TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 8 – HK1<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1<br />
Môn: Vật lí 8<br />
A> Lý thuyết<br />
Giáo viên linh động theo tình hình dạy học thực tế mà hướng dẫn học sinh ôn tập<br />
theo các nội dung gợi ý bên dưới cho phù hợp, tránh quá tải đối với học sinh<br />
1) Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?<br />
- Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên, người ta dựa vào vị trí của vật đó<br />
so với vật được chọn làm mốc (vật mốc)<br />
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là chuyển động<br />
cơ (gọi tắt là chuyển động)<br />
2) Tính tương đối của chuyển động và đứng yên<br />
- Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác vì<br />
tùy thuộc vào vật làm mốc.<br />
3) Phân biệt chuyển động theo hình dạng quỹ đạo<br />
- Đường mà một vật vạch ra trong không gian khi chuyển động được gọi là quỹ đạo<br />
chuyển động của vật<br />
- Tùy theo hình dạng quỹ đạo, người ta phân biệt chuyển động thẳng và chuyển động<br />
cong. Chuyển động tròn là một trường hợp của chuyển động cong<br />
4) Chuyển động nhanh, chậm và sự phụ thuộc vào thời gian, quãng đường<br />
- Trên cùng một quãng đường, vật chuyển động càng nhanh khi thời gian chuyển động<br />
càng ngắn<br />
- Vật cũng chuyển động càng nhanh khi quãng đường đi được trong một giây càng lớn<br />
5) Tốc độ<br />
- Tốc độ cho biết độ nhanh chậm của vật chuyển động, đo bằng quãng đường vật đi<br />
được trong một đơn vị thời gian<br />
- Công thức tính tốc độ: v <br />
<br />
s<br />
t<br />
<br />
; s là quãng đường vật đi được trong thời gia<br />
<br />
- Đơn vị đo của tốc độ là mét trên giây (m/s)<br />
- Đổi đơn vị:<br />
<br />
a (km/h) <br />
<br />
a<br />
(m/s)<br />
3,6<br />
<br />
b (m/s) 3,6.b (km/h)<br />
<br />
6) Liên hệ giữa chuyển động đều, không đều với tốc độ<br />
- Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian<br />
- Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian<br />
<br />
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 8 – HK1<br />
<br />
7) Tốc độ trung bình của chuyển động không đều<br />
Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính<br />
s<br />
bởi công thức: vtb = t<br />
; s là quãng đường đi được và t là thời gian để đi hết quãng<br />
đường đó<br />
- Đơn vị của tốc độ trung bình là m/s hoặc km/h<br />
8) Khái niệm về lực<br />
Lực tác dụng lên một vật thì lực có thể làm:<br />
- Lực làm thay đổi phương, chiều chuyển động của vật<br />
- Lực làm thay đổi tốc độ (độ nhanh chậm) của vât<br />
- Lực làm cho vật bị biến dạng<br />
9) Các biễu diễn và kí hiệu véc tơ lực<br />
- Lực là một đại lượng, vectơ, được biễu diễn bằng một mũi tên có:<br />
+ Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật)<br />
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực<br />
+ Độ dài biểu diễn cường độ ( độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước<br />
- Một vec tơ lực thường được kí hiệu là: (f có mũi tên phía trên)<br />
- Độ lớn của lực thường được kí hiệu là: F<br />
10) Hai lực cân bằng<br />
- Hai lực cân bằng là hai lực có cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều, tác<br />
dụng vào cùng một vật trên cùng một đường thẳng<br />
- Một vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật vẫn đứng yên<br />
11) Chuyển động của vật khi không chịu lực tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của<br />
các lực cân bằng<br />
Một vật đang chuyển động, nếu ngừng tác dụng lực hoặc các lực tác dụng lên vật cân<br />
bằng nhau, vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi<br />
12) Quán tính<br />
- Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên chuyển động khi không có lực tác<br />
dụng và chỉ thay đổi dần chuyển động khi có lực tác dụng<br />
- Mỗi vật đều có quán tính. Quán tính của mỗi vật thể hiện như sau:<br />
+ Khi không có lực tác dụng hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau, vật đang<br />
đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng<br />
đều.<br />
+ Khi vật chịu tác dụng của một lực hoặc các lực không cân bằng nhau, lực làm<br />
biến đổi chuyển động của vật. Tuy nhiên, chuyển động chỉ có thể biến đổi dần, không<br />
thể xảy ra ngay lập tức.<br />
13) Một số loại lực ma sát thường gặp<br />
- Lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác<br />
<br />
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 8 – HK1<br />
<br />
- Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật khác<br />
- Lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt hoặc bị lăn khi chịu tác<br />
dụng của vật khác<br />
<br />
14) Tác dụng của lực ma sát trong cuộc sống<br />
Lực ma sát vừa có lợi lại vừa có hại. Trường hợp có lợi thì người ta tìm cách tăng lực<br />
ma sát lên, còn trường hợp có hại thì người ta phải tìm cách làm giảm lực ma sát đi<br />
15) Áp suất<br />
- Áp lực: Lực ép có phương vuông góc với diện tích mặt bị ép.<br />
- Công thức tính: p = F/S ; p là áp suất (pa, N/m2) , S diện tích (m2), F áp lực (N)<br />
16) Áp suất chất lỏng<br />
- Chất lỏng gây ra áp suất tác dụng theo mọi phương, lên thành bình và đáy bình chứa<br />
nó.<br />
- Công thức: p = d.h ; p áp suất (pa, N/m2) ; d trọng lượng riêng (N/m3); h độ sâu (m)<br />
17) Áp suất khí quyển<br />
- Trái đất và mọi vật trên Trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển tác dụng<br />
theo mọi phương.<br />
- Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.<br />
- Thí nghiệm Tôrixêli (chương trình giảm tải).<br />
- Ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.<br />
18) Lực đẩy Acsimet<br />
- Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nhúng chìm trong chất lỏng (hoặc chất khí), có<br />
phương thẳng đứng, chiều từ dưới hướng lên.<br />
- Độ lớn của lực đẩy Acsimet: FA = d.V<br />
Trong đó: FA lực đẩy Acsimet (N)<br />
d trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)<br />
V thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)<br />
19) Sự nổi<br />
- Vật nổi: FA > P<br />
- Vật lơ lửng: FA = P<br />
- Vật chìm: FA < P<br />
* Chú ý: Khi vật ở trạng thái cân bằng thì FA = P<br />
B> Bài tập<br />
Bài 1: Hiện nay ta đều biết trái đất quay quanh mặt trời. Nhưng người ta thường nói:<br />
“Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây”. Vì sao lại có quan niệm như vậy?<br />
Bài 2: Em hãy cho biết các trường hợp sau, vật chuyển động theo quỹ đạo nào:<br />
a) Chuyển động của đầu kim đồng hồ<br />
b) Chuyển động của một quả táo đang rơi<br />
<br />
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 8 – HK1<br />
<br />
c) Chuyển động của một viên đạn đang được bắn ra từ nòng súng theo phương<br />
song song với Mặt Đất<br />
d) Chuyển động của đầu cánh quạt đang hoạt động<br />
e) Chuyển động của một chiếc lá rơi trong không khí<br />
Bài 3: Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 2 giờ đi được quãng đường dài 170<br />
km. Tính vận tốc của đoàn tàu ra km/h và m/s<br />
Bài 4: Hai chiếc xe đạp chuyển động đều. Xe thứ nhất đi được 10 km trong 30 phút, xe<br />
thứ hai có đi được 12 km trong 40 phút. Xe nào chạy nhanh hơn? Tại sao?<br />
Bài 5: Một vật chuyển động trên đoạn đường dài 50m. Trên nửa đoạn đường đầu nó đi<br />
với vận tốc 5 m/s, nửa đoạn đường còn lại đi với vận tốc 3 m/s. Tính thời gian vật<br />
chuyển động trên cả quãng đường<br />
Bài 6: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 540 m hết 1,5 phút, người<br />
thứ hai đi 72 km trong 0,5 giờ<br />
a) Người nào đi nhanh hơn? Tại sao?<br />
b) Hai người này xuất phát cùng một lúc và đi cùng chiều thì sau 15 phút, hai người<br />
cách nhau bao nhiêu km?<br />
Bài 7: Một bánh xe ô tô có bán kính 30 cm. Khi xe chạy với vận tốc 60km/h thì số<br />
vòng quay của mỗi bánh xe trong 1 giờ là bao nhiêu? Biết 3,14<br />
Bài 8: Hai bến M, N cùng ở bên một bờ sông và cách nhau 150 km. Nếu ca nô đi xuôi<br />
dòng từ M đến N thì mất 4h. Nếu ca nô chạy ngược dòng từ N về M với lực kéo của<br />
máy như khi xuôi dòng thì thời gian chạy tăng thêm 1h<br />
a) Tìm vận tốc của ca nô, của dòng nước?<br />
b) Tìm thời gian ca nô tắt máy đi từ M đến N?<br />
Bài 9: Hai vật xuất phát cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 150 m. Vật 1 đi<br />
từ A về B với vận tốc 3 m/s. Vật 2 chuyển động từ B về A. Biết sau 30 s thì hai vật gặp<br />
nhau. Tính tốc độ của vật 2<br />
Bài 10: Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm ba đoạn liên tiếp cùng chiều dài.<br />
Đoạn đường đầu AB vận tốc xe v1 = 48m/s; trên đoạn đường thứ hai BC với vận tốc<br />
của xe v2 = 36m/s; trên đoạn đường thứ ba CD với vận tốc của xe v3 = 24m/s. tính vận<br />
tốc trung bình của ô tô cả chặng đường đi được AD<br />
Bài 11: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường dài 156km với vận tốc trung bình<br />
52km/h. Nửa thời gian đầu ô tô đi với vận tốc 60km/h. Tính vận tốc trung bình của ô<br />
tô trong nửa thời gian còn lại<br />
Bài 12: Bằng đi xe gắn máy từ tỉnh A đến tỉnh B dự tính mất 3 giờ. Nhưng sau khi đi<br />
1<br />
được 3 quãng đường thì Bằng tăng vận tốc thêm 4km/h nên về đến B sớm hơn dự tính<br />
15 phút<br />
a) Tính vận tốc trung bình ban đầu mà Bằng đi được<br />
b) Tính quãng đường AB<br />
c) Nếu sau khi xuất phát từ A được 1 giờ, Bằng dừng lại nghỉ 10 phút để đổ xăng.<br />
Trên đoạn đường còn lại Bằng đi với vận tốc trung bình là bao nhiêu để đến B đúng<br />
với thời gian dự tính?<br />
Bài 13: Hai xe chuyển động từ A đến B được biểu diễn trên đồ thị như sau:<br />
<br />
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 8 – HK1<br />
<br />
a) Hỏi xe nào chuyển động đều? Xe nào chuyển động không đều?<br />
b) Tính vận tốc của xe chuyển động đều và vận tốc trung bình của xe chuyển<br />
động không đều?<br />
c) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau<br />
d) Xe nào đến B sớm hơn và sớm hơn bao nhiêu giờ?<br />
Bài 14: Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở các hình dưới đây:<br />
<br />
Bài 15: Dùng vectơ để biểu diễn lực trong các trường hợp sau:<br />
a) Trọng lực của một vật nặng 200kg (tỉ lệ xích tùy chọn)<br />
b) Một học sinh kéo một thùng hàng theo phương ngang, chiều từ trái qua phải với một<br />
lực 600N (tỉ xích 1cm ứng với 200N)<br />
Bài 16: Trong các hình vẽ sau, mỗi vật đều chịu tác dụng của 2 lực. Hãy so sánh đặc<br />
điểm của các lực này tác dụng lên mỗi vật<br />
<br />
Bài 17: Một quả cam đang nằm yên trên mặt bàn trong một toa tàu hỏa đang chuyển<br />
động đều. Hành khách ngồi cạnh bàn bỗng thấy quả cam trượt đi. Hỏi:<br />
a) Tàu hỏa còn chuyển động nữa không?<br />
b) Quả cam sẽ chuyển động như thế nào khi vận vận tốc của tàu tăng dần? giảm dần?<br />
<br />