
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 (chuyên) năm 2024-2025 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc
lượt xem 1
download

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 (chuyên) năm 2024-2025 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 (chuyên) năm 2024-2025 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc
- TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ HOÁ – SINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN SINH HỌC 11 CHUYÊN Năm học 2024- 2025 A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Chủ đề 1: Bài tiết và cân bằng nội môi - Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi. - Nêu được các khái niệm: nội môi, cân bằng động (Lấy ví dụ ở người về các chỉ số cân bằng pH, đường, nước). - Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hoà cân bằng nội môi và hằng số nội môi cơ thể. - Dựa vào sơ đồ, giải thích được cơ chế chung điều hoà nội môi. - Giải thích được các kiểu thích nghi thẩm thấu và dạng chất thải chứa nitrogen của động vật với môi trường sống. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến các giai đoạn của quá trình hình thành nước tiểu. - Phân tích quá trình điều hòa pH, áp suất thẩm thấu, thân nhiệt, các chất tan trong môi trường trong cơ thể. - Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận: điều chỉnh chế độ ăn và uống đủ nước; không sử dụng quá nhiều loại thuốc; không uống nhiều rượu, bia. - Vận dụng được kiến thức bài tiết để phòng và chống được một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết (suy thận, sỏi thận,...). - Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hoá liên quan đến cân bằng nội môi. Giải thích được các kết quả xét nghiệm. Chủ đề 2. Cảm ứng ở thực vật - Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. - Trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật. - Trình bày được cơ chế cảm ứng ở sinh vật (thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, phân tích và tổng hợp, trả lời kích thích). - Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật. Phân tích được vai trò cảm ứng đối với thực vật. - Trình bày được đặc điểm và cơ chế cảm ứng ở thực vật. - Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng. - Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. Chủ đề 3: Cảm ứng ở động vật - Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau. - Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch. - Dựa vào hình vẽ, nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh. - Dựa vào sơ đồ, mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse. - Nêu được khái niệm phản xạ. - Dựa vào sơ đồ, phân tích được một cung phản xạ (các thụ thể, dẫn truyền, phân tích, đáp ứng). - Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng (các thụ thể cảm giác về: cơ học, hoá học, điện, nhiệt, đau). - Nêu được vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ. - Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (tai, mắt). - Phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ. - Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. - Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Lấy được các ví dụ minh hoạ. 1
- - Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh hoạ. - Giải thích được các cơ chế hình thành điện thế màng và sự dẫn truyền xung thần kinh ở neuron. - Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau. - Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: không lạm dụng chất kích thích; phòng chống nghiện và cai nghiện các chất kích thích. - Nêu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được một số ví dụ minh hoạ các dạng tập tính ở động vật. - Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hoá học của các cá thể cùng loài. Chủ đề 4. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (tăng khối lượng và kích thước tế bào, tăng số lượng tế bào, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái, chức năng sinh lí, điều hoà). - Nêu được khái niệm vòng đời và tuổi thọ của sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh. - Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật. - Nêu được khái niệm và vai trò và một số ứng dụng hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích tăng trưởng và hormone ức chế tăng trưởng. - Trình bày được quá trình hình thành hoa do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp (xuân hoá) và ánh sáng (quang chu kỳ). Mô tả được các hướng ứng dụng vào thực tiễn trồng trọt. B. BÀI TẬP MINH HỌA I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Bài tiết là quá trình: A. thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của các tế bào mô, cơ quan trong cơ thể. B. thải chất có hại và hấp thu chất có lợi vào cơ thể. C. duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. D. duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể. Câu 2. Các cơ quan sau đây tham gia bài tiết, ngoại trừ: A. phổi. B. da. C. gan. D. tim. Câu 3. Bài tiết giúp: A. tái hấp thụ nước và giải độc cho cơ thể. B. thải độc cho cơ thể và điều tiết lượng máu. C. điều tiết lượng nước tiểu và duy trì cân bằng nội môi. D. giải độc cho cơ thể và duy trì cân bằng nội môi. Câu 4. Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở: A. cầu thận.. B. ống thận. C. nephron thận. D. khoang Bowman. Câu 5. Một quả thận có khoảng bao nhiêu nephron? A. 1 triệu. B. 10 triệu. C. 2 triệu D. 1,5 triệu. Câu 6. Quá trình hình thành nước tiểu gồm các giai đoạn: A. lọc ở nephron, tái hấp thụ và tiết ở ống dẫn nước tiểu B. lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận. C. lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống dẫn nước tiểu. D. lọc ở nephron, tái hấp thụ và tiết ở ống thận. Câu 7. Đâu là nhận định đúng về quá trình lọc ở cầu thận? 2
