intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bà Rịa

  1. TRƯỜNG THPT BÀ RỊA TỔ: HÓA- SINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: SINH HỌC 12 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: Chủ đề 1. Bằng chứng và các học thuyết tiến hóa + ND1. Các bằng chứng tiến hóa + ND2. Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài. +ND3. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. +ND4. Quá trình tiến hóa và phát sinh chủng loại Chủ đề 2. Môi trường và sinh thái học quấn thể + ND1. Môi trường và các nhân tố sinh thái + ND2. Sinh thái học quần thể II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: 1. Mức độ đề: 40% nhận biết; 30% thông hiểu; 30% vận dụng. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) 1. Trắc nghiệm 4 lựa chọn, 1 lựa chọn đúng/đúng nhất: 12 Câu = 3 điểm; 2. Phần II. Trắc nghiệm đúng sai: 2 Câu = 8 ý = 2 điểm 3. Phần III. Trắc nghiệm câu trả lời ngắn: 8 câu = 2 điểm PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Tự luận: 3 câu = 3 điểm. III. CÁC ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THAM KHẢO 01 PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án. Câu 1. Bằng chứng nào sau đây là hóa thạch? A. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đá, băng tuyết, hổ phách. B. Chiếc rìu đá của người tiền sử, thuộc thời đại đá mới, có niên đại cách nay từ 1.600 năm đến 3.500 năm được khai quật ở di chỉ Rú Trăn huyện Nam Đàn. C. Trống đồng Đông Sơn của nền văn hóa Đông sơn được tìm ở tỉnh Thanh Hóa. D. Sự chế tạo ra các cơ thể sinh vật bằng đá nhằm mục đích thẩm mĩ. Câu 2. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài này so với DNA của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với DNA của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự nào sau đây? A. Người – tinh tinh – vượn Gibbon – khỉ Rhesut – khỉ Vervet – khỉ Capuchin. B. Người – tinh tinh – vượn Gibbon – khỉ Vervet – khỉ Rhesut – khỉ Capuchin. C. Người – tinh tinh – khỉ Rhesut – vượn Gibbon – khỉ Capuchin – khỉ Vervet. D. Người – tinh tinh – khỉ Vervet – vượn Gibbon – khỉ Capuchin – khỉ Rhesut. Câu 3. Các bước nghiên cứu khoa học: I. Quan sát và thu thập dữ liệu. II. Đề xuất giả thuyết giải thích các dữ liệu quan sát. Trang 1
  2. III. Tìm kiếm các bằng chứng thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề xuất. Quy trình nghiên cứu khoa học được Darwin sử dụng để hình thành học thuyết tiến hóa gồm các bước theo trình tự: A. I → II → III. B. II → I → III. C. II → III → I. D. III → II →I. Câu 4. Quá trình thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác, được gọi là gì? A. Tiến hóa nhỏ. B. Tiến hóa lớn. C. Cân bằng Hardy – Weinberg. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 5. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, hiện tượng phát tán hạt giữa các quần thể thực vật cùng loài dẫn đến làm thay đổi vốn gene của các quần thể này được gọi là gì? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Dòng gene. D. Đột biến. Câu 6. Loài lúa mì Triticum monococcum có hệ gene AA với 2n = 14 lai với lúa mì hoang dại Aegilops squarrosa có hệ gene BB với 2n = 14 tạo ra con lai có hệ gene AB với 2n = 14 bị bất thụ. Sau khi con lai được gấp đôi số lượng NST tạo ra lúa mì Triticum dicoccum có hệ gene AABB với 4n = 28. Lúa mì Triticum dicoccum được hình thành bằng cách nào sau đây? A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. Cách li tập tính. D. Lai xa và đa bội hóa. Câu 7. Ở quần đảo Galapagos thuộc vùng Nam Mỹ, loài chim sẻ Geospiza fortis có kích thước mỏ đa dạng và phù hợp với các loại hạt cây mà chúng ăn: chim sẻ có mỏ nhỏ thường ăn hạt nhỏ, mềm; chim sẻ có mỏ lớn ăn các hạt to, cứng. Trong một nghiên cứu, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ đo được năm 1976 là 9,4 mm. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài làm phần lớn các cây có hạt nhỏ, mềm bị chết do chịu hạn kém. Trong thời gian đó, khoảng 80% chim sẻ bị chết, chủ yếu là chim ăn hạt nhỏ, mềm có mỏ nhỏ. Đến năm 1978, quần thể chim sẻ này có kích thước mỏ trung bình là 10,2 mm. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai? A. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà các loài chim sẻ sử dụng làm thức ăn ở trên quần đảo là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi về kích thước mỏ. B. Tiến hoá đang diễn ra ở quần thể chim sẻ trên đảo Galapagos. Qua thời gian, có sự thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene dẫn đến sự thay đổi trong đặc điểm di truyền của quần thể. C. Chim sẻ có đặc điểm thích nghi liên quan đến kích thước mỏ và đặc điểm thích nghi này có tính hợp lí tương đối. D. Nếu hiện tượng mưa nhiều xuất hiện trở lại ở khu vực này, cây có hạt nhỏ, mềm sinh trưởng trở lại, các chim sẻ có kích thước mỏ nhỏ sẽ có lợi thế sinh tồn hơn. Do đó, sau một vài năm, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ sẽ giảm xuống gần với mức ban đầu hoặc thậm chí thấp hơn nếu chọn lọc tự nhiên tiếp tục diễn ra. Câu 8. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng về tiến hóa lớn? A. Tiến hóa lớn làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể. B. Tiến hóa lớn hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài. C. Tiến hóa lớn xảy ra trên quy mô lớn, thời gian địa chất rất dài. D. Tiến hóa lớn nghiên cứu dựa vào sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất. Câu 9. Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình nào sau đây xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học? A. Hình thành các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (protocell). C. Hình thành nên các loài sinh vật mới. D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Câu 10. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh? A. Nhiệt độ. B. Độ ẩm. C. Ánh sáng. D. Vật kí sinh. Trang 2
  3. Câu 11. Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp những cây săng lẻ (Lagerstroemia angustifolia) ở Tương Dương, Nghệ An. B. Tập hợp những loài cây trong Rừng ngập mặn Cà Mau. C. Tập hợp những con cá trong vuông tôm. D. Tập hợp những cây cỏ dại trong ruộng lúa. Câu 12. Cây tre mọc theo bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc. Đây là ví dụ về mối quan hệ gì giữa các cá thể trong quần thể? A. Hỗ trợ. B. Cạnh tranh C. Cộng sinh. D. Hợp tác. PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở môi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đột biến kháng chất kháng sinh penicillin ngẫu nhiên xuất hiện ở một số ít vi khuẩn ở quần thể vi khuẩn sống trong môi trường không chứa penicillin. Khi môi trường có penicillin, những vi khuẩn bị đột biến sống sót và sinh sản làm tăng nhanh số vi khuẩn kháng thuốc. Khi hầu hết các vi khuẩn đều kháng thuốc kháng sinh penicillin thì đặc điểm kháng penicillin được gọi là đặc điểm thích nghi. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Thuốc kháng sinh penicillin là tác nhân đột biến gây nên sự kháng thuốc kháng sinh penicillin ở vi khuẩn. b) Gene kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn xuất hiện một cách ngẫu nhiên do đột biến gene hoặc tiếp nhận gene kháng thuốc từ vi khuẩn khác. c) Thuốc kháng sinh là tác nhân chọn lọc làm tăng tần số các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh vốn đã tồn tại trong quần thể vi khuẩn trước khi sử dụng thuốc kháng sinh. d) Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn gây bệnh. Câu 2. Hình 1.1 