intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN  ĐỨC CẢNH Tổ: Văn­ Sử­ GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I ­ MÔN GDCD 6 NĂM HỌC 2022­2023 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM  Chọn phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.  Câu 1. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động  sản xuất của gia đình, dòng họ khi A. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình. B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc. C. tự hào thành tích học tập của gia đình. D. tích cực giúp đỡ người nghèo. Câu   2.  Người   có   hành   vi   nào   dưới   đây   là   thể   hiện   lòng   yêu   thương   con  người? A. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã  hội. C. Giúp đỡ tù nhân trốn trại .  D. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh. Câu 3. Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là: A. Tự giác học bài và soạn bài trước khi đến lớp. B. Không học bài cũ. C. Bỏ học chơi game. D. Đua xe trái phép. Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể  hiện công dân biết giữ  gìn và phát huy   truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ? A. Sống trong sạch và lương thiện. B. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm. C. Tích cực giúp đỡ người nghèo. D. Quảng bá nghề truyền thống. Câu 5. Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì? A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.  B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần kỷ luật.  D. Đức tính tiết kiệm. Câu 6. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về siêng năng, kiên trì?
  2. A. Học sinh rất cần có đức tính siêng năng, kiên trì. B. Chỉ những ai không thông minh mới cần siêng năng, kiên trì. C. Người nghèo mới cần siêng năng, kiên trì.  D. Siêng năng cũng không giỏi được vì muốn giỏi cần thông minh. Câu 7.Sự thật là: A. Những gì có thật trong cuộc sống. B. Những gì tốt đẹp trong cuộc sống. C. Những gì mình cho là đúng đắn. D. Những gì mà mình mong muốn Câu 8.Việc làm nào sau đây thể hiện việc tôn trọng sự thật? A. Lấy tiền trong chiếc ví của mẹ đi mua truyện tranh. B. Nhổ cây hoa trồng ở dải phân cách về cho bố mẹ. C. Mang chiếc ví mình nhặt được đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại. D. Vứt chiếc ví nhặt được vào thùng rác. Câu 9.Câu “ Tự lực cánh sinh” nói về đức tính nào của con người? A. Kiên trì              B. Siêng năng               C. Chăm chỉ D. Tự lập Câu 10.Hành động nào khônglà biểu hiện của tự lập? A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình. B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ. C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học. D.Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Câu 11.Sáng nào M cũng đi học muộn vì không tự  giác dậy sớm mà phải chờ  mẹ   gọi dậy. Hành động đó thể hiện điều gì? A. M tự lập.               B. M vô tâm.           C. M ỷ lại.               D.M tự giác. Câu12.Phẩm chất đạo đức nào gắn liền với biểu hiện của yêu thương con  người? A. Vô cảm. B. Khoan dung. C. Ích kỷ  D. Nhỏ nhen. II. PHẦN TỰ LUẬN 
  3. Câu 1. Sự thật là gì? Vì sao phải tôn trọng sự thật? Học sinh cần rèn luyện  cách tôn trọng sự thật như thế nào? Gợi ý: * Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện  thực cuộc sống * Cần tôn trọng sự thật vì: ­ Góp phần bảo vệ cuộc sống,bảo vệ những giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan  sai. ­ Giúp con người tin tưởng; gắn kết với nhau hơn. ­ Làm cho tâm hồn thanh thản và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. * Học sinh cần rèn luyện cách tôn trọng sự thật:Luôn nói thật với người thân,  bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân  ái. Câu 2. a.Tự lập là gì? Biểu hiện của tính tự lập? Vì sao phải tư lập?  b. Học sinh cần rèn luyện tự  lập như  thế nào? Những việc làm thể  hiện tự  lập của em trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày? Gợi ý: a.* Tự ự làm lấy các công việc trong cuộc sống.  lập là t *Biểu hiện: ­ Là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn thử thách. ­Có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. ­ Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. * Ý nghĩa: ­Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. ­Xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
  4. b. Học sinh cần: rèn luyện tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng  ngày. *Những việc làm thể  hiện tự  lập của em trong học tập và trong sinh hoạt   hàng ngày: ­ Tự giác học bài ­ Tự đi xe đạp đến trường ­ Tự dọn dẹp nhà cửa ­ Tự giác nấu cơm giúp đỡ bố mẹ.  Câu 3. Thế nào là tự nhận thức bản thân? Vì sao phải nhận thức đúng bản  thân? Để tự nhận thức đúng bản thân, em cần phải làm gì? Gợi ý: *Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả  năng, hiểu biết, tính tình, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…) *Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp ta:    + Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.    + Biết rõ mong muốn, những khả năng, những khó khăn, thách thức của bản thân  để có thế đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.    + Giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác *   Để tự nhận thức đúng về bản thân, ta cần:     + Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình  huống cụ thể.    + Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.    + So sánh những nhận xét/ đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự  đánh giá của mình.    + Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển  bản thân. Câu 4. Mai và Kiên nhận được kết quả bài kiểm tra môn Toán. Mai rất lo lắng vì  kết quả bài kiểm tra thấp nên đã nói với Kiên: “Kiên ơi , mình lo quá, bài kiểm tra 
  5. điểm thấp thế này thì mẹ mình sẽ rất buồn và thất vọng về mình, mình giấu không   nói cho mẹ biết, bạn thấy sao?”.  Em có đồng ý với việc làm của Mai không? Vì sao?Nếu là Kiên, em sẽ nói  với Mai điều gì trong tình huống dưới đây Trả lời: ­ Em không đồng ý với việc làm của Mai vì: Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật. Vì như thế sẽ làm bạn ỷ  lại học thói quen nói dối. ­ Nếu em là Kiên, em sẽ khuyên Mai nên thật thà nói với mẹ và lần sau sẽ chăm chỉ, cố gắng hơn để đạt kết quả  tốt hơn. Câu 5 .Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi Tùng là một trong những học sinh giỏi lớp 6A. Bạn học tốt nhiều môn và  thường chuẩn bị rất kĩ mỗi khi được giao nhiệm vụ học tập trong nhóm. Tuy  nhiên, Tùng lại ngại nói trước đám đông. Vì mỗi lần thuyết trình, Tùng dễ nói lắp  bắp, tay chân run rẩy dù chuẩn bị bài cẩn thận. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì trong trường hợp dưới đây để hoàn thiện bản  thân mình.  Trả lời: Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách: em sẽ tập luyện thuyết  trình trước gương, thường xuyên tham gia các hoạt động của lớp, của trường để  tiếp xúc với đám đông nhiều hơn và sẽ mạnh dạn phát biểu trong các buổi tham  gia hoạt động. Câu 6 .Bình rất thần tượng ca sĩ nổi tiếng và tìm mọi cách để thay đổi bản thân  cho giống với ca sĩ đó từ sở thích, tính cách, trang phục, đầu tóc đến cử chỉ, điệu  bộ. Thậm chí, Bình còn ghét cả những người mà ca sĩ đó ghét dù Bình chưa một  lần gặp họ. Em có nhận xét gì về hành động, việc làm của Bình trong tình huống này? Trả lời: Nhận xét của em về  việc làm của bạn Bình là: Bình đang quá đam mê vì thần   tượng, không có chính kiến, biến cuộc sống của mình thành cuộc sống của người   khác, vì vậy Bình nên sống thực với bản thân, không nên vì thần tượng mà thay  đổi bản thân.
  6. Em không đồng tình với hành động, việc làm đó của Bình, vì Bình đã không nhận  thức được bản thân mình có đúng như vậy không mà chỉ vì thần tượng. Câu 7. Tình huống:Trong học tập, bạn Nam quen thói không chịu tìm hiểu thấu   đáo bài học, gặp bài làm hơi khó thường lười suy nghĩ, hay hỏi người khác, trong   lớp thường ít phát biểu ý kiến, hay nói theo các bạn khác, hay chép bài làm của các   bạn. a, Em có ý kiến gì về thái độ và cách học tập của bạn Nam ? b, Nếu là bạn của Nam, em sẽ khuyên bạn điều gì? Gợi ý: a. Nhận xét về thái độ và cách học tập của bạn Nam:   + Thái độ học tập của Nam là sai lầm, có nhiều thiếu sót, chưa tự lập. .. + Bạn lười suy nghĩ, thụ  động lười trình bày, lười phát biểu xây dựng bài, ngại  trình bày ý kiến thì rất khó học hành tiến bộ….. b. Nếu là bạn của Nam:Học sinh tự đưa ra lời khuyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2