- A. Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu, qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra nephron, hình thành nước tiểu đầu. B. Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu, qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu chính thức. C. Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu, qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra nephron, hình thành nước tiểu chính thức. D. Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hòa tan từ máu, qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman, hình thành nước tiểu đầu. Câu 8. Thành phần của nước tiểu đầu khác gì so với thành phần của máu? A. Thành phần trong nước tiểu đầu có nhiều urea hơn thành phần của máu. B. Thành phần nước tiểu đầu không có tế bào máu và các chất có kích thước phân tử lớn hơn 70 - 80Å. C. Thành phần trong nước tiểu đầu có ít creatine hơn thành phần của máu. D. Thành phần của nước tiểu đầu khác hoàn toàn so với thành phần của máu. Câu 9. Trung bình mỗi ngày có khoảng bao nhiêu lít nước tiểu đầu được tạo ra? A. 170 - 180 lít. B. 100 - 200 lít. C. 170 - 300 lít. D. 180 - 300 lít Câu 10. Ống thận là nơi diễn ra quá trình bài tiết các chất thải sau đây ngoại trừ: A. chất khoáng. B. urea. C. K+. D. NH3. Câu 11. Sản phẩm bài tiết chính của hệ tiêu hóa là: A. nước tiểu. B. bilirubin. C. mồ hôi. D. creatinin. Câu 12. Ống thận gồm: A.ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp, ống dẫn nước tiểu. B. ống lượn gần, ống lượn xa, ống dẫn nước tiểu. C. ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp, quai Henle. D. ống góp, quai Henle, ống dẫn nước tiểu. Câu 13. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Ống thận là nơi diễn ra quá trình bài tiết một số chất thải như: urea, NH3, K+,... (2) Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 - 2 lít nước tiểu chính thức được hình thành. (3) Nước tiểu chính thức được chứa trong khang Bowman và thải ra ngoài qua ống đái. (4) Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron thận. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14. Thận duy trì cân bằng nội môi của cơ thể thông qua việc tham gia vào điều hòa các yếu tố sau đây, ngoại trừ: A. huyết áp B. thể tích máu. C. pH. D. lượng chất thải dư thừa, chất độc trong nước tiểu. Câu 15. Huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm sẽ kích thích thận tăng tiết: A. angiotensin. B. renin. C. aldosterone. D. ADH. Câu 16. Angiotensin kích thích co động mạch tới thận, giúp: A. giảm lượng nước tiểu tạo thành. B. thận tăng tiết renin. C. tăng tái hấp thụ Na , và nước. + D. giảm áp suất thẩm thấu của máu. Câu 17. Các trường hợp sau đây làm tăng áp suất thẩm thấu máu, ngoại trừ: A. khi ăn mặn. B. khi tăng glucose máu. C. khi cơ thể bị mất nước. D. khi cơ thể mệt mỏi. Câu 18. Hormone aldosterone giúp: A. giảm áp suất thẩm thấu của máu. B. kích thích thận tăng tiết renin. 3
- C. kích thích tăng tái hấp thụ Na+ và nước, làm giảm lượng nước tiểu. D. giảm lượng chất thải dư thừa, chất độc trong nước tiểu. Câu 19. Áp suất thẩm thấu tăng sẽ kích thích: A. giảm lượng nước tiểu tạo thành. B. thận tăng tiết renin. C. tăng tái hấp thụ Na , và nước. + D. tiết hormone ADH. Câu 20. Huyết áp giảm khi: A. khi ăn mặn. B. khi tăng glucose máu. B. khi cơ thể bị mất máu. D. khi cơ thể mệt mỏi. Câu 21. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở ống lườn xa và ống góp, là giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. (2) ADH giúp làm giảm áp suất thẩm thấu của máu. (3) Aldosterone giúp làm thể tích máu và huyết áp tăng. (4) Huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm sẽ kích thích thận tăng tiết renin. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22. ADH kích thích tăng tái hấp thụ nước ở A. ống lượn gần và ống góp. B. ống lượn xa và ống góp. C. ống lượn xa và quai Henle. D. ống lượn gần và quai Henle. Câu 23. Bệnh sỏi đường tiết niệu là do A. nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao làm các chất lắng đọng và kết tủa. B. nhiễm vi khuẩn. C. thận bị tổn thương. D. biến chứng của một số bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp,... Câu 24. Cách điều trị viêm đường tiết niệu là: A. chạy thận nhân tạo. B. lọc máu màng bụng. C. uống thuốc. D. Phẫu thuật. Câu 25. Nội môi là A. môi trường trên bề mặt cơ thể động vật, giúp tế bào thực hiện quá trình bài tiết. B. môi trường bên trong cơ thể động vật, giúp tế bào thực hiện quá trình bài tiết. C. môi trường trên bề mặt cơ thể động vật, giúp tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất. D. môi trường bên trong cơ thể động vật, giúp tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất. Câu 26. Trong các ý sau, đâu không phải môi trường bên trong cơ thể? A. Huyết tương. B. Dịch mô. C. Mồ hôi. D. Dịch bạch huyết. Câu 27. Lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây? A. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm. B. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp tăng. C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng. D. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm. Câu 28. Khi nói về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây? (1) Hệ hô hấp giúp duy trì độ pH. (2) Hệ thần kinh có vai trò điều chỉnh huyết áp. (3) Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu. (4) Trong ba hệ đệm điều chỉnh pH thì hệ đệm protein là mạnh nhất, có khả năng điều chỉnh được cả tính axit và tính bazơ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29. Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nước? A.Nồng độ glucose trong máu giảm. 4
