Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh" cung cấp cho người đọc những câu hỏi hệ thống lại kiến thức môn học, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH MÔN: TIN HỌC 6 Năm học: 2022 2023 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Các lệnh định dạng đoạn văn bản nằm trong nhóm lệnh nào dưới đây? A. Page Layout B. Design C. Paragraph D. Font Câu 2. Để gạch dưới một từ hay cụm từ, sau khi chọn cụm từ đó, ta nhấn tổ hợp phím: A. Ctrl+L B. Ctrl+I C. Ctrl+B D. Ctrl+U Câu 3. Phát biểu nào đúng khi nói đến cách để xác định đoạn văn bản cần định dạng A. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản. B. Đánh dấu một phần đoạn văn bản. C. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản. D. Hoặc A hoặc B hoặc C Câu 4. Để thực hiện định dạng kí tự của văn bản em dùng nhóm lệnh nào trên thẻ Home A. Font C.Table B. Paragraph D. Editing Câu 5. Thao tác nào KHÔNG phải là thao tác định dạng văn bản? A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng. B. Chọn chữ màu xanh. C. Căn giữa đoạn văn bản. D. Thêm hình ảnh vào văn bản. Câu 6. Trong phần mềm soạn thảo văn bản để kết thúc đoạn và chuyển sang đoạn mới chúng ta nhấn phím nào dưới đây? A. Enter C. Backspace B. Tab D. Shift Câu 7. Để chèn ảnh vào văn bản, ta thực hiện thao tác nào? A. Insert Text box B. Insert Table C. Insert Shapes D. Insert Picture
- Câu 8. Bạn An đang viết về đặc sản cốm Làng Vồng để giới thiệu Ầm thực Hà Nội cho các bạn ở Tuyên Quang. Tuy nhiên, bạn muốn sửa lại văn bản, thay thế tất cả các từ “món ngon” bằng từ “đặc sản”. Bạn sẽ sử dụng lệnh nào trong hộp thoại “Find and Replace"? A. Replace. B. Find Next. C. Replace All. D. Cancel. Câu 9. Các lệnh định dạng trang văn bản nằm trong thẻ nào trong phần mềm soạn thảo? A. Page layout B. Design C. Paragraph D. Font Câu 10. Phần mềm soạn thảo văn bản không có chức năng nào sau đây? A. Nhập văn bản B. Sửa đổi, chỉnh sửa văn bản C. Lưu trữ và in văn bản D. Chỉnh sửa hình ảnh và âm thanh Câu 11. Để in văn bản, ta thực hiện lệnh: A. File Print B. File Save C. File Share D. File Close Câu 12. Để căn lề hai bên, ta sử dụng lệnh nào? A. B. C. D. Câu 13. Để tăng mức thụt lề trái cả đoạn, ta sử dụng lệnh: A. B. C. D. Câu 14. Nút lệnh này dùng để: A. Đặt lề cho trang in. B. Chọn hướng trang in. C. Chọn khổ giấy in. D. Chia cột cho đoạn văn bản. Câu 15. Nút lệnh dùng để: A. Chèn ảnh vào văn bản B. Chèn hình vẽ vào văn bản. C. Chèn bảng vào văn bản. D. Chèn chữ nghệ thuật.
