intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM – TỔ VẬT LÍ - KTCN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 MÔN VẬT LÍ 10 - NĂM 2022- 2023 TRẮC NGHIỆM BÀI : LỰC CẢN VÀ LỰC NÂNG Câu 1. Điều nào sau đây đúng khi nói về lực cản tác dụng lên một vật chuyển động trong chất lưu? A. Lực cản của chất lưu cùng phương cùng chiều với chiều chuyển động của vật. B. Lực cản của chất lưu không phụ thuộc vào hình dạng của vật. C. Lực cản của chất lưu tăng khi tốc độ của vật tăng và không đổi khi vật chuyển động đạt tốc độ tới hạn. D. Lực cản của chất lưu càng lớn khi vật có khối lượng càng lớn. Câu 2. Ta biết công thức tính lực đẩy Archimedes là FA  .gV . Ở hình vẽ bên thì V là thể tích . nào? A. Thể tích toàn bộ vật. B. Thể tích chất lỏng. C. Thể tích phần chìm của vật. D. Thể tích phần nổi của vật. Câu 3 Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì: A. khối lượng của tảng đá thay đổi. B. khối lượng của nước thay đổi C. lực đẩy của nước D. lực đẩy của tảng đá. Câu 4. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng A. trọng lượng của vật. B. trọng lượng của chất lỏng. C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng. Câu 5. Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước? A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí. B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn. C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên. Câu 6. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước? A. Bạn Lan đang tập bơi. B. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời. BÀI : MOMENT LỰC. CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN F F Câu 1. Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là A. M  Fd . B. M  F .C. 1  2 . D. F d1  F2d2 . 1 d d1 d2 Câu 2. Trong hệ SI, đơn vị của mômen lực là A. N/m. B. N (Niutơn). C. Jun (J). D. N.m. Câu 3. Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho A. tác dụng kéo của lực. B. tác dụng làm quay của lực. C. tác dụng uốn của lực. D. tác dụng nén của lực. Câu 4. Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ A. trục quay đến giá của lực. B. trục quay đến điểm đặt của lực. C. vật đến giá của lực. D. trục quay đến vật. Câu 5. Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống: “Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng. ….có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các. ….có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. A. mômen lực. B. hợp lực. C. trọng lực. D. phản lực. Câu 6. Ngẫu lực là hệ hai lực song song A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. B. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. C. có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật. Câu 7. Điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn là A. tổng các lực tác dụng lên vật bằng hằng số B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối. C. tổng momen của các lực tác dụng đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay bằng 0. D. tổng các lực tác dụng lên vật bằng 0 và tổng moment của các lực tác dụng đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay bằng 0. Câu 8. Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 30N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực là A. 900(Nm). B. 90(Nm). C. 9(Nm). D. 0,9(Nm). Câu 9. Một lực có độ lớn 20N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết mômen của lực tác dụng lên vật là 4N.m. Cánh tay đòn của lực có giá trị là A. 5cm. B. 5m. C. 20cm. D. 2cm. Câu 10. Một lực có độ lớn 5 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết cánh tay đòn của lực tác dụng lên vật là 40 cm. Mô men của lực có giá trị là A. 2 Nm. B. 200 Nm. C. 8 Nm. D. 12,5 Nm. 1
  2. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM – TỔ VẬT LÍ - KTCN BÀI : NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG CƠ HỌC → Câu 1. Một vật chịu tác dụng của lực 𝐹 không đổi và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với → hướng của lực góc . Công thức tính công của lực 𝐹 là A. A = F.s B. A = F.s.cos. C. A = F.s.tanα. D. A = F.s.sin. Câu 2. Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng? A. Cơ năng B. Hóa năng. C. Nhiệt năng. D.Nhiệt lượng. Câu 3. Công là đại lượng A. vô hướng, luôn dương. B. vô hướng, luôn âm.C. vô hướng có giá trị dương hoặc âm hoặc bằng không. D. có hướng. Câu 4: Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì bị tác dụng bởi hai lực có độ lớn F , F2 và1 cùng hướng chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật nặng tăng lên theo Ox. Phát biểu nào sau đây đúng? A. F1 sinh công dương, F2 không sinh công. B. F1 không sinh công, F2 sinh công dương. C. Cả hai lực đều sinh công dương. D. Cả hai lực đều sinh công âm. Câu 5: Một lực F có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật đang chuyển động với vận tốc v theo các phương khác nhau như hình.Độ lớn công do lực F thực hiện xếp theo thứ tự tăng dần là A. (a, b, c). B. (a, c, b). C. (b, a, c). D. (c, a, b). Câu 6. Khi kéo một vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là A. trọng lực. B. phản lực. C. lực ma sát. D. lực kéo. Câu 7. Lực F kéo vật có khối lượng 2kg chuyển động theo phương ngang đi được quãng đường 20 m. Công của trọng lực thực hiện trên quãng đường đó là A. 40 J. B. 10 J. C. 0 J. D. 20 J. Câu 8. Một vật chịu tác dụng của lực kéo 100 N thì vật di chuyển 50 cm cùng với hướng của lực. Công của lực này là A. 50J. B. 5000J. C. 150J. D. 2J. Câu 9. Một vật rơi tự do ở độ cao 50 cm so với mặt đất dưới tác dụng của trọng lực có độ lớn 50 N. Công của trọng lực có giá trị là A.25J. B .1J. C. 2500J. D. 0J. Câu 10. Một vật chịu tác dụng của lực có độ lớn 40N hợp với phương ngang cùng với phương chuyển động một góc 600. Công của lực làm cho vật di chuyển 20 cm là A.4J. B.8J. C.0,1 J. D.2 J. Câu 11. Người ta kéo một cái thùng trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 600, lực tác dụng lên dây là 100N. Công của lực đó khi thùng trượt được 15m là A. 350 J. B. 750 J. C. 150 J. D. 100 J. Câu 12. Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8 m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng: A. 16J. B. – 16J. C. -8J. D. 8J. Câu 13. Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g = 10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng A. 60 J B. 20J C. 140 J D.100 J Câu 14. Nhờ một cần cẩu, một kiện hàng có khối lượng 5 tấn được nâng thẳng đứng lên cao nhanh dần đều, đạt độ cao 10 m trong 5s. Lấy g  10 m/s2. Công của lực nâng trong giây thứ 5 bằng A. 1,80.105 J . B. 1,94.105 J . C. 14,4.103 J . D. 24,4.103 J Câu 15.Một vật có khối lượng m  3kg rơi tự do từ độ cao h không vận tốc đầu, trong thời gian 5s đầu vật vẫn chưa chạm đất. Lấy g  10 m/s2. Trọng lực thực hiện một công trong thời gian đó bằng A. 3750 J. B. 375 J. C. 7500 J. D. 150 J. Câu 16. Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8kg được thả rơi từ độ cao 180m là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2. A. 8000J B. 7000J C. 6000J D. 5000J Câu 17. Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g = 9,8m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nằm ngang là: A. 0,5 B. 0,2 C. 0,4 D. 0,3 Câu 18. Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440m. Lấy g = 10m/s2. Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều A. 70.106 J B. 63,44.106 (J) C. 73,44.106 (J) D. 75.106 (J) 2
  3. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM – TỔ VẬT LÍ - KTCN BÀI : CÔNG SUẤT Câu 1. Đơn vị của công suất A. J.s. B. kg.m/s. C. J.m. D. W. Câu 2. Công suất được xác định bằng A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được. Câu 3. Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian. B. luôn đo bằng mã lực (HP). C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ. D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra. Câu 4. Công suất của lực ⃗ làm vật di chuyển với vận tốc ⃗⃗ theo hướng của ⃗ là 𝐹 𝑉 𝐹 A. P = F.vt B. P = F.v C. P = F.t D. P = F.v2 Câu 5. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị công suất? A. W B. MW C. kWh D. Nm/s Câu 6. Trong ôtô, xe máy vv... có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán kính to nhỏ khác nhau) nhằm mục đích A. thay đổi công suất của xe. B. thay đổi lực phát động của xe. C. thay đổi công của xe. D. duy trì vận tốc không đổi của xe. Câu 7. Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100W tiêu thụ năng lượng 1000 J. Thời gian thắp sáng bóng đèn là A. 1s. B. 10 s. C. 100 s. D. 1000 s. Câu 8. Một ô tô có công suất của động cơ là 105 W đang chạy trên đường với vận tốc 10 m/s. Lực kéo của động cơ lúc đó là A. 1000N. B. 104N. C. 2778N. D. 360N. Câu 9. Để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ cao 10m trong thời gian 2s cần một công suất bằng A. 250W. B. 25W. C. 2,5W. D. 2,5kW. Câu 10. Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách là A. 0,4 W. B. 0 W. C. 24 W. D. 48 W. Câu 11. Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500N từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Công suất của cầu thang cuốn này là A. 4kW B. 5kW C.1kW D.10kW Câu 12. Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất của lực là A. 5W B. 10W C. 5√3W D.10√3 W Câu 13. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s2 trong khoảng thời gian 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Công và công suất trung bình của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong khoảng thời gian này lần lượt là A.12500J; 2500W. B. 5000J; 1000W. C. 12250J; 2450W. D. 1275J; 2550W. Câu 14. Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Nếu coi tổn hao là không đáng kể, lấy g = 10m/s2, công suất của máy bơm là: A. 150W B. 3000W C. 1500W D. 2000W BÀI: ĐỘNG NĂNG, THẾ NĂNG Câu 1. Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao h so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức 1 A. Wt  mgh. B. Wt  mgh . C. Wt  2mg . D. Wt  mg . 2 Câu 2. Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là 1 1 2 A. Wd  mv B. Wd  mv2 . C. Wd  2mv2 . D. Wd  mv . 2 2 Câu 3. Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây? A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động tròn đều. C. Vật chuyển động biến đổi đều. D. Vật đứng yên. Câu 4. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. B. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. C. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. D. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. Câu 5. Thế năng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường): A. Vị trí vật. B. Vận tốc vật. C. Khối lượng vật. D. Độ cao. Câu 6. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng? A. J. B. Kg.m2/s2. C. N.m. D. N.s. 3
  4. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM – TỔ VẬT LÍ - KTCN Câu 7. Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng? A. Lực cùng hướng với vận tốc vật B. Lực vuông góc với vận tốc vật C. Lực ngược hướng với vận tốc vật D. Lực hợp với vận tốc 1 góc nhỏ hơn 900. Câu 8. Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì: A. động năng tăng gấp đôi. B. động năng tăng gấp 4. C. động năng tăng gấp 8. D. Động năng tăng gấp 6. Câu 9. Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 20 m/s. Động năng của ô tô là A.105 J B. 25,92.105 J C. 2.105 J D. 51,84.105 J Câu 10. Một vật khối lượng 10 kg đặt trên bàn cao 1m so với mặt đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g  10 m s2 chọn gốc thế năng tại mặt đất, thế năng trọng trường của vật bằng A. 100 J. B. 150 J. C. 200 J. D. 300 J. Câu 11. Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1m/s2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 5m là A.104 J. B. 5000J. C. 1,5.104 J. D.103 J Câu 12. Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn mốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8 m/s2. Thế năng của thang máy khi ở tầng thượng là A. 588.103 J B. 980.103 J C. 392.103 J D. 445.103 J Câu 13. Một học sinh thả một vật rơi tự do có khối lượng 100g từ tầng năm của trung tâm có độ cao 40m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí. Tính thế năng của vật tại giây thứ hai so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2 A. 10J B. 50J C. 20J D. 40J Câu 14. Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một đoạn đường dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Trong quá trình hãm động năng của tàu đã giảm đi: A. 2.107J B. 3.107J C. 4.107J D. 5.107J Câu 15. Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 10 N vật chuyển động và đi được 10 m. Vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy: A. v = 25 m/s B. v = 7,07 m/s C. v = 10 m/s D. v = 50 m/s BÀI: CƠ NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG Câu 1. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức 1 1 1 1 A. W  mv  mgh . B. W  mv2  mgh. C. W  mv2  k (l ) 2 . D. W  1 mv2  1 k.l 2 2 2 2 2 2 . Câu 2. Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì A. động năng của vật được bảo toàn B. thế năng của vật được bảo toàn. C. cơ năng của vật được bảo toàn. D. động lượng của vật được bảo toàn. Câu 3. Cơ năng của một vật bằng A. hiệu của động năng và thế năng của vật. B. hiệu của thế năng và động năng của vật. C. tổng động năng và thế năng của vật. D. tích của động năng và thế năng của vật. Câu 4. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần. C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần. Câu 5. Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó: A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu. B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại. C. động năng bằng thế năng. D. động năng bằng nữa thế năng. Câu 6. Khi một quả bóng được ném lên thì A. động năng chuyển thành thế năng. B. thế năng chuyển thành động năng. C C. động năng chuyển thành cơ năng. D. cơ năng chuyển thành động năng. Câu 7. Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ A. Động năng của vật cực đại tại A và B, cực tiểu tại O B. Động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B C. Thế năng của vật cực đại tại O D. Thế năng của vật cực tiểu tại M Câu 8 . Cơ năng của vật được bảo toàn trong trường hợp B A A. Vật rơi trong không khí. B. Vật trượt có ma sát. C. Vật rơi tự do. D. Vật rơi trong chất lỏng nhớt. M Câu 9. Một con lắc đơn, vật nặng m gắn vào đầu sợi dây nhẹ dài l, đầu kia của sợi dây O treo vào điểm cố định. Kéo con lắc lệch góc αo so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ, bỏ qua mọi ma sát, cơ năng của vật nặng khi con lắc đến vị trí có góc lệch α so với phương thẳng đứng là A. mgl(1 – cosαo). B. mg(3cosα – 2cosαo). C. 2gl(cosα – cosαo). D. 2gl(1  cos0 ) . 4
  5. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM – TỔ VẬT LÍ - KTCN Câu 10. Một vật được ném lên từ độ cao 1 m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg và gia tốc trọng trường bằng 10 m/s². Cơ năng của vật so với mặt đất là A. 4 J. B. 5 J. C. 6 J. D. 7 J. Câu 11. Một vật có khối lượng 0,5kg được thả rơi tự do từ độ cao 3m. Lấy g = 10m/s2. Cơ năng của vật có giá trị là A.0 J. B.7,5J. C.15J. D.150J Câu 12. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc cực đại của vật trong quá trình rơi là? A. 10(m/s) B. 15(m/s) C. 20(m/s) D. 25(m/s) Câu 13. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2 .Vị trí mà ở đó động năng bằng thế năng là? A. 10(m) B. 5(m) C. 6,67(m) D. 15(m) Câu 14. Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2 .Tại vị trí động năng bằng thế năng, vận tốc của vận là? A. 10(m/s) B. 10 2 (m/s) C. 5 2 (m/s) D. 15(m/s) Câu 15. Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Độ cao cực đại mà bi đạt được là A. 9,2(m) B. 17,2(m) C. 15,2(m) D. 10 (m) Câu 16. Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc tại vị trí 2Wt = Wđ? A. 2,581 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s Câu 17. Một khối lượng 1500g thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng cao 2m. Do ma sát nên vận tốc vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công của lực ma sát là? A. 25(J) B. 40(J) C. 50(J) D. 65(J) Câu 18. Mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc α = 300. Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đinh A của mặt phẳng nghiêng với độ cao h = l m và sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằn ngang một khoảng là BC. Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1 A. 8,268m B. 6,345m C. 5,0m D. 7,5m Câu 19. Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 4 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là 30° và lực căng sợi dây khi đó? A. 2,9(m/s); 16,15(N) B. 4,9(m/s); 16,15(N) C. 4,9(111/5); 12,15(N) D. 2,9(m/s); 12,15(N) BÀI: HIỆU SUẤT Câu 1. Hiệu suất được tính theo công thức nào sau đây? A. H  Wci .100%. B. H  Wtp .100%. C. H  W .Wci .100%. D. H  1 .100%. tp Wtp Wci Wtp .Wci Câu 2 . Hiệu suất là tỉ số giữa A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích. B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí. C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần. D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần. Câu 3. Hiệu suất càng cao thì A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn. B. năng lượng tiêu thụ càng lớn. C. năng lượng hao phí càng ít. D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất? A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1. B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ. C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ. D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra có ích và năng lượng đầu vào. Câu 5. Hiệu suất của một máy sinh công luôn nhỏ hơn một vì: A. Năng lượng có ích bằng năng lượng toàn phần. B. Năng lượng có ích lớn hơn lượng toàn phần. C. Năng lượng có ích nhỏ hơn năng lượng toàn phần. D. Năng lượng có ích nhỏ hơn năng lượng hao phí. Câu 6. Quạt điện có hiệu suất 95% có nghĩa là A. 95% điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. B. 5% điện năng chuyển hóa thành cơ năng. C. 95% điện năng chuyển hóa thành cơ năng. D. 100% điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Câu 7. Khi quạt điện hoạt động thì phần năng lượng hao phí là A. điện năng. B. cơ năng. C. nhiệt năng. D. hóa năng. Câu 8. Một máy cơ đơn giản, công có ích là 240J, công toàn phần của máy sinh ra là 300J. Hiệu suất máy đạt được là A. 70%. B. 80%. C. 75% . D. 85%. Câu 9: Trong một chu trình của động cơ nhiệt, động cơ thực hiện một công bằng 2.103J và nhiệt lượng mà động cơ nhận được từ nhiên liệu bằng 6.103J. Hiệu suất của động cơ đó gần bằng với giá trị nào nhất? A.33%. B. 80%. C. 65% D. 25%. 5
  6. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM – TỔ VẬT LÍ - KTCN Câu 10. Một động cơ điện được thiết kế để kéo thùng than khối lượng 400 kg từ dưới mỏ có độ sâu 1200 m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Lấy g  9,8m / s2 . Công suất toàn phần của động cơ là A. 7,8 kW. B. 9,8 kW. C. 31 kW. D. 49 kW. B. TỰ LUẬN Bài 1. Một người y tá đẩy bệnh nhân nặng 87 kg trên chiếc xe băng ca nặng 18 kg làm cho bệnh nhân và xe băng ca chuyển động thẳng trên mặt sàn nằm ngang với gia tốc không đổi là 0,55 m/s2 (hình 23.3). Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt sàn. a) Tính công mà y tá đã thực hiện khi bệnh nhân và xe băng ca chuyển động được 1,9 m. b) Sau quãng đường dài bao nhiêu thì y tá sẽ tiêu hao một công là 140 J ? Bài 2. Một người ngồi trên xe trượt tuyết (có tổng khối lượng 75 𝑘𝑔) trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh đồi xuống chân đồi dài 100𝑚, cao 50𝑚. Hệ số 𝑚 ma sát giữa xe và mặt tuyết là 0,11. Gia tốc trọng trường là 9,8  𝑠2 a. Tính độ lớn lực ma sát giữa xe và mặt tuyết khi xe trượt đến chân đồi. b. Đến chân đồi, xe còn trượt được một đoạn trên đường nằm ngang thì dừng lại. Tính công của lực ma sát trên đoạn đường này. Bài 3. Một vật khối lượng 10kg đang trượt với vận tốc 10 m/s thì đi vào mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát  . Tìm công của lực ma sát đã thực hiện đến khi vật dừng lại. Bài 4. Trong mùa sinh sản, cá hồi bơi dọc theo con sông dài 3000 km trong 90 ngày để đến thượng nguồn của con sông. Trong suốt qua trình này, trung bình mỗi con cá hồi phải sinh công 1,7.106 J. a) Tính công suất trung bình của cá hồi. b) Tính lực trung bình của cá hồi khi bơi. Bài 5. Trái tim một người bình thương trung bình một tháng (30 ngày) thực hiện một công bằng 7776 kJ. Tìm công suất trung bình của trái tim. - Nếu một người bình thường sống 80 tuổi thì trái tim đã thực hiện công bằng bao nhiêu ? Một ô tô tải có công suất 3.105 W thực hiện công bằng người này trong thời gian bao lâu ? Bài 6. Một vật có khối lượng 1 kg bắt đầu rơi tự do từ độ cao 25m xuống đất, lấy g = 10 m/s2, bỏ qua mọi ma sát. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. a. Tính cơ năng của vật khi bắt đầu rơi. b. Tính vận tốc của vật khi chạm đất. c. Tính động năng của vật khi vật rơi được 5 m. d. Tính động năng của vật khi vật bắt đầu rơi được một giây. e. Khi vật cách mặt đất 15m. Xác định vận tốc của vật lúc đó. Bài 7. Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Cơ năng của vật là 40 J. Lấy g = 10 m/s2 a. Tính h. b. Tính vận tốc khi vật rơi được nửa đoạn đường. c. Tính vận tốc của vật tại vị trí động năng bằng thế năng. Bài 8. Một hòn bi có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4 m/s từ độ cao 1,6 m so với mặt đất. a. Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật b. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được. c. Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng? d. Nếu có lực cản 0,5 N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu? Bài 9. Từ độ cao 15m so với mặt đất, một người ném một vật có khối lượng lkg thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu là l0m/s. Bỏ qua ma sát không khí. Lấy g = 10 m/s2 a. Chứng tỏ rằng vận tốc của vật không phụ thuộc vào khối lượng của nó. b. Xác định độ cao cực đại mà vật có thể lên được? c. Xác định vận tốc của vật khi động năng gấp ba lần thế năng, vị trí vật khi đó ? d. Khi rơi đến mặt đất do đất mềm nên vật đi sâu xuống đất một đoạn là 8 cm. Xác định độ lớn của lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật? Bài 10. Một hòn bi khối lượng 50 g đang chuyển động với vận tốc 2 m/s thì trược xuống mặt phẳng nghiêng có α = 300 có độ cao 5m. Lấy g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng tại chân mặt phảng nghiêng a. Tính động năng, thế năng và cơ năng tại đỉnh mặt phẳng nghiêng. b. Bỏ qua ma sát, tính động năng và vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng. c. Vì có ma sát nên vận tốc tại chân mặt phẳng nghiêng chỉ bằng 2/3 kết quả của câu b, tính công của lực ma sát và quãng đường đi thêm trên mặt phẳng ngang đến khi dừng lại. -------------CHÚC CÁC EM THI TỐT----------------- 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2