- B. Độ pH của máu giảm. C. Áp suất thẩm thấu trong máu tăng. D. Áp suất thẩm thấu trong máu giảm. Câu 30. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây. A. Cấu trúc thận hình cầu, có hệ thống mao mạch bao quanh. B. Ở cầu thận có hệ thống mao mạch dày đặc, thành mỏng dễ trao đổi chất. C. Quá trình lọc ở cầu thận giúp duy trì cân bằng nội môi. D. Nước tiểu chính thức tạo thành đổ vào bể thận, thông qua ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái. Câu 31. Những chất nào sau đây, tham gia cơ chế điều hòa Na+ ở thận? A. Glucagon, insulin. B. Aldosterone, renin. C.ADH, renin. D. Glucagon, ADH. Câu 32. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về sản phẩm bài tiết của các cơ quan: 1. Hệ tiêu hóa a. Carbon dioxide (CO2). 2. Phổi b. Bilirubin (được tạo ra do sự phá hủy hồng cầu già). 3. Thận c. Mồ hôi (gồm nước, một số chất vô cơ và urea). 4. Da d. Nước tiểu (gồm nước, urea, uric acid, creatinin,...). A. 1-c, 2-b, 3-d, 4-c. B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c. C. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. D. 1-b, 2-c, 3-a, 4-d. Câu 33. Cầu thận được tạo thành bởi: A. một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau. B. hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau. C. một búi mao mạch dày đặc. D. một búi mạch bạch huyết có kích thước bé. Câu 34. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm: A. thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái. B. thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. C. thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da. D. thận và bóng đái. Câu 35. Trong các nguyên nhân dưới đây, có bao nhiêu nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận? (1) Ăn uống không lành mạnh. (2) Thường xuyên nhịn đi vệ sinh. (3) Lười vận động. (4) Nồng độ chất khoáng trong nước tiểu cao. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 36. Nước tiểu mà động vật có vú có thể sản xuất càng …(1)… thì thời gian của nó ở …(2)… càng lâu. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là A. 1 – lỏng; 2 – nang Bowman. B. 1 – lỏng; 2 – quai Henle. C. 1 – cô đặc; 2 – nang Bowman. D. 1 – cô đặc; 2 – quai Henle. Câu 37. Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng áp suất thẩm thấu …(1)… và huyết áp …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – giảm; 2 – giảm. B. 1 – tăng; 2 – giảm. C. 1 – giảm; 2 – tăng. D. 1 – tăng; 2 – tăng. 5
- Câu 38. Tác dụng của hormnone ADH là kích thích tăng hấp thụ nước ở …(1)…, làm …(2)… lượng nước tiểu, …(3)… lượng nước trong máu. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là: A. 1 – cầu thận; 2 – giảm, 3 – tăng. B. 1 – cầu thận; 2 – tăng, 3 – giảm. C. 1 – ống thận; 2 – giảm, 3 – tăng. D. 1 – ống thận; 2 – tăng, 3 – giảm. Câu 39. Khi bệnh nhân bị sưng phù do …(1)…, thận sẽ duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu bằng cách …(2)… tái hấp thu ion Na+. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – ăn nhạt; 2 – giảm. B. 1 – ăn nhạt; 2 – tăng. C. 1 – ăn mặn; 2 – giảm. D. 1 – ăn mặn; 2 – tăng. Câu 40. Sắp xếp các cơ chế sau đây trình tự diễn ra để điều hòa cân bằng nội môi khi khối lượng máu giảm. 1.Áp thụ quan thu nhận thông tin. 2.Thận tiết Renin. 3.Tuyến yên giải phóng ADH. 4.Ống lượn xa và ống góp tái hấp thu Na+ và nước. 5.Angiotensinogen được biến đổi thành Angiotensin. 6.Tuyến thượng thận tiết aldosteron. 7.Huyết áp tăng. A. (1), (3), (2), (6), (5), (4), (7). B. (1), (3), (2), (6), (5), (7), (4). C. (1), (3), (2), (5), (6), (4), (7). D. (1), (3), (2), (6), (4), (5), (7). Câu 41. Một bệnh nhân ngộ độc thức ăn dẫn tới nôn nhiều khi nôn liên tục thì sẽ làm giảm huyết áp bởi vì: A. khi nôn bệnh nhân yếu đi, tim đập chậm là giảm huyết áp. B. khi nôn nhiều sẽ làm mất nước dẫn tới giảm thể tích máu làm giảm huyết áp. C. khi nôn nhiều làm độ quánh của máu giảm, làm giảm thể tích máu. D. khi nôn nhiều dẫn tới mất chất dinh dưỡng, làm cho mạch máu co lại làm giảm huyết áp. Câu 42. Điều hòa hấp thụ nước ở thận và điều hòa hấp thụ …(1)… ở thận do các hoocmon: ADH của vùng dưới đồi tích trữ ở …(2)…, andosterol thận. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – Na+; 2 – tuyến tụy. B. 1 – Na+; 2 – tuyến yên. C. 1 – K ; 2 – tuyến tụy. + D. 1 – K+; 2 – tuyến yên. Câu 43. Khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng nhọc thì áp suất thẩm thấu máu …(1)… và lượng ADH trong máu …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là A. 1 – giảm; 2 – giảm. B. 1 – giảm; 2 – tăng. C. 1 – tăng; 2 – giảm. D. 1 – tăng; 2 – tăng. Câu 44. Quá trình hình thành nước tiểu gồm các giai đoạn: lọc ở …(1)…, tái hấp thụ và tiết ở …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là A. 1 – nephron; 2 – ống dẫn nước tiểu. B. 1 – nephron; 2 – ống thận. C. 1 – cầu thận; 2 – ống dẫn nước tiểu. D. 1 – cầu thận; 2 – ống thận. Câu 45. Hormone aldosterone giúp kích thích …(1)… tái hấp thụ Na+ và nước, làm …(2)… lượng nước tiểu. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là A. 1 – giảm; 2 – giảm. B. 1 – giảm; 2 – tăng. C. 1 – tăng; 2 – giảm. D. 1 – tăng; 2 – tăng. 6
- Câu 46. Liên hệ ngược xảy ra khi: A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích. B. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong. C. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích. D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích. Câu 47. Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị được chỉ định cho các bệnh nhân suy giảm chức năng lọc máu của thận. Máu của bệnh nhân được chuyển vào thiết bị lọc có chứa dịch lọc (dịch thẩm tách) và màng bán thấm ngăn cách giữa máu và dịch lọc. Màng bán thấm cho phép các thành phần của huyết tương (ngoại trừ protein huyết tương) và dịch lọc có thể khuếch tán tùy thuộc sự chênh lệch nồng độ. Tại thiết bị lọc, máu của bệnh nhân được loại bỏ các chất thải, sau đó được đưa trở lại cơ thể. Quá trình này được minh họa ở hình dưới đây. Trong quá trình lọc, bệnh nhân thường có biểu hiện giảm huyết áp, điều này có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, chóng mặt trong hoặc sau khi lọc máu. Nhận định nào sau đây đúng? A. Khi tốc độ lọc máu trong thiết bị càng nhanh thì nguy cơ giảm huyết áp càng thấp. B. Người bị suy thận cần uống đủ nước và ăn nhiều thực phẩm giàu protein. C. Bệnh nhân nên ăn nhiều muối trước khi chạy thận để hạn chế nguy cơ giảm huyết áp. D. Khi nồng độ Na+ trong dịch lọc thấp hơn huyết tương thì tăng nguy cơ giảm huyết áp. Câu 48: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương. B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. Câu 49: Cây nho trong rừng mưa nhiệt đới phải mọc về phía cây lớn (giá thể) trước khi có thể mọc về phía mặt trời. Để bám được một cây lớn, kiểu chuyển động tăng trưởng hữu ích nhất đối với cây nho nhiệt đới có lẽ sẽ ngược lại với A. hướng tiếp xúc dương. B. hướng trọng lực dương. 7
- C. quang hướng động dương. D. các chuyển động ngủ. Câu 50: Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. B. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm. C. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học. D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ của cây trinh nữ. Câu 51: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây: (1). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng. (2). Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể. (3). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm. (4). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. (5). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Có bao nhiêu hiện tượng là thuộc ứng động sinh trưởng ở thực vật? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 52: Tại sao bao chồi mầm lại phát triển về phía ánh sáng? A. Auxin bị ánh sáng phá hủy. B. Gibberellin bị ánh sáng phá hủy. C. Auxin chuyển động từ chỗ sáng ra chỗ tối. D. Gibberellin di chuyển từ chỗ sáng sang chỗ tối. Câu 53: Khi nghiên cứu chóp rễ của loài Rorippa amphibian, một vài nhà giải phẫu hình thái chỉ ra sự có mặt của một vài tế bào đặc biệt với tế bào chất có những hạt tinh bột di chuyển tự do. Ở những nghiên cứu xa hơn, một vài tế bào tương tự cũng được tìm thấy ở chóp rễ của một số loài thực vật khác. Chức năng có thể của tế bào này là: A. Tạo ra tính bền cơ học cho chóp rễ. B. Cung cấp năng lượng cho sự phân bào nhanh của tế bào chóp rễ. C. Tạo áp lực vật lý dọc theo vị trí thấp nhất của tế bào, đảm bảo sự hướng đất dương. D. Giúp thay thế các tế bào phía ngoài cùng của chóp rễ. Câu 54. Hệ thần kinh dạng lưới thường gặp ở: A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống. C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. Động vật chân khớp, côn trùng. Câu 55. Các động vật có đặc điểm hệ thần kinh khác nhau có sự khác nhau về: A. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng. B. tốc độ, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng. C. số lượng, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng. D. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng. Câu 56. Ở động vật có hệ thần kinh, dựa vào đặc điểm cấu trúc hệ thần kinh chia thành các nhóm: A. hệ thần kinh dạng đốt và hệ thần kinh dạng ống. B. hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng ống. C. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh dạng ống. D. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng đốt, hệ thần kinh dạng ống. Câu 57. Động vật hình bên có hệ thần kinh dạng 8
- A. hệ thần kinh dạng đốt B. hệ thần kinh dạng lưới C. hệ thần kinh dạng ống. D. hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Câu 58. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thường gặp ở: A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống. C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. ruột khoang, chân khớp. Câu 59. Động vật hình bên có hệ thần kinh dạng A. hệ thần kinh dạng đốt B. hệ thần kinh dạng lưới C. hệ thần kinh dạng ống. D. hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Câu 60. Hình bên mô tả neuron thần kinh chính thức, xung thần kinh sau khi được xử lí sẽ đi qua neuron khác từ cấu trúc số ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 61. Ở chân khớp, đâu là hạch phát triển hơn so với các hạch khác và chi phối các hoạt động phức tạp của cơ thể? A. Hạch ở lưng. B. Hạch ở bụng. C. Hạch đầu. D. Hạch ở các chi. Câu 62. Hệ thần kinh ống gặp ở: A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống. C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. Động vật chân khớp, côn trùng. 9
- Câu 63. Động vật hình bên có hệ thần kinh dạng A. hệ thần kinh dạng đốt B. hệ thần kinh dạng lưới C. hệ thần kinh dạng ống. D. hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Câu 64. Khi chạm tay phải gai nhọn, trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay? A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay. C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. Câu 65. Loại ion nào sau đây đi vào chùy xináp làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra? A. K+. B. Mg2+. C. Ca2+. D. Na+. Câu 66. Các tế bào thần kinh của hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành: A. thần kinh trung ương (gồm não bộ và các dây thần kinh não) và thần kinh ngoại biên (gồm các hạch thần kinh và tủy sống). B. thần kinh trung ương (gồm não bộ và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (gồm các hạch thần kinh và các dây thần kinh não, tủy). C. thần kinh trung ương (gồm các hạch thần kinh và các dây thần kinh não, tủy) và thần kinh ngoại biên (gồm não bộ và tủy sống). D. thần kinh trung ương (gồm các hạch thần kinh và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (gồm não bộ và các dây thần kinh não). Câu 67. Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc: A. phản xạ. B. cảm ứng. C. dẫn truyền D. đáp ứng xung thần kinh. Câu 68. Trong hệ thần kinh ống, các thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và gửi thông tin theo các ……..(1)…….. về tủy sống và não bộ, từ đây xung thần kinh theo ……..(2)…….. đến các cơ quan đáp ứng và gây đáp ứng. Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. (1) dây thần kinh cảm giác, (2) dây thần kinh cảm giác 10
- B. (1) dây thần kinh vận động, (2) dây thần kinh vận động C. (1) dây thần kinh cảm giác, (2) dây thần kinh vận động D. (1) dây thần kinh vận động, (2) dây thần kinh cảm giác Câu 69. Đơn vị cấu tạo chức năng của hệ thần kinh là: A. synapse. B. hạch thần kinh. C. tủy. D. neuron. Câu 70. Sợi trục của neuron có chức năng: A. truyền kích thích ra khắp cơ thể. B. truyền kích thích đến tế bào khác. C. truyền xung thần kinh đến tế bào khác. D. truyền xung thần kinh ra khắp cơ thể. Câu 71. Các đoạn nhỏ trên sợi trục không được bao myelin bao bọc gọi là các: A. synapse. B. chùy synapse. C. sợi nhánh. D. eo Ranvier. Câu 72. Chức năng của neuron là: A. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh ra toàn cơ thể. B. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron khác hoặc tế bào khác. C. tiếp nhận xung thần kinh, tạo các kích thích và dẫn truyền đến neuron khác hoặc tế bào khác. D. tiếp nhận xung thần kinh, tạo các kích thích và dẫn truyền ra toàn cơ thể. Câu 73. Điện thế nghỉ là sự ……..(1)…….. điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, bên trong màng mang điện tích ……..(2)…….. so với bên ngoài màng mang điện tích ……..(3)…….. Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. (1) tương tác, (2) âm, (3) dương. B. (1) tương tác, (2) dương, (3) âm. C. (1) chênh lệch, (2) âm, (3) dương. D. (1) chênh lệch, (2) dương, (3) âm. Câu 74. Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động là truyền là do: A. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp. B. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvier này sang eo Ranvier kế tiếp. C. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ một vùng này sang eo Ranvier kế tiếp. D. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ một eo Ranvier này sang vùng kế tiếp. Câu 75. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Điện thế hoạt động xuất hiện không dừng tại điểm phát sinh mà lan truyền dọc theo sợi thần kinh. (2) Cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao myelin và không có bao myelin là giống nhau. (3) Tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao myelin và không có bao myelin là giống nhau. (4) Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 76. Synapse là: A. đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. B. một loại chất chuyển giao thần kinh. C. đơn vị liên kết giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác D. diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác. Câu 77. Synapse có hai loại: A. synapse hóa học và synapse xung thần kinh. B. synapse hóa học và synapse điện. C. synapse sinh học và synapse xung thần kinh. D. synapse hóa học và synapse điện. Câu 78. Loại synapse phổ biến ở động vật là: A. synapse xung thần kinh.B. synapse sinh học.C. synapse hóa họcD. synapse điện. Câu 79. Thông tin dưới dạng xung thần kinh đi đến synapse được truyền qua synapse nhờ: 11
- A. các bao myelin trên sợi trục. B. các eo Ranvier. C. chất chuyển hóa thần kinh. D. chất chuyển giao thần kinh. Câu 80 Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở A. màng trước synape B. khe synape C. chùy synape D. màng sau synape Câu 81. Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự : A. Khe synape → màng trước synape → chùy synape → màng sau synape B. Chùy synape → màng trước synape → khe synape → màng sau synape C. Màng sau synape → khe synape → chùy synape → màng trước synape D. Màng trước synape → chùy synape → khe synape → màng sau synape Câu 82. Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở A. màng trước synape B. phần trước synape C. màng sau synape D. khe synape Câu 83. Đường dẫn truyền hướng tâm trong một cung phản xạ là: A. dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo thành. B. dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành. C. dây thần kinh cảm giác do các neuron vận động tạo thành. D. dây thần kinh vận động do các neuron cảm giác tạo thành. Câu 84. Đường dẫn truyền li tâm trong một cung phản xạ là: A. dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo thành. B. dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành. C. dây thần kinh cảm giác do các neuron vận động tạo thành. D. dây thần kinh vận động do các neuron cảm giác tạo thành. Câu 85. Thụ thể cảm giác có chức năng: A. tiếp nhận và chuyển đổi điện thế thụ thể của kích thích thành các dạng năng lượng, khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới neuron. B. tiếp nhận và chuyển đổi các kích thích thành các dạng năng lượng, khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới neuron. C. tiếp nhận và chuyển đổi các dạng năng lượng của kích thích thành điện thế thụ thể, khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới xung thần kinh. D. tiếp nhận và chuyển đổi điện thế thụ thể của kích thích thành các dạng năng lượng, khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới xung thần kinh. Câu 86. Khứu giác có vai trò: A. giúp động vật giữ thăng bằng khi di chuyển. B. gây ra nhiều phản ứng như đánh giá trượt ngã, giữ vật chính xác không để tuột, rơi, nuốt khi thức ăn trong miệng đã nhỏ và tạo thành viên. C. giúp động vật chọn lựa loại thức ăn ăn được và không ăn được, đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể tồn tại và phát triển. D. gây nhiều phản ứng khác nhau như tìm kiếm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp, tránh kẻ thù, tìm đến bạn tình, định hướng đường đi, nhận ra con mới sinh. Câu 87. Đâu là đường đi của ánh sáng khi khúc xạ từ vật vào mắt? A. Ánh sáng đi vào mắt, qua tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, hệ thống khúc xạ ánh sáng cuối cùng đến tế bào que và nón. B. Ánh sáng đi vào mắt, qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, cuối cùng đến tế bào que và nón. 12
- C. Ánh sáng đi vào mắt, qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào que, tế bào nón, cuối cùng đến tế bào hạch và lưỡng cực. D. Ánh sáng đi vào mắt, qua tế bào que, tế bào nón, hệ thống khúc xạ ánh sáng cuối cùng đến tế bào hạch và lưỡng cực. Câu 88. Lượng thông tin của thụ thể cảm giác nào lớn nhất so với các thụ thể cảm giác khác mà cơ thể tiếp nhận được? A. Thụ thể quang học. B. Thụ thể đau. C. Thụ thể cơ học. D. Thụ thể nhiệt. Câu 89. Bộ phận tiếp nhận âm thanh gồm: A. tai ngoài, tai giữa và tai trong. B. tai ngoài, tai giữa và ốc tai. C. tai ngoài, màng nhĩ và ốc tai. D. tai ngoài, màng nhĩ và tai trong. Câu 90. Chức năng giữ thăng bằng của cơ thể là nhờ: A. cơ quan tiền đình nằm trong trung khu thần kinh. B. cơ quan tiền đình nằm trong hành não. C. cơ quan tiền đình nằm trong tai trong. D. cơ quan tiền đình nằm trong tiểu não. Câu 91. Cơ quan tiền đình gồm: A. cửa sổ tròn, nang bầu dục và ba ống bán khuyên. B. cửa sổ tròn, cửa sổ bầu dục và ba ống bán khuyên. C. nang cầu, cửa sổ bầu dục và ba ống bán khuyên. D. nang cầu, nang bầu dục và ba ống bán khuyên. Câu 92. Đâu không phải là đặc điểm của phản xạ có điều kiện? A. Hình thành trong đời sống cá thể, không di truyền. B. Dễ mất nếu không được củng cố. C. Số lượng có giới hạn. D. Có sự tham gia của vỏ não. Câu 93. Bộ phận của não phát triển nhất là: A. não trung gian. B. bán cầu đại não. C. não giữa. D. tiểu não và hành não. Câu 94. Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do: A. một số tế bào thần kinh nhất định tham gia và thường do tủy sống điều khiển. B. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tủy sống điều khiển. C. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển. D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển. Câu 95. Điện thế nghỉ là sự …(1)… điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, bên trong màng mang điện tích …(2)… so với bên ngoài màng mang điện tích …(3)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là: A. 1 – tương tác; 2 – âm; 3 – dương. B. 1 – chênh lệch; 2 – âm; 3 – dương. C. 1 – tương tác; 2 – dương; 3 – âm. D. 1 – chênh lệch; 2 – dương; 3 – âm. Câu 96: Khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình sinh trưởng và phát triển từ giai đoạn ra hoa cho đến khi cây già và chết. B. Sinh trưởng và phát triển xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh cành, chóp rễ nơi có các mô phân sinh. C. Sinh trưởng và phát triển xảy ra tại tất cả cơ quan trên cơ thể thực vật làm tăng chiều cao, đường kính thân. D. Sinh trưởng không giới hạn được biểu hiện bằng sự xuất hiện và thay mới của các cơ quan như cành, lá, rễ, hoa, quả trong suốt chu kì sống của cây. Câu 97 : Hình bên dưới chỉ sự nảy mầm của hạt rau diếp (Lactuca sativa L.). Điều kiện nảy mầm của hạt rau diếp là 13
- A. ngoài sáng và trong điều kiện được chiếu ánh sáng đỏ. B. ngoài sáng và trong điều kiện được chiếu ánh sáng xanh tím. C. trong tối và trong điều kiện được chiếu ánh sáng đỏ. D. trong tối và trong điều kiện được chiếu ánh sáng xanh tím. Câu 98: Mô phân sinh ở thực vật là A. nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế. B. nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống của thực vật. C. nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân. D. nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng. Câu 99: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh cây. C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ. Câu 100 : Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. B. mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. C. mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. D. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. Câu 101: Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật. B. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên. C. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật. D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm. Câu 102: Ở cây hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự là: A. Mô phân sinh đỉnh ngọn → Mô phân sinh bên → Mô phân sinh đỉnh rễ. B. Mô phân sinh đỉnh ngọn → Mô phân sinh đỉnh rễ → Mô phân sinh bên. C. Mô phân sinh đỉnh rễ → Mô phân sinh bên → Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh bên → Mô phân sinh đỉnh ngọn → Mô phân sinh đỉnh rễ. Câu 103: Những hormone nào sau đây thuộc nhóm hormone kích thích sinh trưởng ?. A. auxin, gibberellin, cytokinin. B. auxin, abscisic acid, cytokinin. C. auxin, ethylene, abscisic acid. D. auxin, gibberellin, ethylene. Câu 104: Hình bên dưới là mặt cắt ngang thân cây gỗ thể hiện cấu tạo của thân. Sự gia tăng đường kính thân là kết quả của sự tạo thành mạch gỗ thứ cấp ở phía trong và mạch rây thứ cấp nằm ở phía ngoài thân. Nguyên nhân là do sự phân chia của 14
- A. mô phân sinh đỉnh ở ngọn. B. tầng sinh mạch. C. mô phân sinh đỉnh rễ. D. tầng sinh bần. Câu 105: Hình bên dưới mô tả sự sinh trưởng sơ cấp ở thân và rễ. Để hạn chế chiều cao của cây, người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây? A. Ngọn cây. B. Lá cây. C. Thân cây. D. Rễ cây. Câu 106 : Loại auxin phổ biến nhất ở thực vật là A. NAA. B. 2,4 - D. C. IAA. D. IBA Câu 107 : Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng? A. GA. B. Kinetin. C. IAA. D. AAB Câu 108: Hormone được ứng dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết trong nhân giống vô tính là A. gibberellin. B. auxin. C. cytokinin. D. kinetin. Câu 109: Trong đời sống, việc sản xuất giá đỗ và làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật? A. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch. B. Giai đoạn nảy mầm. C. Giai đoạn ra hoa. D. Giai đoạn tạo quả, chín. Câu 110: Khi nói về tương quan giữa các hormone thực vật. Phát biểu nào sau đây đúng ?. A. Tương quan chung là tương quan giữa hormone thuộc nhóm kích thích sinh trưởng với hormone thuộc nhóm ức chế sinh trưởng. B. Ở giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển, hormone kích thích sinh trưởng được tổng hợp ít, khi cây chuyển sang giai đoạn sinh sản, già hóa thì hormone ức chế sinh trưởng giảm dần. C. Theo chu kì phát triển của cây, tác động của hormone kích thích có xu hướng giảm dần, trong khi tác động của hormone ức chế tăng dần. Điều này chỉ đúng đối với cây lâu năm, đối với cây 1 năm thì ngược lại. D. Khi xử lí các hormone ngoại sinh kích thích sinh trương lên cây trồng sử dụng làm thức ăn cho người và động vật với liều lượng càng nhiều càng tốt. Câu 111: Sự hoa hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. Thực vật đêm dài (thực vật ngày ngắn) gồm các loài cây nào sau đây ?. A. Thanh long, cúc, mía, củ cải đường, lạc. B. Cà chua, cà tím, cà rốt, cúc và đậu tương. C. Dâu tây, cà tím, cà rốt, lạc và hành. 15
- D. Cúc, thược dược, cà tím, đậu tương và mía. Câu 112: Sự hoa hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. Thực vật đêm ngắn (thực vật ngày dài) gồm các loài cây nào sau đây ?. A. Thanh long, dâu tây, cà rốt, củ cải đường và hành. B. Cà chua, cà tím, cà rốt, cúc và đậu tương. C. Dâu tây, cà tím, cà rốt, lạc và hướng dương. D. Cúc, thược dược, cà tím, đậu tương và mía. Câu 113: Cho các bộ phận của câu như sau: I. Đỉnh rễ II. Thân III. Chối nách IV. Chồi đỉnh V. Hoa VI. Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở bộ phận nào của cây? A. I, II, III. B. II, III, IV. C. III, IV, V. D. II, V, VI. Câu 114. Khi trồng hoa cúc vào vụ tết ở Đà Lạt người ta hay thắp đèn vào ban đêm cho cây. Giải thích nào sau đây đúng ?. A. Hoa cúc là cây ngày dài, vụ tết là mùa ngày ngắn cây không ra hoa được, thắp đèn cho cây để kích thích sự ra hoa. B. Hoa cúc là cây ngày ngắn, vụ tết là mùa ngày ngắn thắp đèn cho cây để ức chế sự ra hoa, kéo dài sự sinh trưởng, khi cây đủ cao, ngắn đèn cây sẽ ra hoa. C. Hoa cúc là cây ngày dài, vụ tết là mùa ngày ngắn thắp đèn cho cây để ức chế sự ra hoa ra hoa, kéo dài sự sinh trưởng, khi cây đủ cao, ngắn đèn cây sẽ ra hoa. D. Hoa cúc là cây ngày ngắn, vụ tết là mùa ngày ngắn cây không ra hoa được, thắp đèn cho cây để kích thích sự ra hoa. Câu 115. Khi trồng cây Thanh Long vào vụ tết ở Bình Thuận người ta hay thắp đèn vào ban đêm cho cây. Giải thích nào sau đây đúng ?. A. Cây Thanh Long là cây ngày dài, vụ tết là mùa ngày ngắn cây không ra hoa được, thắp đèn cho cây để kích thích sự ra hoa. B. Cây Thanh Long là cây ngày ngắn thắp đèn cho cây để ức chế sự ra hoa, kéo dài sự sinh trưởng, khi cây đủ cao, ngắn đèn cây sẽ ra hoa. C. Cây Thanh Long là cây ngày dài thắp đèn cho cây để ức chế sự ra hoa ra hoa, kéo dài sự sinh trưởng, khi cây đủ cao, ngắn đèn cây sẽ ra hoa. D. Cây Thanh Long là cây ngày ngắn thắp đèn cho cây để kích thích sự ra hoa. II. TRẮC NGHIỆM DẠNG ĐÚNG – SAI Câu 1. Hình sau đây mô tả quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu máu của thận, khi nói về quá trình này phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. [B] là hormone ADH được tiết bởi tuyến tụy [A]. b. [C] là sự tăng thải nước ở ống thận và ống góp. 16
- Thận tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu bằng cách tăng thải hoặc hấp c. thụ nước. Khi áp suất thẩm thấu máu tăng, trung khu điều hòa trao đổi nước gây d. cảm giác khác. Câu 2. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu ở thận? Ý Mệnh đề Đúng Sai a. Hormone ADH do vùng dưới đối sản xuất và dự trữ ở tuyến yên. Khi áp suất thẩm thấu tăng kích thích trung khu điều hòa trao đổi b. nước gây cảm giác khát. Khi áp suất thẩm thấu máu tăng thận tăng cường tái hấp thu nước c. giúp cân bằng áp suất thẩm thấu. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng, ADH tác động lên thận làm d. tăng đào thải nước ra khỏi máu. Câu 3. Glucose là nguồn năng lượng chính của các tế bào, nó được sản sinh ra từ những loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày. Tình trạng thiếu hụt hay dư thừa glucose đều có thể gây ra những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Hàm lượng đường trong máu được xác định thông qua xét nghiệm lượng glucose có trong máu. Thông qua xét nghiệm máu trước và sau bữa ăn(bữa ăn bắt đầu tại thời điểm 0), các nhà khoa học đã lập được đồ thị lượng Glucose máu và các loại hormone được biểu diễn trong hình sau: Xét các nhận định sau, mỗi nhận định sau là đúng hay sai Ý Mệnh đề Đúng Sai Đường I biểu diễn đồ thị xét nghiệm khi ăn bữa ăn giàu cacbohydrate và đường II biểu diễn a. đồ thị xét nghiệm khi ăn bữa ăn giàu protein. b. Gan là cơ quan điều khiển mọi hoạt động điều hòa lượng glucose trong máu. Ở trường hợp II, do nồng độ glucose trong máu chỉ tăng nhẹ nên khi đi đến các cơ quan, c. lượng glucose trong máu không thể đáp ứng đủ nên sự tăng hormone B nhằm tăng lượng glucose đáp ứng cho các cơ quan có nhu cầu năng lượng lớn như não. d. Glucagon được tiết ra khi nồng độ acid amin trong máu thấp. Câu 4: Biểu đồ 3 ghi lại sự biến động hàm lượng glucose trong máu của một người khỏe mạnh bình thường trong vòng 5 giờ 17
- Biểu đồ 3 a) Cơ thể cố gắng duy trì hàm lượng glucose xấp xỉ 1 mg/ml. b) Glucagon được giải phóng ở các thời điểm A và C. c) Người này ăn cơm xong vào thời điểm D. d) Insulin được giải phóng vào các thời điểm B và E. Câu 5: Dựa trên hình về cấu tạo hệ bài tiết, hãy sắp xếp đúng trình tự quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu? ` 1. Lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu (dịch lọc). 2. Tiết các ion thừa, chất độc hại vào dịch lọc hình thành nước tiểu chính thức. 3. Tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể. 4. Nước tiểu theo ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang để thải ra ngoài. Câu 6: Để nghiên cứu ảnh hưởng của các loại ánh sáng khác nhau [trắng (W), đỏ (R), đỏ xa (FR)] lên sự ra hoa của một loài cây người ta vẽ được hình như bên, mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai ? Ý Mệnh đề Đúng Sai a) Ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn. 18
- Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sáng là 660 nm), ký hiệu là b) P660 có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn. Khi ta cắt thời gian che tối liên tục thành các khoảng ngắn hơn thời gian c) đêm tới hạn thì cây sẽ ra hoa. Như vậy đối với loài cây trong thí nghiệm trên muốn ra hoa phải có lượng d) P660 đủ lớn, và P660 được tổng hợp nhờ ánh sáng đỏ xa, do hai dạng này có thể chuyển hóa qua lại. Câu 7: Quan sát tính hướng tiếp xúc ở thực vật được bố trí sau: Bước 1: Chọn một số loài cây thân leo phổ biến (bầu, bí, trầu bà, nho,…). Bước 2: Quan sát tính hướng tiếp xúc ở các cây thân leo thông qua mẫu vật thật hoặc phim ảnh. Bước 3: Ghi nhận (chụp ảnh hoặc quay phim) về sự sinh trưởng của thân ở các loài cây đã quan sát. Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,... thì thân cây sẽ sinh trưởng như thế nào? Mỗi nhận định dưới đây đúng hay sai. a) Thân cây vẫn sẽ sinh trưởng. b) Nếu không làm giàn thì cây sẽ không thích nghi tốt với điều kiện sinh trưởng nhưng cho năng suất không thay đổi nhiều so với làm giàn. c) Nếu không làm giàn thì cây sẽ ngắn hơn, hoa quả, trái không thay đổi. d) Thân cây vẫn sẽ sinh trưởng nhưng không đứng vững được. Câu 8. Auxin là một hoóc môn thực vật có tác dụng tốt đến các quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của tầng phát sinh, sự hình thành rễ, hiện tượng ưu thế ngọn, tính hướng của thực vật, sự sinh trưởng của quả và tạo ra quả không hạt. Đồng thời auxin cũng có vài trò sự sinh trưởng giãn của tế bào để chứng minh vai trò này người ta làm một thí nghiệm như hình bên, mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai khi nói về thí nghiệm này ? Ý Mệnh đề Đúng Sai a) Cơ chế phản ứng hướng sáng ở thực vật bao gồm ba giai đoạn là: Thu nhận kích thích, dẫn truyền tín hiệu, trả lời kích thích. b) Sự tương tác giữa ánh sáng xanh dương và phototropin gây ra sự chuyển đổi và dẫn truyền tín hiệu trong tế bào. c) Sự uốn cong thân cây về phía hướng ánh sáng do sự phân bố auxin không đều, phía đối diện với hướng ánh sáng có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn. 19
- d) Khi chiếu sáng một phía, thành phần ánh sáng xanh dương ức chế quá trình tổng hợp auxin Câu 9. Người ta tiến hành một thí nghiệm như sau: -Cây mầm 1: chiếu sáng từ một phía lên bao lá mầm. -Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sáng từ một phía. -Cây mầm 3: che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng từ một phía. Sau đó để các cây sinh trưởng bình thường và quan sát hiện tượng. Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai ? Ý Mệnh đề Đúng Sai a) Cây 1 ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng. b) Cây 2 ngọn cây vẫn mọc thẳng. c) Cây 3 ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng. Đỉnh ngọn là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng gây phản ứng hướng sáng ở d) ngọn cây. Câu 10. Nguyên nhân gây ngộ độc cá nóc chính là do độc chất tetrodotoxin ở trong cá nóc, tập trung ở trứng, ruột và tinh hoàn cá, một trong những chất có độc lực rất mạnh tìm thấy trong tự nhiên. Tetrodotoxin là chất độc không protein, tan trong nước và không bị nhiệt phá hủy (nấu chín hay phơi khô) nhưng bất hoạt trong môi trường acid hoặc kiềm mạnh.Tetrodotoxin được hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa sau 5-15 phút và đạt đỉnh nồng độ sau 20 phút, thải trừ đáng kể qua nước tiểu. Độc chất này ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh, ức chế kênh natri làm cho tín hiệu thần kinh bị gián đoạn. Nếu may mắn được cứu sống thì người bệnh cũng dễ gặp những biến chứng nghiêm trọng như tê liệt tay chân, liệt nửa người, không thể giao tiếp... Sử dụng dữ liệu hãy cho biết mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai ? Ý Mệnh đề Đúng Sai Để có thể sử dụng cá nóc làm thực phẩm thì phải lấy hết các bộ phận nội a) tạng, trứng, ruột và tinh hoàn cá. Độc tố tetrodotoxin gây tác hại đến hệ thần kinh bằng cách ức chế kênh natri b) ở màng trước synapse làm tín hiệu xung thần kinh không truyền từ neuron này sang neuron khác. Một trong những nguyên nhân gây tê liệt khi ăn phải độc tố do độc tố này c) bám ở synapse của cơ vân rất chặt chẽ. Thời gian vàng đề cứu sống lí tưởng một người khi nhiễm độc tố là 20 phút d) sau khi ăn phải độc tố này. Câu 11: Chọn đáp án đúng, sai vào các phát biểu sau khi nói về hoocmon thực vật ?. a. Auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (chồi ngọn, lá non, phấn hoa, phôi hạt) sau đó được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch rây. b. Auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (chồi ngọn, lá non, phấn hoa, phôi hạt) sau đó được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch gỗ. 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
195 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
141 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
231 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
120 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
139 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
180 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
86 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
149 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
112 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
97 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
132 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
148 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
167 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
