intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

  1. ĐỀ CƯƠNG SINH 11 – GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2024 -2025 BÀI 15. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT A. TRẮC NGHIỆM PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Cảm ứng của sinh vật là gì? A. Là phản ứng của sinh vật đối với kích thích từ môi trường. B. Là phản ứng của thực vật đối với kích thích từ môi trường. C. Là phản ứng của thực vật đối với ánh sáng. D. Là phản ứng của thực vật đối phân bón. Câu 2. Vận động hướng động của thực vật là phản ứng của A. cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng xác định. B. cây trước tác nhân kích thích không định hướng. C. cơ quan thực vật truớc tác nhân kích thích từ một hướng xác định. D. cây truớc tác nhân kích thích theo mọi hướng. Câu 3. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là kiểu hướng động nào? A. Hướng đất. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng sáng. D. Hướng nước. Câu 5. Khi nói về đặc điểm của cảm ứng ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng nhanh, hình thức đa dạng, dễ nhận thấy. B. Phản ứng nhanh, hình thức đa dạng, khó nhận thấy. C. Phản ứng chậm, hình thức ít đa dạng, dễ nhận thấy. D. Phản ứng chậm, hình thức ít đa dạng, khó nhận thấy. Câu 6. Đặc điểm nào đúng khi nói về tính hướng sáng của thực vật? A. Rễ cây hướng tránh nguồn ánh sáng, thân cây hướng theo chiều ngược lại. B. Rễ cây hướng vào lòng đất nơi có nguồn phân bón, thân cây hướng về ánh sáng. C. Rễ cây hướng vào lòng đất nơi có nguồn nước, ngọn cây thì hướng về phía ánh sáng. D. Rễ cây hướng vào lòng đất, thân cây thì hướng ngược lại. Câu 7. Khi nói về cảm ứng ở thực vật, phản ứng nào sau đây được gọi là hướng động? A. Bắt côn trùng của cây nắp ấm. B. Vận động nở hoa của cây hoa hướng dương. C. Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng. D. Vận động cụp lá của cây trinh nữ. Câu 8. Phát biểu nào đúng khi nói về ứng động sinh trưởng? A. Vận động nở hoa có sự cảm ứng của nhiệt độ và ánh sáng. B. Vận động bắt mồi của cây nắp ấm. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở D. Vận động bắt mồi của cây gọng vó. Câu 9. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động: A. có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước) B. không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước) C. không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước) D. có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước) Câu 10. Hướng động là A. vận động của rễ hướng về lòng đất. B. hướng mà cây sẽ cử động vươn đến. C. cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng. D. vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường. Câu 11. Khi nhận xét về tính cảm ứng của thực vật và của động vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Cảm ứng của thực vật thường diển ra chậm. B. Cảm ứng của thực vật biểu hiện chủ yếu bằng các cử động dinh dưỡng hoặc sinh trưởng. C. Cảm ứng của động vật diễn ra nhanh hơn của thực vật. D. Tất cả cảm ứng của động vật còn gọi là phản xạ. Câu 12. Khi được chiếu sáng từ 1 phía đối với cây trồng, nguyên nhân nào làm cho ngọn cây hướng về phía ánh sáng? A. Auxin phân bố không đều ở hai phía, phía được chiếu sáng thì nhiều auxin hơn. B. Auxin phân bố nhiều hơn về phía không được chiếu sáng, tế bào sinh trưởng nhanh hơn. C. Auxin phân bố ở phía được chiếu sáng nhiều hơn, tế bào sinh trưởng nhanh hơn. D. Auxin phân bố nhiều hơn về phía không được chiếu sáng, ức chế tế bào sinh trưởng. Câu 13. Hướng động có đặc điểm gì khác so với ứng động ở thực vật? A. Có nhiều tác nhân kích thích từ môi trường. B. Liên quan đến sự phân chia tế bào. C. Phản ứng của cây với tác nhân kích thích từ 1 hướng xác định. D. Phản ứng của cây với tác nhân kích thích của môi trường. 1
  2. Câu 15. Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào? A. Hướng sáng. B. Hướng sáng âm. C. Hướng sáng âm. D. Hướng sáng và hướng gió. Câu 16. Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta tưới nước ở rãnh làm rễ vươn rộng, nước thấm sâu, rễ đâm sâu? A. Hướng sáng dương. B. Hướng nước dương. C. Hướng hóa dương. D. Hướng đất dương. Câu 17. Người ta làm thí nghiệm như sau: lấy một bình thủy tinh hay nhựa trắng có đất vườn, ngăn ở giữa bằng một miếng kính (gỗ mỏng, nhựa cứng), một bên đất khô, một bên thì tưới ẩm. Đặt hạt nảy mầm ở phía trên miệng bình theo dõi rễ mọc về phía đất ẩm, thí nghiệm này chứng minh kiểu hướng động nào của cây? A. Hướng nước. B. Hướng nước âm. C. Hướng phân bón. D. Hướng hóa. Câu 18. Người ta làm thí nghiệm như sau: lấy một bình thủy tinh hay nhựa trắng có đất vườn, ngăn ở giữa bằng một miếng kính (gỗ mỏng, nhựa cứng), một bên bón phân đạm, một bên thì không bón phân. Đặt hạt nảy mầm ở phía trên miệng bình theo dõi sự phân bố của hệ rễ. Theo em rễ mọc nhiều về phía nào? A. Phía có bón phân đạm. B. Phía không được bón phân đạm. C. Phía có nhiều nước. D. Phía được chiếu sáng. Câu 19. Người ta làm thí nghiệm như sau: lấy một bình thủy tinh hay nhựa trắng có đất vườn, ngăn ở giữa bằng một miếng kính (gỗ mỏng, nhựa cứng), một bên bón phân đạm, một bên thì không bón phân. Đặt hạt nảy mầm ở phía trên miệng bình theo dõi sự phân bố của hệ rễ. Theo em rễ mọc nhiều về phía nào? A. Phía có bón phân đạm. B. Phía không được bón phân đạm. C. Phía có nhiều nước. D. Phía được chiếu sáng. Câu 20. Con người vận dụng ứng động vào trong sản xuất trồng trọt để làm gì? I. Điều khiển sự nở hoa vào các thời gian mong muốn của con người. II. Giữ không để chồi mọc mầm ở củ, ở thân dùng để ăn. III. Dùng tác nhân kích thích để đánh thức chồi, của hạt. IV. Điều khiển lá xòe hay khép theo ý muốn của con người. Số phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển Câu 2: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự: A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng Câu 3: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh Câu 4: Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách A. trả lời kích thích cục bộ B. co toàn bộ cơ thể C. co rút chất nguyên sinh D. chuyển động cả cơ thể Thuỷ tức có hệ thần kinh dạng lưới. Câu 5: Trong các động vật sau: (1) giun dẹp (2) thủy tức (3) đỉa (4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián (7) tôm Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. 1 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau 2
  3. Câu 7: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì A. duỗi thẳng cơ thể B. co toàn bộ cơ thể C. di chuyển đi chỗ khác D. co ở phần cơ thể bị kích thích Câu 8: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể B. nằm dọc theo lưng và bụng C. nằng dọc theo lưng D. phân bố ở một số phần cơ thể Câu 9: Phản xạ là gì? A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích đồng thời thông qua mạng lưới thần kinh bên ngoài cơ thể. Câu 10: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở A. màng trước synapse B. khe synapse C. chùy synapse D. màng sau synapse Câu 11: Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhện có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch B. Mực có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch C. Sứa có hệ thần kinh mạng lưới D. Cá có thệ thần kinh mạng lưới Câu 12: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở A. màng trước synapse B. khe synapse C. chùy synapse D. màng sau synapse Câu 13: Xung thần kinh được truyền qua synapse theo thứ tự? A. Chùy synapse → khe synapse → màng sau synapse → màng trước synapse. B. Khe synapse → màng trước synapse → chuỳ synapse → màng sau synapse. C. Màng trước synapse → chuỳ synapse → khe synapse → màng sau synapse. D. Chuỳ synapse → màng trước synapse → khe synapse → màng sau synapse. Câu 14: Điều không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện là A. được hình thành trong quá trình sống và không bền vững C. có số lượng hạn chế B. không di truyền được, mang tính cá thể D. thường do vỏ não điều khiển Câu 15: Trong các đặc điểm sau: (1) Thường do tủy sống điều khiển (2) Di truyền được, đặc trưng cho loài (3) Có số lượng không hạn chế (4) Mang tính bẩm sinh và bền vững Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với phản xạ không điều kiện? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện? A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững B. Không di truyền được, mang tính cá thể C. Có số lượng hạn chế D. Thường do vỏ não điều khiển Câu 17: Xét các đặc điểm sau: (1) Hình thành trong đời sống cá thể. (2) Rất bền vững và không thay đổi. (3) Tác nhân kích thích ứng với thụ thể cảm giác. (4) Có sự tham gia của vỏ não. Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của phản xạ có điều kiện gồm: A. (1) và (4). B. (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 19: Trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hóa học, ion Ca2+ có vai trò gì? A. Làm thay đổi tính thấm của dung dịch ở tận cùng sợi trục, từ đó làm xuất bào các bóng chứa chất trung gian hóa học B. Tác động lên thụ thể ở màng sau xinap, làm thay đổi tính thấm của màng sau dẫn đến xung thần kinh được dẫn truyền C. Làm tăng nồng độ ion của dung dịch ngoại bào, từ đó làm tăng độ lớn của điện thế nghỉ D. Làm thay đổi hướng truyền của xung thần kinh khi đi qua xinap Câu 20: Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn theo thứ tự là A. Ca2+ vào làm bóng chứa acetylcholine gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng acetylcholine vào khe xinap → Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap → acetylcholine gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp B. Ca2+ vào làm bóng chứa acetylcholine gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng acetylcholine vào khe xinap → acetylcholine gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap C. acetylcholine gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap → Ca2+ vào làm bóng chứa acetylcholine gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng acetylcholine vào khe xinap D. xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap → Ca2+ vào làm bóng chứa acetylcholine gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng acetylcholine vào khe xinap → acetylcholine gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp 3
  4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 1: Khi nói về các biện pháp góp phần bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh. Phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày hợp lí( ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc). b. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài. c. Có chế độ ăn uống hợp lí, thường xuyên tập thể dụC. thể thao. d. Thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất giảm đau...khi bị căng thẳng. Câu 3: Cho đặc điểm của hệ thần kinh dạng ống. Nhận định sau đây là đúng hay sai? a. Cùng với sự tiến hóa, số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi nhưng kích thước lớn dần. b. Cùng với sự tiến hóa, sự liên kết và phối hợp các hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp. c. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động sống của cơ thể. d. Đầu trước của ống phát triển mạnh thành tủy sống, phần sau hình thành não bộ. Câu 4: Khi nói về cơ chế cảm giác ở người. Phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Nếu tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai bị tổn thương thì thính lực sẽ giảm. b. Ánh sáng từ vật truyền tới mắt, đi qua giác mạc, thủy tinh thể và được hội tụ ở võng mạc. c. Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến tê liệt một phần cơ thể hoặc toàn thân. d. Các chất như hêroin, cocain,... kích thích mạnh lên hệ thần kinh gây cảm giác dễ chịu, sảng khoái...nên được sử dụng làm thuốc giảm đau chủ yếu. Câu 5: Khi nói về phản xạ có điều kiện. Theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây đúng hay sai? a. Dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ. b. Người run lập cập khi mặc không đủ ấm trong thời tiết lạnh giá. c. Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ oxi . d. Tìm cách tránh xa khi gặp con chó dại trên đường. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1. Hình bên mô tả neuron thần kinh chính thức. Hãy cho biết cấu trúc số mấy là chùy synapse? Câu 2. Cho các động vật sau: Vi khuẩn Ecoli, trùng giày, giun đất, trùng amip, nhện . Có bao nhiêu động vật chưa có tổ chức thần kinh? Câu 3. Cho các động vật sau: thủy tức, cá, sứa, cua, giun đốt và mực. Có bao nhiêu động vật có thần kinh dạng lưới? Câu 4. Cho các động vật sau: sư tử, chó, mèo, cá, sứa, mực. Có bao nhiêu động vật có thần kinh dạng ống? Câu 5. Quan sát hình mô tả quá trình truyền tin qua synapse thần kinh dưới đây cho biết số thứ tự mấy trong hình là mô tả các túi synapse có chất trung gian hóa học có thể là axetycholine? 4
