intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa

  1. TRƯỜNG THPT BÀ RỊA TỔ: HÓA- SINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: SINH HỌC 11 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: Chủ đề 1. Cảm ứng ở sinh vật + ND1 Cảm ứng ở động vật + ND2. Tập tính ở động vật Chủ đề 2. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật + ND1. Khái quát về ST và PT ở sinh vật + ND2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: 1. Mức độ đề: 40% nhận biết; 30% thông hiểu; 30% vận dụng. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn; 1 lựa chọn đúng/đúng nhất: 12 câu = 3,0 điểm =12 LỆNH HỎI x 0,25đ 2. Trắc nghiệm dạng Đúng/Sai: 2 câu = 2,0 điểm = 8 LỆNH HỎI x 0,25đ 3. Trắc nghiệm dạng trả lời ngắn: 8 câu = 2,0 điểm = 8 LỆNH HỎI x 0,25đ PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) 3 câu = 3,0 điểm. = 3 LỆNH HỎI x 1,0đ III. CÁC ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) 1. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. (NT1) Sinh trưởng sinh vật là quá trình tăng: A. kích thước và khối lượng cơ thể. B. chiều dài của cơ thể do tăng chiều dài của tế bào. C. bề mặt của cơ thể do tăng bề mặt của tế bào. D. về kích thước của cơ thể do tăng thể tích của tế bào. Câu 2. (NT1) Phát triển ở sinh vật là gì? A. Quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể. B. Quá trình gia tăng chiều dài của cơ thể do tăng chiều dài của tế bào. C. Phân hóa, phát sinh hình thái mới, hoàn thiện chức năng sinh lý của cơ thể. D. Thay đổi về kích thước của cơ thể do tăng thể tích của tế bào. Câu 3. (NT1) Hormone thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra: A. có tác dụng điều hòa hoạt động của cây. B. chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây. C. có tác dụng kháng bệnh cho cây. D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây. Câu 4. (NT1) Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì? A. Làm cho thân và rễ cây dài ra. B. Làm cho rễ dài và to ra. C. Làm cho thân cây dài và to ra. D. Làm cho thân cây, cành cây to ra. Câu 5. (NT2) Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây do: A. mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra. B. mô phân sinh lóng của cây tạo ra. C. mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra. D. mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra. Câu 6. (NT4) Tương quan giữa GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lý khác nhau như thế nào? A. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau. Đề 123. Trang 1/4 .
  2. B. Trong hạt khô GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống mạnh. C. Trong hạt nảy mầm, AAB có trị số lớn hơn GA D. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt GA giảm mạnh, còn AAB đạt trị số cực đại. Câu 7. (TH) Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm. B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm. C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm. D. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm. Câu 8 (NT1): Ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới? A. Ruột khoang. B. Giun tròn. C. Giun dẹp. D. Chân khớp. Câu 9 (NT1): Cấu tạo hệ thần kinh ống bao gồm: A. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. B. não bộ và tuỷ sống. C. hạch thần kinh và dây thần kinh. D. não bộ và dây thần kinh. Câu 10 (NT1): Đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh là A. neuron. B. synapse. C. myelin. D. Ranvier. Câu 11 (NT2): “Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học. Tùy Theo vị trí, thụ thể cơ học có những vai trò khác nhau”. Đây là vai trò của loại thụ thể nào? A. Thụ thể hóa học. B. Thụ thể đau. C. Thụ thể cơ học. D. Thụ thể điện từ. Câu 12 (NT3): “Khi lỡ tay chạm vào vật nhọn làm cơ tay co và rụt lại”. Đặc điểm nào sau đây không thuộc ví dụ phản xạ này? A. Di truyền, sinh ra đã có. B. Rất bền vững. C. Có sự tham gia của vỏ não. D. Tác nhân kích thích thích ứng với thụ thể cảm giác. 2. Câu trắc nghiệm dạng Đúng/Sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ở trong phạm vi gia đình, Người dân thường nuôi gà theo nhóm nhỏ. Trước khi cho gà ăn, ta tạo một âm thanh (cục cục…) đặc trưng và lặp đi lặp lại nhiều lần việc phối hợp ấy. Về sau khi nghe tiếng cục cục thì bầy gà chạy đến với hy vọng dành lấy được thức ăn. S (NT1) a) Hình thức học tập này không cần thông qua học tập và rèn luyện. S (NT3) b) Đây là ví dụ cho hình thức học tập quen nhờn. Đ (NT1) c) Thức ăn và âm thành là tác nhân chính trong hình thức học tập này. Đ (NT4) d) Ví dụ trên được minh họa cho quá trình hình thành tập tính học được ở động vật. Câu 2. Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%. Một số nhận xét được nêu ra nhằm giải thích các đặc điểm và quá trình nảy mầm của hạt như sau: S (NT1) a) Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt. Đ (NT2) b) Tỷ lệ nảy mầm của hạt tươi khác hạt phơi khô. Đ (NT4) c) Hàm lượng ABA (Abscisic acid) tồn tại trong hạt là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nảy mầm của hạt. Đ (NT6) d) Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu suất nảy mầm của hạt tăng lên nếu được cung cấp đủ nước và nhiệt độ phù hợp. 3. Câu trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Cho các ví dụ về tập tính ở động vật, hãy cho biết những ví dụ nào thuộc tập tính học được? (sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). (1) Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”(ca dao). (2) Sau bữa ăn bình thường của gia đình(có nuôi chó mèo), khi có các tín hiệu âm thanh hoặc hành động thể hiện sự dọn dẹp chén bát, đồ ăn thừa... Chó, mèo thường thể hiện thái độ mừng rỡ vì chúng biết rằng mình sẽ được ăn. (3) Vào mùa sinh sản, chim Nhạn đực (Sterne kirundo) tỏ tình bằng cách mang một con cá đến biếu con chim Nhạn cái, thậm chí nó còn đút cá vào miệng con chim cái. (4) Khi thấy đèn giao thông bật đỏ, những người tham gia giao thông sẽ dừng lại. Đây là một hoạt động bình thường của những người tham gia giao thông. Đề 123. Trang 2/4 .
  3. Đáp án: 24 NT3 Câu 2. Quan sát hình III.2, là hình ảnh mô tả về kích thước của thực vật sau ngày thứ 5 và 15 kể từ ngày gieo hạt. Có những nhận xét nào sau đây là kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp ở thực vật? (sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). (1) Chu vi thân cây ở ngày thứ 15 lớn gấp 5 lần ngày thứ 5. (2) Có sự gia tăng chiều dài của thân và rễ. (3) Không phát sinh hình thái, chức năng mới trong trong thời gian quan sát. (4) Bộ rễ không thay đổi về kích thước ở ngày thứ 15 so với ngày thứ 5. Đáp án : 23 NT1 Câu 3. Một số ví dụ về sự ra hoa của thực vật. Có những cây nào chịu sự chi phối của ánh sáng? (nếu có 1 đáp án đúng thì nêu đáp án đó, nếu có nhiều hơn 1 đáp án đúng thì sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). (1) Thanh long ra hoa vào mùa hè khi có thời gian ngày lớn hơn đêm. (2) Cà phê ra hoa vào mùa thu khi có thời gian ngày thường ngắn hơn đêm. (3) Cây hoa Cúc để điều chỉnh thời gian ra hoa đúng dịp tết, người ta thường thắp đèn nếu cây có xu hướng nở hoa sớm hơn dự định. (4) Cây cà chua khi đủ 14 lá thì cây sẽ ra hoa. Đáp án: 123 NT3 Câu 4. Cho các phản xạ sau: (1) Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. (2) Chạm tay vào vật nóng thì tay co lại. (3) Dừng lại khi gặp đèn đỏ. (4) Trời lạnh biết mặc thêm áo khoác. (5) Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ oxi. Có những phản xạ nào được xếp vào nhóm phản xạ có điều kiện? (nếu có 1 đáp án đúng thì nêu đáp án đó, nếu có nhiều hơn 1 đáp án đúng thì sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). (NT3) Câu 5. Quan sát Hình III.5. Truyền tin qua synapse. Khi xung thần kinh truyền đến chùy synapse. Các hoạt động tiếp theo diễn ra theo trật tự nào? (1) Ca2+ đi từ ngoài vào trong chùy synapse. (2) Xung thần kinh xuất hiện ở màng sau synapse và lan truyền đi tiếp. (3) Chất trung gian hóa học gắn vào thụ cảm thể tương ứng ở màng sau synapse. (4) Ca2+ kích thích giải phóng chất trung gian hóa học vào khe synapse theo con đường xuất bào. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng : (I) → (II) →(III) → (IV). (NT3) Đáp án: 1432 Câu 6. Cho các dạng thụ thể: (1) Hóa học. (2) Cơ học. (3) Điện từ. (4) Thể nhiệt. (5) Thể đau. Ở một người bình thường, lưỡi của chúng ta gồm những dạng thụ thể nào? (Nếu có 1 đáp án đúng thì nêu đáp án đó, nếu có nhiều hơn 1 đáp án đúng thì sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). Đề 123. Trang 3/4 .
  4. Đáp án: 145 (NT1) Câu 7. Cho các đặc điểm sau đây về tập tính của động vật: (1) Bẩm sinh, di truyền. (2) Mang tính chất cá thể. (3) Rất bền vững. (4) Đòi hỏi tác nhân kích thích tương ứng. Phản xạ không điều kiện gồm những đặc điểm nào? (Nếu có 1 đáp án đúng thì nêu đáp án đó, nếu có nhiều hơn 1 đáp án đúng thì sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). Đáp án: 134 (NT3) Câu 8. Dựa vào cấu trúc của tế bào thần kinh Hình 17.4. Hãy cho biết chức năng tiếp nhận kích thích và hình thành xung thần kinh thuộc về những cấu trúc nào? (Nếu có 1 đáp án đúng thì nêu đáp án đó, nếu có nhiều hơn 1 đáp án đúng thì sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn). Đáp án: 1 (NT1) PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1. (1,0 điểm) Dựa vào kiến thức về cảm ứng ở động vật hãy: Nêu một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh gây nên mất khả năng vận động, cảm giác ở người. Phân tích cơ chế của một trong các trường hợp đó. NT7 – VD1 Câu 2. (1 điểm): Tại sao hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội? Cho ví dụ. VD1 Câu 3. (1 điểm): Nhà Lan trồng ba loại rau gồm: mùng tơi, rau đay và rau bí. Hãy giới thiệu giúp Lan một biện pháp để tăng số lượng nhánh, từ đó tăng năng suất của các loại rau này. Giải thích cơ sở của biện pháp đó? VD1 ĐỀ 2 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1. Sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với kích thích từ môi trường nhờ A. sự sinh trưởng. B. sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. C. sự sinh sản. D. sự cảm ứng. Câu 2. Cho các yếu tố sau (1) Nước. (2) Nhiệt độ. (3) Ánh sáng. (4) Dinh dưỡng khoáng. (5) Hormone ngoại sinh hoặc chất điều hòa sinh trưởng. Số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 3. Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Thủy tức, giun đất, châu chấu, ếch. B. Sán dây, sam, nhện, dế mèn. Đề 123. Trang 4/4 .
