intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH ÔN TẬP GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn Hóa học – Lớp 10
  2. TÓM TẮT LÝ THUYẾT LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS I. Liên kết hydrogen 1. Khái niệm - Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết. - Liên kết hydrogen thường được kí hiệu là dấu ba chấm (...), rải đều từ nguyên tử H đến nguyên tử tạo liên kết hydrogen với nó. - Ví dụ: Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước + Trong phân tử nước nguyên tử O có độ âm điện lớn và còn hai cặp electron chưa tham gia liên kết. + Lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H mang một phần điện tích dương (linh động) của phân tử H 2O này với nguyên tử oxygen mang một phần điện tích âm của phân tử H2O khác, tạo thành liên kết hydrogen giữa các phân tử nước.  Chú ý: Thứ tự tăng dần độ bền liên kết: Liên kết hydrogen < liên kết cộng hóa trị < liên kết ion. 2. Vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lý của nước - So với các hợp chất có cấu trúc tương tự, các hợp chất có liên kết hydrogen đều có nhiệt độ sôi cao hơn do tạo được liên kết hydrogen liên phân tử và tan tốt hơn trong nước do tạo được liên kết hydrogen với các phân tử nước. - Nước là một hợp chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với hợp chất có cùng cấu trúc phân tử nhưng không tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử với nhau. - Ngoài ra, nước còn là một dung môi tốt, không chỉ hòa tan được nhiều hợp chất ion mà còn hòa tan được nhiều hợp chất có liên kết cộng hóa trị phân cực. Đặc biệt các hợp chất có thể tạo liên kết hydrogen với nước thường tan tốt trong nước. Ví dụ: Ammonia tan tốt trong nước do tạo được liên kết hydrogen với nước - Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng. Đó là do nước đá có cấu trúc tinh thể phân tử với 4 phân tử H2O phân bố ở 4 đỉnh của hình tứ diện đều, bên trong là cấu trúc rỗng. Điều này giải thích tại sao nước đá nổi lên trên nước lỏng.
  3. II. Tương tác van der Waals 1. Giới thiệu về tương tác van der Waals - Trong phân tử, các electron không ngừng chuyển động. Khi các electron di chuyển, tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lưỡng cực tạm thời. - Các phân tử có lưỡng cực tạm thời cũng có thể làm các phân tử lân cận xuất hiện các lưỡng cực cảm ứng. Do đó, các phân tử có thể tập hợp tạo thành một mạng lưới với các tương tác lưỡng cực cảm ứng, được gọi là tương tác van der Waals. - Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng. 2. Ảnh hưởng của tương tác van der Waals đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất - Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. - Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng. Ví dụ: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử trong nhóm VIIIA, bán kính nguyên tử tăng đồng thời khối lượng nguyên tử tăng ⇒ Tương tác van der Waals tăng ⇒ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng.
  4. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXY HÓA - KHỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG I. Số oxi hóa 1. Tìm hiểu về số oxi hóa - Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. Ví dụ: Giả định nếu cặp electron chung trong hợp chất cộng hóa trị HCl lệch hẳn về phía nguyên tử Cl khi đó có thể coi Cl nhận 1 electron và H nhường 1 electron. ⇒ Cl mang điện tích -1 và H mang điện tích +1. ⇒ Ta nói số oxi hóa của Cl là -1, của H là +1. - Cách biểu diễn số oxi hóa: Số oxi hóa được đặt ở phía trên kí hiệu nguyên tố. +1 −1 +2 −2 Ví dụ: H Cl; Mg O 2. Xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất Xác định số oxi hóa Số oxi hóa Đơn chất 0 Phân tử Tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0 Ion đơn nguyên tử Bằng điện tích của ion Ion đa nguyên tử Tổng số oxi hóa các nguyên tử bằng điện tích ion Kim loại trong hợp chất Hóa trị kim loại (mang dấu dương) Ion fluorine -1 Oxygen trong hợp chất (trừ OF2 và các -2 peroxide, superoxide) Hydrogen trong hợp chất (trừ các hydride) +1 II. Phản ứng oxi hóa – khử - Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử. - Chất khử (hay chất bị oxi hóa) là chất nhường electron hay chất có số oxi hóa tăng lên sau phản ứng. - Chất oxi hóa (hay chất bị khử) là chất nhận electron hay chất có số oxi hóa giảm xuống sau phản ứng. - Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron. - Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron. - Trong phản ứng oxi hóa – khử luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Chú ý: + Chất oxi hóa mạnh thường là các hợp chất chứa nguyên tử của các nguyên tố có số oxi hóa cao +7 +6 (như Mn O4 ; Cr 2 O72 − ;  ...) hoặc đơn chất của các nguyên tố có độ âm điện lớn (như F2, O2, Cl2, − Br2, …) + Chất khử mạnh thường là các hợp chất chứa nguyên tử của các nguyên tố có số oxi hóa thấp −2 −1 −1 (như H 2 S ; Na H ; K I ;... .) hoặc đơn chất kim loại (như kim loại kiềm, kiềm thổ, …)
  5. −1 +4 +2 + Chất chứa nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa trung gian (như H 2 O 2 ; S O2 ; N O ;  ...)thì tùy thuộc vào điều kiện phản ứng (tác nhân và môi trường) mà thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa hoặc cả hai (vừa tính oxi hóa, vừa tính khử hay tự oxi hóa – khử). III. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử - Phương pháp thông dụng hiện nay là thăng bằng electron. - Nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường = Tổng số electron chất oxi hóa nhận. - Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron: + Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử. + Bước 2: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử. + Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận. + Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử các nguyên tố còn lại. Ví dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl↑ + H2O theo phương pháp thăng bằng electron. +7 −1 +2 0 Bước 1: K Mn O4 + H Cl → KCl + Mn Cl 2 + Cl 2 + H 2 O Chất khử: HCl Chất oxi hóa: KMnO4 −1 0 Bước 2: Quá trình oxi hóa: 2 Cl → Cl 2 + 2e +7 +2 Quá trình khử: Mn + 5e → Mn Bước 3: −1 0 2 Cl → Cl 2 + 2e x5 +7 +2 Mn + 5e → Mn x2 Bước 4: 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O IV. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử - Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng gắn liền với cuộc sống như sự cháy của than, củi; sự cháy của xăng, dầu trong các động cơ đốt trong; các quá trình điện phân; các phản ứng xảy ra trong pin, ắc quy … - Một số phản ứng oxi hóa – khử là cơ sở của quá trình sản xuất trong các ngành công nghiệp nặng; sản xuất các hóa chất cơ bản; sản xuất phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; dược phẩm …
  6. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG V: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC I. Phản ứng tỏa nhiệt - Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường. - Ví dụ: Phản ứng đốt cháy than tỏa một lượng nhiệt lớn giúp nấu chín thức ăn và sưởi ấm. C ( gr ) + O2 ( g ) ⎯t ⎯→ CO 2 ( g ) o II. Phản ứng thu nhiệt - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. Ví dụ: Phản ứng nung đá vôi là phản ứng thu nhiệt: CaCO 3( s ) ⎯t ⎯→ CaO ( s ) + CO 2( g ) o III. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng 1. Biến thiên enthalpy của phản ứng (∆rH) : - Biến thiên enthalpy của phản ứng là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng hóa học trong quá trình đẳng áp (áp suất không đổi). - Đơn vị: kJ hoặc kcal. - Biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của một phản ứng hóa học, được kí hiệu  r  o , là nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện chuẩn. 298 - Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/ L (đối với chất tan trong dung dịch) và thường chọn nhiệt độ 25oC (hay 298K). 2. Phương trình nhiệt hóa học - Phương trình nhiệt hóa học là phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu (cđ) và sản phẩm (sp). - Phản ứng thu nhiệt (hệ nhận nhiệt của môi trường) thì r >0. - Phản ứng tỏa nhiệt (hệ tỏa nhiệt ra môi trường) thì  r 
  7. Chú ý: 1.  f  298 của đơn chất bền nhất bằng 0 (xét ở điều kiện chuẩn). o 2.  f  298 < 0, chất bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó. o 3.  f  298 > 0, chất kém bền hơn mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó. o V. Ý nghĩa của dấu và giá trị r o 298 - Phản ứng tỏa nhiệt:  f  o (sp)   f  o (cd )   r  o  0 298 298 298 - Phản ứng thu nhiệt:  f  o (sp)   f  o (cd )   r  o  0 298 298 298 - Thường các phản ứng có  r  o < 0 thì xảy ra thuận lợi. 298 Chú ý: Phản ứng thu nhiệt cần cung cấp nhiệt liên tục, nếu dừng cung cấp nhiệt phản ứng sẽ không tiếp diễn VI. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết - Phản ứng hóa học xảy ra khi có sự phá vỡ các liên kết hóa học của chất đầu (cđ) và hình thành các liên kết hóa học của sản phẩm (sp). Sự phá vỡ các liên kết cần cung cấp năng lượng, sự hình thành các liên kết lại giải phóng năng lượng. - Cho phản ứng tổng quát ở điều kiện chuẩn: aA (g) + bB (g) → mM (g) + nN (g) Tính  r  o của phản ứng khi biết các giá trị năng lượng liên kết (Eb) theo công thức: 298  r  o =∑Eb(cd)−∑Eb(sp) 298
  8. Với ∑Eb (cđ); ∑Eb (sp): tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm của phản ứng. - Ví dụ: Dựa vào bảng năng lượng liên kết (phía trên) tính biến thiên enthalpy của phản ứng: 3H2(g) + N2(g) → 2NH3(g)  r  o =∑Eb(cd)−∑Eb(sp) 298 = 3.Eb(H2) + Eb(N2) – 2.Eb(NH3) = 3.Eb(H-H) + Eb(N≡N) – 2.3.Eb(N-H) = 3.432 + 945 – 2.3.391 = -105 kJ < 0 ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt Chú ý: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết được áp dụng cho phản ứng trong đó các chất đều có liên kết cộng hóa trị ở thể khí khi biết giá trị năng lượng liên kết của tất cả các chất trong phản ứng. VII. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành - Cho phương trình hóa học tổng quát: aA + bB → mM + nN  r  o =  f  o (sp)−  f  o  (cd) 298 298 298 Với  f  o (sp);  f  o (cd): tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn tương ứng 298 298 của sản phẩm và chất đầu của phản ứng. - Ví dụ: Tính ro 298 của phản ứng đốt cháy hoàn toàn benzene C6H6(l) trong khí oxygen. 15 C 6 H 6(l ) + O2 ( g ) ⎯⎯→ 6CO 2( g ) + 3H 2 O(l ) TO 2 ro 298 = 6.  f  o (CO2) + 3.  r  o (H2O) –  r  o (C6H6) –15/2  r  o 298 298 298 298 (O2) ro 298 = 6.(-393,50) + 3.(-285,84) – (+49,00) – 15/2.0 ro 298 = -3267,52 kJ
  9. TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 LƯƠNG VĂN CHÁNH Môn: Hóa - Lớp 10 (Chương trình chuẩn) ĐỀ MINH HỌA Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 000 Họ và tên:………………………………………………….Lớp:……………...... * Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Mn = 55. * Các thể tích khí đều đo ở (đktc) A – PHẦN TRẮC NGHIỆM: (28 câu – 7 điểm) Câu 1. Cho phương trình hoá học của phản ứng: C2H4(g) + H₂O(aq) → C2H5OH(aq) Biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất trên cho ở bảng sau đây : Chất f H 0 f H 0 f H 0 Chất 298 f H 0 298 298 Chất 298 (kJ/mol) (kJ/mol) (kJ/mol) (kJ/mol) C2H4(g) +52,47 H2O(aq) –285,84 C2H5OH(aq) –277,63 Biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành chuẩn của các chất trên là : A.  r H 0 = −44,26 kJ . 298 B.  r H 0 = −22,13 kJ . 298 C.  r H 0 = +22,13 kJ . 298 D.  r H 0 = +44,26 kJ . 298 Câu 2. Mô tả nào sau đây là đúng theo phương trình nhiệt hóa học sau? 1 1 N2(g) + O2(g) → NO(g)  r H0 = + 179,20 kJ 298 2 2 1 1 A. Ở điều kiện chuẩn, phản ứng của 2 mol N2(g) với 2 mol O2(g) thu được 1 mol NO(g) và giải phóng một lượng nhiệt là 179,2 kJ. 1 1 B. Ở điều kiện chuẩn, phản ứng của 2 mol N2(g) với 2 mol O2(g) thu được 1 mol NO(g) và giải phóng một lượng nhiệt là 358,4 kJ. 1 1 C. Ở điều kiện chuẩn, phản ứng của 2 mol N2(g) với 2 mol O2(g) thu được 1 mol NO(g) và hấp thu một lượng nhiệt là 179,20 kJ, ta nói enthalpy tạo thành chuẩn của NO(g) là +179,20 kJ/lmol. D. Ở điều kiện chuẩn, phản ứng của 1 mol N2(g) với 1 mol O2(g) thu được 2 mol NO(g) và hấp thu một lượng nhiệt là 179,20 kJ, ta nói enthalpy tạo thành chuẩn của NO(g) là +179,20 kJ/mol. Câu 3. Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O (l)  r H 0 = - 571,68 kJ 298 Phản ứng trên là phản ứng A. không có sự thay đổi năng lượng. B. toả nhiệt và giải phóng 571,68 kJ nhiệt. C. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. D. thu nhiệt và hấp thu 571,68 kJ nhiệt. Câu 4. Chất nào sau đây có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0? A. Na2O(s). B. O2(g). C. H2O(l). D. CO2(g). Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai? A. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào càng ít. B. Một phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy lớn hơn 0 thì phản ứng đó là phản ứng thu nhiệt. C. Một phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0 thì phản ứng đó là phản ứng tỏa nhiệt. D. Đơn vị của  r H hay  r H 0 thường là kJ hoặc kcal. 298 Câu 6. Chất khử còn gọi là A. chất nhận electron. B. chất giảm số oxi hoá. C. chất nhường proton. D. chất bị oxi hoá. Câu 7. Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng tạo thành NO(g) trong không khí: N2(g) + O2(g) → 2NO(g)  r H 0 = +180 kJ 298 Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cho 2 mol N2(g) tác dụng với 1 mol O2(g) thu vào một lượng nhiệt là 180 kJ.
  10. B. Cho 1 mol N2(g) tác dụng với 1 mol O2(g) thu vào một lượng nhiệt là 180 kJ. C. Cho 1 mol N2(g) tác dụng với O2(g) dư thu vào một lượng nhiệt là 180 kJ. D. Cho 1 mol N2(g) tác dụng với 1 mol O2(g) toả ra một lượng nhiệt là 180 kJ. Câu 8. Xét ba phản ứng tạo ra iron (III) nitrate (1) Fe2O3 + 6HNO3 ⎯⎯ 2Fe(NO3 )3 +3 H2O → (2) 3FeO + 10HNO3 ⎯⎯ 3Fe(NO3 )3 + NO + 5H2O → (3) Fe3O4 + 10HNO3 ⎯⎯ 3Fe(NO3 )3 + NO2 + 5H2O → Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là A. chỉ (1). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (1), (3). Câu 9. Đốt cháy 3,6 gam butanol (C4H9OH) thấy có 134 kJ nhiệt được giải phóng. Biến thiên enthalpy của quá trình đốt cháy 1 mol butanol trong cùng điều kiện là A. -134 kJ/mol. B. 2754,44 kJ/mol. C. -2754,44 kJ/mol. D. -268 kJ/mol. Câu 10. Cho phương trình phản ứng: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O. Trong phương trình phản ứng đó có bao nhiêu phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa? A. 1. B. 4. C. 8. D. 10. Câu 11. Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số khối. B. Số proton. C. Số mol. D. Số oxi hóa. Câu 12. Iron cháy sáng trong khí chlorine tạo ra muối iron (III) chloride màu nâu đỏ theo phương trình: 2Fe + 0 t 3Cl2 ⎯⎯ 2FeCl3 → Khí FeCl3 có màu đỏ nâu Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Chloride đóng vai trò là chất khử. B. Iron đóng vai trò là chất oxi hóa. C. Iron bị oxi hóa. D. Nguyên tử iron đã nhường 2 electron trong phản ứng trên. Câu 13. Phương trình nhiệt hoá học nào sau đây ứng với sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng sau? A. Cl2O(g) + 3F2O(g) → 2ClF3(g) + 2O(g)  r H 298 = -394,10 kJ. 0 B. Cl2O(g) + 3F2O(g) → 2ClF3(g) + 2O2(g)  r H 298 = +394,10 kJ. 0 C. 2ClF3(g) + 2O2(g) → Cl2O(g) + 3F2O(g)  r H 298 = +394,10 kJ. 0 D. 2ClF3(g) + 2O2(g) → Cl2O(g) + 3F2O(g)  r H 298 = -394,10 kJ. 0 Câu 14. Số mol electron cần để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là : A. 0,5 mol e B. 1,5 mol e C. 3,0 mol e D. 4,5 mol e
  11. Câu 15. Chất nào sau đây có  f H 298  0 ? 0 A. N2(g). B. S(s). C. Na(s). D. SO3(g) Câu 16. Công thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo năng lượng liên kết là A. rH0 = Eb ( c®) + Eb ( sp ) . 298 B. rH0 = Eb ( sp ) - Eb ( c®) . 298 C.  f H298 = Eb ( c®) xEb ( sp ) . 0 D. rH0 = Eb ( c®) - Eb ( sp ) . 298 Câu 17. Hydrogen phản ứng với chlorine để tạo thành hydrogen chloride theo phương trình H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là (Biết năng lượng liên kết: E(H-H) = 436 kJ/mol, E(Cl-Cl) = 243 kJ/mol, E(H-Cl) = 432kJ/mol). A. −185 kJ/mol. B. + 92,5kJ/mol. C. −92,5 kJ/mol. D. + 185kJ/mol. Câu 18. Chất nào sau đây có tính oxi hóa? A. Fe. B. Na. C. O2. D. Ca. Câu 19. Số oxi hóa của Cr trong CrO3 là A. -6. B. +3. C. +3. D. +6. Câu 20. Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất có kí hiệu là A.  f H 298 . 0 B.  r H . C.  r H 0 . 298 D. H . Câu 21. Hợp chất nào dưới đây không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử? A. CH3OH. B. H2O. C. NH3. D. CH4. Câu 22. Giữa H2O và HF có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 23. Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của A. Các nguyên tử trong phân tử. B. Các electron trong phân tử. C. Các proton trong hạt nhân. D. Các neutron và proton trong hạt nhân. Câu 24. Dãy các chất nào sau đây xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần? A. H2O, H2S, CH4. B. H2S, CH4, H2O. C. CH4, H2O, H2S. D. CH4, H2S, H2O. Câu 25. Phản ứng đốt cháy methane xảy ra như sau: CH4(g) + 2O2(g) ⎯⎯ CO2(g) + 2H2O(l) → to Biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất CH4(g)= -74,8 kJ/mol; CO2(g)= -393,5 kJ/mol; H2O(l)= -285,8 kJ/mol. Vậy biến thiên enthalpy phản ứng chuẩn là A. - 604,5 kJ. B. + 890,3 kJ. C. - 997,7 kJ. D. - 890,3 kJ. Câu 26. Sục từ từ khí SO2 dư vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím), màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo thành là K2SO4, MnSO4 và H2SO4). Nguyên nhân là do A. SO2 đã oxi hóa KMnO4 thành MnO2. B. SO2 đã khử KMnO4 thành Mn+2. C. KMnO4 đã khử SO2 thành S . +6 D. H2O đã oxi hóa KMnO4 thành Mn+2. Câu 27. Phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g) ⎯⎯ 2NH3(g). Biết năng lượng liên kết ở điều kiện → chuẩn (kJ/mol) của N ≡ N; N – H và H – H lần lượt là 946; 391 và 436. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là A. –46 kJ. B. –92 kJ. C. +46 kJ. D. +92 kJ. Câu 28. Trong phản ứng thu nhiệt, sự so sánh nào sau đây đúng về  f H298 (c® và  f H0 (sp) ? 0 ) 298 A.  f H0 (c®) =  f H0 (sp) . 298 298 B.  Df H0 (c®) > Df H0 (sp) . 298 298 C.  f H298 (c®  f H0 (sp) . 0 ) 298 D.  f H298 (c®   f H298 (sp) . 0 ) 0 B – PHẦN TỰ LUẬN: (3 câu – 3 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron : a) Fe2O3 + CO → Fe + CO2 b) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2 Câu 2. (1,0 điểm) Hàm lượng iron (II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate sau: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 ⎯⎯ Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O → Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ với 20ml dung dịch FeSO4 0,10M.
  12. Câu 3: (1,0 điểm) Câu 3.1(0,5 điểm) Dựa vào số liệu về năng lượng liên kết, hãy tính biến thiên enthalpy của 2 phản ứng sau: to 2H2(g) + O2(g) ⎯⎯ 2H2O(g) (1) → to C7H16(g) + 11O2(g) ⎯⎯ 7CO2(g) + 8H2O(g) (2) → Từ giá trị enthalpy thu được, cho biết H2 hay C7H16 là nhiên liệu hiệu quả hơn cho tên lửa (biết trong C7H16 có 6 liên kết C- C và 16 liên kết C-H). Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau: Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol) H-H 432 O=O 498 O-H 467 C-C 347 C-H 432 C=O 745 O-H 467 Câu 3.1: (0,5 điểm) Cho phản ứng sau Muối ammonium bicarbonate (NH4HCO3) được sử dụng làm bột nở, giúp cho bánh nở to, xốp mềm. Hãy giải thích tại sao cần bảo quản bột nở ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao? Biết rằng: NH4HCO3(s) → NH3(g) + CO2(g) + H2O(g)  f H 298 (kJ / mol ) 0 -849,40 -46,11 -393,51 -241,82
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM A- PHẦN TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A C B B A D B C C A D C C D 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 D D A C D A D C B D D B B D Đáp án Điểm Câu 1: +3 +2 0 +4 a) Fe2 O3 + C O ⎯⎯ Fe + C O2 → chất oxh chất khử +2 +4 3x C ⎯⎯ → C + 2e: söï oxi hoùa +3 0 2x Fe + 3e ⎯⎯ Fe :Söï khöû → +3 +2 0 +4 (1,0 điểm) Fe2 O3 + 3 C O ⎯⎯ 2 Fe + 3 C O2 → +2 −1 0 +3 −2 +4 b) FeS2 + O2 ⎯⎯ Fe2 O3 + S O2 → c.khử c.oxh +2 −1 +3 +4 4x Fe S2 ⎯⎯ Fe + 2 S + (1 + 5.2)e: söï oxi hoùa → 0 −2 11x O2 + 4e ⎯⎯ → O :Söï khöû +2 −1 0 +3 −2 +4 4FeS2 + 11O2 ⎯⎯ 2Fe2 O3 +8 S O2 → Câu 2: n FeSO = 0,1.0,02 = 0,002 mol 4 +2 +7 +3 +2 10 Fe SO4 + 2 K Mn O 4 + 8H2SO4 ⎯⎯ 5 Fe2 (SO4 )3 +2 Mn SO 4 +K2SO4 +8 H2O → (1,0 điểm) 0,002 → 4.10 (mol) -4 n 4.10−4 VKMnO = = = 0,02 lít = 20 ml 4 CM 0,02 Câu 3.1: (0,5 điểm) to 2H2(g) + O2(g) ⎯⎯ 2H2O(g) (1) → =>  r H 298 = 2Eb(H2 (g)) + Eb(O2(g)) – 2Eb (H2O(l))= 2.432 + 498 – 2.2.467 o = -506 kJ/mol 0,5.(506) Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 1 gam H2 là = 126,5 kJ 2 o C7H16(g) + 11O2(g) ⎯⎯ 7CO2(g) + 8H2O(g) (2) t → r Ho = Eb(C7H16) + 11. Eb(O2) – 7.Eb(CO2) – 8.Eb(H2O) 298 = 6. Eb (C-C) + 16. Eb (C-H) + 11. Eb (O=O) – 7.2. Eb (C=O) – 8.2.Eb(O-H) (*) = 6.347 + 16.432 + 11.498 –7.2.745 - 8.2. 467 = -3432 kJ/mol 0, 01.(3432) Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 1 gam C7H16 là: = 34,32 kJ 1 Nhiệt lượng do hydrogen tỏa ra lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt tỏa ra của C7H16, vậy hydrogen là nguyên liệu thích hợp hơn cho tên lửa.
  14. Câu 3.2: (0,5 điểm) r 0 =  f  ( NH 3 g )  f  (CO 2 g )  f  ( H 2 Og ) 0 0 0 298 298 + 298 + 298 -  f  0 ( NH 4 HCO3s ) 298 =167,96kJ >0 Phản ứng thu nhiệt nên cần phải bảo quản bột nở ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao để tránh bột nở bị phân hủy
  15. TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 LƯƠNG VĂN CHÁNH Môn: Hóa - Lớp 10 ( Chương trình chuẩn ) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 04 trang) * Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19. Mã đề thi * Các thể tích khí đều đo ở (đktc) 132 Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Cho các phản ứng sau đây: C(s) + O2(g) ⎯t ⎯→ CO2(g)  r  0 = −393,5 kJ o 298 . Phát biểu không đúng là: A. Phản ứng trên tỏa nhiệt. B. CO2(g) bền hơn các đơn chất C(s) và O2(g). C. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) là -393,5kJ/mol. D. Nếu dừng cung cấp nhiệt thì phản ứng trên không thể tự tiếp diễn. Câu 2. Phản ứng hoá học xảy ra trong thí nghiệm nào sau đây là phản ứng oxi hoá – khử? A. Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước. B. Đốt cháy khí H2 trong không khí. C. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. D. Nhỏ dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng. Câu 3. Cho phương trình hoá học sau: 2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2. Chất bị khử trong phương trình trên là A. NaCl. B. NaI. C. Cl2. D. I2. Câu 4. Trong tinh thể nước đá, một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen với tối đa bao nhiêu phân tử nước khác? A. 4 B. 2 C. 1. D. 3 Câu 5. Các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi A. tăng áp suất. B. đun nóng. C. thực hiện trong bình kín. D. dùng chất xúc tác. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng truyền năng lượng dưới dạng nhiệt ra môi trường bên ngoài. B. r 0  0 thì phản ứng tỏa nhiệt. 298 C. Sự hình thành liên kết giải phóng năng lượng. D. Bản chất của phản ứng hoá học là quá trình phá vỡ các liên kết cũ trong chất đầu và hình thành các liên kết mới để tạo thành sản phẩm. Câu 7. Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn: 2NO2(g) → N2O4(g)  r  0 < 0 kJ. Kết luận nào sau 298 đây đúng ? A. Phản ứng tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4 B. Phản ứng thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2 C. Phản ứng tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2 D. Phản ứng thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4 Câu 8. Cho các phản ứng sau: a. Phản ứng ḥòa tan vôi sống (CaO) vào nước. b. Phản ứng trung hoà (acid tác dụng với base). c. Phản ứng nhiệt phân potassium chlorate (KClO3). d. Phản ứng đốt cháy nhiên liệu (xăng, dầu,…) trong động cơ . Số phản ứng thu nhiệt là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Chọn phát biểu sai trong các câu sau đây A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron. B. Trong các hợp chất, số oxi hóa của H luôn là +1. C. Chất khử là chất có số oxy hóa tăng sau phản ứng. D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng. Câu 10. Trong phản ứng: Cl2 + H2O → HCl + HClO, Cl2 đóng vai trò là
  16. A. môi trường. B. chất khử. C. chất oxi hóa. D. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. Câu 11. Liên kết hydrogen được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây? A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau. B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử. C. Kim loại có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen linh động. D. Nguyên tử có độ âm điện lớn (F, O, N... ) đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động. Câu 12. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxy hóa khử? A. 2H2 + O2 ⎯t ⎯→ 2H2O B. 3CuO + 2NH3 ⎯t ⎯→ 3Cu + N2 + 3H2O o o C. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O D. Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 Câu 13. Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau: N 2 ( g ) + O2 ( g ) ⎯ 2 NO ( g ) ⎯→  r H 298 = +180kJ 0 Kết luận nào sau đây đúng? A.  f  0 ( NO, g ) = 180 kJ / mol . 298 B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Sản phẩm khí NO bền hơn hỗn hợp khí nitrogen và oxygen ban đầu; D. Phản ứng hóa học trên xảy ra thuận lợi hơn khi có sự cung cấp nhiệt năng từ môi trường. Câu 14. Tương tác van der Waals ảnh hưởng tới tính chất nào sau đây của phân tử? A. Ổn định nhiệt. B. Sự oxi hoá hoặc sự khử. C. Khối lượng riêng. D. Điểm nóng chảy và điểm sôi. Câu 15. Cho phương trình nhiệt hóa học sau: Zn(s) + CuSO4 (aq) → ZnSO4 (aq) + Cu(s)  r H 298 = −210kJ 0 Phát biểu nào sau đây sai? A. Zn bị oxi hóa. B. Phản ứng trên tỏa nhiệt. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành Cu là +12,6 kJ. D. Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên. Câu 16. Carbon (C) có số oxy hóa +4 trong hợp chất nào sau đây? A. CO B. Al4C3 C. HCOOH D. NaHCO3 Câu 17. Cho các phát biểu sau: (1) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. (2) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. (3) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen. (4) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen. Những phát biểu đúng là A. (2) và (3) B. (1) và (3) C. (2) và (4) D. (1) và (4) Câu 18. Phản ứng tỏa nhiệt là A. phản ứng không có sự trao đổi nhiệt với môi trường. B. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. C. phản ứng cần cung cấp nhiệt liên tục. D. phản ứng có ∆rH > 0. Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K. B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol/lít (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K. C. Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn. D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 0 °C. Câu 20. Cho phản ứng hóa học: Mg + Cl2 → MgCl2. Kết luận nào sau đây đúng? A. Mỗi nguyên tử Mg nhận 2 electron. B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2 electron. C. Mỗi nguyên tử Mg nhường 2 electron. D. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2 electron. Câu 21. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là
  17. A. nhiệt lượng toả ra của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi. B. nhiệt lượng thu vào của phản ứng ở nhiệt độ không đổi. C. nhiệt lượng toả ra hoặc thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất và nhiệt độ không đổi. D. nhiệt lượng toả ra hoặc thu vào của phản ứng ở điều kiện chuẩn. Câu 22. Nguyên tử H trong phân tử H2O tạo được liên kết hydrogen với A. HI B. H2S C. NH3 D. CCl4 Câu 23. Số oxi hóa của Mn trong K2MnO4 A. +6 B. +1 C. +4 D. +7 Câu 24. Một loại liên kết rất yếu, hình thành bởi hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử là A. liên kết ion. B. tương tác van der Waals. C. liên kết cộng hóa trị. D. liên kết hydrogen. Câu 25. Cho giản đồ sau: Phát biểu sai là A. Nhiệt lượng cần cung cấp để phản ứng xảy ra là 1450 kJ. B. Nhiệt tạo thành của chất đầu lớn hơn nhiệt tạo thành của sản phẩm. C. Phản ứng có thể tự diễn tiến sau khi dừng cung cấp nhiệt. D. Nhiệt lượng toả ra của phản ứng là 1450 kJ. Câu 26. Cho phản ứng sau: 2C(s) + O2(g) → 2CO(g)  r  0 = -221,0 kJ. Enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g) là 298 A. – 221,0 kJ/ mol. B. 221,0 kJ/ mol. C. – 110,5 kJ/ mol. D. 110,5 kJ/ mol. Câu 27. Khi tạo thành 1 mol khí HF từ các đơn chất bền có giải phóng ra một lượng nhiệt là 269,5kJ. Vậy khi phân hủy 2 gam khí HF thành các đơn chất thì lượng nhiệt kèm theo quá trình đó là bao nhiêu? A. 26,95kJ B. 269,5kJ C. -26,95kJ D. -269,5kJ Câu 28. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết được áp dụng cho các chất đều có A. Liên kết cộng hóa trị ở thể khí B. Liên kết cộng hóa trị ở thể lỏng. C. Liên kết cộng hóa trị ở thể rắn. D. Liên kết cộng hóa trị ở mọi trạng thái. Phần II: Tự luận (3 điểm) Câu 29 (0,5 điểm). Cho dãy các chất kèm nhiệt độ sôi (oC) như bảng sau: Chất HF HCl HBr HI Nhiệt độ sôi ( C) o 19,5 -85 -66 -35 Giải thích vì sao HF có khối lượng phân tử nhỏ nhất nhưng lại có nhiệt độ sôi cao nhất? Câu 30 (1,0 điểm). Cân bằng các phản ứng oxy hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron (chỉ rõ chất oxy hóa, chất khử, quá trình oxy hóa, quá trình khử) a. HNO3 đ + C ⎯⎯→ NO2 + CO2 + H2O o t b. C2H6O + O2 ⎯ ⎯→ CO2 + H2O o t Câu 31 (1,0 điểm). Trong cơ thể người, glucose (C6H12O6) bị oxy hóa theo phương trình sau: C6H12O6 (s) + 6O2(g) → 6CO2(g) + 6H2O (l) a. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng trên? Phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Cho biết nhiệt tạo thành của các chất như sau:
  18. Chất C6H12O6 (s) O2(g) CO2(g) H2O(l)  f H (kJ/mol) 0 298 -1273,30 0 -393,50 -285,84 b. Dung dịch glucose 5% (d=1,1 g/mL) là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch, là loại thuốc thiết yếu quan trọng. Một bệnh nhân bị suy nhược cơ thể được truyền 1 chai dung tích 500 mL dung dịch glucose 5% Tính năng lượng tối đa bệnh nhân đó có thể nhận khi được truyền chai thuốc trên. Câu 32 (0,5 điểm). a. Dựa vào bảng năng lượng các loại liên kết dưới đây; hãy tính biến thiên enthalpy (  r H 298 ) của phản ứng đốt 0 cháy 1 mol khí butane (C4H10) theo sơ đồ như sau: C4H10(g) + O2(g)→ CO2(g) + H2O(g) Liên kết Eb(kJ/mol) Liên kết Eb(kJ/mol) C-C 347 H-O 467 C=C 614 H-C 413 C-O 358 H-H 432 C=O 745 O=O 498 b. Khi pha loãng 100 mL sulfuric acid (H2SO4) thì thấy cốc đựng dung dịch nóng lên. Vậy quá trình pha loãng H2SO4 đặc tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Một học sinh khi pha loãng H2SO4 đặc đã cho từ từ từng lượng nhỏ acid vào nước. Học sinh đó đã làm đúng hay sai ? Vì sao? ----------- HẾT ---------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, được sử dụng bảng HTTH )
  19. ĐÁP ÁN GIỮA KÌ 2 – HÓA 10 Phần I: Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 D B C A B A C A B D D C D D 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 C D B B B C D C A B A C A A Phần II: Tự luận Câu 29 HF có khối lượng phân tử nhỏ nhất nhưng lại có nhiệt độ sôi cao nhất vì giữa 0,25 các phân tử HF tạo được liên kết hydrogen với nhau, còn các phân tử còn lại không tạo được liên kết này. 0,25 Câu 30 a. Chất oxy hóa: HNO3 Chất khử: C 0,25 0 +4 Quá trình oxy hóa: C → C + 4e x 1 +5 +4 Quá trình khử: N + 1e → N x 4 0,25 +C ⎯⎯→ 4NO2 + CO2 + 2H2O o t Phương trình: 4HNO3 đ b. Chất oxy hóa: O2 Chất khử: C2H6O −2 +4 Quá trình oxy hóa: 2C + → 2C + 12e x 1 0,25 0 −2 Quá trình khử: O 2 + 4e → 2O x3 Phương trình: C2H6O + 3O2 ⎯⎯→ 2CO + 3 H O o t 2 2 0,25 Câu 31 a.  r  0 = 6. f  0 (CO2 g ) + 6. f  0 ( H 2 Ol ) 298 298 298 0,5 − [ f  0 (C6 H 12 O6 s ) + 6. f  0 (O2, g ) 298 298 =-2802.74 kJ
  20. MA TRẬN GIỮA KÌ 2 - Hóa học 10 I – MA TRẬN * Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm (4 phương án, lựa chọn 1 phương án đúng nhất) và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận). * Cấu trúc đề kiểm tra: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm (7,0 điểm): 28 câu, mỗi câu 0,25 điểm (mức độ nhận biết và thông hiểu). - Phần tự luận: 3,0 điểm (vận dụng và vận dụng cao). - Nội dung kiểm tra: Chương 3 ( Liên kết hóa học), chương 4 (Phản ứng oxi hóa-khử), chương 5 (Năng lượng hóa học). Mức độ nhận thức Tổng Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao số điểm Số Chương/chủ đề Nội dung/đơn vị kiến thức TT TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Liên kết Hydrogen và tương Liên kết hydrogen và Tương tác Van der 1 1 1 4 14.3% tác Vander Waals ( 2 tiết) Waals 1 Số oxi hóa 2 1 3 18.6% 2 Phản ứng oxi hóa khử (4 tiết) Phản ứng oxi hóa khử 3 3 1 1 5 Enthalpy tạo thành và biến thiên 5 4 9 32,1% enthalpy của phản ứng 3 Năng lượng hóa học (7 tiết) Tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa 4 3 1 1 2 7 25% học Tổng số câu 16 12 2 1 3 28 31 Tỉ lệ % 0 40 0 30 20 0 10 0 30 70 100 Tổng hợp chung 40 30 20 10 100 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2