Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long" bao gồm lí thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức môn Sinh học nhằm giúp các bạn học sinh nghiên cứu, tham khảo cho kỳ thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long
- Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội Trường THPT Bắc Thăng Long ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 10 – GHKII – NĂM HỌC: 2021 – 2022 I. Trắc nghiệm 1. Phần Quang hợp 1. Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây? A. Hóa tổng hợp B. Hóa phân li C. Quang tổng hợp D. Quang phân li 2. Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp? A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo C. Thực vật và nấm D. Thực vật và động vật 3. Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây? A. Khí oxi và đường B. Đường và nước C. Khí cacbonic, nước và năng lượng ánh sáng D. Khí cacbonic và nước 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2 D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp? A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối 6. Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng? (2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp (3) Là quá trình oxi hóa nước (4) Nhất thiết phải có ánh sáng Những phương án trả lời đúng là A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (3) D. (1), (4) 7. Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng? A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng B. Nước được phân li và giải phóng điện tử C. Cacbohidrat được tạo ra D. Hình thành ATP 8. Trong quang hợp, oxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây? A. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục B. Quang phân li nước C. Các phản ứng oxi hóa khử D. Chuỗi truyền electron 9. Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ A. Quá trình quang phân li nước B. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động C. Hoạt động của chuỗi truyền electron D. Sự hấp thụ năng lượng của nước 10. Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng? A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước C. O2 được giải phóng ra khí quyển D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối 11. Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây? Trang 1
- A. chất nền của lục lạp B. các hạt grana C. màng tilacoit D. các lớp màng của ll 12. Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ A. Ánh sáng mặt trời B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp D. Tất cả các nguồn năng lượng trên 13. Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối (1) Giải phóng oxi (2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat (3) Giải phóng electron từ quang phân li nước (4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP (5) Sinh ra nước mới Những phương án trả lời đúng là A. (1), (4) B. (2), (3) C. (3), (5) D. (2), (5) 14. Chu trình nào sau đây xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp? A. Chu trình Canvin B. Chu trình Crep C. Chu trình Cnop D. Cả A, B, C 15. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đường được tạo ra trong pha sáng B. Khí oxi được giải phóng trong pha tối C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào D. Oxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước 2. Phần Hô hấp tế bào Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào? A. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O B. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian C. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP Câu 2: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng? A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào Câu 3: Chu trình Creb không có sự tham gia của chất nào sau đây? A. Axit piruvic B. Axetyl-CoA C. FAD+ D. NAD+ Câu 4: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm: A. Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt) B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt) C. Nước, khí cacbonic và đường D. Khí cacbonic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt) Câu 5: Đặc điểm chỉ có ở hô hấp kị khí mà không có ở hô hấp hiếu khí là: A. diễn ra trong môi trường không có O2 B. không trải qua giai đoạn chuỗi truyền điện tử C. sản phẩm tạo ra có ATP, CO2. H2O D. diễn ra ở mọi tế bào vi khuẩn Câu 6: Chất nào sau đây không được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào? A. glucozo Trang 2
- B. fructozo C. xenlulozo D. gahlalactozo Câu 7: Khi nói về hô hấp kị khí, phát biểu nào sayu đây đúng? A. Không trải qua chu trình Crep và chuỗi truyền (e) B. Hiệu quả chuyển hóa năng lượng cao hơn hô hấp hiếu khí C. Chỉ diễn ra ở một số vi khuẩn khi môi trường không có O2 D. Không trải qua giai đoạn chuỗi truyền điện tử và đường phân Câu 8: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân? A. Glucozo → axit piruvic + ATP + NADH B. Glucozo → CO2 + ATP + NADH C. Glucozo → nước + năng lượng D. Glucozo → CO2 + nước Câu 9: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự hô hấp ở thực vật? A. Sự có mặt của các nguyên tử hidro B. Sự có mặt của các phân tử CO2 C. Vai trò xúc tác của các enzym hô hấp D. Sự cung cấp năng lượng của các phân tử ATP Câu 10: Quá trình đường phân xảy ra ở A. Trên màng của tế bào B. Trong tế bào chất (bào tương) C. Trong tất cả các bào quan khác nhau D. Trong nhân của tế bào Câu 11: Quá trình hô hấp có ý nghĩa: A. đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật C. làm sạch môi trường D. chuyển hóa gluxit thành CO2, H2O và năng lượng Câu 12: Sau giai đoạn đường phân, axit piruvic được chuyển hóa thành axetyl – CoA và được phân giải tiếp ở A. màng ngoài của ti thể B. trong chất nền của ti thể C. trong bộ máy Gôngi D. trong các riboxom Câu 13: Trong hô hấp hiếu khí, dòng di chuyển điện tử được mô tả theo sơ đồ: A. nguyên liệu hô hấp → chu trình Creb → NAD+ → ATP B. Nguyên liệu hô hấp → NADH → chuỗi truyền e → O2 C. nguyên liệu hô hấp → ATP → O2 D. nguyên liệu hô hấp → đường phân → chu trình Creb → NADH → ATP Câu 14: Nếu màng trong của ti thể bị phá vỡ thì ATP không được tổng hợp theo phương thức hóa thẩm. Vì nguyên nhân nào sau đây? A. Chuỗi truyền điện tử bị ức chế B. Chu trình Creb không diễn ra C. Không còn sự chênh lệch nồng độ H+ D. ATP bị mất đi do ti thể mất màng trong Câu 15: Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau: Đường phân Chuỗi truyền electron hô hấp Chu trình Crep Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (1) → (3) → (2) → (4) C. (1) → (4) → (3) → (2) D. (1) → (4) → (2) → (3) Trang 3
- Câu 16: Tế bào đang hô hấp hiếu khí thì đột nhiên hết oxi, ngay sau đó sản phẩm của quá trình hô hấp được tạo ra nhiều nhất là: A. FADH2, NADH B. ATP, FAD+, NAD+ C. FAD+, NAD+ D. CO2, H2O Câu 17: Trải qua giai đoạn đường phân và chu trình Creb, một phân tử glucozo sẽ tạo ra được tổng số phân tử ATP là: A. 2 B. 4 C. 8 D. 36 Câu 18: Ở tế bào Eucaryota, chu trình Creb diễn ra ở: A. Tế bào chất B. Chất nền của ti thể C. Màng trong của ti thể D. Màng ngoài của ti thể Câu 19: Nước được tạo ra ở giai đoạn nào? A. Đường phân B. Chuỗi chuyền electron hô hấp C. Chu trình Crep D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep Câu 20: Khi nói về chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacot của lục lạp và trên màng ti thể, phát biểu nào dưới đây sai? A. Chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacot của lục lạp các điện tử e đến từ diệp lục còn trên màng ti thể các điện tử e đến từ chất hữu cơ B. Năng lượng tham gia chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacot có nguồn gốc từ ánh sáng, còn năng lượng tham gia chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng ti thể có nguồn gốc từ chất hữu cơ C. Chất nhận điện tử cuối cùng trong cả hai chuỗi truyền trên đều là oxi D. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được dùng để truyền tải H+ qua màng Câu 21: ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm A. Thu được nhiều năng lượng hơn B. Tránh lãng phí năng lượng C. Tránh đốt cháy tế bào D. Thu được nhiều CO2 hơn Câu 22: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở đâu? A. ở tế bào chất và nhân tế bào B. ở tế bào chất và màng nhân C. ở tế bào chất và màng sinh chất D. ở nhân tế bào và màng sinh chất Câu 23: Giai đoạn chu trình Creb không sử dụng oxi nhưng nếu thiếu oxi thì giai đoạn này không diễn ra. Nguyên nhân là vì không có oxi nên dẫn tới: A. không đốt cháy được các chất hữu cơ B. không có nguyên liệu cho phản ứng hô hấp C. chuỗi truyền điện tử bị ức chế nên không sản sinh ra NAD+, FAD+ để cung cấp cho chu trình Creb D. tế bào bị chết vì không có nguồn dinh Câu 24: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào C. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu D. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa Câu 25: Giai đoạn nào trong những giai đoạn sau trực tiếp sử dụng O2 A. Đường phân B. Chu trình Crep C. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep D. Chuỗi chuyền electron hô hấp Trang 4
- II-TỰ LUẬN – BÀI TẬP: Câu 1: a, Hình vẽ sau đây mô tả tế bào cơ thể lưỡng bội đang ở kì nào? của quá trình phân bào nào? Biết rằng không xảy ra đột biến, các kí hiệu chữ cái là kí hiệu cho các NST? AA AA aa aa BB bb BB bb DD dd DD dd HÌNH 2 HÌNH 1 A A a a A A a a B B b b B B D D b b d d D D HÌNH 3-A HÌNH 3-B d d HÌNH 4 b, Mô tả tóm tắt diễn biến NST các kì của nguyên phân. Nêu ý nghĩa, kết quả của quá trình nguyên phân? c, Mô tả tóm tắt diễn biến NST các kì của giảm phân. Nêu ý nghĩa, kết quả của quá trình giảm phân? d, Mối quan hệ giữa 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Bài tập 1: Một loài có bộ NST 2n = 24 .Có 3 tế bào sinh dưỡng cùng tham gia nguyên phân liên tiếp 4 lần. a, Tính số TB con được tạo thành? b, Tính tổng số NST có trong tất cả các tế bào? c, Tính số NST do môi trường cung cấp? Bài tập 2: Một nhóm có 4 tế bào sinh dục đực sơ khai ở gà (2n = 78) nguyên phân liên tiếp một số đợt thấy môi trường nội bào cung cấp 9672 NST đơn . Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%, cuả trứng là 50%. a, Tính số đợt nguyên phân của các tế bào đã cho? b, Tính số gà con sinh ra? (biết tỉ lệ nở là 100%) c, Xác định số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh ở trên ? Trang 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 257 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn