intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TỔ KHOA HỌC XàHỘI Môn: GDKT&PL 10 Năm học:2022 – 2023 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA:  Trắc nghiệm khách quan  50% + Tự luận 50% (20câu trắc nghiệm + 2câu Tự luận). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XàHỘI 1. Lý thuyết  Hoạt động sản xuất * Hoạt động phân phối – trao đổi * Hoạt động tiêu dùng 2. Một số bài tập minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm xã hội của hoạt động sản xuất? A. Công ti H sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường. B. Cửa hàng xăng dầu A gia lận trong việc bán hàng. C. Công ti E làm giả hoá đơn để được miễn giảm thuế. D. Ông K xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường Câu 2: Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản   xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội ? DT10 A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. trao đổi. Câu 3: Trong các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động A. ít quan trọng. B. bình thường nhất. C. thiết yếu nhất. D. cơ bản nhất. Câu 4: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ  bản nhất, quyết định các hoạt động khác của   đời sống xã hội là hoạt động A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 5: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây của các chủ thể kinh tế gắn liền với hoạt động  phân phối ? A. Công ty A điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất. B. Công ty A điều chỉnh nhiệm vụ các nhân viên. C. Công ty A điều chỉnh cơ cấu nhân sự công ty. D. Công ty A nhập nguyên liệu để tăng ca sản xuất. Câu 6:  Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với   người tiêu dùng? A. Hoạt động vận chuyển ­ tiêu dùng B. Hoạt động phân phối ­ trao đổi C. Hoạt động sản xuất ­ vận chuyển D. Hoạt động sản xuất ­ tiêu thụ Câu 7: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào? A. Sản xuất, phân phối ­ trao đổi, tiêu dùng
  2. B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập C. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh. Câu 8: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây của các chủ thể kinh tế gắn liền với hoạt động  phân phối ? DT1 A. Giám đốc phân bổ lợi nhuận cho các thành viên. B. Giám đốc phân công nhiệm vụ các ca trực. C. Công ty A nhập nguyên liệu để mở rộng sản xuất D. Lãnh đạo công ty điều động nhân sự. Câu 9: Quá trình phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm là nội dung của   khái niệm A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 10: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là A. sản xuất của cải vật chất. B. phân phối cho sản xuất C. phân phối cho tiêu dùng. D. tiêu dùng cho sản xuất. 2.2. Tự luận Bài 1:Emhãyviếtbàichia sẻ  về  một hoạt động tiêu dùng gây tác động xấu trong đời sống xã hội và đề  xuất biện pháp để khắcphục. Câu : Hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối­trao đổi, tiêu dùng là gì? Nêu vai trò của chúng. Lấy ví   dụ. BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ 1. Lý thuyết * Chủ thể sản xuất ­ Khái niệm: ­ Vai trò: * Chủ thể tiêu dùng * Chủ thể trung gian * Chủ thể nhà nước 2. Một số bài tập minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho   các đại lý? A. chủ thể nhà nước. B. chủ thể tiêu dùng. C. chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian. Câu 2: Chủ thể sản xuất là những người DT10 A. phân phối hàng hóa, dịch vụ. B. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ. C. trao đổi hàng hóa, dịch vụ. D. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ Câu 3: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng? A. Tiết kiệm năng lượng. B. Tạo ra sản phầm phù hợp với nhu cầu của xã hội. C. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.
  3. D. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. Câu 4: Trong nền kinh tế, chủ thể nào đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng? A. chủ thể trung gian. B. Nhà đầu tư chứng khoán. C. chủ thể doang nghiệp. D. chủ thể nhà nước. Câu 5: Chủ thể trung gian không có vai trò nào dưới đây ? A. Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. B. Phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. C. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hiệu quả D. Tạo ra sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng. Câu 6: Chủ  thể  nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá cho xã hội, phục vụ  nhu cầu tiêu  dùng? A. Chủ thể trung gian B. Doanh nghiệp Nhà nước C. Các điểm bán hàng D. Chủ thể sản xuất Câu 7: Mô hình kinh tế thị trường có sự  điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể  khác nhau tuỳ  thuộc   vào mức độ  can thiệp của Chính phủ  đối với thị  trường, song tất cả  các mô hình đều có điểm chung là  không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào? A. Chủ thể sản xuất B. Chủ thể tiêu dùng C. Chủ thể Nhà nước D. Người sản xuất kinh doanh Câu 8: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của chủ thể kinh tế nhà nước? A. Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi. C. Đảm bảo xã hội ổn định. D. Đảm bảo ổn định chính trị. Câu 9: Trong nền kinh tế, chủ thể trung gian đóng vai trò như thế  nào trong mối quan hệ với chủ thể sản   xuất và chủ thể tiêu dùng? A. độc lập. B. cầu nối C. cuối cùng. D. sản xuất. Câu 10: Trong nền kinh tế nước ta, chủ thể nào đóng vai trò quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân? A. chủ thể trung gian. B. chủ thể nhà nước C. chủ thể tiêu dùng. D. chủ thể sản xuất. 2.2. Tự luận Câu:Hãy viết bài chia sẻ suy nghĩ của em về thói quen dùng thức ăn nhanh của giới trẻ hiện nay và rút ra  bài học cho bản thân Câu 2: Thế nào là chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng, chúng có vai trò gì? BÀI 3: THỊ TRƯỜNG 1. Lý thuyết * Khái niệm thị trường * Các loại thị trường *Các chức năng cơ bản của thị trường 2. Một số bài tập minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1: Thị trường không có yếu tố nào dưới đây? A. Nhạc sỹ. B. Người mua. C. Tiền tệ. D. Hàng hóa. Câu 2: Hành vi chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường? DT10
  4. A. Doanh nghiệp bán lẻ X tăng giá các mặt hàng khi chi phí vận chuyển tăng cao. B. Giá rau ở chợ M tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít. C. Công ti H giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thu mua. D. Trạm xăng dầu B đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai. Câu 3: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành: A. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. B. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng. C. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. D. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,... Câu 4: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. làm trung gian trao đổi. B. đo lường giá trị hàng hóa. C. thừa nhận giá trị hàng hóa. D. biểu hiện bằng giá cả. Câu 5: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. Cầu – cạnh tranh. B. Cầu – nhà nước C. Cầu – sản xuất. D. cung – cầu. Câu 6: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người làm dịch vụ. B. Nhà nước. C. Thị trường. D. Người sản xuất. Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây? A. Điều tiết sản xuất. B. Cung cấp thông tin. C. Kích thích tiêu dùng. D. Phương tiện cất trữ. Câu 8: Căn cứ vào tiêu chí/ đặc điểm nào để phân chia các loại thị  trường như thị trường vàng, thị trường   bảo hiểm, thị trường bất động sản? A. Phạm vi hoạt động B. Đối tượng hàng hoá C. Tính chất và cơ chế vận hành D. Vai trò của các đối tượng mua bán Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường? A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường. B. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng. D. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá Câu 10: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. biểu hiện giá trị hàng hóa. B. làm môi giới trao đổi C. thông tin giá cả hàng hóa. D. trao đổi hàng hóa. 2.2.Tự luận Câu 1: Thị trường là gì? Nêu các loại thị trường và ví dụ cụ thể Câu 2: Nêu các chức năng của thị trường BÀI 4: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 1. Lý thuyết * Khái niệm cơ chế thị trường a. Cơ chế thị trường là gì b. Ưu điểm của cơ chế thị trường
  5. c. Nhược điểm của cơ chế thị trường * Giá cả thị trường 2. Một số bài tập minh họa 2.1. Lý thuyết Câu 1:  Trong nền kinh tế  hàng hóa,nội dung nào dưới đây   không  thể  hiện mặt tích cực của cơ  chế  thị  trường? A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp. C.  Đổi mới công nghệ sản xuất. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 2: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được   gọi là A. giá trị sử dụng B. tiêu dùng sản phẩm. C. phân phối sản phẩm. D. giá cả hàng hoá. Câu 3: Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, việc điều tiết của cơ chế thị trường được ví như A. thượng đế B. mệnh lệnh. C. ý niệm tuyệt đối. D. bàn tay vô hình. Câu 4: Giá bán thực tế  của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ  thể  kinh tế  trên thị  trường tại một  thời điểm, địa điểm nhất định được gọi là A. giá cả cá biệt. B. giá cả thị trường. C. giá trị thặng dư. D. giá trị sử dụng. Câu 5: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được   gọi là A. phân phối sản phẩm. B. tiêu dùng sản phẩm. C. giá cả hàng hoá. D. giá trị sử dụng Câu 6: Hệ thông các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là: A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Giá cả thị trường. D. Kinh tế thị trường. Câu 7: Một trong những tác động tích cực của cơ chế thị trường là A. tăng cường đầu cơ tích trữ. B. hủy hoại môi trường sống. C. xuất hiện nhiều hàng giả. D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 8: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa,mặt tích cực của cơ chế thị trường  thể hiện ở việc, các chủ  thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. đầu tư đổi mới công nghệ. B. bán hàng giả gây rối thị trường. C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. Câu 9: Câu tục ngữ "Cá lớn nuốt cá bé" chỉ quy luật kinh tế nào? A. Quỵ luật cạnh tranh B. Quỵ luật lưu thông tiền tệ C. Quỵ luật cung ­ cẩu D. Quy luật giá trị Câu 10: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Đầu cơ tích trữ để nâng giá . B. Khuyến mãi giảm giá. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Tư vấn công dụng sản phẩm. 2.2. Tự luận Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a. Trong cơ chế thị trường, người sản xuất hoàn toàn tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh không cần quan  tâm đến các yếu tố khác. 
  6. b. Tham gia thị trường thì phải chấp nhận nguy cơ rủi ro.  c. Trong cơ chế thị trường, nếu không thích thì không cần cạnh tranh với ai.  d. Giá cả thị trường là yếu tố dẫn dắt hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Câu 2: Cơ chế thị trường là gì? Nêu ưu nhược điểm của cơ chế thị trường BÀI 5: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Lý thuyết * Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước a. Khái niệm ngân sách nhà nước b. Đặc điểm của ngân sách nhà nước * Vai trò của ngân sách nhà nước * Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách 2. Một số câu hỏi minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà  nước? A. Ngân sách nhà nước là công cụ đề điều tiết thị trường. B. Ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mọi người dân trong xã hội. C. Ngân sách nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. D. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội. Câu 2: Theo quy định của Luật ngân sách, Ngân sách nhà nước không gồm các khoản thu nào? A. Thu viện trợ. B. Thu từ dầu thô. C. Thu từ đầu tư phát triển. D. Thu nội địa. Câu 3: Ý kiến nào dưới đây của ông T không đúng khi nói về đặc điểm của ngân sách nhà nước? A. Ngân sách nhà nước là các khoản thu chi không được dự toán. B. Ngân sách nhà nước phải do Quốc hội thông qua và quyết định. C. Ngân sách nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện. D. Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi vì lợi ích chung. Câu 4: Ngân sách nhà nước là A. bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định B. quỹ tiền tệ tập trung chi cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội. C. khoản thu của những quan hệ kinh tế phát sinh trong thị trường kinh tế. D. khoảng dự trù thu chi từ dân và cho dân. Câu 5: Ngân sách nhà nước do cơ quan nào quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của   nhà nước? A. Chính phủ. B. Chủ tịch nước. C. cơ quan địa phương. D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu 6: Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách địa phương là các khoản thu và các khoản chi ngân   sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp. A. nhà nước. B. địa phương C. địa phương D. trung ương.
  7. Câu 7: Toàn bộ  các khọản thu, chi của Nhà nước được dự  toán và thực hiện trong một khoảng thời gian   nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ  của Nhà nước đượ gọi là A. tài chính nhà nước. B. kho bạc nhà nước. C. tiền tệ nhà nước. D. ngân sách nhà nước. Câu 8: Trường hợp nào dưới đây được gọi là bội chi ngân sách nhà nước? A. Tổng thu nhỏ hơn tổng chi B. Tổng thu lớn hơn hoặc bằng tổng chi. C. Tổng thu nhỏ hơn hoặc bằng tổng chi. D. Tổng thu lớn hơn tổng chi Câu 9: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về ngân sách nhà nước? A. Ngân sách nhà nước là quỹ dự trữ tài chính của một quốc gia B. Ngân sách nhà nước là toàn bộ vốn của người dân trong một quốc gia. C. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước D. Ngân sách nhà nước là toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp Câu 10:  Một trong những vai trò của ngân sách nhà nước đó là  A. công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường.B. tạo lập quỹ phòng chống thiên tai C. tạo lập quỹ dự trữ quốc gia .D. công cụ để đẩy mạnh xuất khẩu. 2.2. TỰ LUẬN Câu 1:  Ngân sách nhà nước là gì? Có những đặc điểm nào? BÀI 6: THUẾ 1. Lý thuyết * Thuế và vai trò của thuế a. Thuế là gì b. Vai trò của thuế * Một số loại thuế phổ biến * Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật về thuế. 2. Một số câu hỏi minh họa 2.1.Trắc nghiệm Câu 1: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì? A. Bắt buộc. B. Tự nguyện. C. Không bắt buộc. D. Cưỡng chế. Câu 2: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ  phần thu nhập để  nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế nhập khẩu. Câu 3: Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hoá được gọi  là gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế nhập khẩu. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 4: Doanh nghiệp sản xuất ô tô A bán xe ô tô, trong quá trình vận hành, tử máy khói bụi từ xe ô tô gây ô   nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp A phải đóng loại thuế gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế bảo vệ môi trường.
  8. C. Thuế nhập khẩu. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 5: Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu? A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp. C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Câu 6: Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế tiêu thụ đặc biệt. C. Thuế gián thu. D. Thuế trực thu. Câu 7: Loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm   đó được gọi là gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập doanh nghiệp. C. Thuế thu nhập cá nhân. D. Thuế bảo vệ môi trường. Câu 8: Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì? A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, thuế là khoản thu mang tính A. bắt buộc. B. tự nguyện. C. thỏa thuận. D. điều hòa. Câu 10: Thuế là nguồn thu chính của A. các hộ kinh doanh. B. các doanh nghiệp. C. ngân sách gia đình. D. ngân sách nhà nước. 2.2. Tự luận Câu 1: Em có nhận xét gì về các việc làm dưới đây? a. Giám đốc N yêu cầu kế toán trưởng thay đổi số liệu thu chi của doanh nghiệp để giảm thuê.  b. Để giảm thuế thu nhập cá nhân, anh X đã nhờ người khác đứng tên một số khoản thu nhập.  c. Công ty A đã chia nhỏ các khoản tiền chi trả thu nhập và giải thích rằng, đó là một việc làm có lợi cho  người lao động vì giúp họ giảm tiền thuế thu nhập cá nhân Câu 2: Thuế là gì? Nêu vai trò của thuế? Thuế có những loại phổ biến nào? BÀI 7: SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Lý thuyết * Vai trò của sản xuất kinh doanh * Một số mô hình sản xuất kinh doanh a. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh b. Mô hình hợp tác xã, liên hợp tác xã sản xuất kinh doanh c. Mô hình doanh nghiệp 2. Một số câu hỏi minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của các quá trình từ  đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích  A.thu được lợi nhuận. B.thu được tài sản. C. mở rộng thị trường. D. thanh lí tài sản. Câu 2. Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra hàng hóa­ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường,   nhằm mục đích 
  9. A. sinh lợi. B. đầu tư. C. quảng bá. D. đầu cơ. Câu 3. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh được hình thành trên cơ sở của cá nhân hoặc  A. của một tập thể người lao động. B. của một hộ gia đình làm chủ. C. của các doanh nghiệp nhỏ lẻ. D. của tập thể người lao động. Câu 4. Một trong những hạn chế của mô hình hộ sản xuất kinh doanh là A. quy mô nhỏ lẻ, khó huy động vốn. B. bộ máy quản lí gọn nhẹ, linh hoạt. C. chủ động quản lí và tiêu thụ sản phẩm. D. khó khăn trong quản lí nợ công. Câu 5. Mô hình hộ kinh doạnh chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, được sử dụng  A. dưới 10 lao động. B. trên 10 lao động. C. không hạn chế lao động. D.lao động là trẻ em. Câu 6. Mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã là tổ  chức kinh tế  tập thể, đồng sở  hữu, có tư  cách pháp   nhân do ít nhất 7 thành viên A. tự nguyên thành lập. B. cùng sản xuất chung. C. đổi mới, sáng tạo. D.lao động trực tiếp. Câu 7. Để mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã phát triển ổn định, hiệu quả thì các thành viên cần hoạt  động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và  A. dân chủ trong quản lí. B. mở rộng thị trường.C. đề cao người quản lí. D. kết nạp thành viên. Câu 8. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư  cách pháp nhân do ít nhất 4 hợp   tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu  A. riêng của mỗi thành viên. B.chung của các thành viên.  C. tăng nguồn vốn pháp định. D. đổi mới sáng tạo và phát triển. Câu 9. Doanh nghiệp được hình thành do sự  đóng góp của nhiều người với vốn điều lệ  được chia thành   nhiều phần bằng nhau thuộc loại hình doanh nghiệp nào dưới đây? A. Doanh nghiệp tư nhân. B. Công ty cổ phần. C. Công ty trách nhiệm hữu hạn. D. Hợp tác xã. Câu 10. Công ty cổ phần là doanh nghiệp được hình thành bằng vốn đóng góp của nhiều người, vốn điều   lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là A. cổ tức. B. cổ phần. C. cổ phiếu. D. cổ đông. Câu 11.Công ty cổ phần là doanh nghiệp được hình thành bằng vốn đóng góp của nhiều người, vốn điều lệ  được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người đóng góp cổ phần được gọi là A. hội đồng quản trị. B. cổ đông. C. doanh nghiệp. D. giám đốc. Câu 12. Là tổ  chức có tên riêng, có con dấu, có tài sản, có trụ  sở  giao dịch được thành lập hoặc đăng kí   thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh thuộc mô hình kinh tế nào dưới đây? A. Doanh nghiệp. B. Hộ tiêu dùng. C. Hợp tác xã. D. Hộ kinh doanh. Câu 13. Điểm nổi bật của mô hình kinh tế hợp tác xã là A. tự nguyện thành lập và tương trợ lẫn nhau. B. sản xuất theo một quy trình cố định.  C. phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi. D. tự chủ trong quản lí tài sản và nguồn vốn. Câu 14. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ  ….. về mọi hoạt động của doanh nghiệp. A. tài sản của mình. B. năng lực tài chính. C. nguồn thu nhập. D. địa giới hành chính.
  10. Câu 15. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm   chủ sở hữu có nguồn vốn Điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập là tổng giá trị tài sản ghi trong A. điều lệ của công ty. B. dự thảo thành lập.C. hợp đồng với đối tác. D. báo cáo thường niên. Câu 16.Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đâykhi nói về mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã? A. Tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau. B. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí. C. Các thành viên có quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau. D. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm thay các thành viên. Câu 17.Một trong những nguyên tắc hoạt động của mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã được biểu hiện  như thế nào? A. Các thành viên tự nguyện thành lập. B. Tự do đóng hoặc rút tiền vốn. C. Tương trợ nhau theo thời điểm. D. Sản xuất theo quy trình định sẵn. Câu 18.Hãy chỉ ra đâu là hình thức sở hữu của mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã? A. Nguồn vốn của cá nhân hoặc hộ gia đình. B. Có hình thức sở hữu tài sản chung. C. Doanh nghiệp có tên riêng, tài sản riêng. D. Do nhà nước thành lập và quản lí. Câu 19.Doanh nghiệp tư nhân là loại hình do ai làm chủ? A.Chủ sở hữu làm chủ. B.  Người đại diện làm chủ. C. Do Nhà nước làm chủ. D. Do tập thể làm chủ. Câu 20.Cơ sở để phân biệt doanh nghiệp tư nhân với hộ kinh doanh là gì? A. Nguồn vốn pháp định. B.Tư cách pháp nhân. C. Phạm vi chịu trách nhiệm. D. Phạm vi và địa bàn. Câu 21.Mô hình doanh nghiệp nào dưới đây có quyền phát hành chứng khoán? A. Công ty cổ phần. B. Công ty trách nhiệm hữu hạn. C. Hợp tác xã. D. Hộ sản xuất kinh doanh. Câu 22. Mô hình sản xuất kinh doanh nào dưới đây khi hoạt động cần phải có Đại hội đồng cổ  đông, Hội   đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành? A. Công ty cổ phần. B. Doanh nghiệp tư nhân. C. Thành viên hợp tác xã. D. Hộ sản xuất kinh doanh. 2.2. Tự luận Câu1: Hãy đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi. Trường hợp 1. Sau khi kí hợp đồng, Doanh nghiệp A nhận thấy giá của nguyên vật liệu đang có xu hướng gia tăng, nhưng  hợp đồng đã kí không thể thay đổi giá, nên Doanh nghiệp A đã quyết định cắt giảm một số chi phí về xử lí  chất thải để giữ chi phí sản xuất sản phẩm không tăng, đảm bảo được mức lợi nhuận ban đầu. Em có đồng tình với hành động của Doanh nghiệp A hay không? Vì sao? Trường hợp 2.  Ông Q sinh ra trong một gia đình nghèo, từ năm lớp 10 ông đã phải làm nhiều công việc từ nhân viên phục  vụ quán ăn, giao hàng, phụ giúp cửa hàng và rất nhiều công việc bán thời gian khác để nuôi sống bản thân  và trang trải học phí. Tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh, ông đã xin vào làm cho công ti về lĩnh  vực phân phối sản phẩm mà ông yêu thích. Sau đó, ông vay tiền để mở cửa hàng đầu tiên, nhờ kinh nghiệm 
  11. thực tế và ham học hỏi, ông đã gặt hái được thành công, tiếp tục mở cửa hàng thứ 2, thứ 3 và hình thành  chuỗi cửa hàng. Em có nhận xét gì hành trình thành công của ông Q? Câu 2:So sánh sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh BÀI 8: TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG 1. Lý thuyết * Khái niệm và đặc điểm của tín dụng * Vai trò của tín dụng 2. Một số câu hỏi minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1. Mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ  thể  sử  dụng nguồn vốn nhàn rỗi theo nguyên tắc   hoàn trả có kì hạn cả vốn và lãi được hiểu là hoat động A. tín dụng. B. thanh lí. C. giải ngân. D. tín chấp. Câu 2.Một trong những đặc điểm của hoạt động tín dụng được biểu hiện như thế nào? A. Có tính hoàn trả cả gốc và lãi. B. Được sử dụng vốn vay vô thời hạn. C. Sử dụng vốn vay sai mục đích. D. Chỉ phải hoàn trả tiền vốn vay. Câu 3. Vai trò của tín dụng là góp phần tăng lượng vốn đầu tư thông qua việc luân chuyển nguồn vốn tạm  thời nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ đến những người A. đang cần vốn. B. chưa có tiền. C. đang thiếu tiền. D. có vốn ổn định. Câu 4. Việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng sẽ mang lại cho người gửi A. một khoản tiền lãi. B. nhận được sự ưu đãi.C.thay thế một khoản nợ. D. có được bạn hàng  tin cậy. Câu 5. Tín dụng là một giao dịch về  tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển   giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách  nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi A. đến hạn thanh toán.B. bên cho vay đòi.C. có khả năng trả nợ. D. không còn độ tin cậy. Câu 6.Đặc điểm của tín dụng là người cho vay nhường quyền sử dụng nguồn vốn cho người vay trong một   thời gian nhất định mà không. A. giao quyền sở hữu. B. giao quyền thế chấp.C.giao định mức tiền gửi. D. giao người bảo lãnh. Câu 7.Khi tham gia hoạt động tín dụng, người vay vốn cần sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu   quả và phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Hoàn trả nợ gốc, lãi đúng hạn. B. Sử dụng nguồn vốn linh hoạt. C. Đầu tư vào lĩnh vực của người cho vay. D. Chuyển giao công nghệ cho mọi người. Câu 8. Một trong những đặc điểm của hoạt động tín dụng được thể hiện qua nội dung nào dưới đây? A. Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Duy trì sự cân bằng của tiền tệ. C. Tạo ra lượng tiền nhàn rỗi cho xã hội. D. Xây dựng nền tài chính minh bạch.
  12. Câu 9. Một trong những điều kiện để được vay tín dụng là người vay A. có khả năng trả nợ đúng hạn. B. tạo được thu nhập ban đầu. C. thay đổi được thời gian trả nợ. D. mượn được tài sản thế chấp. Câu 10 Quan hệ tín dụng giữa người cho vay và người đi vay được bảo đảm bằng điều kiện nào dưới đây? A. Tài sản thế chấp hoặc tín chấp. B. Nguồn vốn của người cho vay. C. Tỉ lệ lãi suất định kì hàng năm. D. Chính sách tiền tệ của Nhà nước. Câu 11. Dành dụm được 300 triệu đồng từ sản xuất chăn nuôi, chị B có ý định gửi ngân hàng để nhận được   tiền lãi 6,8%/ năm. Biết chuyện này, chị  K chủ  một dây hụi đến thuyết phục chị  B tham gia chơi hụi để  nhận được tiền lời cao hơn lãi suất của ngân hàng.Tình cờ  biết chị  C cũng đang cần tiền và có ý định vay   ngân hàng 300 triệu đồng với lãi suất 10%/ năm. Còn chồng chị B lại muốn giữ lại số tiền này và vay thêm  tiền để mua xe hơi. Theo em chi B nên chọn phương án nào để  đảm bảo sự an toàn mà vẫn phát huy hiệu   quả của đồng tiền? A. Gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất. B. Cho chị C vay theo lãi suất ngân hàng. C. Nghe theo sự thuyết phục của chị K. D. Làm theo mong muốn của chồng. Câu 12. Do chi phí xây dựng phát sinh, ông K cần 70 triệu đồng để hoàn thiện căn nhà. Nếu không sẽ phải   trả  theo giá phát sinh của nhà thầu là 18%. Bà T vợ  ông quyết định đi vay tín dụng của ngân hàng nhưng  ngại làm thủ tục giấy tờ bà phải nhờ anh Y là cán bộ xã làm thủ tục và phải bồi dưỡng cho anh 3% số tiền  được duyệt. Tình cờ biết được việc này chị H đã tư vấn cho ông K vay tiền của một tổ chức tín dụng đen,   thủ tục nhanh gọn lãi suất theo thỏa thuận. Theo em vợ chồng ông K nên chọn phương án nào dưới đây để  vay được số tiền trên hiệu quả nhất? A. Trực tiếp tới ngân hàng để làm thủ tục. B. Nhờ anh Y lo thủ tục và trả tiền bồi dưỡng. C. Vay tiền theo tư vấn của chị H. D. Chấp nhận trả theo yêu cầu của nhà thầu. Câu 13. Gia đình bà X sau vụ thu hoạch tôm trừ các khoản chi phí còn lời được 300 triêu đồng. Ông bà đang   băn khoăn chưa biết sử dụng nguồn tiền như thế nào cho hiệu quả thì M là con gái của ông bà đang học lớp   10 tư vấn cho cha mẹ gửi tiền vào ngân hàng để nhận lãi suất của ngân hàng. Tuy nhiên bà X lại cho rằng   gửi ngân hàng thì lãi suất thấp, tiền lời chẳng đáng là bao so với việc tham gia vài chân hụi của ông T hàng   xóm. Ông K chồng bà lại muốn cho bạn mình vay theo lãi suất ngân hàng, vừa duy trì được tình cảm mà   khỏi phải lo thủ tục giấy tờ gì cho phức tạp. Theo em những ai hiểu chưa đúng vai trò của tín dụng? A. Ông K và bà X. B. Ông K, bà X và M. C. Bà X. D. Ông K.  Câu 14.H là học sinh giỏi con nhà nghèo, sau khi Tốt nghiệp THPT vì hoàn cảnh khó khan nên mẹ H muốn  con ở nhà đi làm công nhân.Mặc dù vậy H rất muốn học Đại học để sau này có cơ hội phát triển bản thân.   Biết được hoàn cản của gia đình H chị G cán bộ ngân hàng đã tư vấn cho H nên tiếp tục đi học bằng nguồn   tiền vay của ngân hàng chính sách vì được hưởng lãi suất thấp, thời gian hoàn trả dài. Theo em, Ngân hàng   chính sách hoạt động nhằm mục đích gì? A. Hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp. B. Hỗ trợ tất cả các đối tượng có nhu cầu. C. Giải quyết nguồn vốn nhàn rỗi của Nhà nước. D. Xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi. 2.2. Tự luận Câu 1: Em hãy nêu khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng BÀI 9: DỊCH VỤ TÍN DỤNG
  13. 1. Lý thuyết * Tín dụng ngân hàng  a. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng b. Một số hình thức tín dụng ngân hàng Cho vay tín chấp Cho vay thế chấp Cho vay trả góp * Tín dụng thương mại * Tín dụng tiêu dùng a. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng b. Một số dịch vụ tín dụng tiêu dùng Dịch vụ cho vay trả góp của công ty tài chính Cho vay tiêu dùng qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng * Tín dụng nhà nước a. Đặc điểm của tín dụgn nhà nước b. Một số hình thức tín dụng nhà nước Phát hành trái phiếu chính phủ Tín dụng vay từ ngân hàng chính sách xã hội 2. Một số câu hỏi minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1. Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để  khách hàng sử  dụng một lượng tiền vốn của   ngân hàng trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng A. hoàn trả gốc và lãi khi điến hạn. B. tạo dựng được cơ sở ổn định. C. có việc làm và thu nhập ổn định. D. tạo việc làm cho người lao động. Câu 2.Dịch vụ tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn  của ngân hàng  A.trong một thời gian nhất định. B. trong thời gian vô điều kiện. C.theo chỉ định của nhà đầu tư. D.theo đối tượng khách hàng. Câu 3.Khi tham gia dịch vụ tín dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc và tiền lãi  A.vô điều kiện. B. bằng khả năng. C. bằng tiềm lực. D. vô thời hạn. Câu 4.Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào uy tín của người vay do đó không cần A.tài sản đảm bảo. B. thời gian trả nợ. C. ngân hàng bảo lãnh. D. trả lãi suất tiền vay.
  14. Câu 5.Khi vay tín chấp người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy   tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả  A. vốn và lãi đúng hạn. B. thanh khoản hợp đồng. C. các khoản nợ cố định. D. tiền gốc trước kỳ hạn. Câu 6.Đặc điểm của vay tín chấp là dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay, thủ  tục đơn giản, kỳ  hạn  ngắn, số tiền vay ít nhưng A.lãi suất khá cao. B. lãi suất tương đối thấp. C. phải trả một lần. D. không phải trả lãi định kỳ. Câu 7.Vay thế  chấp đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo, thủ  tục vay phức tạp nhưng có thể  vay   được số tiền tương đối lớn thời gian cho vay dài với lãi suất  A. phù hợp. B. thỏa thuận. C. giảm dần. D. tăng dần. Câu 8.Khi vay thế chấp người vay phải có tài sản đảm bảo. Trường hợp người vay không thể  trả  nợ  cho   ngân hàng thì người vay phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng A.xử lí tài sản thế chấp. B. phát mãi toàn bộ tài sản. C. chuyển đổi mục đích sử dụng. D. đáo hạn hợp đồng cho vay. Câu 9.Thẻ tín dụng ngân hàng là thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau do ngân hàng phát hành. Số tiền ngân hàng  cung cấp cho chủ thẻ sử dụng để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào lịch sử tín dụng và A.khả năng tài chính của chủ thẻ. B. khả năng tài chính của ngân hàng. C. nhu cầu mua sắm của chủ thẻ. D. thời gian, địa điểm giao dịch. Câu 10.Hoạt động tín dụng nhà nước  ở  nước ta hiện nay việc huy động vốn được thực hiện bởi Bộ  tài   chính dưới ba hình thức: phát hành công trái xây dựng Tổ quốc; trái phiếu kho bạc và A.tín phiếu kho bạc. B. cổ phiếu chứng khoán. C. sổ tiết kiệm cá nhân. D. đóng góp cổ phần. Câu 11.Khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng bằng hình thức vay tín chấp được ngân hàng chấp nhận khi   nào? A. Khách hàng có đủ uy tín với ngân hàng. B. Khi khách hàng không còn tài sản đảm bảo. C. Khi nguồn vốn ngân hàng dồi dào. D. Khách hàng trả vốn và lãi trước thời hạn.  Câu 12.Khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng bằng hình thức vay thế chấp được ngân hàng chấp nhận khi  nào? A.Người vay phải có tài sản thế chấp. B. Được ngân hàng bảo lãnh bằng tài sản cố định. C. Đã có tài sản thế chấp ở ngân hàng khác. D. Cam kết trả nợ bằng lợi nhuận kinh doanh. Câu 13.Khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng bằng hình thức vay trả góp phải có trách nhiệm nào dưới đây  đối với ngân hàng? A. Trả lãi và một phần số nợ gốc. B. Trả tiền lãi trước, trả nợ gốc sau. C. Trả lãi theo biến động của thị trường. D. Trả lãi và gốc theo thực tế thu nhập. Câu 14.Lợi ích của việc thanh toán một lần so với mua trả góp là người mua được A. đáp ứng dù chưa đủ điều kiện. B. trả lại hàng hóa sau khi sử dụng. C. nhận sự ưu đãi của ngân hàng. D. vay nhiều hơn ở những lần sau. Câu 15.Ngân hàng tín dụng không cho phép khách hàng thực hiện điều gì dưới đây khi sử dụng dịch vụ vay   tín chấp?
  15. A.Trả nợ lãi và gốc không đúng kì hạn. B. Dùng uy tín của đơn vị công tác để vay. C. Trả tiền gốc và tiền lãi trước kỳ hạn. D. Dùng vốn vay để cho người khác vay. Câu 16.Anh M là nhân viên công chức nhà nước. Anh có nhu cầu mua xe ô tô để phục vụ cho công việc và  sinh hoạt của gia đình, đồng thời có thể chạy dịch vụ vào những ngày nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên số tiền tích   lũy chỉ đủ 50% giá trị của chiếc xe cần mua. Theo em anh M nên sử dụng dịch vụ nào dưới đây để có lợi ích  kinh tế tốt nhất? A.Mua theo hình thức trả góp và thế chấp. B. Mua theo hình thức trả góp và tín chấp. C. Vay từ các tổ chức tín dụng bên ngoài. D. Huy động người thân góp vốn cổ phần. 2.2. Tự luận Câu1: Em đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến  sau? Tại sao? a. Chị T cho rằng tín dụng không phải là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì đây là mối quan hệ đi vay  ­ cho vay. b. Anh Q nhận định tín dụng thực chất là mối quan hệ vay mượn tài sản không cần hoàn trả lãi mà chỉ cần  trao đổi uy tín cá nhân là được. c. Bà P chia sẻ rằng việc sử dụng tín dụng có rủi ro rất cao vì bên đi vay có thể trốn nợ bất cứ lúc nào và  bên cho vay không thể kiểm soát được.  d. Ông D cho rằng không có sự chênh lệch giữa việc sử dụng tiền mặt và mua tín dụng vì tất cả chi phí  phải trả đã được bao gồm trong sản phẩm được mua. Câu 2: Tín dụng ngân hàng là gì? Nêu đặc điểm của cho vay thế chấp và cho vay trả góp BÀI 10: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN 1. Lý thuyết * Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân * Các loại kế hoạch tài chính cá nhân Kế hoach tài chính cá nhân ngắn hạn Kế hoach tài chính cá nhân trung hạn Kế hoach tài chính cá nhân dài hạn * Tầm quan trọng của việc lập kế hoach tài chính ca nhân * Các bước lập kế hoach tài chính cá nhân 2. Một số câu hỏi minh họa 2.1. Trắc nghiệm Câu 1: Những vấn đề nói về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm… của mỗi người là đề cập đến A. tài chính cá nhân. B. tài chính tập thể. C. giá trị xã hội. D. tài sản vợ chồng. Câu 2: Việc mỗi cá nhân lập bản kế hoạch thu chi giúp họ quản lý tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết  định về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… là đề cập đến khái niệm nào sau đây ? A. Kế hoạch tài chính cá nhân. B. Kế hoạch tài chính tập thể.
  16. C. Thu nhập tài sản gia đình. D. Cân đối chi tiêu cá nhân. Câu 3: Việc lập bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu tài chính trong một thời gian  ngắn (dưới 3 tháng) là đề cập đến việc lập kế hoạch tài chính cá nhân A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. nhiều hạn. Câu 4: Việc lập bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu tài chính trong một thời gian  từ 3 tháng đến 6 tháng là đề cập đến việc lập kế hoạch tài chính cá nhân A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. nhiều hạn. Câu 5: Việc lập bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan   trọng trong một thời gian từ 6 tháng trở lên là đề cập đến việc lập kế hoạch tài chính cá nhân A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. vô hạn. Câu 6: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp mỗi người quản lý tiền bạc của  A. cá nhân. B. tập thể. C. nhiều người. D. mọi người. Câu 7: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu   tài chính trong khoảng thời gian A. dưới 3 tháng. B. trên 3 tháng. C. trên 6 tháng. D. dưới 6 tháng. Câu 8: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu  tài chính trong một khoảng thời gian  A. từ 9 đến 12 tháng. B. từ 3 đến 6 tháng. C. từ 1 đến 2 tháng. D. từ 7 đến 11 tháng. Câu 9: Kế  hoạch tài chính cá nhân dài hạn là bản kế  hoạch về  thu chi ngân sách nhằm thực hiện được   những mục tiêu tài chính quan trọng trong một khoảng thời gian A. từ 1 đến 2 tháng. B. từ 3 đến 6 tháng. C. từ 6 tháng trở lên. D. từ 4 đến 6 tháng. Câu 10: Một trong những tác dụng của việc lập và thực hiện kế  hoạch tài chính cá nhân là giúp cho mỗi   người duy trì được A. chi tiêu tài chính lành mạnh. B. thói quen chi tiêu lãng phí. C. thu chi tài chính bất hợp pháp. D. thâm hụt nợ nần thường xuyên. Câu 11: Một trong những tác dụng của việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân là giúp cho mỗi cá   nhân được người khác A. tôn trọng và quý mến. B. xa lánh và kì thị. C. ghen gét và trêu chọc. D. đùm bọc và nuôi dưỡng. Câu 12: Một trong những tác dụng của việc lập và thực hiện kế  hoạch tài chính cá nhân là giúp cho mỗi  người chủ động nắm bắt tình hình tài chính bản thân để A. điều chỉnh cho phù hợp. B. tự do tiêu sài lãng phí. C. chi tiêu vượt mức cần thiết. D. thiết lập thi chi phung phí. Câu 13: Để lập kế hoạch tài chính cá nhân cần thực hiện mấy bước cơ bản? A. 1 bước. B. 2 bước. C. 3 bước. D. 4 bước. Câu 14: Một trong những bước cơ bản để  lập được kế  hoạch và thực hiện thành công kế  hoạch tài chính   cá nhân là A. thiết lập quy tắc thu chi cá nhân. B. xác định địa bàn chi tiêu. C. điều chỉnh quan hệ cung cầu. D. tự do tiêu sài lãng phí.
  17. Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là một trong những bước cơ bản để lập được kế hoạch và thực  hiện thành công kế hoạch tài chính cá nhân?  A. Xác định mục tiêu tài chính. B. Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân. C. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân. D. Thực hiện chi tiêu vượt kế hoạch đề ra. Câu 16: Việc làm nào sau đây đúng với việc lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. Tiến hành chi tiêu theo kế hoạch đề ra. B. Tự do tiêu sài không có chừng mực. C. Thực hiện đầu tư tiền mất kiểm soát. D. Ngẫu hứng tiêu sài không theo kế hoạch. Câu 17: Việc làm nào sau đây không đúng với việc lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. Duy trì chi tiêu tài chính lành mạnh. B. Tiêu sài lãng phí vượt mức cần thiết. C. Thực hành tiết kiệm theo kế hoạch. D. Cân đối chi tiêu theo tài chính cá nhân.  Câu 18: Việc bạn A ghi chép đầy đủ  các khoản thu chi để  biết được các định mức cho các khoản thu chi   khi phân bố tài chính là thực hiện bước lập kế hoạch tài chính cá nhân nào sau đây? A. Xác định mục tiêu tài chính. B. Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân. C. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân. D. Thực hiện chi tiêu vượt kế hoạch đề ra. Câu 19.Việc bạn H vạch ra kế hoạch thực hiện tiết kiệm tiền trong 8 tuần để  mua vợt cầu lông làm quà   tặng em trai là thuộc loại kế hoạch tài chính cá nhân  A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. vô hạn. Câu 20.Để có tiền mua điện thoại, bạn H đã vạch ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoảng tiền trong vòng 5  tháng là thuộc loại kế hoạch tài chính cá nhân  A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. vô hạn.  Câu 21: Trong suốt năm học lớp 10, bạn M đã tiết kiệm được 1.5 triệu đồng để  tham gia khóa bồi dưỡng   tiếng Anh trong dịp hè. Việc tiết kiệm trên của bạn H là loại kế hoạch tài chính cá nhân A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. ít hạn. Câu 22: Việc làm nào sau đây là thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn? A. Tiết kiệm tiền trong vòng 7 tháng để mua quần áo. B. Trong 9 tháng đã để dành đủ tiền để mua điện thoại. C. Sử dụng tiền tiết kiệm từ rất lâu để tiêu sài. D.Để dành 3 triệu đồng trong vòng 2 tháng để đi du lịch. Câu 23: Việc làm nào sau đây là thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn? A. Tiết kiệm tiền trong vòng 6 tháng để mua sách vở. B. Trong 9 tháng đã để dành đủ tiền để mua điện thoại. C. Sử dụng tiền tiết kiệm tháng 3 đến tháng 5 để tiêu sài. D.Để dành được một khoản tiền đồng trong vòng 2 tháng. 2.2. Tự luận Hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi. Chị của B tức giận vì bị ngân hàng khoá thẻ tín dụng. Nhân viên ngân hàng giải thích rằng do chị sử dụng  thẻ vượt hạn mức và không thanh toán khoản vay đúng hạn. Ngoài ra, chị của B còn có lịch sử trả chậm  nhiều lần. Chị bảo rằng do chị thường đi công tác vào cuối tháng, nên không thể trả nợ đúng hạn. Đây là lí  do chính đáng nên ngân hàng làm vậy là mất uy tín ngân hàng và không tôn trọng khách hàng. – Theo em, chị của B sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm không? Vì sao?
  18. – Nếu là nhân viên ngân hàng, em sẽ ứng xử như thế nào?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2