intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NHÓM LICH SỬ Môn: Lịch sử 11 Đề cương gồm có 04 trang Năm học2023 - 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 50% + Tự luận 50% (20 câu trắc nghiệm + Tự luận). II. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết: 1.1. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mạng - Bối cảnh lịch sử - Nội dung cải cách - Kết quả, ý nghĩa 2. Một số dạng câu hỏi, bài tập cần lưu ý - Dạng 1: Câu hỏi trình bày - Dạng 2: Câu hỏi về phân tích - Dạng 3: Câu hỏi so sánh - Dạng 4: Câu hỏi giải thích - Dạng 5: Câu hỏi liên hệ thực tiễn 3. Một số câu hỏi, bài tập minh họa hoặc đề minh họa: 3.1 Trắc nghiệm Câu 1. Nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã tiến hành A.cải cách văn hoá, xã hội, giáo dục. B.xây dựng toà thành Tây Đô kiên cố. C.buộc vua Trần nhường ngôi cho mình. D. ban hành chính sách hạn điền, hạn nô. Câu 2. Nửa sau thế kỉ XIV, cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây đã diễn ra để chống lại nhà Trần? A.Khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương). B. Khởi nghĩa Phùng Hưng (Hà Tây). C. Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang). D. Khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh Hoá).
  2. Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi và lập ra triều đại A. nhà Lê sơ. B. nhà Nguyễn. C. nhà Hồ. D. nhà Lý. Câu 4. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã A. tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm. B. tạo ra cục diện chiến tranh Nam-Bắc triều. C. mở rộng lãnh thổ về phía Nam. D. tiến hành cuộc cải cách sâu rộng. Câu 5. Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ không đề cập đến lĩnh vực nào sau đây? A. Văn hoá - giáo dục. B. Chính trị - quân sự. C. Kinh tế - xã hội. D. Thể thao - du lịch. Câu 6. Cuộccải cách của Hồ Quý Lytiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây? A. Nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng. B. Nhà Trần đang giai đoạn phát triển thịnh đạt. C. Giặc Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. D. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao. Câu 7. Về kinh tế - xã hội,nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các điền trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã A. cho phát hành tiền giấy. B. ban hành chính sách hạn điền. C. cải cách chế độ giáo dục. D. thống nhất đơn vị đo lường. Câu 8. Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các vương hầu, quý tộc, quan lại được gọi là A.phép hạn gia nô. B.chính sách hạn điền. C.chính sách quân điền. D.bình quân gia nô. Câu 9. Xây dựng nhiều thành luỹ kiên cố, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến là nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về A. kinh tế. B. văn hoá. C. quân sự. D. xã hội. Câu 10. Hạn chế sự phát triển của Phật giáo, chấn chỉnh lại chế độ thi cử, đề cao chữ Nôm là nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về A.kinh tế, xã hội. B.văn hoá, giáo dục. C.chính trị, quân sự D.hành chính, pháp luật.
  3. Câu 11. Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước A. khủng hoảng, suy thoái. B. đã từng bước ổn định. C. khó khăn và bị chia cắt. D. rối ren, cát cứ khắp nơi. Câu 12. Năm 1460, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành A. cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực. B. mở cuộc tiến công sang Trung Quốc. C. công cuộc thống nhất đất nước. D. khuyến khích phát triển ngoại thương. Câu 13. Nguyên tắc ban cấp ruộng đất của chế độ quân điền là A. lấy ruộng đất công chia cho dân. B. ưu tiên phần nhiều cho quan lại. C. ruộng xã nào chia cho dân xã ấy. D. không chia cho trẻ em mồ coi. Câu 14. Về cải cách hành chính, ở trung ương, vua Lê Thánh Tông cho xóa bỏ hầu hết các chức quan A. đại thần. B. thừa ty. C. hiến ty. D. đô ty. Câu 15. Năm 1466, ở địa phương, vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành A. 10 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô. B. 11 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô. C. 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô. D. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô. Câu 16. Trong bộ máy nhà nước dưới thời vua Lê Thánh Tông, quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua A. kế vị. B. đề cử. C. ứng cử. D. khoa cử. Câu 17. Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành A. Hoàng Việt luật lệ. B. Quốc triều hình luật. C. Hình luật. D. Hình thư. Câu 18. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương thời Lê sơ từ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông là A. đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã. B. phủ Thừa Thiên, châu, huyện, xã, làng. C. đạo thừa tuyên, phủ, châu, hương, xã. D. phủ Thừa Thiên, huyện, châu, xã, làng.
  4. Câu 19. Quân đội dưới thời vua Lê Thánh Tông được gọi là A. thân binh và tân binh. B. tân binh và ngoại binh. C. thủy binh và bộ binh. D. cấm binh và ngoại binh. Câu 20. Để rèn luyện quân đội, nhà Lê sơ ngoài việc duyệt binh sĩ hàng năm còn có quy định nào sau đây? A. Mua sắm vũ khí phương Tây trang bị cho quân đội. B. Thường xuyên huấn luyện theo kiểu phương Tây. C. Cứ 3 năm tổ chức một kỳ thi khảo võ nghệ. D. Mời võ sĩ phương Tây huấn luyện cho quân đội. Câu 21. Cuộc cải cách hành chính lớn nhất dưới triều Nguyễn được tiến hành bởi vua A. Gia Long. B. Minh Mạng. C. Tự Đức. D. Hàm Nghi. Câu 22. Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất triều đình nhà Nguyễn, vua Minh Mạng đã A. thành lập Cơ mật viện. B. tiến hành cuộc cải cách. C. cải tổ Văn thư phòng. D. cải tổ Quốc tử giám. Câu 23. Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) là A. kinh tế. B. chính trị. C. hành chính. D. quân sự. Câu 24. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, các cơ quan Nội các và Cơ mật viện có vai trò tư vấn cho nhà vua về A. kinh tế. B. quân sự. C. giáo dục. D. tài chính. Câu 25. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, các cơ quan Nội các và Cơ mật viện có vai trò tư vấn cho nhà vua về A. kinh tế. B. hành chính. C. giáo dục. D. tài chính. Câu 26. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, các cơ quan Nội các và Cơ mật viện có vai trò tư vấn cho nhà vua về A. kinh tế. B. an ninh. C. giáo dục. D. tài chính.
  5. Câu 27. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, các cơ quan Nội các và Cơ mật viện có vai trò tư vấn cho nhà vua về A. kinh tế. B. chính trị. C. giáo dục. D. tài chính. Câu 28. Ở địa phương, trong công cuộc cải cách hành chính, vua Minh Mạng đã chia cả nước thành A. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. B. Bắc Thành, Gia Định thành và trực doanh. C. từ phủ Thừa Thiên ra Bắc thành 18 tỉnh. D. từ phủ Thừa Thiên vào Nam thành 12 tỉnh. Câu 29. Đối với các vùng dân tộc thiểu số, cuộc cải cách của vua Minh Mạng không có nội dung nào sau đây? A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng. B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương. C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp. D. Phong tước vương cho các tù trưởng địa phương. Câu 30. Đối với các vùng dân tộc thiểu số, cuộc cải cách của vua Minh Mạng không có nội dung nào sau đây? A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng. B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương. C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp. D. Kết thông gia, mở rộng quyền lực cho các tù trưởng. 3.2. Tự luận Câu 1: Trình bày nội dung cải cách củ Hồ Quý Ly Câu 2: Phân tích điểm hạn chế và tích cực của cải cách Hồ Quý Ly Câu 3: So sánh cải cách của Lê Thánh Tông và Minh Mạng Câu 4: Nhận xét về cải cách của Lê Thánh Tông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0