Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh
lượt xem 3
download
Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh" sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh
- UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Giáo dục công dân KHỐI 8 I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng TT Chủ đề Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Bảo vệ lẻ phải Bảo vệ môi 1 Giáo trường và dục đạo tài nguyên đức thiên nhiên Tổng Tỉ lệ % TN 30% TN 30% 10% 10% 10% 10% 80% 20% 10 Tỉ lệ chung 60% 40% 100% điểm
- II. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Kiến thức trọng tâm (Lý thuyết) ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I- GDCD 8 NĂM HỌC 2023-2024 LƯU Ý: + Đề thi trắc nghiệm (8đ) +tự luận (2đ). + Học sinh nắm chắc nội dung các bài 4, 5 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải - Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải. - Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Nếu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên - Nếu được một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nếu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên. + Làm các bài tập tình huống trong SGk. + Học sinh tự làm đề cương trước. 2. Bài tập thực hành Câu 1: Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và A. làm những điều sai sự thật. B. ủng hộ những điều không đúng. C. bảo vệ những điều đúng đắn. D. từ bỏ những điều đúng đắn. Câu 2: Nội dung nào chưa đúng khi nói về ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? A. Vì sẽ củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, luật pháp, chính nghĩa và lương tri B. Vì giúp mọi người có cách cư xử phù hợp với văn hóa cộng đồng C. Vì làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. D. Vì sẽ có địa vị cao trong xã hội. Câu 3. Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến một em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết. B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó. C. Đèo em bé đó đến gặp công an. D. Đạp thật nhanh về nhà để không bị liên lụy. Câu 4. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải? A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân. B. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng. C. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống. D. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn. Câu 5: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập là gì? A. Nghiêm túc trong kì thi, không gian lận, đạo văn, mở tài liệu trong phòng thi. B. Phê bình gay gắt khuyết điểm của bạn để bạn nhận ra cái sai.
- C. Mặc kệ các việc làm sai trái của các bạn bè. D. Thương bạn nên luôn đứng về phía bạn. Câu 6: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Quay video để đưa lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. D. Chạy đi chỗ khác chơi. Câu 7. Thấy B được bố mẹ cho nhiều tiền tiêu vặt, C bàn với T: sau giờ học sẽ chặn đường để trấn lột tiền của B, sau đó sẽ dùng số tiền ấy để đi chơi điện tử. Nếu là bạn cùng lớp với B, C, T và vô tình biết được ý định của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan gì đến mình. B. Rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng đi xem, cổ vũ C và T. C. Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời xử lí. D. Không cổ vũ C và T nhưng cũng không can ngăn hai bạn. Câu 8. Trong tình huống dưới đây, bạn học sinh nào biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải? Bị nhóm bạn xấu rủ rê, nên bạn Vinh đã sa vào tệ nạn chơi điện tử ăn tiền. Để có tiền nạp vào tài khoản ảo trên mạng, Vinh đã nhiều lần ăn cắp tiền của bố mẹ. Biết chuyện, bạn Kiên đã khuyên Vinh không nên chơi điện tử nữa đồng thời tâm sự, trao đổi và thông báo tình hình cho bố mẹ của Vinh. A. Bạn Kiên. B. Bạn Vinh. C. Cả hai bạn Vinh và Kiên. D. Không có bạn học sinh nào. Câu 9. Bà Vân là chủ một của hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà Vân đã lén lút nhập hoa quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Không những vậy, bà còn thường xuyên ngâm hoa quả trong các loại hóa chất để bảo quản được lâu hơn. Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà Vân, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình. B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà Vân. C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng. D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng. Câu 10. Thái độ và hành động của bạn Mai trong tình huống sau đây đã cho thấy điều gì? Hà và Mai là bạn thân. Dạo gần đây, Hà bỏ bê học tập, có lần còn trốn học đi chơi. Mai biết sự việc nhưng im lặng, coi như không biết gì. Khi bố mẹ Hà hỏi han về tình hình học tập của Hà, bạn Mai đã trả lời: “Bạn Hà rất chăm chỉ, luôn đi học đúng giờ và hoàn thành tốt nhiệm vụ thầy cô giao. Hai bác cứ yên tâm ạ!” A. Bạn Mai có tấm lòng yêu thương, giúp đỡ Hà. B. Bạn Mai chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. C. Bạn Mai là người biết giữ chữ tín và tốt bụng. D. Bạn Mai quan tâm, chia sẻ khó khăn với Hà. Câu 11: Một trong những mục tiêu của chính sách môi trường ở nước ta hiện nay là A. ngăn chặn ô nhiễm môi trường. B. được đáp ứng mọi nhu cầu. C. thành lập quỹ bảo trợ xã hội. D. thống nhất địa điểm cư trú. Câu 12: Nội dung nào sau đây là một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta? A. Sử dụng hợp lý tài nguyên B. Tăng cường nhập khẩu phế liệu.
