ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP LỚP 10. NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN<br />
Nội dung ôn tập (bài: 1, 3, 4, 5, 6, 7) Tự luận 20% và trắc nghiệm 80%<br />
Lưu ý bài 3, bài 7 ra câu hỏi tự luận<br />
A. TÓM TẮT CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN<br />
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG<br />
1. Thế giới quan và phƣơng pháp luận:<br />
a/ Vai trò thế giới quan, phƣơng pháp luận của triết học:<br />
- Triết học là hệ thống các quan điểm, lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con<br />
người trong thế giới đó.<br />
- Triết học đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động<br />
nhận thức và họat động thực tiễn của con người.<br />
b/ Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm:<br />
- Thế giới quan: toàn bộ quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong<br />
cuộc sống.<br />
- 2 vấn đề cơ bản của triết học:<br />
+ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.<br />
+ Khả năng nhận thức TGKQ của con người.<br />
- Thế giới quan duy vật: vật chất là cái có trước, quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn<br />
tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo và không ai có thể tiêu<br />
diệt được.<br />
- Thế giới quan duy tâm: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.<br />
c- Phƣơng pháp luận biện chứng và phƣơng pháp luận siêu hình:<br />
Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.<br />
- Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nguyên cứu.<br />
_ Phương pháp luận biện chứng: xem xét SVHT trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng,<br />
trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.<br />
_ Phương pháp luận siêu hình: xem xét SVHT một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn<br />
tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển.<br />
<br />
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất<br />
* Khái niệm vận động, các hình thức vận động và phát triển là gì.<br />
* Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.<br />
+ Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong<br />
giới tự nhiên và đời sống xã hội.<br />
Có 5 hình thức vận động: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.<br />
+ Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên<br />
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái<br />
mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.<br />
+ Thế giới vật chất phát triển theo khuynh hướng tất yếu: cái mới ra đời thay thế cái cũ,<br />
cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.<br />
Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tƣợng<br />
- Nguồn gốc: Mỗi sự vật đều có chứa bên trong nó những mặt đối lập và những mặt đối<br />
lập đó tạo nên mâu thuân, khi có mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập thì phải tiến hành giải<br />
quyết mâu thuẫn – giải quyết mâu thuân xong thì các hiện tượng, sự vật mới ra đời vì vậy<br />
mà mâu thuẫn chính là nguồn gốc của vận động, phát triển các SV – HT<br />
1. Khái niệm mâu thuẫn? Mặt đối lập của mâu thuẫn? Sự thống nhất và đấu tranh giữa<br />
các mặt đối lập<br />
- Triết học MLN: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất,<br />
vừa đấu tranh với nhau.<br />
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn.<br />
Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong đó quá trình vận động và phát<br />
triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược<br />
nhau.VD: - Đồng hóa – Dị hóa<br />
- Chăm học – lười học<br />
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.<br />
Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiến đề tồn tại cho nhau.Triết học gọi đó là<br />
thống nhất giữa các mặt đối lập.<br />
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.<br />
<br />
Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo chiều hướng trái<br />
ngược hau. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh<br />
giữa các mặt đối lập<br />
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vân động, phát triển của sự vật và hiện tƣợng<br />
a. Giải quyết mâu thuẫn<br />
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động, phát triển của thế giới<br />
các sự vật, hiện tượng<br />
b. Mâu thuẫn chỉ đƣợc giải quyết bằng đấu tranh<br />
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập,không phải bằng<br />
con đường điều hòa mâu thuẫn.<br />
*Bài học:<br />
- Khi giải quyết mâu thuẫn, phải phân tích mâu thuẫn<br />
- Không nên bảo thủ, trì trệ, cải lương<br />
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tƣợng<br />
- Cách thức vận động của các sự vật và hiện tượng là mỗi sự vật luôn có sự tích<br />
lũy về lượng khi đạt tới độ thì đó là giới hạn mà những thay đổi về lượng chưa dẫn tới<br />
những thay đổi về chất chỉ khi nào độ đạt tới điểm nút – tức là lúc đó những thay đổi về<br />
lượng dẫn đến thay đổi về chất. Đó là cách thức vận động và phát triển của các SV –<br />
HT<br />
1. Khái niệm chất? khái niệm lượng<br />
*Chất chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của svht, tiêu biểu cho svht đó, phân biệt nó<br />
với các svht khác<br />
*Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện<br />
tượng biểu thị quy mô, số lượng, trình độ và tốc độ…vận động, phát triển của sự vật và<br />
hiện tượng.<br />
2. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất<br />
a. sự biến đổi về lƣợng dẫn đến sự biến đổi về chất.<br />
- Độ là khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của svht.<br />
<br />
- Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng đã làm thay đổi chất của svht.<br />
b. chất mới ra đời lại bao hàm một lƣợng mới tƣơng ứng<br />
- Lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi. Khi chất mới ra đời<br />
lại quy định một lượng mới tương ứng với nó. Do đó, chất và lượng của svht luôn luôn<br />
thống nhất không tách rời nhau.<br />
Bài 6: KHUYNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƢỢNG<br />
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình:<br />
- Phủ định: xóa bỏ sự tồn tại của một SVHT nào đó.<br />
a/ Phủ định siêu hình:<br />
- Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên<br />
ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của SV<br />
b/ Phủ định biện chứng:<br />
- Là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân SVHT, có kế thừa những yếu<br />
tố tích cực của SVHT cũ để phát triển SVHT mới.<br />
- 2 đặc điểm cơ bản của PĐBC:<br />
+ Tính khách quan: nguyên nhân phủ định nằm bên trong bản thân SVHT → PĐBC<br />
mang tính tất yếu khách quan, tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển.<br />
+Tính kế thừa: cái mới ra đời gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ; giữ lại<br />
những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển→ đảm bảo cho SVHT phát triển liên<br />
tục.<br />
2. Khuynh hƣớng phát triển của sự vật và hiện tƣợng:<br />
→ phủ định của phủ định → khuynh hướng phát triển tất yếu của SVHT.<br />
- Khuynh hướng phát triển của SVHT là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay<br />
thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.<br />
Bài 7 : Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức<br />
1.Nhận thức là gì? Các giai đoạn của nhận thức? Thực tiễn là gì?<br />
<br />
* Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các<br />
cơ quan cảm giác với svht, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài<br />
của chúng<br />
* Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo, dựa trên tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại,<br />
nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa… tìm ra bản<br />
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.<br />
* Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc<br />
của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.<br />
* Thực tiễn là toàn bộ những HĐVC có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người<br />
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội<br />
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?<br />
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức<br />
- Thực tiễn là động lực của nhận thức<br />
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức<br />
- Thực tiễn là tiêu chuẩn củ chân lý<br />
B. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM<br />
Một số câu hỏi tự luận<br />
Câu 1: Em hiểu như thế nào về nguyên lí giáo dục : Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp<br />
với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?<br />
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ : “Đi một<br />
ngày đàng, học một sàng khôn”.<br />
Câu 3: Thực tiễn là gì? Nêu các hình thức hoạt động thực tiễn. Trong các hình thức đó,<br />
hình thức nào giữ vai trò cơ bản nhất? Vì sao ?<br />
Câu 4: Thế nào là phát triển? Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực<br />
nông nghiệp, công nghiệp?<br />
Một số câu hỏi trắc nghiệm<br />
Câu 1: Những sự vật, hiện tƣợng nào sau đây đƣợc coi là hai mặt đối lập của mâu<br />
thuẫn?<br />
A. Cao và thấp<br />
<br />
B. Đồng hóa và dị hóa C. Tròn và méo D. Dài và ngắn<br />
<br />