  5. C. So, san hô, giun đũa, đỉa. D. Rươi, giun kim, hải quỳ, mực. Câu 4. Vào mùa xuân, chim công đực xòe rộng bộ đuôi lộng lẫy và đi theo sau, nhảy múa thu hút chim công cái? Vai trò của tập tình trên là A. tìm kiếm, bảo vệ thức ăn. B. bảo vệ lãnh thổ. C. báo động nguy hiểm. D. tìm kiếm bạn tình. Câu 5. Sự phát triển của cây có hạt bắt đầu với A. cây ra rễ. B. hạt nảy mầm. C. hình thành hạt. D. cây ra lá mầm. Câu 6. Cơ sở của sinh trưởng, phát triển là A. quá trình nguyên phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và biệt hóa tế bào. B. quá trình giảm phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và phản biệt hóa tế bào. C. quá trình nguyên phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và phản biệt hóa tế bào. D. quá trình giảm phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và biệt hóa tế bào. Câu 7. Sinh vật thu nhận kích thích nhờ A. bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin. B. neuron hướng tâm. C. các thụ thể, các giác quan, các tế bào thụ cảm. D. neuron li tâm. Câu 8. Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa. B. làm cho cây lớn lên và to ra. C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi. D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả. Câu 9. Thụ thể ở giác quan nào tiếp nhận kích thích cơ học? A. Mắt, tai. B. Tai, da. C. Mũi, lưỡi. D. Mắt, da. Câu 10. Chất mà động vật tiết ra ngoài môi trường và ảnh hưởng đến hành vi của những cá thể khác cùng loài là A. hormone. B. chất dẫn truyền thần kinh. C. enzyme. D. pheromone. Câu 11. Quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra cho đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển đến cơ thể trưởng thành, có thể sinh sản, rồi chết gọi là A. vòng đời. B. tuổi thọ. C. sinh trưởng. D. phát triển. Câu 12. Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật do hormone nào gây ra? A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Cytokinine. D. Gibberellin. 2. Câu trắc nghiệm dạng Đúng/Sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Phát biểu về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở thực vật, các kết luận sau đây là đúng hay sai? A. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể. B. Sinh trưởng sơ cấp là kiểu sinh trưởng của tất cả các loại cây 2 lá mầm và không xảy ra ở cây một lá mầm,. C. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau tùy theo từng giai đoạn. D. Quá trình phát triển chỉ được điều hòa bởi các yếu tố bên trong là di truyền và hormone. Câu 2. Khi nói về các tập tính của động vật, các nhận định sau đây là đúng? A. Sáo, vẹt nói được tiếng người; ếch đực kêu vào mùa sinh sản là các tập tính học được. B. Ve kêu vào mùa hè, nhện giáng tơ bắt mồi là tập tính bẩm sinh. C. Tập tính bẩm sinh do các cá thể trong loài bắt chước nhau để hình thành. D. Cơ sở thần kinh của tập tính học được là cung phản xạ, còn của tập tính bẩm sinh là do hệ gen quy định. Câu trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Câu 1. Ở thực vật, quá trình quang hợp dùng bao nhiêu nguyên liệu nào sau đây để tạo chất hữu cơ? Đề 123. Trang 5/4 .
  6. Nước; O2; CO2; Glucozo; nitrogen Câu 2. Quá trình truyền tin qua synapse hóa học theo trật tự nào? (Sắp xếp đáp án theo thứ tự đúng) (1) Khe synapse (2) Màng trước synapse (3) Chùy synapse (4) Màng sau synapse. 3214 Câu 3. Chọn thông tin thích hợp vào chỗ trống. ………là sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. 1, Sinh trưởng. 2. Phát triển. 3. Lớn lên. 4. Dài ra. Câu 4. Có bao nhiêu phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện? A. Đi tắm khi trời nóng. B. Tăng nhịp tim khi chạy bộ. C. Mặc áo ấm khi trời lạnh. D. Rụt tay khi chạm vào vật nóng. Câu 5. Bạn Lan trồng một cây ngô trên chậu đất. Lan cung cấp đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ độ ẩm. Cho một số phương pháp sau: 1. Đo chiều rộng của thân cây. 2. Quan sát xem cây có ra lá không. 3. Đo kích thước lá cây. 5. Quan sát xem cây có ra bắp không. Trong các phương pháp trên, Lan có thể xác định cây ngô có sinh trưởng hay không bằng bao nhiêu phương pháp? Câu 6. Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng của tập tính trong sản xuất nông nghiệp? 1. Huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma túy. 2. Luyện tập thói quen nghe tiếng kẻng thì trâu bò trở về chuồng 3. Sử dụng kiến ba khoang để diệt trừ rầy nâu. 4. Dạy vẹt học nói tiếng người. Câu 7. Xét các đặc điểm sau: 1. làm tăng kích thước chiều ngang của cây 2. diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm 3. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ) 4. chỉ làm tăng chiều dài của dây Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là đặc điểm thứ mấy? (viết liền các đáp án) Câu 8. Cho các bộ phận sau: 1. Đỉnh rễ; Thân; Chồi nách; Chồi đỉnh; Hoa; Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở mấy bộ phận trong các bộ phận trên? B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (2 điểm): Vẽ sơ đồ cung phản xạ chân co lên khi bị chạm vào vật nhọn và con đường truyền xung thần kinh cảm giác đau từ vị trí bị vật nhọn tác động đến não bộ. Câu 2. (1 điểm): Cắt chồi đỉnh của 2 cây hướng dương, sau đó bôi Indol-3-acetic acid (IAA) lên vết cắt của một trong hai cây. Sau một thời gian quan sát thì thấy chỉ một trong hai cây mọc chồi nách. Hãy giải thích hiện tượng trên và nêu ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn trong sản xuất nông nghiệp. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) 1. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A C A A D B C A A A C C 2. Câu trắc nghiệm dạng Đúng/Sai (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng cả 4 lệnh được 1,0 điểm Câu 1 2 a) Sai a) Sai b) Sai b) Đúng Đáp án c) Đúng c) Đúng d) Đúng d) Đúng 3. Câu trắc nghiệm dạng trả lời ngắn (1,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án 24 23 123 34 1432 145 134 1 PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Ý Nội dung Điểm Câu 1: Nêu ví dụ và phân tích cơ chế ….. Đề 123. Trang 6/4 .
  7. Ý Nội dung Điểm 1 - Ví dụ: Bệnh Parkinson, đau dây thần kinh tọa, tai biến, đột quỵ…. 0,25 - Đặc điểm: Bệnh Parkinson là do rối loạn vận động thoái hóa mạn tính hệ thần kinh trung 0,25 ương, gây mất kiểm soát vận động. Bệnh Parkinson được biểu hiện bằng 3 hội chứng cơ bản là run khi nghỉ, tăng trương lực cơ và giảm vận động. - Cơ chế: Do tế bào thần kinh ở vỏ não bị tổn thương dẫn tới sự chậm chạp vận động tâm thần, khó nhớ, tính khí thất thường. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng trên do sự bất thường trong hệ thống các chất 0,25 dẫn truyền thần kinh như acetylcholin, serotonin, dopamin... 0,25 Câu 2: Tại sao hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội? Cho ví dụ 1 - Hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội vì tập tính di cư xảy 0, 5 ra ở các loài động vật sống theo bầy đàn. - Ví dụ: Mỗi năm, quần thể linh dương đầu bò xanh tại Đông Phi đều di cư, chúng tìm đến nơi có nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tiết sữa và nuôi con non phát triển. 0,5 Câu 3. Nhà Lan trồng ba loại rau gồm: mùng tơi, rau đay và rau bí. Hãy giới thiệu giúp Lan một biện pháp để tăng số lượng nhánh, từ đó tăng năng suất của các loại rau này. Giải thích cơ sở của biện pháp đó? - Để tăng số lượng nhánh cho các loại rau mồng tơi, rau đay và rau bí cần sử 0,5 dụng biện pháp bấm ngọn để cây tạo thêm nhiều chồi nách, từ đó tăng năng suất các loại rau này. - Cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn: Đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản sinh ra auxin, giúp duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sự phát triển của chồi bên. Cắt bỏ 0,5 1 ngọn cây khiến làm lượng auxin giảm, trong khi đó hàm lượng hormone cytokinin không thay đổi, giúp loại bỏ ưu thế ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên. Từ đó giúp điều chỉnh độ dài của thân, tập trung chất dinh dưỡng để cây lên ngọn mới, cho năng suất cao hơn. ----- HẾT ----- ĐỀ 2 B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu Nội dung đáp án Biểu điểm Đề 123. Trang 7/4 .
  8. Câu 1 2 (2,0 điểm) Câu 2 - Cây có xử lí Indol-3-acetic acid (IAA) không mọc chồi nách do 0,5 (1,0 điểm) IAA có vai trò duy trì ưu thế đỉnh, ức chế sinh trưởng chồi nách. - Ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn trong sản xuất nông nghiệp: Khi ngắt ngọn, cây mất ưu thế đỉnh do hormone auxin được sinh ra chủ yếu ở đỉnh, cây sẽ mọc nhiều chồi bên cho nhiều hoa quả (đậu 0,5 tương,...) hay cho nhiều ngọn (rau bí, mồng tơi,...). Đề 123. Trang 8/4 .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
65=>2