ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016- 2017<br />
Câu 1 . Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể? Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?<br />
Nêu những biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?<br />
-<br />
<br />
Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi khả năng hoạt động<br />
của hệ thần kinh sau 1 ngày học tập và lao động.<br />
Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? -Đi ngủ đúng giờ. Đánh răng, rửa mặt trước khi ngủvà nằm hít thở sâu để dễ đi vào giấc ngủ<br />
- Đảm bảo không khí yên tĩnh, chỗ ngủ phải thuận tiện, thoáng mát sạch sẽ<br />
- Tránh mọi kích thích có ảnh hưởng tới giấc ngủ (tiếng ồn)<br />
Nêu những biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?<br />
- Không ăn no trước khi ngủ<br />
- Không dùng các chất kích thích: chè, cà phê, thuốc lá<br />
- Tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh<br />
- Đảm bao giấc ngủ hằng ngày<br />
- Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh những suy nghĩ âu lo<br />
- Xây dựng 1 chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.<br />
Câu 2: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Hãy nêu tính chất và vai trò của hooc môn?<br />
Các tuyến<br />
<br />
Tuyến nội tiết<br />
<br />
Tuyến ngoại tiết<br />
<br />
Giống<br />
nhau<br />
<br />
Các tuyến đều tạo ra sản phẩm tiết tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể<br />
(trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào…)<br />
<br />
Khác nhau<br />
<br />
Sản phẩm của tuyến nội tiết<br />
ngấm thẳng vào máu<br />
<br />
Sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống<br />
dẫn để đổ ra ngoài<br />
<br />
Vai trò của hooc môn:<br />
Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều<br />
hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết ( mà thực chất là các hooc môn) đã :<br />
- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể<br />
- Điều hòa quá trình sinh lí diễn ra bình thường<br />
Do đó , sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn tới tình trạng bệnh lí.<br />
Câu 3:Ý nghĩa của tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người . Vì sao tiếng nói và chữ viết được<br />
gọi là hệ thống tín hiệu thứ hai ?<br />
- Thông qua tiếng nói và chữ viết con người có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm trong cuộc<br />
sống , trong lao động sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm từ đời này truyền sang đời sau , của dân tộc<br />
này sang dân tộc khác . Từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm con người ngày càng văn minh<br />
hơn.<br />
Tiếng nói và chữ viết được coi là tín hiệu thứ hai :<br />
<br />
- Mọi vật và mọi hiện tượng xảy ra trong môi trường xung quanh tác động lên cơ quan phân tích và<br />
qua đó giúp người cũng như động vật nhận biết được sự vật hiện tượng gọi là tín hiệu thứ nhất (Có ở<br />
người và động vật )<br />
- Ở người nhờ có tiếng nói và chữ viết , mà chúng ta có thể nhận biết được các sự vật hiện tượng mà<br />
không cần nhìn thấy chúng . Thí dụ chỉ nghe nói : “ trời mưa” , “ nhiều xe chạy trên đường”... , ta<br />
hình dung được sự việc đang xảy ra mà không cần nhìn thấy nó. Như vậy tiếng nói và chữ viết có giá<br />
trị như một hệ thống tín hiệu , thông báo cho ta biết các sự vật hiện tượng xung quanh , nên được gọi<br />
là hệ thống tín hiệu thứ 2 và chỉ có ở người<br />
Câu 4: Điều kiện để thành lập PXCĐK và ức chế PXCĐK :<br />
-<br />
<br />
Điều kiện thành lập :<br />
PXCĐK được thành lập dựa trên cơ sở của PXKĐK<br />
Phải có sự phối hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện<br />
Kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một khoảng thời gian rất ngắn.<br />
Hệ thần kinh và giác quan của đối tượng được gây phản xạ phải bình thường.<br />
Ức chế PXCĐK :<br />
Một PXCĐK sau khi được thành lập , muốn duy trì lâu, phải thường xuyên được củng cố bằng kích<br />
thích không điều kiện, nếu không , dần dần phản xạ đó sẽ mất đi. Ta gọi đó là hiện tượng ức chế<br />
PXCĐK.<br />
<br />
Câu 5 : Cho 1 ví dụ về quá trình ức chế và hình thành một phản xạ có điều kiện là phản xạ tốt trong học<br />
tập.<br />
..........................................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................................<br />
....<br />
Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người?<br />
Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của các ĐV và sự hình thành<br />
các thói quen, các tập quán tốt đối với con người.<br />
Câu 6: So sánh sự giống và khác nhau về thành phần và chức năng của HTK vận động và HTK<br />
sinh dưỡng :<br />
a.Giống nhau :<br />
-<br />
<br />
Đều được cấu tạo từ mô thần kinh bao gồm các noron và tổ chức thần kinh đệm.<br />
Gồm 2 bộ phận là phần TWTK và phần ngoại biên<br />
Vai trò : điều khiển và điều hòa hoạt động các cơ quan.<br />
b.Khác nhau :<br />
<br />
Hệ thần kinh vận động<br />
<br />
Hệ thần kinh sinh dưỡng<br />
<br />
Thành phần : gồm các bộ phận là tủy sống , trụ Thành phần : gồm thần kinh giao cảm và phó giao<br />
não , tiểu não và bán cầu não lớn<br />
cảm<br />
Chức năng :<br />
<br />
Chức năng :<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Điểu khiển sự hoạt động của cơ vân.<br />
Là hoạt động có ý thức<br />
<br />
Điều hòa các cơ quan sinh dưỡng và cq sinh<br />
sản.<br />
- Là hoạt động không có ý thức<br />
Câu 7: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ<br />
đồ.<br />
Não (chất xám ngoài, chất trắng trong)<br />
1/ Xét về mặt cấu tạo:<br />
Boä phaän<br />
* Xét về cấu tạo:<br />
<br />
Heä<br />
thaàn<br />
kinh<br />
* xét về chức năng.<br />
<br />
trung öông<br />
Tủy (chất trắng ngoài, chất xám trong)<br />
<br />
Dây thần kinh<br />
Bộ phận ngoại<br />
biên<br />
<br />
Hạch thần kinh<br />
<br />
Hệ thần kinh vận động: Điều khiển hoạt động hệ cơ xương<br />
<br />
Heä<br />
thaàn<br />
kinh<br />
<br />
(phân hệ)<br />
Hệ thần kinh sinh dưỡng :<br />
<br />
Điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng<br />
<br />
(phân hệ)<br />
Câu 8:Điểm vàng và điểm mù là gì ? Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy được hoặc thấy rất kém<br />
vào lúc hoàng hôn?<br />
Điểm vàng và điểm mù : là những điểm tồn tại trên màng lưới của mắt.<br />
<br />
<br />
<br />
Điểm vàng : là điểm mà khi ảnh của vật rơi vào , mắt nhìn thấy rõ nhất.<br />
Điểm mù : là nơi đi ra của dây thần kinh thị giác khỏi mắt . Đó là điểm mà mà khi ảnh của vật rơi<br />
vào , mắt không nhìn thấy gì.<br />
b . Người bị bệnh quáng gà ...<br />
Ở màng lưới có 2 loại tế bào thụ cảm là tế bào nón nhận những kích thích ánh sáng mạnh và kích<br />
thích về màu sắc . Tế bào que nhận kích thích ánh sáng yếu và không nhận kích màu sắc .<br />
Ở những người bị bệnh quáng gà , do thiếu vitamin A nên tế bào que sẽ không hoạt động . Vì vậy lúc<br />
hoàng hôn , ánh sáng yếu , mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém.<br />
<br />