mô tả kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), , (c) thuộc ba loài giả định trong diện tích 100m2. Cho rằng các khu vực còn lại của ba quần thể nghiên cứu không có sự khác biệt so với mô tả trên hình và mỗi dấu chấm (●) trong hình minh hoạ cho một cá thể. Hình 1.1 Theo lí thuyết, những phát biểu nào sau đây về ba quần thể này là đúng hoặc sai ? a) Mật độ cá thể của quần thể tăng dần theo thứ tự (c) → → (a). b) Kiểu phân bố cá thể của quần thể là phổ biến nhất trong tự nhiên. c)Nếu có một số cá thể cùng loài nhập cư vào quần thể (a) thì kích thước của quần thể này có thể thay đổi. d)Điều kiện môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), , (c). PHẦN III. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8 Câu 1. Có bao nhiêu bằng chứng sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp? I. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích của nhụy. II. Xác voi mamut được tìm thấy trong các lớp băng. III. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. IV. Xác sâu bọ sống trong các thời đại trước còn để lại trong nhựa hổ phách. Trang 3
  4. Câu 2. Darwin là người đầu tiên đưa ra được bao nhiêu khái niệm trong các khái niệm sau đây? I. Biến dị cá thể. II. Chọn lọc tự nhiên. III. Chọn lọc nhân tạo. IV. Đột biến gene. V. Đột biến NST. VI. Biến dị tổ hợp. Câu 3. Quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất trải qua bao nhiêu giai đoạn tiến hóa? Câu 4. Số lượng cá thể mỗi nhóm tuổi của một quần thể được ghi nhận như sau: tuổi trước sinh sản 130 cá thể, tuổi đang sinh sản 125 cá thể, tuổi sau sinh sản 110 cá thể. Kích thước quần thể khi đang khảo sát gồm có bao nhiêu cá thể? Câu 5. Quá trình phát sinh loài người có thể chia thành bao nhiêu giai đoạn? Câu 6. Trong tự nhiên, các cá thể trong quần thể có bao nhiêu kiểu phân bố chính? Câu 7. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được ký hiệu là 1, 2, 3, 4 có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau: Quần thể 1 2 3 4 Diện tích khu phân bố (ha) 250 240 193 195 Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Quần thể nào có kích thước lớn nhất? Câu 8. Hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ. Dựa vào thông tin trên hình hãy cho biết các nhận định dưới đây có bao nhiêu nhận định là đúng ? (a) Tiến hóa lớn là quá trình diễn ra trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. (b) Loài là đơn vị nhỏ nhất có thể của tiến hóa. (c) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới được hình thành. Hình thành loài mới là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. (d) Tiến hóa lớn có thể nghiên cứu thực nghiệm. PHẦN IV. Tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1. Nêu điểm khác biệt về sự biến động của tần số allele gây bởi chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt di truyền. Câu 2. Ở người, nhịp sinh học điển hình là nhịp ngày đêm. Ban đêm, không còn ánh sáng, nhịp sinh học của cơ thể chậm dần lại, melatonin được tuyến tùng tiết ra khi ánh sáng giảm, gây buồn ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đồng hồ sinh học kiểm soát giấc ngủ của con người nhạy cảm nhất trong khoảng thời gian 2 giờ trước khi đi ngủ. a) Hãy giải thích vì sao sử dụng điện thoại trước giờ đi ngủ lại gây khó ngủ, thậm chí mất ngủ. b) Mỗi người nên làm gì để duy trì nhịp sinh học ổn định cho giấc ngủ? Câu 3. Khi đánh bắt cá chép sông (Cyprinus carpio), nếu đa số các mẻ lưới thu được chủ yếu là cá nhỏ, rất ít cá trưởng thành thì có nên tiếp tục khai thác quần thể này nữa không? Tại sao? Trang 4
  5. ĐỀ THAM KHẢO 02 PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án. Câu 1. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng A. tế bào học và sinh học phân tử. B. địa lý sinh học. C. phôi sinh học. D. giải phẫu học so sánh. Câu 2. Ruột thừa ở người, hạt ngô trên bông cờ của ngô hay cây đu đủ đực có quả. Đây là các bằng chứng : A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương đồng. C. phôi sinh học. D. cơ quan tương tự. Câu 3. Theo quan niệm của Darwin, cơ chế tiến hóa trong sinh giới là A. sự tích lũy những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN. B. sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể tương ứng với sự thay đổi của môi trường. C. sự tích lũy những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dưới tác dụng của CLNT. D. sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gene khác nhau trong quần thể. Câu 4. Quá trình tiến hóa nhỏ dẫn đến hình thành đơn vị phân loại nào sau đây? A. Họ. B. Giống. C. Loài D. Lớp. Câu 5. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gene của quần thể? A. Phiêu bạt di truyền. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 6. Sau vụ cháy rừng vào tháng 3 năm 2002, quần thể cây tràm cừ ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh số lượng cá thể dẫn đến thay đổi đột ngột tần số các allele của quần thể. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, đây là ví dụ về tác động của nhân tố nào sau đây? A. Phiêu bạt di truyền. B. Đột biến. C. Các cơ chế cách li. D. Dòng gene. Câu 7. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với chọn lọc tự nhiên? I. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các cá thể thích nghi với môi trường sống. II. Ở sinh vật có hệ gene lưỡng bội, chọn lọc chống lại allele trội làm thay đổi tần số allele nhanh hơn allele lặn. III. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình. IV. Chọn lọc tự nhiên có thể đào thải hoàn toàn một allele lặn ra khỏi quần thể. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau: I. Tiến hóa tiền sinh học. II. Tiến hóa hóa học. III. Tiến hóa sinh học. Các giai đoạn trên diễn ra theo trình tự đúng là: A. II→ I→ III. B. III→ II→ I. C. I→ II→ III. D. II→ III→ I. Câu 9. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian được gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn sinh thái. C. nơi ở. D. ổ sinh thái. Câu 10. Ở loài tôm he (Penaeus merguiensis), giai đoạn ấu trùng chỉ thích nghi ở nồng độ muối 1,0-2,5%, trong khi đó giai đoạn trứng chịu được nồng độ muối 3,2-3,3%. Đây là ví dụ về quy luật sinh thái nào? A. Quy luật giới hạn sinh thái. B. Quy luật tác động tổng hợp C. Quy luật tác động không đồng đều. D. Quy lực tác động qua lại. Trang 5
  6. Câu 11. Quần thể là A. một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. B. một tập hợp các cá thể sinh vật cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. C. một tập hợp các cá thể cùng loài, có khả năng sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. D. một tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. Câu 12.Mật độ cá thể của quần thể là A. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích. C. số lượng cá thể trên một đơn vị thể tích. D. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích và thể tích. Câu 11. Quần thể ngựa vằn ở Masai Mara, Kenya có kiểu phân bố nào sau đây? A. Phân bố theo nhóm. B. Phân bố đồng đều. C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố theo độ tuổi. PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở môi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Khi xét về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của 3 nhân tố: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. b) Chọn lọc tự nhiên vừa tạo ra đặc điểm thích nghi vừa làm tăng tần số cá thể mang đặc điểm thích nghi trong quần thể. c) Đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chỉ xuất hiện khi môi trường thay đổi làm cho hướng chọn lọc tự nhiên bị thay đổi. d)Quá trình tiến hóa lâu dài có thể tạo ra loài có khả năng thích nghi với mọi điều kiện môi trường. Câu 2. Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể sinh vật (kí hiệu D, T và H) thuộc cùng một loài, người ta thu được kết quả trong bảng 1.1 Bảng 1.1 Quần thể Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản D 250 320 280 T 350 300 250 H 250 250 200 Mỗi nhận định dưới đây về cấu trúc tuổi của các quần thể là đúng hay sai? a) Quần thể D đang giảm sút. b) Quần thể T đang trong giai đoạn phát triển mạnh. c) Quần thể H đang trong giai đoạn ổn định. d) Nếu khai thác với mức độ như nhau thì quần thể H phục hồi nhanh nhất. PHẦN III. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8 Câu 1. Có bao nhiêu bộ phận sau đây của cơ thể người được gọi là cơ quan thóai hóa? I. Trực tràng. II. Ruột già. III. Ruột thừa. IV. Răng khôn. V. Xương cùng. VI. Tai. Câu 2. Khi nói về phương pháp mà Darwin đã sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Trang 6
  7. I. Darwin đã quan sát các đặc điểm di truyền và biến dị củasinh vật trong tự nhiên, cũng như quan sát các giống vật nuôi cây trồng, và ông nhận thấy các sinh vật giống nhau chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc. II. Theo Darwin, các thế hệ con cháu vừa mang những đặc điểm của thế hệ tổ tiên, vừa mang những biến dị khác biệt với tổ tiên. Những biến dị thích nghi sẽ giúp cá thể sống sót và sinh sản tốt hơn. III. Darwin cho rằng sinh vật có xu hướng sinh ra số lượng cá thể nhiều hơn rất nhiều so với sức chứa của môi trường. IV. Từ những dữ liệu thu được trong quá trình quan sát, Darwin đã nêu ra học thuyết chọn lọc tự nhiên để giải thích cơ sở khoa học của những dữ liệu quan sát đó đồng thời công bố rộng rãi học thuyết của mình. Câu 3. Trong những ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể? 1. Các cây tre sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc. 2. Cá pecca châu Âu (Perca fluviatilis) ăn thịt đồng loại có kích thước nhỏ hơn. 3. Cầy Mongoose đứng ở vị trí cao để cảnh giới chim săn mồi cho cả đàn an toàn khi kiếm ăn. 4. Linh cẩu hỗ trợ lẫn nhau khi săn mồi, nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Câu 4. Cho các loài sinh vật sau: cá trắm cỏ, cá voi xanh, ếch đồng, tắc kè hoa, ốc bươu vàng, lúa nước. Bao nhiêu loài là sinh vật biến nhiệt? Câu 5. Theo quan điểm sinh thái học, có bao nhiêu loại nhân tố sinh thái của môi trường sống? Câu 6. Thực vật nhiệt đới quang hợp tốt ở 20-30oC, ngừng quang hợp và hô hấp ở 0oC và 40oC. Giá trị nhiệt độ nào được gọi là điểm gây chết giới hạn trên? Câu 7. Cho 4 loài có giới hạn dưới, điểm cực thuận và giới hạn trên về nhiệt độ như bảng sau: Nhân tố nhiệt độ Loài Giới hạn dưới Điểm cực thuận Giới hạn trên 1 10oC 30oC 45oC 2 8oC 20oC 38oC 3 22oC 330C 50oC 4 2oC 18oC 25oC Giới hạn về nhiệt độ rộng nhất thuộc về loài nào? Câu 8. Trái đất xuất hiện cách đây bao nhiêu triệu năm? Đáp án: 4600 PHẦN IV. Tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1: Tại sao chọn lọc tự nhiên không tạo ra một loài thích nghi với mọi điều kiện môi trường? Câu 2: Loài muỗi vằn (Aedes aegypti) là trung gian truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết ở người. Giải thích tại sao ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra chủ yếu vào mùa mưa. Em có thể làm gì để phòng trừ muỗi ở gia đình và địa phương em? Câu 3. Tỉ lệ giới tính là gì? Trong chăn nuôi, nuôi gà lấy trứng và nuôi gà lấy thịt tỉ lệ đực cái trong đàn gà nên thay đổi như thế nào? ---- HẾT ---- Trang 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2