  5. BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: Tập tính động vật là A. chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó động vật tồn tại và phát triển. B. các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống. C. các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ. D. các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não bộ. Câu 2: Tập tính không có vai trò nào sau đây? A. Tăng khả năng sinh tồn của động vật B. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản C. Là một cơ chế cân bằng nội môi, duy trì môi trường ổn định D. Giảm khả năng sinh tồn của động vật Câu 3: Tập tính hỗn hợp ở động vật là A. trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp. B. sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi C. sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh. D. sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh Câu 5: Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là A. tập tính thứ sinh B. tập tính bẩm sinh C. học được D. thói quen Câu 6: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính A. kiếm ăn. B. sinh sản. C. di cư. D. bảo vệ lãnh thổ. Câu 7: Đâu là tập tính học được ở động vật? A. Nhện chăng tơ. B. Đèn giao thông màu đỏ, người qua đường dừng lại. C. Thú con bú sữa mẹ. D. Chim sinh sản Câu 8: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh? A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể. B. Rất bền vững và không thay đổi. C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định. D. Do kiểu gen quy định. Câu 9. Tập tính quen nhờn là tập tính động vật không trả lời khi kích thích A. không liên tục và không gây nguy hiểm gì. B. lặp đi lặp lại nhiều lần và không gây nguy hiểm gì. C. ngắn gọn và không gây nguy hiểm gì. D. giảm dần cường độ và không gây nguy hiểm gì. Câu 10: Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. Hình thức học tập nào sau đây là đơn giản nhất? A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học liên kết. D. Học xã hội. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1. Cho các nguyên nhân sau: thức ăn, hoạt động sinh sản, thời tiết không thuận lợi và hướng nước chảy. Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật? Câu 2. Cho các yếu tố: từ trường trái đất, vị trí mặt trời, vị trí trăng, thành phần hóa học của nước, hướng dòng nước chảy và địa hình. Khi di cư, động vật sống trên cạn đinh hướng nhờ bao nhiêu yếu tố kể trên? Câu 3. Cho các tập tính: Tìm kiếm bạn tình, tìm tổ, kiếm ăn, ấp trứng và bảo vệ con non. Có bao nhiêu tập tính thuộc tập tính sinh sản? Câu 4. Cho các tập tính: hợp tác, tìm tổ, thứ bậc, vị tha và chăm sóc con non. Có bao nhiêu tập tính thuộc tập tính xã hội? BÀI 19. KHÁI QUÁT VỀ ST VÀ PT Ở SINH VẬT PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: Sinh trưởng là quá trình tăng A. kích thước và tuổi của sinh vật. B. kích thước và khối lượng cơ thể. C. khối lượng và tuổi tác của sinh vật. D. tuổi của sinh vật. Câu 2: Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra bên A. ngoài của cá thể, gồm thay đổi chiều cao và cân nặng. B. ngoài chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái, trạng thái sinh lý. C. trong chu kỳ sống của cá thể, gồm chiều cao, cân nặng. D. trong chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái, trạng thái sinh lý. Câu 3: Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là? A. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của tế bào B. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của chiều cao C. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của cân nặng D. Tăng khối lượng, số lượng của tế bào Câu 4: Tuổi thọ của sinh vật là thời gian A. sống trung bình của các cá thể trong loài B. sinh con của sinh vật C. mà sinh vật chết D. sống của một sinh vật Câu 5: Vòng đời của sinh vật là khoảng thời gian tính từ khi cơ thể A. chết đi, sinh ra, lớn lên đẻ con và chết đi 5
  6. B. sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới, già đi rồi chết. C. sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới. D. sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới và già đi. Câu 6. Ví dụ nào sau đây là nói về quá trình sinh trưởng ở sinh vật? A. Hạt đậu nảy mầm thành cây con. B. Voi mẹ sinh ra voi con. C. Quả trứng gà nở ra gà con. D. Cây đậu cao thêm 3 cm sau hai ngày. Câu 7. Ví dụ nào sau đây là nói về quá trình phát triển ở sinh vật? A. Cây cam ra hoa. B. Lợn tăng thêm 3 cm sau một tuần. C. Sự tăng kích thước của lá cây. D. Diện tích phiến lá tăng lên. Câu 8. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật ra hoa B. Cơ thể thực vật tạo hạt C. Cơ thể thực vật tăng kích thước D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa. Câu 9. Trong các yếu tố sau đây, có bao nhiêu yếu tố không ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật? (1) Di truyền (2) Chế độ ăn uống (3) Lối sống (4) Chất phóng xạ (5) Khói độc, bụi. (6) Chế độ làm việc. A. 0. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10. Khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người, phát biểu nào sau đây đúng ?. (1) Tuổi thọ của người hoàn toàn do yếu tố di truyền quyết định và không thể thay đổi. (2) Môi trường sống không ảnh hưởng đến tuổi thọ của người. (3) Tuổi thọ của người chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và môi trường, xã hội. (4) Tầm vóc, thể trạng không ảnh hưởng đến tuổi thọ của người. (5) Việc giữ gìn và rèn luyện cơ thể khỏe mạnh có thể giúp con người tăng tuổi thọ. A. 1, 4. B. 3, 5. C. 2, 3. D. 4, 5. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1. Dựa vào hình vẽ gốc cây bị cặt ngang hãy cho biết cây này bao nhiêu tuổi ? Câu 2. Muỗi Aedes Aegypti là loại muỗi có khả năng mang virus sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người. Muỗi vằn Aedes Aegypti thường đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước. Vòng đời của muỗi Aedes Aegypti được minh họa ở hình bên dưới (Theo tài liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế). Theo em, Vòng đời của muỗi Aedes Aegypti trải qua mấy giai đoạn? 6
  7. Câu 3. Hình bên mô tả thống kê tuổi thọ trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2020. Hãy cho biết tuổi thọ trung bình ở nữ giới cao nhất được ghi nhận vào năm nào? BÀI 20. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: Nhóm hormone ức chế là? A. abscisic acid, cytokinin B. abscisic acid, ethylene C. cytokinin, ethylene D. ethylene, gibberellin Câu 2: Đâu là hormone kích thích? A. Abscisic acid, cytokinin, gibberellin B. Abscisic acid, ethylene C. Auxin, ethylene, gibberellin D. Auxin, cytokinin, gibberellin Câu 3: Cytokinin có tác dụng kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và A. phát triển chồi bên, làm tăng sự hóa già của tế bào B. phát triển chồi bên, làm chậm sự già hóa của tế bào C. làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hóa già của tế bào D. làm chậm sự phát triển của chồi bên, làm chậm sự hóa già của tế bào Câu 4: Vai trò chủ yếu của Abscisic acid (ABA) là ức chế sự sinh trưởng của A. cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở B. cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng C. cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng D. cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở Câu 5: Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao do cơ thể thực vật tiết ra A. tham gia điều tiết các hoạt động sống của cây B. chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây C. có tác dụng kháng bệnh cho cây D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây- Câu 6: Mô phân sinh là nhóm tế bào A. phân hóa, không có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống thực vật B. chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống thực vật C. chưa phân hóa, không có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống thực vật D. phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống thực vật Câu 7: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây? A. Ở thân B. Ở chồi nách C. Ở đỉnh rễ D. Ở chồi đỉnh PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 1. Phát biểu sau đây đúng hay sai về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật? a. Xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật. b. Diễn ra trong một giai đoạn nhất định của đời sống của thực vật. c. Đây là hình thức sinh trưởng có giới hạn. 7
  8. d. Đây là hình thức sinh trưởng biểu hiện bằng sự gia tăng kích thước, sự xuất hiện và thay mới của các cơ quan như càn, lá, rễ, hoa, quả, ... Câu 2. Khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phát biểu dưới đây đúng hay sai? a. Đây là hình thức sinh trưởng không giới hạn, sự sinh trưởng không giới hạn này có thể quan sát thấy rõ ở các cây thân gỗ lâu năm, với sự gia tăng chiều cao cây, đường kính thân, ... trong suốt chu kì sống của nó. b. Hình thức sinh trưởng do sự phân chia liên tục của các tế bào tại các mô phân sinh. c. Sinh trưởng xảy ra nơi có các mô phân sinh. d. Muốn phát triển phải trãi qua sinh trưởng. Câu 3. Phát biểu sau đây về hormone ở thực vật đúng hay sai? a. Hormone thực vật là các chất hữu cơ sản sinh ra ở đâu chỉ gây tác động sinh lý nơi đó. b. Hormone tham gia điều khiển các đáp ứng của thực vật với các kích thích đến từ môi trường. (Đ) c. Có thể ức chế sự sinh trưởng, đẩy nhanh sự già hoá ở cây qua các phản ứng ngủ của hạt, rụng lá, rụng quả, ... d. Có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật như: sinh trưởng của chồi ngọn, nảy mầm của hạt, chín của quả, ... Câu 4. Khi nói về hormone auxin (IAA) ở thực vật, phát biểu sau đúng hay sai? a. Tác động sinh lý làm tăng chiều dài của thân và lóng. b. Vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch rây. c. Dùng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt. d. Nơi sinh ra: Các cơ quan đang sinh trưởng mạnh. Câu 5. Phát biểu sau đúng hay sai về hormone Abscisic acid ở thực vật? a. Nơi sinh ra: Ở hầu hết các bộ phậm của cây. b. Vận chuyển hướng ngọn theo mạch gỗ và hướng gốc theo mạch rây. c. Được sử dụng để kích thích hoá già thân, lá, ... d. Được sử dụng để ức chế sinh trưởng của cành, lóng,… PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Câu 1. Hình dưới mô tả hai loài thực vật, theo bạn cây số mấy là cây vừa có sinh trưởng thứ cấp, vừa có sinh trưởng sơ cấp. Câu 2. Để nghiên cứu ảnh hưởng của hormone thực vật ảnh hưởng đến sự hình thành chồi ở mô sẹo trong nuôi cấy mô thực vật, người ta tiến hành nuôi mẫu cấy ống số (1) trên môi trường thạch dinh dưỡng có bổ sung hormone auxin và cytokinin, các ống nghiệm (2), (3), (4), (5) lần lượt là các kết quả khác nhau khi thay đổi hàm lượng giữa hai hormone auxin và cytokinin. Hãy cho biết ống nghiệm số mấy không có mặt của auxin ? Câu 3. Dựa trên hình và kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật hãy cho biết trong các giai đoạn phát triển của thực vật có hoa được mô tả dưới đây, giai đoạn số mấy là giai đoạn cây trưởng thành? 8
  9. B. TỰ LUẬN Câu 1. Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (khái niệm, tính chất, trung ương điều khiển, ví dụ). Câu 2. Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được (khái niệm, cơ sở thần kinh, tính chất ,ví dụ). Câu 3. Phân biệt được các loại mô phân sinh (vị trí, chức năng, loại thực vật). Câu 4. Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp ở thực vật. Câu 5. Cho 1 ví dụ. Yêu cầu xác định loại hình thức học tập ở động vật và giải thích. Ví dụ minh họa: a. Chó sủa khi gặp người lạ và không sủa khi gặp người quen. Đây là hình thức học tập nào? Giải thích. b. Một số loài sếu có nguy cơ tuyệt chủng, khi nhân giống và ấp trứng bằng lò ấp người ta phải cách li các con sếu non khi mới nở và cho chúng tiếp xúc với hình ảnh và âm thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy các đối tượng chuyển động khác, kể cả người. Tại sao người ta phải làm như vậy? ………………. Hết………………………. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0