intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ TỔ VẬT LÍ-CÔNG NGHỆ NỘI DUNG ÔN TẬP KTGK2 MÔN VẬT LÝ 10 Năm học 2022-2023 A- TRẮC NGHIỆM:7 điểm (5 điểm lý thuyết +2 điểm bài toán) Câu 1: Đơn vị của công trong hệ SI là A. W. B. kg. C. J. D. N. Câu 2: Công cơ học được đo bằng đơn vị: A. N B. W C. J D. Câu 3: Trong trường hợp nào sau đây, trọng lực không thực hiện công? A. vật đang rơi tự do. B. vật chuyển động trên mặt phẳng ngang. C. vật đang trượt trên mặt phẳng nghiêng. D. vật đang chuyển động ném ngang. Câu 4: Trường hợp nào sau đây trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công phát động? A. Ô tô đang xuống dốc. B. Ô tô đang lên dốc. C. Ô tô chạy trên đường thẳng đều trên đường nằm ngang. D. Ô tô chạy trên đường thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang. Câu 5: Lực không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α, biểu thức tính công của lực là A. A= F.s.cotanα B. A = F.s.tanα C. A =F.s.sinα D. A = F.s.cosα Câu 6: Với các thông số khác không đổi, công của hợp lực có giá trị lớn nhất khi góc α hợp bởi hướng của hợp lực và hướng dịch chuyển bằng A. 00. B. 450. C. 900. D. 1200. Câu 7: Với các thông số khác không đổi, công của hợp lực có giá trị nhỏ nhất khi góc α hợp bởi hướng của hợp lực và hướng dịch chuyển bằng A. 00. B. 450. C. 900. D. 1200. Câu 8: Với các qui ước như SGK, công thức tính công của một lực là A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos . D. A = mv2. Câu 9: Với các qui ước như SGK, công thức tính thế năng trọng trường của một vật là: A.Wt = F.s. B.Wt = mgh. C. Wt = F.s.cos . D. Wt = mv2. Câu 10: Với các qui ước như SGK, công thức tính động năng của một vật là: A. Wđ = m.v. B. Wđ = mgh. C. Wđ = F.s.cos . D. Wđ = mv2.
  2. Câu 11: Khi một vật m chuyển động trong trọng trường, ở độ cao h vật có vận tốc v thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: A..B.. C..D. Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về công cơ học? A. Lực là đại lượng vectơ nên công cũng là đại lượng vectơ. B. Công của lựccó giá trị luôn luôn dương. C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số. D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không. Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng theo định nghĩa công của lực? A. Công thành danh toại.B. Ngày công của một công nhân là 300.000 đồng. C. Có công mài sắt có ngày nên kim.D. Công ty cung ứng lao động. Câu 14: Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra? A. Điện năng chuyển hóa thành động năng.B. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. C. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.D. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng. Câu 15: Khi bắn pháo hoa, năng lượng hóa học ở bên trong quả pháo truyền năng lượng ra bên ngoài và không thể có sự chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành: A. quang năng.B. nhiệt năng.C. năng lượng âm thanh.D. điện năng Câu 16: Đơn vị của công suất: A. J.s. B. kg.m/s. C. J.m. D. W. Câu 17: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất? A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP. Câu 18: Công suất được xác định bằng A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trên một đơn vị chiều dài. C. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. D. tổng của công và thời gian thực hiện công. Câu 19: Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian. B. luôn đo bằng mã lực (HP). C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ. D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra. Câu 20: Ki-lô-oát giờ (kW.h) là đơn vị của A. Hiệu suất. B. Công suất. C. Động lượng. D. Công. Câu 21: Cách qui đổi nào sau đây sai? A. 1kW= 1000W B. 1MW= 106W C. 1MW= 103 W D. 1kJ= 1000 J
  3. Câu 22: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là A. Công cơ học. B. Công phát động. C. Công cản. D. Công suất. Câu 23: Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm A trên mặt đất, vật lên đến điểm B thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình vật chuyển động từ A đến B A.thế năng giảm. B.cơ năng cực đại tại B. C.cơ năng không đổi. D.động năng tăng. Câu 24: Công cơ học là A. đại lượng có hướng. B.đại lượng luôn dương. C. đại lượng luôn âm. D. đại lượng có giá trị đại số. Câu 25: Dấu của công cơ học không phụ thuộc vào yếu tố nào? A.chiều dịch chuyển của vật. B. chiều của lực. C. góc hợp giữa vectơ lực và chiều dịch chuyển. D. độ lớn của lực. Câu 26: Chọn phát biểu sai về công suất. A.Công suất đặc trưng cho tốc độ sinh công. B.Công suấtbằng công sinh ra trong một giây. C.Công suất là đại lượng vô hướng. D.Công suất có đơn vị là Jun. Câu 27: Một vật chuyển động với vận tốc dưới tác dụng của lựckhông đổi. Công suất của lực là A. P=Fvt. B. P=Fv. C. P=Ft. D. P=Fv2. Câu 28: Động năng của một vật là đại lượng A. vô hướng, luôn dương.B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. C. véc tơ, luôn dương.D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không. Câu 29: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi? A. Động năng. B. Cơ năng. C. Thế năng. D. Vận tốc. Câu 30: Khi vận tốc của vật tăng lên 2 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần.B. tăng lên 4 lần.C. giảm đi 2 lần.D. giảm đi 4 lần. Câu 31: Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 8 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 8 lần. Câu 32: Cùng một nơi trên mặt đất có gia tốc g,khi tăng độ cao của vật tăng lên 2 lần thì thế năng của vật sẽ: A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 4 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 4 lần.
  4. Câu 33: Gọi WtA và WtB là thế năng của vật có cùng khối lượng A và B. Tại một nơi trên mặt đất có gia tốc g,thời gian rơi tự do của vật A gấp hai lần vật B thì A. WtA= WtB. B. WtA= 2WtB. C. WtA= 4WtB. D. WtA = WtB. Câu 34: Công của trọng lực có đặc điểm: A. Không phụ thuộc vào độ lớn quãng đường, chỉ phụ thuộc và sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối. B. Phụ thuộc vào độ lớn quãng đường đi được. C. Không phụ thuộc vào sự chênh lệch độ cao của vị trí đầu và vị trí cuối. D. Phụ thuộc vào vận tốc chuyển động. Câu 35: Thế năng trọng trường là đại lượng A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. vectơ cùng hướng với vectơ trọng lực. D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. Câu 36: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN? A. thế năng giảm.B. cơ năng cực đại tại N.C. cơ năng không đổi.D. động năng tăng. Câu 37: Trong chuyển động của con lắc đơn, khi con lắc đơn từ VTCB đến vị trí cao nhất thì A. động năng đạt giá trị cực đại.B. thế năng bằng động năng. C. thế năng đạt giá trị cực đại.D. cơ năng bằng không. Câu 38: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì A. thế năng của người giảm và động năng không đổi. B. thế năng của người tăng và của động năng không đổi. C. thế năng của người tăng và động năng tăng. D. thế năng của người giảm và động năng tăng. Câu 39: Khi động năng của vật tăng thì công của hợp lực tác dụng lên vật: A. là công cản. B. có giá trị âm. C. bằng không. D. có giá trị dương. Câu 40: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào: A. khối lượng của vật. B. gia tốc trọng trường. C. gốc thế năng. D. vận tốc của vật. Câu 41: Đặc điểm nào sau đây không phải của thế năng trọng trường: A. phụ thuộc khối lượng của vật. B. như nhau đối với mọi gốc thế năng.
  5. C. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường. D. có đơn vị giống đơn vị của công. Câu 42: Thế năng trọng trường của một vật: A. luôn dương vì độ cao của vật luôn dương. B. có thể âm, dương hoặc bằng không. C. không thay đổi nếu vật chuyển động thẳng đều. D. không phụ thuộc vào vị trí của vật. Câu 43: Công của trọng lực không phụ thuộc vào: A. hình dạng của quỹ đạo. B. vị trí điểm cuối khi điểm đầu xác định. C. vị trí điểm đầu khi khi điểm cuối xác định. D. vị trí điểm đầu và điểm cuối. Câu 44: Một vật ném lên cao sau đó rơi về đến vị trí ban đầu. Công của trọng lực tác dụng lên vật bằng: A. động năng ban đầu của vật. B. động năng lúc sau của vật. C. hai lần động năng của vật. D. không. Câu 45: Gốc thế năng được chọn tại mặt đất nghĩa là: A. trọng lực tại mặt đất bằng không. B. thế năng là nhỏ nhất tại mặt đất. C. thế năng tại mặt đất bằng không. D. thế năng tại mặt đất lớn nhất. Câu 46: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì: A. Cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn. B. Động lượng của vật là một đại lượng bảo toàn. C. Thế năng của vật là một đại lượng bảo toàn. D. Động năng của vật là một đại lượng bảo toàn. Câu 47: “Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì..... của vật được bảo toàn”. Đại lượng nào thích hợp trong dấu “....”? A. cơ năng B.thế năng C.động năng D.động lượng Câu 48: Chọn phát biểu sai. Khi một vật được thả rơi tự do, nếu chọn gốc thế năng ở mặt đất thì: A. Khi vật rơi động năng tăng thế năng giảm. B. Động năng lớn nhất khi vật chạm đất. C. Thế năng lớn nhất khi vật vừa được thả. D. Cơ năng của vật tăng rồi lại giảm. Câu 49: Hiệu suất là tỉ số giữa A. năng lượng hao phí và năng lượng có íchB. năng lượng có ích và năng lượng hao phí. C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần. Câu 50: Hiệu suất càng cao thì A. năng lượng tiêu thụ càng lớn. B. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
  6. C. năng lượng hao phí càng ít.D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít. Câu 51: Một tàu thủy chạy trên sông theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5.103 N, thực hiện công là 15.106 J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đườngbằng A. 300 m. B. 3000 m. C. 1500 m. D. 2500 m. Câu 52: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách một lực 5 N trượt một khoảng dài 0,5 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương trùng với phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công bằng A. 2,5 J. B. – 2,5 J. C. 0. D. 5 J. Câu 53: Một người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 40 N cách mặt đất 1,2 m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà người đó đã thực hiện được trong thời gian ôm sách bằng A. 0,4 W. B. 0 W. C. 24 W. D. 48 W. Câu 54: Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 36 km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là A. 1000 N. B. 104 N. C. 2778 N. D. 360 N. Câu 55: Một máy kéo có công suất 5 kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800 N chuyển động đều được 10 m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm ngang là 0,5. Tính thời gian máy kéo thực hiện để kéo khúc gỗ đi được đoạn đường trên. A. 0,2 s. B. 0,4 s. C. 0,6 s. D. 0,8 s. Câu 56: Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N từ mặt đất lên độ cao 10 m trong thời gian 2s A. 2,5 W. B. 25 W. C. 250 W. D. 2,5 kW Câu 57: Một vật khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2 s bằng A. 230,5 W. B. 250 W. C. 180,5 W. D. 115,25 W. Câu 58: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng từ điểm M trên mặt đất với vận tốc ban đầu 20m/s. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt được là A. 80m. B. 40m. C. 60m. D. 20m. Câu 59: Một ô tô có khối lượng 3 tấn bắt đầu chuyển động. Sau thời gian 10s thì đạt vận tốc 45km/h. Bỏ qua ma sát, công suất trung bình của lực phát động trong thời gian đó bằng: A. 234375W. B. 23437,5W. C. 32437,5W. D. 324375W.
