TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2<br />
SINH HỌC 9 NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
Câu 1: Thế nào là một quần xã sinh vật? Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của<br />
quần xã sinh vật?<br />
Câu 2:Trình bày một số nội dung cơ bản của chương II và chương III trong Luật Bảo vệ môi trường ở<br />
Việt Nam<br />
Câu 3: Giải thích các biện pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tái sinh?<br />
-Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất: bảo vệ đất tránh bị xói mòn và không thoái hóa, chống nhiễm<br />
mặn, chống khô hạn và nâng cao độ phì của đất, trồng cây gây rừng,…<br />
-Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: Giữ cho nguồn nước không bị ô hiễm và cạn kiệt, không thải các chất<br />
độc ra môi trường nước,…<br />
-Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: Phải quy hoạch hợp lí việc khai thác có mức độ tài nguyên rừng với<br />
bảo vệ và trồng rừng. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,…<br />
Sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật: khai thác có mức độ tài nguyên sinh vật, tạo môi trường sống phù<br />
hợp . Không dùng hóa chất, chất nổ, …đánh bắt thủy , hải sản, không đánh bắt động vật non, động vật<br />
cái đang trong kì sinh sản và chăm sóc con<br />
Câu 4:Ô nhiễm môi trường gây tác hại như thế nào tới đời sống con người? Cho ví dụ. Nêu các biện<br />
pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?<br />
* Tác hại của ô nhiễm môi trường:<br />
-Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.<br />
-Tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh.<br />
-Ô nhiễm môi trường góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh<br />
vật.<br />
- Ví dụ: Khói bụi gây bệnh phổi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi<br />
cho hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ<br />
có khả năng gây đột biến ở người, gây một số bệnh di truyền, ung thư<br />
* Biện pháp hạn chế:<br />
- Xử lí chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp.<br />
- Sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời.<br />
-Xây dựng nhiều công viên cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu...<br />
-Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về phòng chống<br />
ô nhiễm.<br />
Câu 5: Trong một quần xã sinh vật gồm các sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ<br />
mèo rừng, vi sinh vật. Hãy liệt kê các chuỗi thức ăn có thể có và vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật<br />
đó.<br />
- Các chuỗi thức ăn:<br />
Cỏ→thỏ →mèo→vi sinh vật<br />
Cỏ→thỏ →hổ → vi sinh vật<br />
Cỏ → dê →hổ → vi sinh vật<br />
Cỏ →sâu → chim → vi sinh vật<br />
- Lưới thức ăn:<br />
Dê<br />
hổ<br />
Cỏ<br />
thỏ<br />
mèo<br />
VSV<br />
Sâu<br />
chim<br />
Câu 6. Chuỗi thức ăn là gì? Lưới thức ăn là gì? Hãy vẽ sơ đồ 4 chuổi thức ăn có số mắt xích theo thứ<br />
tự lần lượt bằng : 3, 4, 5 và 6<br />
( Lưu ý : mỗi chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất và kết thúc bằng sinh vật phân giải )<br />
<br />
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt<br />
xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sv bị mắt xích phía sau tiêu thụ. VD: Cây cỏ - >Chuột - - > rắn<br />
Lưới thức ăn gồm các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.<br />
Câu 7 : Ô nhiễm môi trường là gì? Cần có những biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm môi trường? Là học<br />
sinh em có thể làm những gì để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường?<br />
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa<br />
học, sinh học bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.<br />
* Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:<br />
- Xử lí chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp.<br />
- Sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời.<br />
-Xây dựng nhiều công viên cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu...<br />
-Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về phòng chống<br />
ô nhiễm.<br />
Câu 8 : Trình bày các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và cho 3 ví dụ về mỗi dạng tài nguyên thiên<br />
nhiên. Tại sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ? Ở Tỉnh Bà Rịa Vũng<br />
Tàu có những loại tài nguyên thiên nhiên nào, hãy sắp xếp chúng vào các dạng tài nguyên thiên nhiên<br />
chủ yếu .<br />
Các dạng tài nguyên thiên nhiên ( TNTN) chủ yếu<br />
Tài nguyên không tái sinh: là dạng TNTN sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. VD : than<br />
đá, dầu lửa, khí đốt<br />
Tài nguyên tái sinh : là dạng TNTN khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi trở<br />
lại. Ví dụ: Nước , đất, sinh vật<br />
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : là dạng tài nguyên sử dụng mãi mãi , không gây ô nhiễm môi<br />
trường. Ví dụ: năng lượng mặt trời, gió, sóng thủy triều...<br />
Tại vì TNTN không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí , vừa<br />
đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn<br />
tài nguyên cho thế hệ mai sau.<br />
Các dạng TNTN có ở Tỉnh BRVT<br />
TN không tái sinh: dầu lửa, khoáng sản<br />
Tài nguyên tái sinh: rừng , đất, nước<br />
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: suối nước nóng Bình Châu<br />
Câu 9. Thế nào là một hệ sinh thái? Trong một hệ sinh thái gồm các sinh vật sau: thực vật, sâu, thỏ,<br />
ếch, dê, hổ, rắn, gà, châu chấu, cáo, vi khuẩn phân giải. Hãy thành lập một lưới thức ăn và chỉ ra các<br />
bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn đó.<br />
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã(sinh cảnh), hệ sinh thái là một<br />
hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định.<br />
*<br />
Dê<br />
Hổ<br />
Thực vật<br />
<br />
Thỏ<br />
<br />
Cáo<br />
<br />
Sâu<br />
<br />
Gà<br />
<br />
Vi khuẩn<br />
<br />
Châu chấu<br />
Ếch<br />
Rắn<br />
Các bậc dinh dưỡng:<br />
- Sinh vật SX: Thực vật<br />
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: dê, thỏ, sâu, châu chấu<br />
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: hổ, cáo, gà, ếch<br />
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: hổ, cáo, rắn<br />
<br />
- Sinh vật phân giải: vi khuẩn.<br />
Câu 10. So sánh quần thể người và quần thể sinh vật. Vì sao laïi coù söï khaùc nhau ñoù?<br />
Tháp dân số cho biết điều gì? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý.<br />
- Giống nhau : Quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác<br />
như giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong…..<br />
- Khác nhau : Quần thể người có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác<br />
không có như pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa ….<br />
Vì con người có lao động, tư duy, sáng tạo nên con người có thể điều chỉnh các đặc điểm sinh học<br />
trong quần thể sinh vật và cải tạo được thiên nhiên .<br />
Đặc trưng cơ bản của quần thể người là thaønh phaàn nhoùm tuoåi…<br />
Tháp dân số cho biết số lượng người, tyû leä giôùi tính, thaønh phaàn nhoùm tuoåi của một quốc<br />
gia nào đó, biểu hịện đặc trưng của một nước tại một thời điểm nhất định .<br />
Tháp dân số còn cho biết :<br />
+ Tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm<br />
+ Tỉ lệ tăng trưởng dân số<br />
+ Tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi (tuổi thọ trung bình) + Tỉ lệ người gìa<br />
+ Tháp dân số đó thuộc dạng tháp gì ( ổn định hay phát triển )<br />
* ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí : tạo được sự hài hòa về kinh tế và xã hội, bảo đảm cuộc<br />
sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội .<br />
Câu11: Nêu biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa và vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên<br />
nhiên hoang dã?<br />
* Biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa:<br />
- Trồng cây rừng trên vùng đất đồi trọc<br />
- Tăng cường công tác thủy lợi và tới tiêu hợp lí.<br />
- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh<br />
- Luân canh hợp lí<br />
- Chọn giống vật nuôi và cây trồng phù hợp cho năng suất cao.<br />
* Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã:<br />
- Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng<br />
đồng.<br />
- Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người học<br />
sinh về vấn đề này.<br />
Câu 12: Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ<br />
môi trường. Mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường?<br />
* Luật bảo vệ môi trường:<br />
Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do hoạt động con người và<br />
thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.<br />
* Một số nôi dung cơ bản về luật BVMT:<br />
a. Phòng chống suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi trường ( chương 2)<br />
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường,<br />
bảo đảm cân bằng sinh thái, nhăn chặn, khắc phục các hậu qủa xấu do con người và thên nhiên gây ra<br />
cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên .<br />
- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam .<br />
b. Khắc phục suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi trường ( chương 3 )<br />
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp .<br />
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sư cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu qủa về<br />
mặt môi trường<br />
* Mỗi học sinh cần:<br />
- Ý thức hành động thực hiện tốt luật BVMT<br />
- Tuyên truyền giáo dục mọi người xung quanh cùng ý thức và hành động thực hiện tốt luật BVMT.<br />
<br />
Câu 13:a/ Vì sao nói: động vật hằng nhiệt có thể phát tán và sinh sống ở khắp nơi<br />
b/ Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần nào? Cho ví dụ. Một hệ sinh thái đồng cỏ<br />
có các sinh vật sau: vi sinh vật, cỏ, dê, gà, cáo, mèo rừng, hổ, thỏ. Hãy thành lập một lưới thức ăn và<br />
liệt kê các chuỗi thức ăn sau đó chỉ ra các mắt xích chung trong lưới thức ăn đó.<br />
a/ Vì: các động vật này có khả năng điều hòa và giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định.<br />
b/ Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm: SVSX, SVTT, SVPG<br />
- Ví dụ:SVSX: cỏ, gỗ…<br />
SVTT: sâu, chuột, nai, cầy, rắn……..<br />
SVPG: vi sinh vật, nấm, giun đất……<br />
Dê<br />
Hổ<br />
Cỏ<br />
<br />
Thỏ<br />
<br />
Cáo<br />
<br />
Visinh vật<br />
<br />
Gà<br />
Mèo rừng<br />
- Chuỗi thức ăn (HS tự liệt kê)<br />
- Mắt xích chung: cỏ, thỏ, hổ, cáo, mèo, vi sinh vật<br />
Câu 14: a. Nhân tố sinh thái là gì? Các nhân tố sinh thái được chia thành mấy nhóm? Nêu đặc điểm của<br />
mối quan hệ cộng sinh và hội sinh.<br />
b. Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào? Hãy cho biết giới hạn sinh<br />
thái của cá rô phi Việt Nam.<br />
Câu 15. Thế nào là một hệ sinh thái? Trong một hệ sinh thái gồm các sinh vật sau: thực vật, sâu, thỏ,<br />
dê, hổ, gà, cáo, vi khuẩn phân giải.<br />
a. Hãy vẽ sơ đồ một lưới thức ăn và chỉ ra các bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn đó.<br />
b. Liệt kê các chuỗi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái trên và chỉ ra các mắt xích chung.<br />
<br />
(Lưu ý: trong quá trình ôn tập các em phải có những kiến thức cơ bản về thực tế để làm bài, tránh ôn<br />
bài một cách máy móc, thiếu sự sang tạo linh hoạt)<br />
<br />