Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
N<br />
<br />
N<br />
<br />
GDCD K<br />
<br />
K<br />
<br />
N M<br />
<br />
- 2018<br />
<br />
Bài 1 Pháp luật và đời sống<br />
Câu 1: Pháp luật là gì? rình bày các đặc trưng của pháp luật? Phân tích các bản chất của<br />
pháp luật ?<br />
* Khái niệm : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm<br />
bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.<br />
* ác đặc trưng của pháp luật :<br />
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu<br />
chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời<br />
sống xã hội.<br />
- Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung, vì :<br />
+.Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà<br />
nước.<br />
+ Pháp luật là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo<br />
pháp luật.<br />
- Pháp luật có tính xác định chặc chẽ về mặt hình thức, vì hình thức thể hiện của pháp luật là các<br />
văn bản có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.<br />
+ Phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để ai đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác.<br />
+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều được quy<br />
định chặc chẽ trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.<br />
* Bản chất của pháp luật :<br />
- Bản chất giai cấp của pháp luật.<br />
+ Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà<br />
nhà nước là đại diện.<br />
+ Nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước .<br />
+ Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt<br />
Nam.<br />
HCM: “ Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi<br />
cho nhân dân lao động...’<br />
<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
Y: youtube.com/c/hoc247tvc<br />
<br />
Trang | 1<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
- Bản chất xã hội của pháp luật<br />
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội<br />
thực hiện, vì sự phát triển của xã hội .<br />
-Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ảnh những nhu cầu lợi ích<br />
của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.<br />
-Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã<br />
hội . Vì các hành vi xử sự đúng với quy định của pháp luật làm cho xã hội phát triển trong vòng<br />
trật tự ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người được tôn trọng.<br />
Câu 2: So sánh giữa pháp luật và đạo đức?<br />
Nội dung<br />
Nguồn gốc hình thành<br />
Nội dung<br />
Hình thức thể hiện<br />
Phương thức tác động<br />
<br />
ạo đức<br />
háp luật<br />
Các quy tắc xử sự chung trong đời Các quy tắc xử sự chung trong<br />
sống xã hội, do nhân dân ghi nhận<br />
đời sống xã hội được nhà nước<br />
ghi nhận<br />
Các quy tắc xử sự(việc nên làm, Các quy tắc xử sự(việc được làm,<br />
việc không nên làm)<br />
việc phải làm, việc không được<br />
làm)<br />
Thông qua lương tâm, thái độ của Văn bản pháp luật<br />
con người<br />
Giáo dục bằng thái độ, lấy đức Giáo dục cưỡng chế bằng quyền<br />
phục nhân<br />
lực nhà nước<br />
<br />
Bài: 2 Thực hiện pháp luật<br />
Câu 3: Thực hiện pháp luật là gì? Các hình thức của thực hiện pháp luật? So sánh sự giống<br />
và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật ?<br />
*Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật<br />
đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.<br />
* Các hình thức thực hiện pháp luật :Có 4 hình thức sau đây:<br />
- Sử dụng pháp luậ t: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì<br />
mà pháp luật cho phép làm.<br />
- Thi hành pháp luật : Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm<br />
những gì mà pháp luật quy định phải làm.<br />
- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật<br />
cấm.<br />
- Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các<br />
quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của<br />
cá nhân, tổ chức. Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
Y: youtube.com/c/hoc247tvc<br />
<br />
Trang | 2<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
của mình thông qua hình thức áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước:<br />
+ Các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh hay chấm dứt nếu không có một văn<br />
bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.<br />
+ Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa<br />
các cá nhân, tổ chức. Căn cứ vào quyết định đó, người vi phạm pháp luật hoặc các bên tranh chấp<br />
phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.<br />
* So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật<br />
- Giống nhau :<br />
Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống , trở thành những<br />
hành vi hợp pháp của chủ thể thực hiện.<br />
- Khác nhau :<br />
+ Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện<br />
quyền được PL cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện.<br />
+ ADPL là hình thức chỉ có sự tham gia của cơ quan và cán bộ , công chức nhà nước.<br />
Câu 4: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính ? Ví dụ ?<br />
- Giống nhau :<br />
Đều là những hành vi vi phạm PL , độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí<br />
- Khác nhau :<br />
+ Vi phạm hình sự : Hành vi gây nguy hiểm cho Xh.<br />
+ Vi phạm hành chính : Hành vi nguy hiểm cho XH nhưng thấp hơn , chủ yếu xâm phạm các<br />
quy tắc quản lí nàh nước.<br />
VD.<br />
Bài 3 ông dân bình đẳng trước pháp luật<br />
Câu 5: Em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp<br />
lí ? Cho ví dụ ?<br />
- ông dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm<br />
nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách<br />
rời nghĩa vụ của công dân.<br />
- Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình :<br />
+ Quyền: bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản, các quyền dân<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
Y: youtube.com/c/hoc247tvc<br />
<br />
Trang | 3<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
sự, chính trị khác....<br />
+ Nghĩa vụ: Bảo vệ Tổ quốc, đóng thuế...<br />
=> Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo,<br />
thành phần, địa vị xã hội.<br />
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu<br />
trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.<br />
VD.<br />
Câu 6 : Ý nghĩa của việc Nhà nước đảm bảo cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ<br />
và trách nhiệm pháp lí ?<br />
- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.<br />
- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho<br />
công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.<br />
- Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân và của xã<br />
hội.<br />
Câu 7: Xử lí tình huống bài tập số 4 SGK trang 31<br />
Gợi ý :<br />
- Thắc mắc của gia đình N là sai.<br />
- Vì N và A không cùng độ tuổi. Trong đó, A không phải là người chủ động thực hiện mà chỉ<br />
theo sự lôi kéo của N nên mới cùng nhau bàn kế đi cướp. Việc xử lí người chưa thành niên ( từ<br />
14 tuôi đến dưới 18 tuổi ) phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm<br />
giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm , phát triển lành mạnh và trở thành người CD có ích cho XH.<br />
Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội<br />
Câu 8: Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? Nguyên tắc bình đẳng được thể<br />
hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng ? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong<br />
quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện<br />
nay ?<br />
* Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa<br />
vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn tròn lẫn<br />
nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.<br />
Bình đẳng giữa vợ và chồng:<br />
* Nguyên tắc bình đẳng quan hệ giữa vợ và chồng được thể trong quan hệ nhân thân và<br />
quan hệ tài sản :<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
Y: youtube.com/c/hoc247tvc<br />
<br />
Trang | 4<br />
<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
- Trong quan hệ nhân thân:<br />
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng giữ gìn<br />
danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Vợ,<br />
chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch<br />
hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.<br />
- Trong quan hệ tài sản:<br />
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. Những tài sản chung<br />
của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền<br />
sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân<br />
sự khác liên quan đến tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ<br />
và chồng.<br />
Vợ chồng có quyền có tài sản riêng theo quy định của pháp luật.<br />
* Ý nghĩa:<br />
- Tạo cơ sở để vợ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo sự bền vững của gia đình, phát huy truyền<br />
thống của dân tộc<br />
- khắc phục tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ - Tạo điều kiện cho người phụ nữ có điều kiện<br />
đóng góp và phát triển trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.<br />
Câu 9: Thế nào là bình đẳng trong lao động? Theo em, pháp luật thừa nhận quyền sở hữu<br />
tài sản riêng của vợ và chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng<br />
không ? Vì sao?<br />
- Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền<br />
lao động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao<br />
động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ<br />
quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.<br />
- Không vi phạm nguyên tắc đẳng giữa vợ và chồng . Vì như vậy sẽ đảm bảo được tính công<br />
bằng trong quan hệ tài sản.<br />
Câu 10: Việc giao kết<br />
L phải theo nguyên tắc nào ? Tại sao người lao động và người<br />
sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động ? Thực hiện đúng giao kết hợp đồng lao<br />
động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động ?<br />
- Việc giao kết HĐLĐ phải theo nguyên tắc sau :<br />
+ Tự do , tự nguyện , bình đẳng<br />
+ Không trái với Ol và thỏa ước LĐ tập thể<br />
+ Giao kết trực tiếp giữa người LĐ và người sử dụng LĐ.<br />
W: www.hoc247.net<br />
<br />
F: www.facebook.com/hoc247.net<br />
<br />
Y: youtube.com/c/hoc247tvc<br />
<br />
Trang | 5<br />
<br />