- C. Chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên. D. Mở rộng mô hình du canh du cư. Câu 13: Hành vi, việc làm nào dưới đây không góp phần bảo vệ môi trường? A. Khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên. B. Nhặt rác thải trên biển. C. Thu gom rác thải thường xuyên trong khu dân cư. D. Tham gia phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” của thành phố. Câu 14: Việc làm nào sau đây của công dân là góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Đào cây cổ thụ trong rừng để làm cảnh. B. Chặt đào rừng để về chơi tết. C. Sử dụng nhiều túi ni lông. D. Hưởng ứng chương trình Giờ trái đất. Câu 15: Hành vi nào bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. A. Vận chuyển, chôn lấp chất thải chưa qua xử lý xuống lòng đất. B. Trồng rừng ở đồi trọc. C. Khai thác khoáng sản theo kế hoạch. D. Phân loại rác thải. Câu 16: Đâu là hành vi vi phạm luật Bảo vệ môi trường? A. Săn bắn động vật hoang dã. B. Sử dụng đất hợp lý, cải tạo đất. C. Đổ rác đúng nơi quy định. D. Khai thác rừng đến tuổi theo kế hoạch. Câu 17: Môi trường bị hủy hoại chủ yếu là do vấn đề gì? A. Sự “tác động quá mức” của con người đối với các thành phần cấu tạo nên môi trường tự nhiên. B. Do nhiều yếu tố tạo thành, cả tự nhiên và nhân tạo. C. Do con người khai thác quá mức nguồn tài nguyên. D. Do con người thờ ơ với với việc bảo vệ môi trường. Câu 18: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: A. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế B. Chất thải thực phẩm; C. Chất thải rắn sinh hoạt khác. D. Cả 3 nguyên tắc trên. Câu 19: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích dưới đây? A. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. B. Cung cấp nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. C. Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. D. Bảo vệ hoà bình cho đất nước. Câu 20: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để A. làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. B. giữ cho môi trường trong lành. C. tăng năng suất lao động. D. ổn định cuộc sống người dân. Câu 21: Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Thấy người khác vứt rác ra đường nhưng làm ngơ, coi như không biết. B. Tham gia các phong trào bảo vệ môi trường do nhà trường và địa phương tổ chức. C. Dọn vệ sinh trường, lớp qua loa cho xong. D. Không tố cáo hành vi đốt rừng, vì sợ bị trả thù. Câu 22: Hành vi, việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- A. Chăm sóc, tưới cây trong khuôn viên trường. B. Phê bình, nhắc nhở người vứt rác không đúng nơi quy định. C. Thường viện lí do để không tham gia dọn vệ sinh trường lớp. D. Sử dụng túi đựng là vật liệu từ thiên nhiên. Câu 23: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Hạn chế rác thải nhựa. B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất. C. Xây dựng thiết chế văn hóa. D. Đảo mật thông tin nội bộ Câu 24: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường? A. Sử dụng nhiên liệu tái tạo. B. Kế hoạch phản biện xã hội. C. Hưởng trợ cấp thất nghiệp. D. Xả thải chưa qua xử lý.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn