intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Võ Trường Toản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Võ Trường Toản” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Võ Trường Toản

  1. NỘI DUNG ÔN THI HỌC KỲ I ( 2021-2022 ) MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7 Bài 10. Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng  Vai trò của giống cây trồng : Giống cây trồng tốt làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.  Tiêu chí của giống cây trồng tốt:  Sinh trưởng tốt tại địa phương  Có năng suất cao và ổn định  Có chất lượng tốt  Chống, chịu được sâu, bệnh  Phương pháp chọn tạo giống cây trồng : 1. Phương pháp chọn lọc : Từ nguồn giống khởi đầu, chọn các cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt rồi gieo hạt. Sau đó, so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương. Nếu tốt hơn thì nhân giống cho sản xuất đại trà. 2. Phương pháp lai : Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn vào nhuỵ hoa của cây mẹ. Sau đó, lấy hạt của cây được thụ phấn gieo trồng sẽ mọc lên cây lai. Chọn cây lai có đặc tính tốt để làm giống. 3. Phương pháp gây đột biến : Sử dụng tác nhân vật lí (như tia anpha (α), tia gamma (γ)) hoặc các chất hoá học để xử lí các bộ phận của cây (hạt, mầm, nụ hoa, hạt phấn...) gây ra đột biến. Gieo hạt của các cây đã được xử lí đột biến, chọn những dòng có đột biến có lợi để làm giống. Bài 11. Sản xuất và bảo quản giống cây trồng  Sản xuất giống cây trồng bằng hạt: thường áp dụng với cây lấy hạt, các cây ngũ cốc  Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính : thường áp dụng với cây ăn quả, cây cảnh, hoa,...  Giâm cành : mía, khoai mì, rau muống,…  Ghép mắt : cam, quýt, bưởi, nhãn, vải,…  Chiết cành: cam, quýt, bưởi, nhãn, vải,…  Nuôi cấy mô : chuối, các loài hoa,…  Bảo quản hạt giống cây trồng :  Hạt giống phải khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh.  Nơi bảo quản phải kín đáo, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp.  Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.  Bảo quản hạt giống trong chum, vại, bao, túi kín hoặc trong kho lạnh. Bài 12. Sâu, bệnh hại cây trồng  Tác hại của sâu, bệnh : Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
  2.  Khái niệm về côn trùng và bệnh cây : 1/ Khái niệm về côn trùng :  Vòng đời của côn trùng là khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng  Biến thái của côn trùng là sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời. Côn trùng có 2 kiểu biến thái :  Biến thái hoàn toàn: Trứng  Sâu non  Nhộng  Sâu trưởng thành  Biến thái không hoàn toàn: Trứng  Sâu non  Sâu trưởng thành  Côn trùng gây hại phá hoại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn sâu non (biến thái hoàn toàn) và sâu trưởng thành (biến thái không hoàn toàn). 2/ Bệnh cây : Là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây do vi sinh vật gây bệnh hoặc điều kiện sống bất lợi gây nên. Bài 13. Phòng trừ sâu, bệnh hại Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại : 1. Biện pháp canh tác và tác dụng phòng, trừ sâu, bệnh hại : - Làm đất, vệ sinh đồng ruộng : Trừ mầm mống và nơi ẩn náu của sâu, bệnh. - Gieo trồng đúng thời vụ : Tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh. - Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí : Tăng sức chống chịu sâu bệnh cho cây. - Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích : Làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu, bệnh. 2. Biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh hại. 3. Biện pháp thủ công : dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành, lá bị sâu, bệnh; dùng vợt, bả, bẫy đèn để diệt sâu. 4. Biện pháp hóa học : dùng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh.  Ưu điểm : Ít tốn công, có tác dụng diệt sâu, bệnh nhanh.  Nhược điểm :  Dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi.  Làm ô nhiễm môi trường.  Giết chết các sinh vật khác ở ruộng. * Để nâng cao hiệu quả của thuốc và khắc phục các nhược điểm nêu trên, cần đảm bảo các yêu cầu (4 đúng) : đúng thuốc, nồng độ, liều lượng, kĩ thuật. * Chú ý : Khi sử dụng thuốc hoá học, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động : Đôi nón, đeo kính, đeo khẩu trang, mặc áo dài tay, đeo găng tay, mặc quần dài, đi ủng, thuận theo chiều gió. 5. Biện pháp sinh học : sử dụng nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học,… để diệt sâu hại. 6. Biện pháp kiểm dịch thực vật : ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại từ vùng này sang vùng khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2