intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX Quận 7

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX quận 7" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trung tâm GDNN-GDTX Quận 7

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN SINH HỌC 10 Câu 1: Chu kì tế bào là gì? Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, kết quả là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành hai tế bào con. Câu 2: Hãy quan sát Hình và cho biết:Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Kể tên các giai đoạn của chu kì tế bào. Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào bao gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) giúp tế bào phát triển, tích luỹ vật chất, nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Kì trung gian gồm ba pha G1, S, G2. - Giai đoạn phân chia tế bào (pha M): phân chia nhân và phân chia tế bào chất để tạo ra các tế bào mới. Câu 3: Lập bảng trình bày vai trò của các pha G1, S, G2, M xảy ra trong chu kì tế bào. 1
  2. Câu 4: Hãy quan sát Hình và cho biết: Chu kì tế bào có mấy điểm kiểm soát? Kể tên các điểm kiểm soát chu kì tế bào. Có ba điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào là: - Điểm kiểm soát G1 (điểm kiểm soát khởi đầu): - Điểm kiểm soát G2/M : KiỂm soát cách sắp xếp NST trên thoi phân bào. - Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau: kiểm soát thoi phân bào Câu 5: Thông qua các biểu đồ của Hình hãy cho biết yếu tố nào có nguy cơ cao gây ung thư và cách phòng tránh bệnh ung thư. 2
  3. - Yếu tố có nguy cơ cao gây ung thư: Ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, di truyền. - Cách phòng tránh bệnh ung thư: xây dựng lối sống khoẻ như tránh xa thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học (hạn chế các thức uống có cồn, các thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,...). Câu 6: Ở tế bào phôi, chỉ 15 – 20 phút là hoàn thành một chu kì tế bào, nhưng tế bào thần kinh ở người trưởng thành thì hầu như không phân bào. Hãy giải thích tại sao. Tế bào thần kinh của người trưởng thành được biệt hóa cao độ nên mất trung thể, nên không thể hình thành nên thoi phân bào tham gia vào quá trình phân chia tế bào, do đó tế bào thần kinh ở người trưởng thành thì hầu như không phân bào. Câu 7: Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích. 3
  4. Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ gây nên bệnh ung thư, vì khi các tế bào phân chia không kiểm soát sẽ liên tục tạo nên các tế bào mới bị lỗi, các tế bào này tạo thành khối u và có thể di căn đến các cơ quan khác. Câu 8: Sự thay đổi nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân trong các kì của nguyên phân: Câu 9: Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân. - Về mặt lý luận: + Với sinh vật nhân thực đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản. + Với sinh vật nhân thực đa bào: nguyên phân giúp sinh vật sinh trưởng, tái sinh các mô, các bộ phân bị tổn thương. + Ở sinh vật sinh sản sinh dưỡng: nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể con. - Về mặt thực tiễn: + Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân. + Nguyên phân là cơ sở khoa học cho công nghệ nuôi cấy tế bào gốc. Câu 10: Sự thay đổi nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân trong các kì của giảm phân: - Giảm phân I 4
  5. - Giảm phân II: 5
  6. Câu 11: Trình bày kết quả của quá trình giảm phân 1 tế bào (2n đơn) 2 tế bào (n kép) 4 tế bào con (n đơn) - Ở cơ quan sinh dục đực: 4 tế bào con (n đơn)  4 giao tử đực (n) - tinh trùng - Ở cơ quan sinh dục cái: 4 tế bào con (n đơn)  1 giao tử cái (n) - tế bào trứng và 3 thể cực (không làm nhiệm vụ sinh sản). Câu 12: Trình bày ý nghĩa của giảm phân + Giảm phân  giao tử mang bộ NST đơn bội (n), qua thụ tinh bộ NST lưỡng bội (2n) của loài được khôi phục. + Sự kết hợp nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài sinh sản hữu tính. + Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân kết hợp với thụ tinh thường tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hoá. Câu 13: Thế nào là công nghệ tế bào? ông nghệ tế bào là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Câu 14: Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết. - Một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật: + Nhân giống các giống cây quý hiếm như các cây dược liệu, cây gỗ quý, cây thuộc loài nằm trong sách đỏ như cây sâm ngọc linh, đinh lăng, bạch đàn, keo,... + Tạo ra cây có đặc tính tốt, có năng suất cao như có tính kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ, các giống cây tam bội không hạt,... + Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học để sản xuất vaccine, hormone,... - Một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật: + Tạo mô, cơ quan thay thế như gan, tim,... + Tạo ra các động vật chuyển gene có hormone, kháng thể,... để sản xuất thuốc, vaccine. + Nhân bản vô tính động vật. 6
  7. Câu 15: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là gì? Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là dựa trên tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá, khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hoá bằng thành phần môi trường, trong đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2