Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
lượt xem 1
download
Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II-NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG PTDTNT NƯỚC OA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 11 THEO BẢNG ĐẶC TẢ NĂM HỌC 2022-2023 I. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT - Nhận biết được đặc điểm cảm ứng ở các nhóm động vật. Hệ thần kinh Đặc điểm cảm ứng Hệ thần kinh Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng. dạng lưới Hệ thần kinh Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ dạng chuỗi thần kinh dạng lưới. hạch Hệ thần kinh Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. dạng ống Có thể thực hiện các phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp. II. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH - Nêu được khái niệm điện thế hoạt động, các giai đoạn của của đồ thị điện thế hoạt động. * Điện thế hoạt động: Là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích. * Giai đoạn mất phân cực: * Giai đoạn đảo cực: * Giai đoạn tái phân cực: - Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế tiếp. - Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo tốc độ truyền xung nhanh hơn trên sợi không có bao miêlin. III. TRUYỀN TIN QUA XINAP - Nhận biết được khái niệm xináp. - Nhận biết được các thành phần cấu tạo của xináp hóa học. - Kể tên được các chất tham gia truyền tin qua xináp. - Xác định được chi tiết quá trình truyền tin qua xináp. - Mô tả được trật tự quá trình truyền tin qua xinap. - Chỉ ra được các nhận định đúng/ sai khi nói về khái niệm, cấu tạo về xináp và quá trình truyền tin qua xináp. - Xác định được các thành phần trong cấu tạo của xinap hóa học. - Giải thích được hiện tượng liên quan đến quá trình truyền tin qua xináp hóa học. 1. Xínap là gì? - Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác như: tế bào cơ, tế bào tuyến ... 2. Cấu tạo xinap . Cấu tạo của Xinap hóa học - Xinap gồm màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap. Chùy xinap có các bóng chứa chất trung gian hóa học. 3. Quá trình truyền tin qua xinap Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau: - Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.
- - Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ rA. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau. - Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp. IV. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT - Nêu được khái niệm các loại tập tính của động vật. - Nhận biết tập tính học được và tập tính bẩm sinh - Xác định được các ví dụ về tập tính bẩm sinh, học được ở động vật. - Xác định được các ví dụ về một số hình thức học tập ở động vật 1. Tập tính Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển. 2. Phân loại tập tính - Tập tính của động vật chia ra 2 loại: + Tập tính bẩm sinh + Tập tính học được Các tập tính Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Đặc điểm Loại tập tính sinh ra đã có, di truyền Loại tập tính hình thành trong quá trình sống của từ bố mẹ, đặc trưng cho loài cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối Đi học đúng giờ tiếp nhau đế kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. A. Quen nhờn - Là hình thức học tập đơn giản nhất, động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không kèm theo sự nguy hiểm. Ví dụ: Khi có bóng đèn trên cao lặp lại nhiều lần mà không nguy hiểm gì thì gà con không chạy đi ẩn nấp nữa. B. In vết - Là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim. Nhờ in vết, chim non di chuyển theo chim bố mẹ do đó nó được chăm sóc nhiều hơn. C. Điều kiện hóa - Điều kiện hóa đáp ứng: Là sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. Ví dụ: Thí nghiệm Paplop: Ông làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời. - Điều kiện hóa hành động: Liên kết một hành động với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại (hoặc không lặp lại) các hành vi đó. Ví dụ: B.F.Skinno thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp và có thức ăn (phần thưởng), mỗi khi thấy đói bụng (không cần phải nhìn thấy bàn đạp), chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp đế lấy thức ăn. D. Học ngầm - Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện để giải quyết những tình huống tương tự. Ví dụ: Thả chuột vào đường đi, sau đó cho thức ăn thì chuột biết đi đúng đường đó.
- 5. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật A. Tập tính kiếm ăn - Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi. - Chủ yếu là tập tính học đượC. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp. - Gồm các hoạt động: rình mồi, vồ mồi, bỏ chạy hoặc lẩn trốn. Ví dụ: Hải li đắp đập để bắt cá, mèo rình mồi. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ - Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình. Ví dụ: Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu; chó, mèo, hổ,., đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu. - Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. C. Tập tính sinh sản - Là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmon) gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non,... - Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục). - Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài. Ví dụ: Chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái D. Tập tính di cư - Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản. - Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy. - Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi. Ví dụ: Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản. V. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT - Đắc điểm sinh trưởng sơ cấp - Xác định vị trí của các loại mô phân sinh Các mô phân sinh Có các loại mô phân sinh sau: Mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm). - Mô phân sinh đỉnh: Nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm. - Mô phân sinh bên: Phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên có ở cây Hai lá mầm. - Mô phân sinh lóng: Nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác nhau với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.
- A. Các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm B. Mô phân sinh long ở cây Một lá mầm Hình 1.32. Các loại mô phân sinh ở cây Một lá mầm và Hai lá mầm Sinh trưởng sơ cấp - Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm. - Làm tăng chiều dài của thân và rễ. - Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra. VI. HOOCMON THỰC VẬT - Kể tên được hoocmôn kích thích sinh trưởng: hoocmôn ức chế sinh trưởng ở thực vật. VII. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT - Phân biệt được khái niệm phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái - Xác định được các ví dụ về các kiểu phát triển ở một số động vật. + Phát triển không qua biến thái: Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. Hình thức này gặp ở một số động vật không xương sống và đa số các loài động vật có xương sống. Phát triển qua biến thái bao gồm: + Phát triển qua biến thái: Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành. VIII. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT - Nhận biết được nơi sản xuất của các loại hoocmôn quan trọng ở người (hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, testostêrôn). - Nhận biết được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Xác định được tác dụng sinh lí của các hoocmôn quan trọng ở người (hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, testostêrôn). - Xác định được sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Giải thích được tác động của các nhân tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Xác định được hậu quả và giải thích được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến. Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí
- Hoocmon sinh trưởng (GH) Tuyến yên - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin - Kích thích phát triển xương. Tiroxin Tuyến giáp - Kích thích chuyển hoá ở tế bào. - Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể. Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch. Ơstrogen Buồng trứng Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do: + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Testosteron Tinh hoàn Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ: + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. + Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp. 2. Các nhân tố bên ngoài A. Thức ăn Là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát trển của động vật, do đó cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. B. Nhiệt độ Mỗi loài động vật đều có khoảng nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật, nhất là động vật biến nhiệt. C. Ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng vì: - Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể. - Tia tử ngoại có tác dụng biến tiền Vitamin D thành Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa Canxi thành xương. - Một số bệnh ở người: Bệnh khổng lồ (thừa GH), bệnh lùn (thiếu GH) ở người; bệnh đần độn do thiếu tizôxin ở trẻ em… Cụ thể nguyên nhân và hậu quả một số bệnh do rối loạn nội tiết 1. bệnh Người bé nhỏ: do tuyến yên tiết ra quá ít hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến giảm phân chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào, kết quả là trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn. 2. Bệnh người khổng lồ: do tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em dẫn đến tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăng số lượng và kích thước tế bào(qua tăng tổng hợp và tăng phát triển xương), kết quả là cơ thể phát triển quá mức và trở thành người khổng lồ. 3. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ em chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? Trả lời: iot là một trong hai thành phần cấu tạo nên tiroxin. Thiếu iot dẫn đến thiếu tiroxin. Làm giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tiroxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên bình thường của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Thay các từ ngữ sau đây cho các số trong đoạn thông tin sau: Chùy xináp, Ca2+ , màng trước, axêtincôlin, điện thế hoạt động Xung thần kinh đến làm …(1) đi vào …(2)… → …(3) vào làm bóng chứa …(4)… gắn vào …(5)… và vỡ ra, giải phóng …(6)… vào khe xináp→ …(7)… gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện …(8)… lan truyền đi tiếp Câu 2. Em hãy chú thích cho hình bên
- Câu 3: Tại sao tin được truyền qua xinap chỉ theo một chiều, từ màng trước ra màng sau mà không thể theo chiều ngược lại? Câu 4: Phân biệt phát triển qua biến thái và không qua biến thái? Tìm các ví dụ? Câu 5: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xinap? Câu 6: Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra như thế nào? Câu 7: Trường hợp tay bị kim nhọn đâm vào quá trình truyền xung thần kinh trong cung phản xạ sẽ diễn ra như thế nào? Câu 8: Hãy trình bày nguyên nhân bị mắc bệnh người bé nhỏ? Câu 9: Hãy trình bày nguyên nhân bị mắc bệnh người khổng lồ? Câu 10: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ em chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO I. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Câu 01: Hệ thần kinh của giun dẹp có: A.Hạch đầu, hạch thân. B. Hạch đầu, hạch bụng. C. Hạch đầu, hạch ngực. D. Hạch ngực, hạch bụng. Câu 02: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là: A. Duỗi thẳng cơ thể. B.Co toàn bộ cơ thể. C. Di chuyển đi chỗ khác. D. Co ở phần cơ thể bị kích thích. Câu 03: Ý nào không đúng với đặc điếm của phản xạ co ngón tay? A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh. C. Là phản xạ không điều kiện. D.Là phàn xạ có điều kiện. II.ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG Câu 4: Điện thế hoạt động xuất hiện trãi qua các giai đoạn: A.Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. B. Phân cực, đảo cực, tái phân cực. C. Phân cực,mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. D. Phân cực,mất phân cực, tái phân cực. Câu 5: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra như thế nào A.Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực. B. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực. C. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực.
