Phòng GD&ĐT thành phố Bà Rịa<br />
Trường THCS Lê Quang Cường<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8 – HỌC KÌ II. NH 2017-2018<br />
A. LÝ THUYẾT<br />
1.a/ Công cơ học: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng lên vật và làm vật chuyển dời<br />
Công Thức tính công :<br />
A = F.s<br />
Trong đó :<br />
A là công cơ học ( J)<br />
F là lực tác dụng lên vật ( N)<br />
s là Quãng đường vật dịch chuyển ( m)<br />
b/ Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì<br />
thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại<br />
2. Công suất<br />
Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.<br />
Công thức tính công suất : P A<br />
t<br />
Trong đó :<br />
P là công suất, đơn vị W. (1W = 1 J/s,1kW = 1000W , 1MW = 1000000W ).<br />
A là công thực hiện, đơn vị J.<br />
t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị (s) (giây).<br />
* Ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ: Chỉ công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó<br />
VD: Trên động cơ điện có ghi P =1000W, có nghĩa: Chỉ công suất định mức của dụng cụ đó khi hoạt động<br />
bình thường, trong thời gian 1 giây động cơ đó thực hiện được một công là 1000J<br />
3. Các chất được cấu tạo như thế nào?<br />
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.<br />
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.<br />
4. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?<br />
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.<br />
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.<br />
5. Nhiệt năng<br />
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.<br />
- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:Thực hiện công và Truyền nhiệt.<br />
6. Nhiệt lượng<br />
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.<br />
- Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (kí hiệu J).<br />
7. Dẫn nhiệt<br />
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình<br />
thức dẫn nhiệt.<br />
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.<br />
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.<br />
8. Đối lưu<br />
- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu<br />
của chất lỏng và chất khí.<br />
9. Bức xạ nhiệt<br />
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.<br />
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.<br />
+ Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.<br />
10. Công thức tính nhiệt lượng<br />
a) Nhiệt lượng của một vật thu để nóng lên vào phụ thuộc vào những yếu tố nào?<br />
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật<br />
và chất cấu tạo nên vật (nhiệt dung riêng của chất làm vật)<br />
b) Công thức tính nhiệt lượng<br />
Công thức tính nhiệt lượng thu vào :Q=m.c t hay Q=m.c.(t02-t01)<br />
Q : Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J.<br />
m : Khối lượng của vật, đơn vị kg.<br />
∆to: Độ tăng nhiệt độ, đơn vị 0c<br />
t02 : Nhiệt độ lúc sau của vật<br />
<br />
t01: Nhiệt độ ban đầu của vật<br />
c : Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K.<br />
*Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 0C<br />
11/ Phương trình cân bằng nhiệt<br />
*Nguyên lý truyền nhiệt: Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:<br />
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ của hai vật<br />
bằng nhau.<br />
- Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.<br />
*Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào<br />
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (THAM KHẢO)<br />
I/ CÂU HỎI<br />
Câu 1:a) Khi nói ‘Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng’ là đúng hay sai? Vì sao?<br />
b) Làm lạnh một miếng đồng rồi thả vào li đựng nước nóng. Nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi<br />
như thế nào?<br />
c) Cọ xát một đồng xu kim loại trên mặt bàn thấy đồng xu nóng lên. Có thể nói đồng xu đã nhận được<br />
một nhiệt lượng không? Tại sao?<br />
Câu 2: Đồng thời bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh. Hạt thuốc tím trong cốc<br />
nước nào tan nhanh hơn? Tại sao?<br />
Câu 3: Lưỡi cưa sau khi cưa nóng lên, nhiệt năng của nó thay đổi như thế nào? Có phải đã nhận được một<br />
nhiệt lượng không? Tại sao?<br />
Câu 4: Tại sao khi thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên đường tan và nước có vị ngọt?<br />
Câu 5: Vì sao các bồn chứa xăng dầu thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu tối khác?<br />
Câu 6: Hãy giải thích tại sao trong ấm đun nước bằng điện dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm, còn trong<br />
nhà muốn làm lạnh thì máy điều hoà phải được đặt ở phía trên trần nhà?<br />
Câu 7: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi<br />
đổ nước sôi vào thì phải làm thế nào?<br />
Câu 8: Tại sao về mùa hè người ta thường mặc áo sáng màu?<br />
Câu 9: Nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K điều đó có ý nghĩa gì?<br />
II/. BÀI TẬP<br />
Bài 1: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180N.<br />
Hãy tính công và công suất của người đó.<br />
Bài 2: Một con Ngựa kéo một xe với lực kéo không đổi là 300N đi quãng đường 4,5 km trong 30 phút. Tính<br />
công và công suất của con ngựa?<br />
Bài 3:Một người nâng một xô nước có khối lượng của nước là 6kg lên cao 5m mất thời gian 10giây. Biết chất<br />
liệu làm xô có khối lượng 500g. Hãy tính:<br />
a) Công của người đó thực hiện được khi nâng xô nước lên.<br />
b) Công suất của người đó<br />
Bài 4: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1,5 lít nước ở 20 0C. Tính nhiệt lượng cần thiết<br />
để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là<br />
880J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường).<br />
Bài 5: Để đun nóng lượng nước từ 20oC lên 80 oC người ta cung cấp cho nước một nhiệt lượng là 378 kJ. Hỏi<br />
lượng nước đã đun là bao nhiêu ? (Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K)<br />
Bài 6: Cần cung cấp một nhiệt lượng là 630 000 J để đun nóng 2,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 300C . Tính<br />
nhiệt độ lúc sau của nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200 J/kg.K.<br />
Bài 7: Cần cung cấp một nhiệt lượng là 472 500 J để đun sôi 1,5 lít nước.Tính nhiệt độ ban đầu của nước.<br />
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K<br />
Bài 8: Thả một vật rắn có khối lượng 300g ở 1000C vào 50g nước ở 58,50C làm cho nước nóng tới 60 0C.<br />
a) Tính nhiệt lượng nước thu vào<br />
b) Tính nhiệt dung riêng của vật rắn.<br />
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.<br />
Bài 9: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau<br />
một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 27 0C.Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt<br />
với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là : c1=880J/kg.K và c2=4200J/kg.K. Tính khối lượng nước<br />
trong cốc.<br />
Bài 10: Muốn có 85kg nước ở 350C thì phải đổ bao nhiêu nước ở 150C vào bao nhiêu nước đang sôi?<br />
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!<br />
<br />