- Câu 16. Nút lệnh này dùng để: A. Tăng/giảm khoảng cách đoạn có con trỏ soạn thảo với đoạn trên nó. B. Tăng/giảm khoảng cách đoạn có con trỏ soạn thảo với đoạn dưới nó. C. Định dạng cỡ chữ. D. Định dạng kiểu chữ Câu 17. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết.Em sẽ làm gì? A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn C. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn. Câu 18.Khi truy cập Internet, em nhận được một mẫu điền thông tin cá nhân để nhận thưởng không rõ nguồn gốc, em sẽ làm gì? A. Chia sẻ cho bạn bè để cùng nhận thưởng B. Im lặng, điền thông tin nhận thưởng một mình C. Không điền thông tin và thoát khỏi trang web đang truy cập D. Không quan tâm Câu 19.Khi bị một người quen chụp được một khoảng khắc xấu của em và đe doạ đăng lên mạng xã hội.Em sẽ làm gì? A. Không quan tâm B. Sợ hãi, im lặng không nói với ai C. Làm theo sự điều khiển của người đó để không bị đăng ảnh lên mạng xã hội D. Nói với người lớn để nhờ sự giúp đỡ Câu 20. Một người bạn mới quen qua mạng muốn em mở webcam.Em sẽ xử lí như thế nào? A. Không mở webcam. B. Đồng ý mở bất cứ lúc nào. C. Chỉ mở khi cần thiết. D. Dùng ứng dụng giả lập webcam để chia sẻ hình ảnh người khác. Câu 21. Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình? A. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
- C. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên Câu 22. Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh? A. Nguyen_Van_An_2020 B. nguyenvanan1234 C. an123456 D. Nguyen_Van_An Câu 23. Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp.Em nên làm gì? A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc được C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết D. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn Câu 24. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì? A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì B.Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn Câu 25.Sơ đồ tư duy là gì? A. Trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối. B. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng C. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà D. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi Câu 26. Phát biểu nào sau đây là sai: A. Sơ đồ tư duy cung cấp cái nhìn tổng quan về một chủ đề tốt hơn nhiều so với các tài liệu văn bản thông thường. B. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta sử dụng các kĩ năng của não phải. Não phải là nơi giúp chúng ta xử lí các thông tin về hình ảnh, âm thanh, tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc.
- C. Với cùng một nội dung, cùng một yêu cầu tạo sơ đồ tư duy thì hai người khác nhau sẽ tạo ra hai sơ đồ tư duy giống nhau. D. Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy trực quan giúp chúng ta tổ chức và phân loại suy nghĩ; giúp phân tích, hiểu, tổng hợp, nhớ lại và nảy sinh những ý tưởng mới tốt hơn. Câu 27. Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính? A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian rộng mở, dễ sửa chữa, thêm bớt nội dung B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác Câu 28. Người ta thường dùng sơ đồ tư duy để: A. Học các kiến thức mới B. Không cần phải suy nghĩ gì thêm khi học tập C. Ghi nhớ tốt hơn D. Bảo vệ thông tin cá nhân PHẦN II. TỰ LUẬN: Câu 1.Cho đoạn văn bản sau, em hãy trình bày các bước để định dạng văn bản như mẫu dưới đây (font chữ, cỡ chữ, thụt lề dòng đầu tiên, căn lề đoạn). Hải Dương là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, khoa học, y tế, dịch vụ của tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng thủ đô Hà Nội và tam giác kinh tế Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh. Thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương. Câu 2.Em hãy trình bày thao tác tạo bảng gồm 5 cột, 4 hàng.Để chèn thêm 1 cột bên phải cột 2, ta làm thế nào? Câu 3 :Bảng danh sách tổ 1 đăng kí học các môn tự chọn như sau: STT Họ đệm Tên Đăng kí môn học tự chọn 1 Nguyễn Đức Minh Toán
- 2 Ngô Văn An Lý 3 Hoàng Thùy Tiên Hóa 4 Văn Bảo Nam Văn Nêu các bước để chèn thêm cột ngày sinh vào giữa cột tên và cột đăng kí môn học, và định dạng như hình sau: STT Họ đệm Tên Ngày sinh Đăng kí môn học tự chọn 1 Nguyễn Đức Minh Toán 2 Ngô Văn An Lý 3 Hoàng Thùy Tiên Hóa 4 Văn Bảo Nam Văn Câu 4: Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.
- 1) Insert Left a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn. 2) Insert Right b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn. 3) Insert Above c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn. 4) Insert Below d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn