Đề cương ôn tập HK 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2016-2017 - THCS&THPT Tà Nung
lượt xem 2
download
Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập HK 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2016-2017 - THCS&THPT Tà Nung các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2016-2017 - THCS&THPT Tà Nung
- TRƯỜNG THCS – THPT TÀ NUNG TỔ TOÁN LÍTIN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 9 HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 I. LÝ THUYẾT 1. Nêu kết luận về sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT trong một đoạn dây dẫn? Viết công thức về sự phụ thuộc đó? 2. Điện trở là gì? Công thức tính, đơn vị đo, dụng cụ đo điện trở? 3. Phát biểu nội dung định luật Ôm, viết công thức của định luật? 4. Hãy nêu các kết luận về mạch điện gồm các điện trở mắc nối tiếp, mắc song song? 5. Nêu các kết luận và viết các công thức về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn? Biến trở là gì? dùng biến trở để làm gì? mắc biến trở thế nào? 6. Điện năng là gì? Viết các công thức tính công của dòng điện? Đơn vị đo điện năng? 1kwh = ?J 7. Nêu ý nghĩa của công suất định mức của các dụng cụ điện? Viết các công thức tính và đơn vị đo công suất? 8. Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Jun – Len xơ theo đơn vị Jun và Calo? 1Calo = ? Jun 9. Nêu các biện pháp an toàn sử dụng tiết kiệm điện năng? 10. Trình bày các tính chất, đặc điểm của một nam châm? Từ trường tồn tại ở đâu? Nêu cách nhận biết nó? 11. Từ phổ là gì? Thu được từ phổ bằng cách nào? Đường sức từ là gì? Nêu cách vẽ đường sức từ? 12. Nêu kết luận về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua? Nêu quy tắc nắm tay phải và tác dụng của nó? Nêu quy tắc bàn tay trái và tác dụng của nó? Nêu các ứng dụng của nam châm? 13. Nêu cấu tạo của động cơ điện một chiều? Nguyên lí hoạt động? LƯU Ý: Cần học thuộc các ghi nhớ trong SGK của học kì 1 đối với vật lý 9. II. BÀI TẬP 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một bóng đèn được mắc vào đoạn dây dẫn ngắn thì sáng mạnh hơn bóng đèn đó được mắc vào dây dẫn dài hơn. A. Vì điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn. B. Vì hiệu điện thế của dây dài lớn hơn hiệu điện thế ở dây ngắn. C. Vì dòng điện chạy qua dây dài chậm hơn cường độ dòng điện chạy qua dây ngắn. D. Vì điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn. Câu 2: Nếu nhiệt lượng được tính theo đơn vị calo thi định luật Jun – Len xơ được viết là: A. Q = 0,24I2Rt. B. Q = 0,24IR2t. C. Q = I2Rt. D. Q = 0,48 I2Rt. Câu 3: Trong các bóng đèn sau, bóng đèn nào sáng nhất: A. 300V – 75W. B. 150V – 150W. C. 110V – 200W. D. 220V – 100W. Câu 4: Có bao nhiêu loại biến trở mà ta đã học: A. 3 loại biến trở: con chạy, tay quay, than. B. 3 loại biến trở: con chạy, than, sứ. C. 2 loại biến trở: con chạy, tay quay. D. 2 loại biến trở: tay quay, than. Câu 5: Vì sao dây nối của cầu chì lại làm bằng dây chì? A. Vì dây chì mền, dễ nối. B. Một ý kiến khác. C. Vì dây chì dẫn điện tốt. D. Vì nó có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp, khi dòng quá tải nhiệt lượng tỏa ra trên đó tăng nhanh làm nó nóng chảy và bị đứt, mạch điện được bảo vệ. Câu 6: Cho biết 1 bằng bao nhiêu Mêgaôm: A. 103. B. 106. C. 103. D. 106. Câu 7: Chỉ ra công thức tính công suất đúng: U A. P = U + I. B. P = U.I C. P = . D. P = U – I. I 1
- Câu 8: Một đoạn dây dẫn bằng đồng có chiều dài 2m, tiết diện 0,2mm2. Biết điện trở xuất của đồng là 1,7.108 m. Điện trở của dây dẫn trên là. A. 0,17 . B. 0,34 . C. 1,7 . D. 3,4 . Câu 9: Đặt vào hai đầu một đoạn dây dẫn một hiệu điện thế 12V. Biết điện trở của dây dẫn đó là 120 . Hỏi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó là bao nhiêu? A. 0,1A. B. 1,0A. C. 10,0A. D. 0,01A. Câu 10: Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song là: 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 A. . B. . . C. . D. : . Rtđ R1 R2 Rtđ R1 R2 Rtđ R1 R2 Rtđ R1 R2 Câu 11: Chỉ ra công thức đúng về sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn: R1 S1 R1 R2 R2 S 2 R1 S 2 A. . B. . C. . D. . R2 S 2 S1 S 2 R1 S1 R2 S1 Câu 12: Bóng đèn đang sáng đã chuyển hóa điện năng thành: A. Quang năng. B. Nhiệt năng. C. Nhiệt năng và quang năng. D. Nhiệt năng và cơ năng. Câu 13: Một trong những lợi ích của việc tiết kiệm điện năng là: A. Tất cả đều đúng. B. Giảm chi tiêu cho gia đình C. Giảm Tuổi thọ của các thiết bị điện. D. Tăng tải cho hệ thống điện. Câu 14: Chỉ ra công thức đúng về điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn. U l S l A. R = . B. R S . C. R . D. R . I l S Câu 15: Cho hai điện trở R1 = 10 và R2 = 20 , được mắc nối tiếp vào nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch này là: A. 40 . B. 30 . C. 10 . D. 50 . Câu 16: Chỉ ra công thức đúng về sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn: R2 l1 R2 R1 R1 l1 R1 l 2 A. . B. . C. . D. . R1 l 2 l1 l2 R2 l 2 R2 l1 Câu 17: Một bóng đèn có ghi 220V – 100W. Hãy tính điện trở của đèn khi nó sáng bình thường: A. 0,45 . B. 484 . C. 2,2 . D. 448 . Câu 18: Chỉ nên làm thí nghiệm với hiệu điện thế tối đa dưới: A. 60V. B. 40V. C. 50V. D. 30V. Câu 19: Một ấm điện có ghi 220V – 1000W. Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đun sôi 2 lít nước là 672000J. Hãy tìm thời gian đun sôi nước: A. 10 phút. B. 11 phút. C. 11,2 phút. D. 10,2 phút. Câu 20: Công thức đúng về định nghĩa điện trở là: U A. R = U – I. B. R = U.I. C. R = . D. R = U + I. I U Câu 21: Đối với mỗi dây dẫn, thương số giữa hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ I dòng điện I chạy qua dây dẫn đó có trị số A. Tỉ lệ nghich với cường độ dòng điện I. B. Tăng khi hiệu điện thế tăng. C. Không đổi. D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U. Câu 22: Chọn phép biến đổi đúng A. 1 cal = 0,24J. B. 1J = 4,18 cal. C. 1 cal = 4,6J. D. 1J = 0,24 cal. Câu 23: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, một dây dài 8m có điện trở R1, dây kia có chiều dài R1 32m và điện trở R2. Tỉ số tương ứng là : R2 2
- R1 1 R1 R1 1 R1 A. = . B. = 2. C. = . D. = 4. R2 4 R2 R2 2 R2 Câu 24: Rơle điện từ có chức năng gì? A. Đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện. B. Tự động cho các thiết bị điện hoạt động. C. Tự động đóng, ngắt mạch điện đảm bảo an toàn cho thiết bị điện. D. Điều khiển sự làm việc của mạch điện. Câu 25: Hai điện trở R1 = 30 Ω , R2 = 20 Ω mắc song song vào hai điểm A và B . Điện trở tương đương của đoạn mạch là: A. RAB = 10 Ω. B. RAB = 50 Ω. C. RAB = 12 Ω. D. RAB = 600 Ω. Câu 26: Có hai điện trở R1 = 3 , R2 = 6 mắc song song với nhau vào một mạch điện có hiệu điện thế không đổi thì dòng điện trong mạch chính có cường độ 3A. Nếu thay hai điện trở trên bằng điện trở duy nhất R = 2 thì cường độ dòng điện trong mạch chính là: A. 3A. B. 4A. C. 2A. D. 1A. Câu 27: Công thức nào trong các công thức sau cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất: l S l A. R = S . . B. Một công thức khác. C. R = ρ. . D. R = ρ. . l S Câu 28: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A. Cả hai từ cực. B. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau. C. Phần giữa của thanh. D. Chỉ có từ cực Bắc. Câu 29: Hai điện trở mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế ở hai đầu các điện trở lần lượt là U1 và U2. Cho biết hệ thức nào sau đây đúng? U 2 U1 R1 R2 U1 U 2 A. = . B. U1.R1 = U2.R2. C. = . D. = . R1 R2 U 2 U1 R1 R2 Câu 30: Có ba bóng đèn Đ1: (110V – 20W); Đ2: (110V – 40W); Đ3: (110V – 60W) và hai bóng đèn Đ4: (110V – 30W); Đ5: (110V – 30W). Cần phải mắc các bóng này như thế nào vào HĐT 220V để các đèn vẫn sáng bình thường: A. (Đ5//Đ2//Đ4) nt (Đ3//Đ1). B. (Đ1//Đ2//Đ4) nt (Đ3//Đ5). C. (Đ1//Đ3//Đ4) nt (Đ2//Đ5). D. (Đ1//Đ2//Đ3) nt (Đ4//Đ5). Câu 31: Xác định tên cực của nguồn điện AB cho như hình dưới đây : S N A. Cực B (), cực A (+). B. Cực B (+), cực A (). A B C. Cực B bắc, cực A nam. D. Cực B nam, cực A bắc. Câu 32: Khi dòng điện có cường độ 2A chạy qua một vật dẫn có điện trở 50 Ω thì toả ra một nhiệt lượng là 180 kJ. Hỏi thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó là bao nhiêu? A. 15 phút. B. 90 phút. C. Một giá trị khác. D. 18 phút Câu 33: Theo qui tắc nắm tay phải thì ngón tay cái chỉ : A. Chiều dòng điện. B. Chiều đường sức từ. C. Chiều cực Bắc, cực Nam địa lí. D. Chiều lực điện từ. Câu 34: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không đổi. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, có lúc giảm. Câu 35: Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh dòng điện. B. Xung quanh trái đất. 3
- C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh nam châm. Câu 36: Hiệu điện thế U = 10 V được đặt vào giữa hai đầu một điện trở có giá trị R = 25 Ω . Cường độ dòng điện chạy qua điện trở nhận giá trị nào sau đây là đúng? A. I = 2,5 A. B. I = 0,4 A. C. I = 35 A. D. I = 15 A. Câu 37: Một bóng đèn sử dụng hiệu điện thế 220V, cường độ dòng điện qua đèn là 0,341A. Công suất của bóng đèn là: A. 100W. B. 75W. C. 60W. D. 45W. Câu 38: Nam châm A. luôn luôn hút và đẩy mọi vật. B. có cực Bắc ký hiệu là S, có cực Nam ký hiệu là N . C. có hai cực âm, dương . D. là những chất có đặc tính hút sắt . Câu 39: Trong các công thức sau, công thức nào tính công suất của dòng điện: A U A. P = U.t. B. P = . C. P = A.t. D. P = . t I Câu 40: Trong các công thức sau, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào sai ? U U A. I = . B. I = U.R. C. R = . D. U = I.R. R I 2. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. Có ba điện trở R1 = 6 ; R2 = 12 ; và R3 = 16 được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 24V. a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song này. b. Tính cường độ dòng điện I của dòng điện qua mạch chính Câu 2. Một bếp điện có ghi 220V1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5l nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C thì mất một thời gian là 14 phút 35 giây a/ Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K b/ Mỗi ngày đun sôi 5l nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho rằng giá mỗi KWh là 800đ. Câu 3. Mắc một bóng đèn ghi 220V – 60W vào ổ điện có hiệu điện thế U = 230V . Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ . a) Đèn sáng bình thường không ? tại sao ? b) Công suất tiêu thụ của đèn lúc đó bằng bao nhiêu ? c) Để đèn sáng bình thường cần mắc vào mạch điện một điện trở Rx , phải mắc Rx như thế nào với đèn ? Tại sao ? Tính giá trị của Rx khi đó ? Câu 4. Cho mạch điện như gồm R1 nối tiếp (R2 song song R3 ). Biết R1 = 6 , R2 = 30 , R3= 15 . Hiệu điện thế giữa 2 điểm AB là 24V a. Tính điện trở tương đương của mạch. b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. c. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. Câu 5. Trên một bóng đèn sợi đốt có ghi 220V – 100W. a. Giải thích ý nghĩa của các con số ghi trên đèn? b. Tính điện trở của dây tóc bóng đèn? c. Khi đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn là bao nhiêu Câu 6. Cho mạch điện gồm (R1 nt R2 )//R3 biết R1 = 20 Ω , R2 = 30 Ω, R3 =30Ω , UAB = 60V a. Tính điện trở tương đương của mạch AB? b. Xác định cường độ dòng điện qua các điện trở và mạch chính ? c. Tính nhiệt lượng toả ra trên R3 và R2 trong 3 giờ ? R2 Câu 7. Hãy chứng minh công thức của định luật Jun – Len xơ bằng phương pháp b R1 ảo toàn năng lượng, và nêu các đơn vị đo của các đại lượng trong công thức? R3 Câu 8. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 8 , R2 = 20 , R3 = 30 . Và hiệu điện thế đặt vào hai đầu A,B là 9V. A K A B 4 +
- Khi K đóng hãy tìm: a. Điện trở tương đương của mạch AB. b. Cường độ dòng điện qua các điện trở và số chỉ ampe kế. Câu 9. Điện năng là gì? Viết các công thức tính công của dòng điện? Đơn vị đo điện năng? 1kwh = ?J HẾT! Chúc các em hoàn thành đề cương thật tốt để có kết quả cao trong kì thi học kì ! 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 7 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
15 p | 141 | 15
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Tin học 10 năm 2017-2018
6 p | 151 | 11
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 8 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 153 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018
3 p | 93 | 8
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 10 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
10 p | 66 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018
3 p | 106 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 6 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
9 p | 100 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 9 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
11 p | 134 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Toán lớp 11 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
11 p | 83 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 10 năm 2017-2018
6 p | 91 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
5 p | 110 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
6 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 11 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
13 p | 98 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn tiếng Anh 12 năm 2015-2016 - THCS&THPT Tà Nung
19 p | 65 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Tin học 8 năm 2017-2018
4 p | 75 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018
3 p | 98 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THCS&THPT Xuân Trường
8 p | 75 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn