intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Hóa học lớp 11 trong học kì 1, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo, ôn thi sao cho hiệu quả nhất. Việc sử dụng đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Hóa sẽ giúp các em tiết kiệm đáng kể thời gian soạn thảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

  1. Tài liệu ôn tập học kì 1­Môn Hóa học 11­ Năm học 2019­2020 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 11 – Năm học : 2019­2020 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG  1. Sự điện li  ­ Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.  ­ Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.  ­ Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.  ­ Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A­rê­ni­ut, axit một nấc, axit nhiều nấc,  muối trung hòa, muối axit.  ­ Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit  theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.  ­ Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.  ­ Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.  ­ Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. Tính pH của  dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.  ­ Chất chỉ thị axit ­ bazơ: quỳ tím, phenolphtalein. Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử  dụng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.  ­ Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.  ­ Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều  kiện: tạo thành chất kết tủa, chất điện li yếu hoặc chất khí.  ­ Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn, tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng,  tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.  2. Nhóm nitơ  * Đơn chất của N và P: ­ Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái,  màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên, điều chế trong phòng thí nghiệm và  trong công nghiệp,tính chất hóa học. ­ Phân tử nitơ bền do có liên kết ba, khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao., ­Tính oxi hóa (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra còn có tính khử (tác dụng với oxi và một  số phi kim khác). Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học.  ­ Tính thể tích khí nitơ trong phản ứng hóa học, tính phần trăm thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.  * Hợp chất của N và P: ­ NH3 (Amoniac): Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách  điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.  +Tính chất hóa học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử  (tác dụng với oxi, clo), viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn, phân biệt được amoniac với  một số khí đã biết bằng phương pháp hóa học, tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu  chuẩn theo hiệu suất phản ứng.  ­ Muối amoni: Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).  +Tính chất hóa học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân), ứng dụng, viết được các  PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh họa cho tính chất hóa học, phân biệt được muối amoni với một số  muối khác bằng phương pháp hóa học, tính phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.  ­ HNO3: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng,  cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).  +HNO3 là axit mạnh và là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp  chất vô cơ và hữu cơ. Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hóa học của HNO3.  +Tính phần trăm khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.  ­ H3PO4: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4  trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.  Trang 1
  2. Tài liệu ôn tập học kì 1­Môn Hóa học 11­ Năm học 2019­2020 ­ Muối photphat: Tính chất (tính tan, tác dụng với axit, với dung dịch muối khác), ứng dụng.  + Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hóa học.  +Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, phần trăm muối photphat trong hỗn hợp.  ­ Khái niệm phân bón hóa học và phân loại, tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi  lượng, sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hóa học.  ­ Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng.  3. Nhóm cacbon * Đơn chất của C và Si:  ­ Vị trí trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình, tính  chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng, điều chế, tính chất hóa học (tính oxi hóa  và tính khử .  * Oxit của C và Si (CO, CO2, SiO2)  ­ Tính chất vật lí, diều chế, tính chất hóa học (CO là oxit trung tính, tính khử.  CO2 là oxit axit, SiO2 là  oxit axit chỉ tác dụng với kiềm đặc nóng)  ­ Chú ý: CO2 phản ứng với NaOH, Ca(OH)2. * Axit  của C và Si (H2CO3, H2SiO3)  ­ Tính chất: H2CO3 là axit yếu, kếm bền. H2SiO3 là axit yếu 
  3. Tài liệu ôn tập học kì 1­Môn Hóa học 11­ Năm học 2019­2020 Câu 10: Dung dịch H2SO4 0,10M có :  A. pH = 1                B. pH  1                   D. [H+] > 2,0M Câu 11: Dung dịch CH3COOH 0,1M có A. pH > 1B. pH 
