Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Sinh học lớp 10, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
- TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN : SINH HỌC LỚP 10 Câu 1. Dị hóa ở vi sinh vật là quá trình A. phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng. B. tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng. C. phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng. D. tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng. Câu 2. Quá trình hô hấp ở thực vật là A. quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản. B. quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật. C. quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể. D. quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng. Câu 3. Chọn nội dung (1), (2) và (3) phù hợp để hoàn thành câu sau: “....... (1)....... là quá trình ....(2).... các chất hữu cơ khi có oxygen thành CO2 và H2O, đồng thời....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”. A. (1) Quang hợp, (2) tổng hợp, (3) giải phóng năng lượng. B. (1) Hô hấp tế bào, (2) tổng hợp, (3) giải phóng năng lượng. C. (1) Quang hợp, (2) oxy hóa, (3) giải phóng năng lượng. D. (1) Hô hấp tế bào, (2) phân giải, (3) giải phóng năng lượng. Câu 4. Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào A. hàm lượng oxygen trong tế bào. B. tỉ lệ giữa CO2/O2. C. nồng độ cơ chất. D. nhu cầu năng lượng của tế bào Câu 5. Quá trình hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men giống nhau ở điểm nào? A. diễn ra trong môi trường hiếu khí. B. diễn ra trong điều kiện kị khí. C. phân giải chất hữu cơ. D. chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ. Câu 6. Hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men khác nhau ở điểm nào? A. Chất cho điện tử cuối cùng. B. Chất cho điện tử ban đầu. C. Chất nhận điện tử cuối cùng. D. Chất nhận điện tử ban đầu. Câu 7. Những vi sinh vật chỉ dùng oxygen phân tử làm chất nhận electron cuối cùng được gọi là vi sinh vật A. kị khí bắt buộc. B. kị khí tuỳ tiện. C. hiếu khí bắt buộc. D. có thể hô hấp hiếu khí và kị khí. Câu 8. Về hô hấp tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào. B. Là sự phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP.
- C. Hô hấp tế bào thực chất là một chuỗi phản ứng oxy hoá khử. D. Hô hấp tế bào diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào? A. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là B. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm CO2 và H2O. trung gian. C. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy dạng nhiệt. trong ATP. Câu 10. Trong hô hấp quá trình đường phân xảy ra ở đâu? A. Chất nền của ti thể. B. Tế bào chất. C. Màng trong của ti thể. D. Màng ngoài của ti thể. Câu 11 Trong hô hấp hiếu khí, phân tử glucose được tách thành bao nhiêu phân tử pyruvic acid? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12. Khi nói về hô hấp kị khí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Có thể diễn ra trong môi trường có O2. B. Hiệu quả chuyển hóa năng lượng cao hơn hô hấp hiếu khí. C. Chỉ diễn ra ở một số vi khuẩn khi môi trường không có O2. D. Không trải qua giai đoạn chuỗi truyền điện tử và đường phân. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào B. Chu kì tế bào gồm kỳ trung gian và pha M C. Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau Câu 14: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là: A. G1, G2, S, pha M B. G1, S, G2, pha M C. S, G1, G2, pha M D. G2, G1, S, pha M Câu 15: Trong 1 chu kì tế bào, kỳ trung gian được chia làm: A. 1 pha B. 3 pha C. 2 pha D. 4 pha Câu 16: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kì tế bào là: A. G1, S, G2 B. G2, G2, S C. S, G2, G1 D. S, G1, G2 Câu 17: Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là: A. Pha S B. Pha G1 C. Pha M D. Pha G2 Câu 18: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là: A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối. Câu 19: Trong chu kì tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là: A. Phân chia NST và phân chia tế bào chất B. Nhân đôi và phân chia NST C. Nguyên phân và giảm phân D. Nhân đôi NST và tổng hợp các chất Câu 20: Trong chu kì tế bào, pha M còn được gọi là pha: A. Tổng hợp các chất B. Nhân đôi C. Phân chia NST D. Phân bào Câu 21: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi: A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất. B. NST hoàn thành nhân đôi.
- C. Có tín hiệu phân bào. D. Kích thước tế bào đủ lớn Câu 22: Tín hiệu phân bào khiến cho tế bào trong cơ thể đa bào… A. Sinh tổng hợp các chất. B. Nhân đôi NST. C. Ngừng hoạt động. D. Phân chia tế bào Câu 23: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân chia liên tiếp được gọi là: A. Quá trình phân bào B. Chu kì tế bào C. Phát triển tế bào D. Phân chia tế bào Câu 24: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng: A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp B. Thời gian kì trung gian C. Thời gian của quá trình nguyên phân D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân Câu 25: Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là A. Chu kì tế bào B. Phân chia tế bào C. Phân cắt tế bào D. Phân đôi tế bào Câu 26: Nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào B. Chu kì tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào. C. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST. D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau Câu 27: Có các phát biểu sau về kì trung gian: (1) Có 3 pha: G1, S và G2 (2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kì tế bào. (3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. (4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào. Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4) Câu 28: Có các phát biểu sau về kì trung gian: (1) Phân chia tế bào chấT (2) Thời gian dài nhất trong chu kì tế bào. (3) Tổng hợp tế bào chất và bào quan cho tế bào ở pha G1. (4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào. Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là A. (1), (2) B. (2), (3) C. (3), (4) D. (1), (2), (3), (4) Câu 29: Trong chu kì tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha A. G1. B. G2. C. S. D. Pha M
- Câu 30: Pha M xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây? A. Tế bào hợp tử B. Tế bào sinh dưỡng C. Tế bào sinh dục sơ khai D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 31: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào: A. Vi khuẩn và vi rút B. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng C. Giao tử D. Tế bào sinh dưỡng Câu 32: Nguyên nhân gây ra ung thư là do A. Tế bào chết theo chương trình B. Tế bào phân chia mất kiểm soát C. Tế bào không phân chia D. Tế bào dừng phân chia Câu 33: Trong pha S, nhiễm sắc thể có hình thái như thế nào? A. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh B. Nhiễm sắc thể dính với nhau ở tâm động tạo thành nhiễm sắc thể kép C. Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại D. Nhiễm sắc thể phân chia về hai cực Câu 34: Trong pha G2, nhiễm sắc thể có dạng như thế nào? A. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh B. Nhiễm sắc thể dính với nhau ở tâm động tạo thành nhiễm sắc thể kép C. Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại D. Nhiễm sắc thể phân chia về hai cực Câu 35: Trong chu kì tế bào, pha tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng tế bào và chuẩn bị nhân đôi là pha: A. G1 B. S C. G2 D. M Câu 12: Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân? A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không Câu 13: Quá trình phân chia nhân trong một chu kì nguyên phân bao gồm A. Một kỳ B. Ba kỳ C. Hai kỳ D. Bốn kỳ Câu 14: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân? A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối Câu 38: Trong quá trình phân chia tế bào chất, hoạt động chỉ xảy ra ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật A. Hình thành vách ngăn ở giữa tế bào C. NST nhả xoắn cực đại B. Màng nhân xuất hiện bao lấy NST D. Thoi tơ vô sắc biến mất Câu 39: Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc A. Từ giữa tế bào lan dần ra B. Từ hai cực của tế bào lan vào giữa C. Chi hình thành ở 1 cực của tế bào D. Chi xuất hiện ở vùng tâm tế bào Câu 40: Trong kỳ giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm A. Ở trạng thái kép bắt đầu có co xoắn B. Ở trạng thái đơn bắt đầu có co xoắn C. Ở trạng thái kép có xoắn cực đại D. Ở trạng thái đơn có xoắn cực đại Câu 41: Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành: A. Một hàng B. Ba hàng C. Hai hàng D. Bốn hàng Câu 42: Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào: A. Kỳ giữa B. Kỳ sau C. Kỳ cuối D. Kỳ đầu Câu 43 Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn B. Màng nhân và nhân con xuất hiện D. NST tiêu biến Câu 44: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
- A. Phân li nhiễm sắc thể B. Nhân đôi nhiễm sắc thể C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể Câu 45: Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là A. NST tách nhau ra ở tâm động và phân li về 2 cực của tế bào B. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép C. Không tách tâm động và dãn xoắn D. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Câu 46 Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng: A. thời gian sống và phát triển của tế bào. B. thời gian các pha của chu kì tế bào (G1 + S + G2 + M). C. thời gian của quá trình nguyên phân. D. thời gian phân chia của tế bào chất. Câu 47 Phát biểu nào sau đâykhôngđúng về chu kì tế bào? A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào. D. Thời gian chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau. Câu 48: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là: A. 12. B. 48. C. 46. D. 45 Câu 49. Sắc tố quang hợp có chức năng nào sau đây? A. Tạo màu sắc của lá. C. Tổng hợp chất hữu cơ. B. Hấp thụ ánh sáng và chuyển thành hóa năng. D. Bảo vệ cơ thể thực vật. Câu 50. Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây? A. Khí O2 và đường. C. Khí CO2, nước và năng lượng ánh sáng. B. Đường và nước. D. Khí CO2 và nước. Câu 51. Chất nào sau đây không phải sản phẩm của pha sáng? A. ATP. B. NADPH. C. O2. D. C6H12O6. Câu 52 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ. B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ. C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2. D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật. Câu 53. Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợ. A. từ phân tử nước H2O. C. từ phân tử CO. B. từ APG. D. từ phân tử ATP. Câu 54. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp? A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau. B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau. C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời. D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối. Câu 55 Vi khuẩn nào sau đây không có khả năng hoá tổng hợp? A. Vi khuẩn lưu huỳnh. C. Nitrobacter. B. Nitrosomonas. Vi khuẩn diệp lục. Câu 56: Nhóm sắc tố carotenoit có vai trò nào dưới đây? A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng và bảo vệ diệp lục trước ánh sáng mạnh. B. Tổng hợp ATP và NADPH để cung cấp cho quá trình quang hợp. C. Sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng cho tế bào. D. Tạo màu sắc sặc sỡ cho lá, hoa và quả lúc chín.
- Câu 57: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đường được tạo ra trong pha sáng. B. Khí oxi được giải phóng trong pha tối. C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào. D. Oxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước. Câu 58: Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng? A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng. C. Cacbohidrat được tạo ra. B. Nước được phân li và giải phóng điện tử. D. Hình thành ATP. Câu 59: Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng? A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục. B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước. C. O2 được giải phóng ra khí quyển. D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối. Câu 60: Quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi. B.Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng. D.Điều hòa tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển. Câu 61: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang thilacoit. B. Pha tối của quang hợp không sử dụng nguyên liệu của pha sáng. C. Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2. D. Pha tối của quang hợp diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng. Câu 62: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây? A. Hóa tổng hợp. C. Quang tổng hợp. B. Hóa phân li. D. Quang phân li. Câu 63: Chu trình nào sau đây xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp? A. Chu trình Canvin. C. Chu trình Cnop. B. Chu trình Crep. D. Chu trình Cori. Câu 64: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ A. ánh sáng mặt trời. B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp. C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp. D. tất cả các nguồn năng lượng trên. Câu 65: Hoạt động nào sau đây của vi khuẩn Nitrosomonas? A. Ôxi hoá H2S. C. Ôxi hoá sắt hoá trị 2 thành sắt hoá trị 3. B. Ôxi hoá thành nitrat. D. Ôxi hoá amôniac thành nitrit. Câu 66: Phát biểu đúng khi nói về hoá tổng hợp là A. có ở mọi cơ thể sống. C. cơ chế bao gồm pha sáng và pha tối. B. sản phẩm tạo ra không có ôxi. D. xảy ra trong lục lạp. Câu 67: Khi nói về hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây sai? A.Hóa tổng hợp là phương thức tự dưỡng xuất hiện sớm nhất. B.Quá trình hóa tổng hợp không sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng. C.Một số sinh vật đơn bào nhân thực cũng có khả năng hóa tổng hợp. D.Quá trình hóa tổng hợp không sử dụng nước nên không giải phóng oxi. Câu 68: Hóa tổng hợp là
- A. con đường phân giải chất hữu cơ (đồng hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện. B. con đường tổng hợp chất hữu cơ (đồng hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện. C. con đường tổng hợp chất vô cơ (đồng hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện. D. con đường tổng hợp chất hữu cơ (dị hóa CO2) nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hóa khử do các vi sinh vật hóa tự dưỡng thực hiện. Câu 69: Quá trình quang khử ở vi khuẩn có vai trò sau đây 1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các loài sinh vật di dưỡng 2) Góp phần điều hoà khi quyền 3) Giảm ô nhiễm môi trường Những phương án trả lời đúng là: A. (1). B. (1), (2). C. (2), (3). (1), (2), (3). Câu 70: Quang hợp là quá trình A. biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học. B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp. C. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và diệp lục. D. tạo ra ATP cung cấp cho tế bào vận động hoặc phân giải các chất khác. Câu 71: Điểm giống nhau giữa quang hợp với hoá tổng hợp là A. đều sử dụng nguồn năng lượng của ánh sáng. B. đều sử dụng nguồn năng lượng hoá học. C. đều sử dụng nguồn nguyên liệu CO2. D. đều sử dụng nguồn nguyên liệu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn