intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí

  1. ĐỀ CƢƠNG LỊCH SỬ 10 – GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Củng cố lại kiến thức trong chương trình học kì II gồm các bài: 9, 11, 12, 13, 14, 15, 16 . 2. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong quá trình ôn tập, làm bài kiểm tra. 3. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ, tự học; giải quyết vấn đề sáng tạo; ngôn ngữ . - Năng lực chuyên biệt bộ môn lịch sử: + Tìm hiểu lịch sử. + Nhận thức và tư duy lịch sử. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. II. ĐỀ CƢƠNG 1. Hƣớng dẫn đề cƣơng theo bài Bài 9: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại - Nêu được những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba: tự động hoá dựa vào máy tính, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, Internet, ... - Nêu được những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: sự phát triển kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và sự phát triển của các công nghệ liên ngành, đa ngành… - Nêu được ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển kinh tế của thế giới thông qua ví dụ cụ thể. Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á - Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về lịch sử văn minh Đông Nam Á. - Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á. - Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á về tôn giáo và tín ngưỡng, văn tự và văn học, kiến trúc và điêu khắc. - Biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á, tham gia bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về văn minh Văn Lang - Âu Lạc. - Nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc. - Nêu được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước. Bài 13. Văn minh Chăm-Pa, văn minh Phù Nam - Nêu được cơ sở hình thành văn minh Champa. - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Champa về đòi sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước. - Nêu được cơ sở hình thành văn minh Phù Nam. - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước. - Biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. Nhận thức được giá trị trường tồn của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Có ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Có trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc. Bài 14. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt - Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt. - Trình bày được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt về kể thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền độc lập tự chủ của đất nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ. Trang 1/4
  2. - Nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt. - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những thành tựu của văn minh Đại Việt. Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật. - Phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. - Trân trọng giá trị của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hoá Việt Nam. Bài 16: Các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam - Nêu được thành phần dân tộc theo dân số. - Trình bày được nét chính về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Nêu được nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Vệt Nam. - Trân trọng giá trị của nền văn hoá cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam, vận dụng hiểu biết về hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hoá Việt Nam. 2. Đề minh họa PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thời hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là A. cách mạng 4.0. B. cách mạng công nghiệp 3.0. C. cách mạng kĩ thuật. D. cách mạng công nghệ. Câu 2. Một trong những hạn chế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là vấn đề A. nguồn nhân lực chất lượng cao. B. giải phóng sức lao động con người. C. mở rộng giao lưu văn hoá. D. an ninh mạng và quyền riêng tư. Câu 3. Văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là nền văn minh A. nông nghiệp khoai nước. B. nông nghiệp trồng lúa nước. C. thủ công nghiệp sông nước. D. thương mại trên biển. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc cư dân các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời kì cổ - trung đại? A.Tiếp thu những thành tựu văn minh nhân loại để phát triển nền văn minh của mình. B. Thể hiện sức sáng tạo, ý thức tự chủ, tự cường của cư dân các dân tộc Đông Nam Á. C. Tạo điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc. D. Chữ viết sáng tạo trên cơ sở vay mượn từ bên ngoài nên tính dân tộc không cao. Câu 5. Nền kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. săn bắn, hái lượm. B. nông nghiệp lúa nước. C. thương nghiệp. D. thủ công nghiệp. Câu 6. Tín ngưỡng nổi bật của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ các vị thần tự nhiên. C. Tín ngưỡng phồn thực. D. Thờ cúng thần sông. Câu 7. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu cho văn hóa Chăm ở Việt Nam là A. thánh địa Mỹ Sơn. B. dinh Thống Nhất. C. chùa Yên Tử. D. chùa Trấn Quốc. Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của vương quốc Phù Nam? A. Quốc gia phát triển trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. B. Quốc gia phát triển trên cơ sở văn hóa Óc Eo. C. Có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. D. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Câu 9. Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt? A. Dựa trên nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt. B. Kế thừa sự phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh. C. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa Phương Tây. D. Sự du nhập và lớn mạnh của Thiên Chúa giáo. Trang 2/4
  3. Câu 10. Trung tâm chính trị - văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là A. Phố Hiến. B. Thanh Hà. C. Thăng Long. D. Hội An. Câu 11. Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào? A. Thời Lý. B. Thời Trần. C. Thời Lê sơ. D. Thời Hồ. Câu 12. Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam còn được gọi là A. Cục bách tác. B. Quốc sử quán. C. Quốc tử giám. D. Hàn lâm viện. Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt? A. Có cội nguồn từ các nền văn minh cổ xưa trên đất nước Việt Nam. B. Tiếp thu chọn lọc từ thành tựu của các nền văn minh bên ngoài. C. Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến. D. Trải qua quá trình đấu tranh, củng cố độc lập dân tộc của quân và dân ta. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt trong khuyến khích nông nghiệp phát triển? A. Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập. B. Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác. C. Tổ chức nghi lễ cày ruộng tịch điền khuyến khích sản xuất. D. Nhà nước quan tâm trị thủy, bảo vệ sức kéo nông nghiệp. Câu 15. Đặc trưng cơ bản của văn minh Đại Việt là A. nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã. B. nông nghiệp lúa nương và văn hóa làng xã. C. nông nghiệp chăn nuôi và văn hóa phi làng xã. D. thương nghiệp và văn hóa làng chài – làng nông. Câu 16. Làng nghề Bát Tràng, Chu Đậu của văn minh Đại Việt nổi tiếng với mặt hàng thủ công nào sau đây? A. gốm. B. dệt. C. đan nát. D. giò chả. Câu 17. Các hoạt động sản xuất chủ yếu như đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội dưới thời phong kiến là nhiệm vụ của A. Cục Bách tác và các quan xưởng. B. các làng nghề thủ công. C. Bộ Hộ. D. Quan Hà Đê sứ. Câu 18. Lễ hội nào sau đây của văn minh Đại Việt thường tổ chức lễ hội nào sau đây vào đầu xuân với mục đích khuyến khích sản xuất nông nghiệp? A. Tịch Điền. B. Khai bút. C. Thả hoa đăng. D. Phóng sinh. Câu 19. Vì sao thời phong kiến lại có luật nghiêm cấm giết mổ trâu bò? A. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. B. vì trâu là linh vật nước ta. C. do ảnh hưởng của tôn giáo. D. bảo vệ nghề chăn nuôi. Câu 20. Luật pháp của các triều đại phong kiến Đại Việt không đề cao vấn đề nào dưới đây? A. Tính dân tộc và chủ quyền quốc gia. B. Tính tự trị của các làng xã, châu, huyện. C. Quyền lực của vua, quyền lợi của quý tộc, quan lại. D. Quyền lợi của nhân dân (trong đó có quyền lợi của phụ nữ). Câu 21. Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Đinh-Tiền Lê? A. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. B. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, chặt chẽ, tính chuyên chế cao. C. Đặt cơ sở cho sự hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau. D. Tổ chức còn đơn giản nhưng đã thể hiện ý thức độc lập, tự chủ. Trang 3/4
  4. Câu 22. Dân tộc nào sau đây chiếm đa số ở Việt Nam? A. Kinh. B. Lô Lô. C. Mường. D. Tày. Câu 23. Tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh là A. tín ngưỡng phồn thực. B. thờ các thần tự nhiên. C. thờ tổ nghề. D. thờ cúng tổ tiên. Câu 24. Tín ngưỡng, tôn giáo sau đây được người Việt tiếp thu từ bên ngoài? A. Thờ Phật. B. Thờ anh hùng dân tộc. C. Thờ ông Thành hoàng. D. Thờ cúng tổ tiên. Câu 25. Với người Kinh, dịp lễ tết lớn nhất trong năm của họ là tết A. Nguyên Tiêu. B. Hàn thực. C. Nguyên đán. D. Trung thu. Câu 26. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khiến các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trước đây chủ yếu là đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi? A. Sống chủ yếu ở miền núi dốc, hẹp. B. Sống chủ yếu ở vùng đồng bằng nhiều sông, kênh. C. Nhu cầu vận chuyển đồ đạc ngày càng nhiều. D. Lúc bấy giờ phương tiện xe và thuyền chưa xuất hiện. Câu 27. Yếu tố nghệ thuật nào sau đây không phải là nét nghệ thuật điển hình của các dân tộc vùng Tây Bắc? A. Các làn điệu dân ca. B. Múa xòe. C. Văn hóa Cồng chiêng. D. Thổi khèn. Câu 28. Yếu tố nào sau đây không phải là đặc điểm trong hoạt động sản xuất chủ yếu của tộc người Kinh? A. Trồng lúa trên ruộng bật thang. B. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản. C. Thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. D. Trồng lúa và cây lương thực khác. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích tác động và ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy giới thiệu về Không gian văn hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên theo các gợi ý: phạm vi - địa điểm, chủ nhân, những yếu tố cấu thành, UNESCO công nhận. Câu 3 (2,0 điểm): Khái quát những thành tựu cơ bản và rút ra đặc điểm về khoa học, kĩ thuật của văn minh Đại Việt. Câu 4 (1,0 điểm):Theo anh/chị, để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay mỗi cá nhân cần phải làm những gì? Câu 5 (2,0 điểm): Phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Xác định và lí giải cơ sở mang tính quyết định. Câu 6 (1,0 điểm): Hãy giới thiệu với du khách về Văn Miếu – Quốc Tử Giám – một thành tựu của nền văn minh Đại Việt theo các gợi ý: lời chào, thời gian xây dựng, đặc điểm – ý nghĩa. Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2