- D. Xung thần kinh lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực. .Câu 6: Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, điện thế hoạt động lan truyền theo phương thức nào: A.Liên tục. B. Nhảy cóc. C. Không thể lan truyền được. D. Truyền thẳng. Câu 7: Trên sợi thần kinh có bao miêlin, điện thế hoạt động lan truyền theo phương thức nào: A. Liên tục. B.Nhảy cóc. C. Không thể lan truyền được. D. Truyền thẳng. III. TRUYỀN TIN QUA XINAP Câu 8. Tên gọi nào sau đây thể hiện diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác? A. Cầu sinh chất B. Eo ranvie C.Xinap D. Mielin. Câu 9. Trong cấu tạo của xinap, thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở vị trí nào sau đây? A. Màng trước xináp B. Khe xináp C. Chùy xináp D.Màng sau xináp Câu 10. Cấu tạo nào của xinap có các bóng chứa chất trung gian hóa học? A. Ty thể B. Khe xináp C.Chùy xináp D. Màng sau xináp Câu 11. Cấu trúc nào sau đây không thuộc thành phần cấu tạo của xinap? A. Ty thể B. Khe xináp C. Chùy xináp D.Các ion Ca2+ Câu 12. Qúa trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào sau đây? A. Khe xinap → màng trước xinap → chùy xinap → màng sau xinap B.Chùy xinap → màng trước xinap → khe xinap → màng sau xinap C. Màng sau xinap → khe xinap → chùy xinap → màng trước xinap D. Màng trước xinap → chùy xinap → khe xinap → màng sau xinap Câu 13. Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về quá trình truyền tin qua xinap? A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp B. Các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau C.Xung thần kinh xuất hiện ở màng sau lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước D. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chùy xinap Câu 14. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh? 1. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xinap 2. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin 3. Axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xinap được tái tổng hợp thành axêtincôlin 4. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xinap A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng vì nguyên nhân nào sau đây? A. Sự chuyển giao xung thần kinh qua xinap nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều B. Các thụ thể ở màng sau xinap chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều C. Khe xinap ngăn cản sự truyền tin ngược chiều D. Chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xinap Câu 16: Xinap là: A. Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…). B. Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau. C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. D. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. Câu 17: Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là: A. Axêtincôlin và norađrênalin.. B. Axêtincôlin và Sêrôtônin. C. Sêrôtônin và norađrênalin. D. Axêtincôlin và đôpamin IV. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT Câu 18: Tập tính học được là: A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
- B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền. D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng của loài. Câu 19: Học ngầm là: A. Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự. B. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự dễ dàng. C. Những điều học được không có ý thức mà sau đó tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự một cách dễ dàng. D. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự một cách dễ dàng. Câu 20.Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau: A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp B. bẩm sinh, học được C. bẩm sinh, hỗn hợp D. học được, hỗn hợp Câu 21. Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính: A. kích thích hệ thần kinh cơ quan thụ cảm cơ quan thực hiện hành động B. kích thích cơ quan thụ cảm cơ quan thực hiện hệ thần kinh hành động C. kích thích cơ quan thực hiện hệ thần kinh cơ quan thụ cảm hành động D. kích thích cơ quan thụ cảm hệ thần kinh cơ quan thực hiện hành động Câu 22.Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính: A. học được B. bẩm sinh C. hỗn hợp C. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp Câu 23. Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập: A. in vết. B. quen nhờn. C. điều kiện hoá. D. học ngầm Câu 24. Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tâp: A. in vết. B. quen nhờn. C. điều kiện hoá. D. học ngầm Câu 25. Khi thấy đói bụng chuột chạy vào lồng nhấn bàn đạp để lấy thức ăn là kiểu học tập: A. in vết. B. quen nhờn. C. học khôn. D. điều kiện hoá hành động. Câu 26 . Những nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập: A. in vết. B. quen nhờn. C. học ngầm D.điều kiện hoá. Câu 27. Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiểu học tập: A. in vết. B. học khôn. C. học ngầm D.điều kiện hoá. Câu 28. Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải 1 bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập: A. in vết. B. học khôn. C. điều kiện hoá đáp ứng. D. học ngầm Câu 29.Nếu thả 1 hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa , rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữA. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập: A. in vết. B. quen nhờn. C. học ngầm D. học khôn. Câu 30. Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tính: A. kiếm ăn. B. bảo vệ lãnh thổ. C. sinh sản. D. di cư. Câu 31. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính: A. kiếm ăn. B. sinh sản. C. di cư. D. bảo vệ lãnh thổ. Câu 32. Đến mùa sinh sản Công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông là tập tính: A. kiếm ăn. B. bảo vệ lãnh thổ. C. sinh sản. D. di cư. Câu 33. Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tính: A. thứ bậc. B. bảo vệ lãnh thổ. C. vị tha. D. di cư.
- Câu 34. Kiến lính sắn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính: A. thứ bậc. B. bảo vệ lãnh thổ. C. vị tha. D. di cư. V. SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT Câu 35. Mô phân sinh là nhóm các tế bào: A. đã phân hoá B. chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân C. đã phân chia D. Chưa phân chia Câu 36. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp? A.Làm tăng kích thước chiều dài của cây. B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần. C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Câu 37. Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây? A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mần. Câu 38. Sinh trưởng sơ cấp của cây là: A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hóa của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây hai lá mầm. D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây một lá mầm. Câu 39. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm. C. Diễn ra hoạt động ở tầng sinh mạch. D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ). Câu 40. Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây? A. Ở thân. B. Ở đỉnh rễ. C. Ở chồi nách. D. Ở chồi đỉnh. Câu 41. Mô phân sinh lóng có ở đâu? A. Ở gốc lóng của thân. B. Ở chồi đỉnh, đỉnh rễ. C. Ở chồi nách. D. Ở dọc theo chiều dài của thân. Câu 42.Mô phân sinh bên có ở đâu? A. Ở thân và rễ cây hai lá mầm B. Ở chồi đỉnh, đỉnh rễ. C. Ở chồi nách. D. Ở gốc lóng của thân. VI. HOOCMON THỰC VẬT Câu 42: Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để: A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
- B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế nào thực vật, diệt cỏ. Câu 43: Gibêrelin có vai trò: A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân. B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân. C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân. D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân. Câu 44: Cho các chất gồm auxin, etilen, axit abxixic, xitokinin, giberelin. Các chất có vai trò kích thích sinh trưởng là: A. Axit abxixic, xitokinin, giberelin. .B. Auxin, giberelin, xitokinin. C. Axit abxixic, xitokinin, etilen. D. Auxin, etilen, axit abxixic Câu 45: Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm ức chế sự sinh trưởng là: A. Etylen, Axit abxixic. B. Auxin, gibêrelin. C. Gibêrelin, êtylen. D. Auxin, xitôkinin. VII. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Câu 46: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có: A. Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý. B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành. C. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành. D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần khác với con trưởng thành. Câu 47. Sự phát triển của tôm, ve sầu là kiểu phát triển: A. không qua biến thái B. biến thái không hoàn toàn C. biến thái hoàn toàn D. tất cả đều đúng Câu 48. Sự phát triển của cào cào, cua là kiểu phát triển: A. không qua biến thái B. biến thái không hoàn toàn C. biến thái hoàn toàn D. tất cả đều đúng Câu 49.Có các động vật sau: cá chép, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ cánh cam, bọ rùA. Những loài nào thuộc động vật phát triển không qua biến thái. A. Cánh cam, bọ rùa B. cá chép, khỉ C. Bọ ngựa, cào cào D. Tất cả đều đúng Câu 50. Có các động vật sau: cá chép, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ cánh cam, bọ rùA. Những loài nào thuộc động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn. A. Cánh cam, bọ rùa B. cá chép, khỉ C. Bọ ngựa, cào cào D. Tất cả đều đúng Câu 51. Có các động vật sau: cá chép, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ cánh cam, bọ rùA. Những loài nào thuộc động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn. A. Cánh cam, bọ rùa B. cá chép, khỉ C. Bọ ngựa, cào cào D. Tất cả đều đúng VIII. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘNG VẬT Câu 52: Ơstrôgen có vai trò: A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
- C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. D. Kích thích chuyển hóa ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. Câu 53: Ơstrôgen được sinh ra ở: A. Tuyến giáp. B. Buồng trứng. C. Tuyến yên. D. Tinh hoàn. Câu 54: Hoocmon sinh trưởng (GH) được sinh sản ra ở: A. Tinh hoàn. B. Tuyến giáp. C. Tuyến yên. D. Buồng trứng. Câu 55: Tirôxin được sinh sản ra ở: A. Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng. Câu 56: Tirôxin có tác dụng: A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. B. Kích thích chuyển hóa ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. Câu 57: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ? A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Na để hình thành xương. B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Ca để hình thành xương. C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa K để hình thành xương. D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxi hóa để hình thành xương. Câu 58: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật là: A. thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng. B. thức ăn, nhiệt độ, hooc môn. C. thức ăn, di truyền, ánh sáng. D. sinh lý, nhiệt độ, ánh sáng. Câu 59: Testostêrôn được sinh ra ở: A. Tinh hoàn. B. Tuyến yên. C. Tuyến giáp. D. Buồng trứng. CHÚC CÁC EM THI TỐT!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn