ra phản ứng hóa học: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 Trong phản ứng hóa học trên, xảy ra quá trình oxi hóa chất nào sau đây? A. KI. B. I2. C. Cl2. D. KCl. Câu 6. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử? A. 2Mg + O2 ⎯⎯ 2MgO. → to B. Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2. C. NaHCO3 ⎯⎯ Na2CO3 + H2O + CO2. → D. 2KClO3 ⎯⎯ 2KCl + 3O2. → to to Câu 7. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó A. có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường. B. có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. C. không có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường. D. có sự giải phóng quang năng ra môi trường. Câu 8. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau: o t CS2(l) + 3O2(g) ⎯⎯ CO2(g) + 2SO2(g) → r H298 = −1110,21 kJ 0 (1) 1 CO2(g) ⎯⎯ CO(g) + → O2(g) r H298 = +280,00 kJ 0 (2) 2 Na(s) + 2H2O ⎯⎯ NaOH(aq) + H2(g) → r H298 = −367,50 kJ 0 (3) ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO3(g) r H298 = +235,21 kJ 0 (4) Những phản ứng thu nhiệt là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4). Câu 9. Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra A. thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt. B. khó khăn hơn các phản ứng thu nhiệt. C. khó khăn hơn khi càng tỏa ra nhiệt. D. thuận lợi hơn khi càng tỏa ít nhiệt. Câu 10. Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) của một đơn chất bền A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen. B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen. C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó. D. bằng 0. Trang 3
  4. Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Giá trị năng lượng của một liên kết hóa học là thước đo độ bền liên kết. B. Năng lượng liên kết có giá trị càng lớn thì liên kết càng yếu. C. Năng lượng của một liên kết hóa học là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết của một chất bất kỳ để tạo thành các nguyên tử. D. Liên kết trong phân tử O2 bền hơn liên kết trong phân tử N2 (Biết Eb(O=O)) = 498kJ/mol; Eb(N≡N) = 945kJ/mol) Câu 12. Cho phản ứng: NH3 (g) + HCl (g) ⟶ NH4Cl (s). Biết  f H o (NH4Cl(s))= −314,4 kJ/mol;  f H o (HCl(g)) = 298 298 −92,31 kJ/mol;  f H o (NH3(g))= −45,9 kJ/mol. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 298 A. – 176,19 kJ. B. – 314,4 kJ. C. – 452,61 kJ. D. 176,2 kJ. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho các phát biểu sau: a. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó luôn xảy ra quá trình oxi hóa và quá trình khử. b. Chất oxi hóa thực hiện quá trình nhường electron. c. Số oxi hóa của nguyên tử sodium trong hợp chất luôn có giá trị là +1. d. Trong phản ứng oxi hóa – khử, số mol electron do chất khử nhường bằng số mol electron do chất oxi hoá nhận. Câu 2. Cho phản ứng tổng hợp ammonia: N2 (g) + 3H2 (g) ⎯⎯ 2NH3 (g)  r H298 = - 92kJ. → o Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N  N và H − H lần lượt là 946 và 436. a. Năng lượng liên kết của N − H trong ammonia là 361 kJ/mol b. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt. c. Nhiệt tạo thành chuẩn của NH3(g) là -92kJ/mol. d. Phản ứng giải phóng năng lượng, làm tăng nhiệt độ môi trường xung quanh. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Câu 1. Sulfuric acid là một trong những hoá chất quan trọng nhất được sử dụng trong công nghiệp; được sản xuất hàng trăm triệu tấn mỗi năm, chiếm nhiều nhất trong ngành công nghiệp hoá chất. Phương pháp sản xuất sulfuric acid phổ biến nhất là phương pháp tiếp xúc, theo đó acid có thể được điều chế từ quặng pyrite theo sơ đồ sau sau: FeS2 ⎯(1) ⎯→ SO2 ⎯⎯→ SO3 ⎯⎯→ H2SO4.nSO3 ⎯⎯→ H2SO4 ( 2) ( 3) ( 4) Số phản ứng nguyên tố sulfur đóng vai trò chất khử là bao nhiêu? Câu 2. Cho các chất sau: Cl2, HCl, HClO4, NaClO, KClO3. Tổng số oxi hóa của nguyên tử clorine (Cl) trong các hợp chất trên là bao nhiêu? Câu 3. Chất oxi hóa là chất có số oxi hóa thay đổi như thế nào sau phản ứng? Câu 4. Cho phản ứng sau: Cu + Cl2 ⎯⎯ CuCl2. Trong phản ứng trên, chất nào đóng vai trò là chất khử → Câu 5. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau đây: (1) CO(g) + ½ O2(g) ⎯⎯ CO2(g)  r H298 = -283,0 kJ; (2) CaCO3 ⎯⎯ CaO + CO2  r H298 = +179,2 kJ → o → o (3) O2(k ) → 2O(k)  r H298 = +498,3 kJ; o (4) 2ClO2(g) + O3(g) ⎯⎯ Cl2O7(g)  r H298 = -75,7 kJ. → o Số phản ứng là phản ứng thu nhiệt là bao nhiêu? Câu 6. Cho phản ứng sau: ½ H2(g) + ½ O2(g) → H2O (g)  r H 298 = -241,82 kJ. 0 Enthalpy tạo thành của hydrogen iodide (HI) là bao nhiêu kJ/mol (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 7. Biết enthalpy tạo thành chuẩn của NaCl(s) là -411,1 kJ mol-1. Em hãy cho biết biến thiên enthalpy phản ứng của phản ứng sau là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị): 2Na(g) + Cl2(g) → 2NaCl(s). Câu 8. Cho phương trình nhiệt hóa học đốt sau: N2O4(g) + 3CO(g) → N2O(g) + 3CO2(g)  r H 298 = -776,11 kJ. 0 Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO(g); N2O(g) và CO2(g) lần lượt là -110,5 kJ/mol; +82,05 kJ/mol và -393,5 kJ/mol. Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn của N2O4(g). (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) PHẦN IV. Tự luận. Thí sinh trình bày theo yêu cầu từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Cân bằng phản ứng hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử: Al + HNO3 ⎯⎯ Al(NO3)3 + N2 + H2O → Câu 2. Cho phản ứng: C2H4(g) + H2(g)→C2H6(g). a/ Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau theo năng lượng liên kết Eb b/ Vẽ sơ đồ bieru diễn biến thiên enthalpy của phản ứng trên. Biết: Liên kết C=C C–H C–C H–H Eb (kJ/mol) 614 413 347 432 0 Câu 3. Cho phản ứng hóa học:2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu). Biết NO2 và N2O4 có ∆ 𝑓 𝐻298 tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. a). Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng. Trang 4
  5. b). Cho biết chất nào bền hơn ở điều kiên chuẩn. Câu 4. Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO4) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4), thu được 3,02 manganese (II) sunfate (MnSO4), iodine (I2) và K2SO4. a/ Tính số gam iodine (I2) tạo thành. b/ Tính khối lượng potassium iodide (KI) tham gia phản ứng. ------------------ o0o ------------------ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 (2024 – 2025) MÔN: HOÁ HỌC – LỚP 10 – ĐỀ 03 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Chromium(VI) oxide là chất rắn, màu đỏ thẫm, vừa là acidic oxide, vừa là chất oxi hóa mạnh. Số oxi hóa của chromium (Cr) trong oxide trên là A. 0. B. +6. C. +2. D. +3. Câu 2: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số mol. B. Số oxi hóa. C. Số khối. D. Số proton. Câu 3: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất A. nhường electron. B. nhận electron. C. nhận proton. D. nhường proton. Câu 4: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử? A. CaCO3 ⎯⎯ CaO + CO2. → B. 2KClO3 ⎯⎯ 2KCl + 3O2. → to to D. 4Fe(OH)2 + O2 ⎯⎯ 2Fe2O3 + 4H2O. → t0 C. 2NaOH + Cl2 ⎯⎯ NaCl + NaClO + H2O. → Câu 5: Cho phản ứng: Zn + CuCl2 ⎯⎯ ZnCl2 + Cu. Trong phản ứng này, 1 mol Cu+2 → A. đã nhận 1 mol electron. B. đã nhận 2 mol electron. C. đã nhường 1 mol electron. D. đã nhường 2 mol electron. Câu 6: Trong các phản ứng hóa học: 2Na + 2H2O ⎯⎯ 2NaOH + H2, chất oxi hóa là → A. H2O. B. NaOH. C. Na. D. H2. Câu 7: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng A. giải phóng năng lượng dạng nhiệt. B. hấp thụ năng lượng dạng nhiệt. C. lấy nhiệt từ môi trường. D. làm nhiệt độ của môi trường giảm đi. Câu 8: Kí hiệu biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng hóa học là Δ H0 A. r 298 . B. Hr. Δ H0 C. f 298 . D. H298. Câu 9: Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng ( r H298 ) nào sau đây là đúng? o A. Phản ứng tỏa nhiệt có r Ho  0 . 298 B. Phản ứng thu nhiệt có r Ho  0 . 298 C. Phản ứng tỏa nhiệt có r Ho  0 . 298 D. Phản ứng thu nhiệt có r Ho = 0 . 298 Câu 10: Nhiệt kèm theo phản ứng trong điều kiện chuẩn là A. enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là r Ho . 298 B. biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là r Ho . 298 C. biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là f Ho . 298 D. enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là f Ho . 298 Câu 11: Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau: (1) C(s) + H2O(g) ⎯⎯ CO(g) + H2(g); → to r Ho = +131, 25 kJ 298 (2) CuSO4(aq) + Zn(s) ⎯⎯ ZnSO4(aq) + Cu(s); → r Ho = −231,04 kJ 298 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng (1) và phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt. D. Phản ứng (1) và phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt. Câu 12: Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P): P(s, đỏ) ⎯⎯ P(s, trắng) → r H0 = 17,6 kJ 298 Điều này chứng tỏ phản ứng A. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. C. tỏa nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. D. tỏa nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. Trang 5
  6. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Khi các phản ứng hóa học xảy ra thường có sự trao đổi nhiệt với môi trường, làm thay đổi nhiệt độ của môi trường. a. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. b. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. c. Khi than, củi cháy không khí xung quanh ấm hơn do phản ứng tỏa nhiệt. d. Pha viên C sủi vitamin C vào nước, khi viên C sủi tan thấy cốc nước mát hơn là do phản ứng thu nhiệt. Câu 2: Trên thế giới, zinc (Zn) được sản xuất chủ yếu từ quặng zinc blende có thành phần chính là ZnS. Ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, quặng zinc blende được nung trong không khí để thực hiện phản ứng: ZnS + O2 ⎯⎯ ZnO + SO2 → to (1) a. Trong phản ứng (1), có 3 nguyên tố có số oxi hóa thay đổi (Zn, S và O). b. Ở phản ứng (1), chất oxi hóa là O2; chất khử là ZnS. c. Ở phản ứng (1), quá trình oxi hóa: S–2 ⎯⎯ S+4 + 6e; quá trình khử: O2 + 4e ⎯⎯ 2O–2. → → d. Hệ số cân bằng thu gọn của phản ứng trên lần lượt là 2 : 3 : 2 : 2. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. +6 −2 Câu 1: Cho quá trình khử: S + ne ⎯⎯ S . Giá trị của n là bao nhiêu?. → Câu 2: Cho các phản ứng sau: (a) Ca(OH)2 + Cl2 ⎯⎯ CaOCl2 + H2O → (b) 2NO2 + 2NaOH ⎯⎯ NaNO3 + NaNO2 + H2O → (c) O3 + 2Ag ⎯⎯ Ag2O + O2 → (d) 2H2S + SO2 ⎯⎯ 3S + 2H2O → (e) 4KClO3 ⎯⎯ KCl + 3KClO4 → Trong các phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng oxi hóa - khử ? + O2 + O2 + H2 O + CuO Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sulfur như sau: S ⎯⎯→SO2 ⎯⎯→SO3 ⎯⎯⎯ H2SO4 ⎯⎯⎯ CuSO4 (1) ⎯ (2) ⎯ (3) → (4) → Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử ở sơ đồ trên ? Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2. Khi tham gia phản ứng, 1 phân tử FeS2 có thể nhường hay nhận bao nhiêu electron ? Câu 5: Cho các sau đây: C(graphite, s); NO(g); Cl2(g); NaOH(s); CO2(g); Fe(s). Có bao nhiêu chất trong dãy chất trên có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0 ? Câu 6: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau: CO2(g) ⎯⎯ CO(g) + ½O2(g); → r Ho = +280 kJ 298 Giá trị r Ho của phản ứng: 2CO2(g) ⎯⎯ 2CO(g) + O2(g) là bao nhiêu kJ?. 298 → Câu 7: Biết rằng ở điều kiện chuẩn, 1 mol ethanol cháy tỏa ra một nhiệt lượng là 1,37.103 kJ. Nếu đốt cháy hoàn toàn 15,11 gam ethanol, năng lượng được giải phóng ra dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là kJ. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 8: Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane: CH4(g) + 2O2(g) ⎯⎯ CO2(g) + 2H2O(l); → r Ho = −890,3 kJ 298 Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 kJ/mol và –285,8 kJ/mol. Hãy tính f Ho của khí methane. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). 298 PHẦN IV. Tự luận. Thí sinh trình bày theo yêu cầu từ câu 1 đến câu 4. Câu 1: Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: NH3 + CuO ⎯⎯ N2 + Cu + H2O → Nêu rõ chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử. Câu 2: Cho phương trình hóa học của phản ứng: C2H2(g)+H2O(g)→CH3CHO(g). a) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng. Biết: Chất C2H2 (g) CH3CHO (g) H2O(g) 0 ∆ 𝑓 𝐻298 (kJ/ mol) +277,00 - 165,8 -241,8 b) Vẽ sơ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng trên. Câu 3: Cho phương trình nhiệt hóa học sau: SO2(g) + 1/2O2(g) ⎯⎯⎯⎯ SO3(g) r H298 = –98,5 kJ 0 0 t ,V O2 → 5 a) Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 gam SO2 thành SO3. b) Giá trị r H298 của phản ứng: SO3(g) ⎯⎯ SO2(g) + 1/2O2(g) là bao nhiêu? 0 → Câu 4: Hàm lượng iron(II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate: Trang 6
  7. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 ⎯⎯ Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O → a) Lập phương trình hóa học cảu phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa. b) Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ với 20 mL dung dịch FeSO4 0,10M. ------------------ o0o ------------------ ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 (2024 – 2025) MÔN: HOÁ HỌC – LỚP 10 – ĐỀ 04 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử? A. Hóa trị. B. Điện tích. C. Khối lượng. D. Số hiệu nguyên tử. Câu 2: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (Fe) trong Fe2O3 là A. +3. B. +6. C. –3. D. –6. Câu 3: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation. Câu 4: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất nhường electron được gọi là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base. Câu 5: Trong phản ứng hóa học: Fe + H2SO4 ⎯⎯ FeSO4 + H2; mỗi nguyên tử Fe đã → A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron. C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron. Câu 6: Cho phản ứng: 2Na + Cl2 ⎯⎯ 2NaCl. Trong phản ứng này, nguyên tử sodium (Na) → A. bị oxi hoá. B. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử. C. bị khử. D. không bị oxi hoá, không bị khử. Câu 13: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng A. giải phóng năng lượng dạng nhiệt. B. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng. C. hấp thụ năng lượng dạng nhiệt. D. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường. Câu 14: Phương trình nhiệt hóa học là A. phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện cung cấp nhiệt độ. B. phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng. C. phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm. D. phương trình phản ứng hóa học tỏa nhiệt ra môi trường. Câu 15: Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm? A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. Câu 16: Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra A. thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt. B. khó khăn hơn các phản ứng thu nhiệt. C. thuận lợi hơn khi càng tỏa nhiều nhiệt. D. thuận lợi hơn khi càng tỏa ít nhiệt. Câu 17: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau: CO2(g) ⎯⎯ CO(g) + 1/2O2(g) r H298 = + 280 kJ → o Giá trị r Ho của phản ứng: 2CO2(g) ⎯⎯ 2CO(g) + O2(g) là 298 → A. +140 kJ. B. –1120 kJ. C. +560 kJ. D. –420 kJ. Câu 18: Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau: NO2(g) (đỏ nâu) ⎯⎯ N2O4(g) (không màu) → Biết NO2 và N2O4 có f H298 tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng o A. toả nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. B. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. C. toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. D. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1:Mỗi phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? a. Chất khử (chất bị oxi hoá) là chất nhường electron và chất oxi hoá (chất bị khử) là chất nhận electron. a. Sự oxi hoá là sự nhường electron hay sự làm tăng số oxi hoá. c. Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhận electron và bị khử xuống số oxi hoá thấp hơn. d. Trong phản ứng oxi hoá – khử, sự oxi hoá và sự khử luôn xảy ra đồng thời. Trang 7
  8. Câu 2:Cho phản ứng sau: S(s) + O2(g) ⎯⎯ SO2(g) và f Ho (SO2 , g ) = −296,8 kJ/mol → to 298 a. f Ho (SO2 , g ) = −296,8 kJ/mol là lượng nhiệt tỏa ra khi tạo ra 1 mol SO2(g) từ đơn chất S(s) và O2(g), đây 298 là các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn. b. Ở điều kiện chuẩn, f Ho (O2 , g ) = 0 kJ/mol . 298 c. Ở điều kiện chuẩn, f Ho (S, s)  0 . 298 d. Hợp chất SO2(g) kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S(s) và O2(g). PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Câu 1: Khi tham gia phản ứng thì 2 mol Al nhường bao nhiêu mol electron để trở thành ion Al3+? Câu 2: Cho các phương trình phản ứng: (a) 4KClO3 ⎯⎯ KCl + 3KClO4 → (b) NaOH + HCl ⎯⎯ NaCl + H2O → (c) Fe3O4 + 4CO ⎯⎯ 3Fe + 4CO2 → d) AgNO3 + NaCl ⎯⎯ AgCl + NaNO3 → (e) 2NO2 + 2NaOH ⎯⎯ NaNO3 + NaNO2 + H2O → Trong các phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng oxi hóa - khử ? + H2 + O2 + O2 + O2 + H2O Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa nitrogen như sau: N2 ⎯⎯→ NH3 ⎯⎯→ NO ⎯⎯→ NO2 ⎯⎯⎯⎯ HNO3 (1) ⎯ (2) ⎯ (3) ⎯ (4) → Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử ở sơ đồ trên? Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Khi tham gia phản ứng, 1 phân tử FeS2 có thể nhường hay nhận bao nhiêu electron ? Câu 5: Cho các sau đây: C(graphite, s); CO(g); Br2(l); Na(s); SO2(g); Hg(l). Có bao nhiêu chất trong dãy chất trên có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0? Câu 6: Biết ở điều kiện chuẩn, 1 mol ethanol cháy tỏa ra một nhiệt lượng là 1,37.103 kJ. Nếu đốt cháy hoàn toàn 23 gam ethanol, năng lượng được giải phóng ra dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là kJ. (KQ làm tròn đến hàng đơn vị). Câu 7: Cho phương trình phản ứng sau: 2H2(g) + O2(g) ⎯⎯ 2H2O(l); → r Ho = −572 kJ 298 Khi cho 3 gam khí H2 tác dụng hoàn toàn với 24 gam khí O2 thì phản ứng tỏa ra bao nhiêu kJ? Câu 8: Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane: CH4(g) + 2O2(g) ⎯⎯ CO2(g) + 2H2O(l); → r Ho = −890,3 kJ 298 Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 kJ/mol và –285,8 kJ/mol. Hãy tính f Ho 298 của khí methane. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). PHẦN IV. Tự luận. Thí sinh trình bày theo yêu cầu từ câu 1 đến câu 4. Câu 1: Cân bằng phản ứng hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử: Mg + HNO3 ⎯⎯ Mg(NO3)2 + NO + H2O → Câu 2: Cho phản ứng: 2CH4 (g ) ⎯⎯ C2 H2(g) + 3H2(g ) → a) Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau theo năng lượng liên kết Eb b)Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng trên. Liên kết C≡C C–H H–H Eb (kJ/mol) 837 414 436 Câu 3: Cho enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất như sau: Chất C6H6(l) C3H8(g) CO2(g) H2O(l) −1 f H (kJ.mol ) o 298 +49,00 –105,00 –393,50 –285,84 Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g propane C3H8(g) gấp k lần so với lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g benzene C6H6(l). Giá trị của k là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). Câu 4: Sự có mặt của khí SO2 trong không khí là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid. Nồng độ của SO2 có thể xác định bằng cách chuẩn độ với dung dịch potassium permanganate theo phản ứng sau: SO2 + KMnO4 + H2O ⎯⎯ K2SO4 + MnSO4 + H2SO4 → Biết một mẫu không khí phản ứng vừa đủ với 7,45 mL dung dịch KMnO4 0,008 M. Khối lượng của SO2 có trong mẫu không khí đó là bao nhiêu miligam (mg)? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). ------------------ o0o ------------------ Trang 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
135=>0