intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm" sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức chuẩn bị cho kì kiểm tra đạt kết quả tốt nhất. Để làm quen và nắm rõ nội dung chi tiết đề thi, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập tại đây nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II- NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II . NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN NGỮ VĂN 10 PHẦN I . KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM PHẦN ĐỌC – HIỂU I. Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu 1. Phạm vi Các văn bản thuộc thể loại: thơ. 2. Yêu cầu: đọc hiểu văn bản theo các cấp độ: - Nhận biết về thể loại, đề tài, phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu thơ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật,… - Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ, câu thơ, hình ảnh, biện pháp tu từ… trong văn bản. - Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề nêu ra trong văn bản. II. Kiến thức trọng tâm: 1. Kiến thức về từ - Phân loại từ theo phạm vi sử dụng: Từ toàn dân, từ địa phương, khẩu ngữ, thuật ngữ… - Phân loại từ theo cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép) - Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh, tương phản, chơi chữ... + So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. + Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên. + Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng một cái tên khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Điệp là lặp đi lặp lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ… Điệp vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu. + Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị. 1
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II- NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2022-2023 + Nói quá là biện pháp nghệ thuật phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc nhằm tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho cách diễn đạt. +Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 2. Kiến thức về văn bản - Đề tài, chủ đề, bố cục, nội dung chính của văn bản - Phương thức biểu đạt của văn bản. PHẦN II: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau. I. Yêu cầu – phạm vi kiến thức – cách làm 1. Yêu cầu - Học sinh biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận. - Học sinh phải biết cách trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, khoa học. - Học sinh vận dụng lí lẽ, dẫn chứng xác thực và thuyết phục để trình bày một vấn đề xã hội được rút ra từ tác phẩm văn học. - Khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống. 2. Phạm vi - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau. - Đề tài: có thể lựa chọn những vấn đề mang tính thời sự đang được nhiều người bàn luận; cũng có thể lựa chọn những vấn đề mình từng có trong quá trình suy nghĩ lâu dài. Ví dụ: Có thể viết về tình yêu tuổi học trò, sự lựa chọn thần tượng của giới trẻ, xu hướng sống đơn giản, ảnh hưởng của đại dịch đối với đời sống xã hội,… 3. Cách làm - Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận và gây được ấn tượng với người đọc - Thân bài: + Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống xã hội. + Trình bày quan điểm cá nhân: Bạn lựa chọn góc nhìn nào? Cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của bạn là gì? Vấn đề xã hội tác động như thế nào đối với cá nhân và công đồng. + Trình bày những cơ sở và về nhận thức và thực tiễn cho phép người viêt đề xuất quan điểm nhìn nhận, đánh giá về vấn đề xã hội như vậy. + Nêu lí lẽ, phân tích bằng chứng để chứng minh quan điểm của bạn và thuyết phục người nghe, người đọc đồng tình. - Kết bài: 2
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II- NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2022-2023 + Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội vừa bàn luận. + Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề đó. * Lưu ý: - Văn phong cần mạch lạc, rõ ràng, phù hợp với đối tượng tiếp nhận và nội dung vấn đề. - Trọng tâm của bài viết là thuyết phục người đọc đồng tình với cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề của bạn. PHẦN III. ĐỀ MINH HỌA Phần I. Đọc – hiểu (6,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Khi con biết đòi ăn Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu Mẹ là người thức hát ru con Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời - Đất Như cuộc đời không thể thiếu trong con Nếu có đi vòng quả đất tròn Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ Cái vòng tay mở ra từ tấm bé Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên Mẹ là người đã cho con cái tên riêng Trước cả khi con bật lên tiếng "Mẹ" Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ Đến lúc trưởng thành Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu Mẹ! Có nghĩa là bắt đầu Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc. Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời Một mặt đất Một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát Chỉ có một lần mẹ không ngăn con khóc Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con Là khi mẹ không còn Hoa hồng đỏ từ đây hoá trắng... 3
  4. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II- NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2022-2023 Rồi những đứa bé lại chào đời và lớn lên theo năm tháng Biết bao người được làm mẹ trong ngày Tiếng trẻ con gọi mẹ ngân nga trên trái đất này Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng (Trích: Ngày xưa có mẹ – Thanh Nguyên) Câu 1 (0,75đ). Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. Câu 2 (0,75đ). Chỉ ra cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau: Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu Mẹ là người thức hát ru con Câu 3 (1,0đ). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong các câu thơ sau: Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời Một mặt đất Một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát Chỉ có một lần mẹ không ngăn con khóc Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con Là khi mẹ không còn Hoa hồng đỏ từ đây hoá trắng... Câu 4 (1,0đ). Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 5 (1,0đ). Người con thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào trước công ơn của mẹ qua đoạn thơ sau: Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ Đến lúc trưởng thành Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu Câu 6 (1,5đ). Hãy cho biết những hành động thể hiện lòng biết ơn đối với cha/mẹ (hoặc người đang nuôi dưỡng) anh/chị. Phần II. Viết văn (4,0 điểm) Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sống đẹp của giới trẻ hiện nay. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2