  7. Câu 60: Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1 m/s 2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 5 m là A. 104 J B. 5000 J. C. 1,5.104 J D. 103J. Câu 61: Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g = 10 m/s 2. Khi chọn mốc thế năng là mặt đường. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là A. 15 kJ ;-15 kJ. B. 150 kJ ; -15 kJ. C. 1500 kJ ; 15 kJ. D. 150 kJ ; -150 kJ. Câu 62: Cần cẩu nâng một vật có khối lượng 100 kg lên độ cao 2 m. Lấy g = 9,8 m/s 2.Công mà cần cẩu đã thực hiện là A. 200 J. B. 1960 J. C. 1069 J. D. 196 J. Câu 63: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 m xuống đất, lấy g = 10 m/s 2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là A. 500 J. B. 5 J. C. 50 J. D. 0,5 J. Câu 64: Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển độngbằng: A. 10 J. B. 12,5 J. C. 15 J. D. 17,5 J. Câu 65: Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng: A. -1500 J. B. -875 J. C. -1925 J. D. -3125 J. Câu 66: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 54km/h. Động năng của ô tô bằng: A. 15kJ. B. 1,5kJ. C. 30kJ. D. 225kJ. Câu 67: Một vật trọng lượng 1N có động năng 1J (Lấy g = 10m/s 2). Khi đó vận tốc của vật bằng: A. 0,45m/s. B. 1,0m/s. C. 1,4m/s. D. 4,5m/s. Câu 68: Một vật có khối lượng 1kg có thế năng 1J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s 2. Khi đó, vật ở độ cao: A. 0,102m. B. 1,0m. C. 9,8m. D. 32m. Câu 69: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc v 0 thì đạt được độ cao cực đại là 18m. Độ cao của vật khi động năng bằng thế năng (gốc thế năng ở mặt đất) là A. 10m. B. 9m. C.. D.. Câu 70: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 10m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc của vật khi động năng bằng thế năng là A. 5m/s. B. 7,5m/s. C.. D..
  8. Câu 71: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là A. A = 1275 J. B. A = 750 J. C. A = 1500 J. D. A = 6000 J. Câu 72: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là A. 0,5 W. B. 5W. C. 50W. D. 500 W. Câu 73: Một vật trọng lượng 1 N có động năng 1J (Lấy g = 10m/s 2). Khi đó vận tốc của vật bằng: A. 0,45m/s. B. 1,0 m/s. C. 1.4 m/s. D. 4,4 m/s. Câu 74: Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m trong thời gian 45 giây. Động năng của vận động viên đó là A. 560J. B. 315J. C. 875J. D. 140J. Câu 75: Một động cơ phải thực hiện công toàn phần 450000J để kéo một vật có trọng lượng 12000N lên cao 30 m theo phương thẳng đứng với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ bằng: A. 100%.B. 80%.C. 60%.D. 40%. B- TỰ LUẬN: 1- Mức độ vận dụng: (2 điểm) - Vận dụng công thức A = F.s.cosα để tính một thành phần còn lại. - Vận dụng công thức P=, P = F.vđể tính một thành phần còn lại. - Vận dụng công thứcWđ = m.v2để tính một thành phần còn lại. -Vận dụng công thức Wt = m.g.hđể tính một thành phần còn lại. 2- Mức độ vận dụng cao: (1 điểm) -Vận dụng công thức rơi tự do: s= g.t2v= g.t -Vận dụng các công thức: Wđ = nWt ; ; - Vận dụng bảo toàn cơ năng WA = WB Để giải quyết bài toán chuyển động ném thẳng đứng: tìm thời gian t, quãng đường s theo yêu cầu của đề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0