  4. Tài liệu ôn tập học kì 1­Môn Hóa học 11­ Năm học 2019­2020 Câu 5. NH3  có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các đk coi như có đủ ):       A. HCl ,O2 , Cl2 , CuO ,dd AlCl3.                   B. H2SO4 , PbO, FeO ,NaOH .       C. HCl , KOH , FeCl3 , Cl2 .                 D. KOH , HNO3 , CuO , CuCl2 . Câu 6. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?      A. NH4Cl    t 0     NH3 + HCl                 B. NH4HCO3       t 0       NH3 + H20 + CO2         C. NH4NO3   t 0    NH3 + HNO3            D. NH4NO2  t 0       N2    + 2 H2O Câu 7. Dẫn khí NH3 đến dư vào 200 ml dd hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 1M và FeCl3 2M, thu được m gam kết  tủa. Giá trị của m là:  A. 7,4g              B. 74g                 C. 58,4g                    D. 54,8g Câu 8.  Trong các kết luận sau: a) Giấy quỳ ẩm chuyển sang màu xanh khi cho vào bình đựng khí amoniac. b) Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd MgSO4 và lắc đều thấy có kết tủa trắng tạo thành. c) Cho NH3 dư lần lượt vào 4 dd muối: CuCl2 , FeCl3 , MgCl2 , AlCl3 thì thu được 3 chất kêt tủa. d) Muối NH4HCO3  được ứng dụng làm bột nở trong thực phẩm. e) Chất NaOH rắn hoặc bột CuO có thể làm khô được khí NH3. g) Amoniac được sử dụng chủ yếu để sản xuất HNO3 và phân đạm. Số kết luận đúng là: A. 6.                         B. 5.                          C. 4.                           D. 3. Câu 9: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng: M + HNO3     M(NO3)2  + NO2  + H2O      là A. 10 B. 14 C. 20  D. 15  Câu 10: HNO3 tác dụng với nhóm chất nào sau đây không tạo ra chất khí? A. CaCO3, Cu(OH)2 , Fe2O3,                           B. CuO, NaOH, Al2O3. C. Fe(OH)3, Na2CO3, Al.                                 D. KOH, FeS, C. Câu 11: Tại sao khi điều chế HNO3 phải dùng muối NaNO3 rắn và H2SO4 đậm đặc mà không dùng axit  thông thường và dung dịch muối? A. Để hạn chế lượng nước có mặt trong phản ứng.            B. H2SO4 đậm đặc hút nước mạnh. C. NaNO3 dễ tan.                                                     D. HNO3 có tính oxi hóa mạnh. Câu 12: Dãy muối nào sau đây khi nhiệt phân sinh ra oxit kim loại: A.Al(NO3)3, Hg(NO3)2, LiNO3                                     B. Zn(NO3)2 , Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 C.NaNO3, NH4 NO3 , Mg(NO3)2                                   D. Cr(NO3)2, RbNO3 , Ba(NO3)2  Câu 13.  Trong các kết luận sau: a) Axit HNO3 là chất lỏng, kém bền dễ bị phân hủy giải phóng khí NO2. b) Phần lớn axit HNO3 được sản xuất để điều chế phân đạm. c) Đun dung dịch NaNO3 (hoặc dd KNO3) với H2SO4 đặc thì điều chế được HNO3. d) Trong công nghiệp nguyên liệu chính để sản xuất HNO3 là NH3 và không khí. e) Muối nitrat chính là phân đạm nitrat. g) Axit HNO3 tan rất ít trong nước. Số kết luận đúng là: A. 6.                         B. 5.                          C. 4.                           D. 3. Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 1,62g Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít N2O duy nhất ở đktc.  Giá trị của V là:            A. 1,26.                       B. 2,24.                                    C. 8,96.                       D. 0,504. Câu 15: Hoà tan hoàn toàn m gam  Mg vào dd HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít N2 duy nhất ở đktc. Giá  trị của m là:  A. 7,2.                     B. 4,8.                                  C. 9,6.                     D. 6,0. Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dd HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và  N2O có tỉ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là:      A. 6,72.                B. 2,24.                  C. 8,96.                   D. 11,20. Câu 17: Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dd HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ  khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là: A. 8,32.             B. 3,90.                C. 4,16.                D. 6,40 Câu 18: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí  gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch. A. 10,08 gam. B. 6,59 gam.           C. 5,69 gam.           D. 5,96 gam. Trang 4
  5. Tài liệu ôn tập học kì 1­Môn Hóa học 11­ Năm học 2019­2020 Câu 19: Hòa tan 6g hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng HNO3 đặc nóng thóat ra 5,6 lít khí NO2 đktc. % khối  lượng Cu trong hỗn hợp là: A. 53,34% B. 46,66% C. 70% D.  90% Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 0,9 gam kim loại M bằng dd HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O duy nhất ở đktc.  Kim loại M là: A.Fe.                                    B. Al.                              C. Cu.                            D. Mg. Câu 21: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử  duy nhất, ở đktc). Khí X là A. N2O. B. N2. C. NO2. D. NO. Câu 22: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam muối Cu(NO3)2. Thể tích khí thu được ở đktc là. A. 2,24 lit                  B. 0,56 lit                  C. 2,8 lit                  D. 8,96 lit Câu 23. Công thức hóa học của magie photphua là: A. Mg2P2  B. Mg3P2  C. Mg5P2  D. Mg3(PO4)2 Câu 24.  P  thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với :       A. KClO3                       B. O2                     C. HNO3                       D. Mg. Câu 25.  Trong các kết luận sau: a) Photpho trắng là chất rắn trong suốt, mềm, độc và gây bỏng. b) Photpho đỏ là chất bột màu đỏ, bền, bốc cháy trên 2500C. c) Photpho trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối. d) Photpho được dùng để sản xuất H3PO4, diêm, bom, đạn. e) Trong tự nhiên photpho chủ yếu tồn tại ở dạng tự do. g) Nung hỗn hợp gồm Ca3(PO4)2, cát, than thì thu được photpho trắng. Số kết luận đúng là: A. 6.                         B. 5.                          C. 4.                           D. 3. Câu 26.  Axit Photphoric đều phản ứng được với các chất trong nhóm nào sau đây? A. Ca, Na2CO3, CaO, KOH B. Cu, AgNO3, CaO, KOH C. Ag, AgCl, MgO, NaOH D. Cu, AgNO3, CaO, KOH Câu 27. Hóa chất nào sau đây để điều chế H3PO4 trong công nghiệp: A.Ca3(PO4)2 và H2SO4(l)                              B. Ca2HPO4 và H2SO4(đđ)   C. P2O5 và H2SO4đ                              D. H2SO4(đặc) và Ca3(PO4)2 Câu 28. Cho các kết luận sau: a) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng P2O5. b) Phân ure (NH4)2CO có hàm lượng nitơ cao nhất. c) Phân đạm: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 gọi chung là đạm một lá.  d) Phân lân supephotphat đơn có thành phần hóa học là Ca(H2PO4)2 và CaSO4. e) Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố K dưới dạng K+.  g) Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố P dưới dạng PO43­. Số kết luận đúng là: A. 6.                         B. 5.                          C. 4.                           D. 3. Câu 29. Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat, có thể  dùng thuốc thử  nào sau đây  để nhận biết các phân đạm trên        A. dd NaOH B. ddNH3        C. dd Ba(OH)2 D. dd BaCl2 Câu 30.  Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2 g H3PO4. Sau khi  phản  ứng  xảy ra hoàn toàn, đem cô  cạn dung dịch đến khô. Hỏi muối nào được tạo thành khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu. A. Na3PO4  và 50 g.      B. Na3HPO4  và 15 g. C. NaH2PO4  và 19,2 g; Na2HPO4 và 14,2g D. Na2HPO4  và 14,2g; Na3PO4  và  49,2g CHƯƠNG C­Si: Câu 1. Cho các chất sau: O2, CO2, HNO3, HCl, Fe2O3, Ca, H2, CaO, SiO2, Al. C tác dụng được với bao  nhiêu chất?  A. 10.                       B. 9.                 C. 8.                      D. 7. Câu 2. Cho H2O tác dụng với oxit axit nào sau đây sẽ không tạo thành axit tương ứng? A. cacbon đioxit.          B. lưu huỳnh đioxit.            C. silic ddioxxit.            D. đinitơ pentaoxit. Trang 5
  6. Tài liệu ôn tập học kì 1­Môn Hóa học 11­ Năm học 2019­2020 Câu 3.  Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản  ứng xảy ra hoàn  toàn thu được chất rắn là A. Al2O3, Cu, MgO, Fe.                                                B. Al, Fe, Cu, Mg. C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.                                                   D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO. Câu 4.  Trong các kết luận sau: a) Kim cương và than chì, than gỗ, than muội là các dạng thù hình của cacbon. b)Kim cương là tinh thể trong suốt, không màu, rất cứng, dùng làm đồ trang sức. c) Than chì là tinh thể màu xám đen, mềm, dễ tách lớp, dùng làm điện cực, bút chì.. d) Trong tự nhiên cacbon không những tồn tại ở dạng tự do mà còn có trong các khoáng vật. e) Muối cacbua của kim loại kém bền, dễ bị thủy phân tạo thành CH4. g) Trong hợp chất số oxi hóa của cacbon là ­4, 0, +2, +4. Số kết luận đúng là: A. 6.                         B. 5.                          C. 4.                           D. 3. Câu 5. Thành phần chính của khí than ướt là A. CO, CO2, H2, N2.       B. CH4, CO, CO2, N2.     C. CO, CO2, H2, NO2.     D. CO, CO2, NH3, N2. Câu 6.  Khí CO không khử được oxit nào dưới đây  A­ CuO                               B­ CaO                                  C­ PbO                            D­ ZnO Câu 7.  Để phòng độc với khí CO, có thể dùng mặt nạ với chất hấp phụ: A: Than hoạt tính                 B: CuO.                        C: CaO                      D: P2O5 Câu 8. Phản ứng nào sau đây viết sai? t0 t0    A­  CaCO3 CaO + CO2                                            B­  MgCO3 MgO + CO2 0 0    C­  2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H 2O                      D­  Na2CO3 t Na2O + CO2 t Câu 9.  Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng một dd:    A­  NaHCO3vᄉBaCl 2      B­  Na2CO3vᄉBaCl 2       C­  NaHCO3vᄉNaCl         D­  NaHCO3vᄉCaCl 2 Câu 10.  Trong các phản ứng hoá học sau đây,phản ứng nào sai?  A­  SiO2 + 4HF SiF4 + 2H 2O                                     B­  SiO2 + 4HCl SiCl 4 + 2H 2O t0 0  C­  SiO2 + 2C Si + 2CO                                        D­  SiO2 + 2Mg t Si + 2MgO Câu 11.  Thổi một luồng khí CO qua  ống sứ  đựng m(g) hổn hợp gồm CuO,Fe2O3,FeO,Al2O3,nung nóng  khí thoát ra thu được sục vào nước vôi trong dư thì có 15g kết tủa tạo thành.Sau phản ứng chất rắn trong  ống sứ có khối lượng là 215g. m có giá trị là  A. 217,4g                            B. 217,2g                           C. 230g                           D. Không xác định Câu 12.  Cho 7g hổn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị 1, tác dụng với dd HCl thấy thoát ra V lít   khí (đkc).Dung dịch cô cạn thu được 9,2g muối khan.Giá trị của V là    A. 4,48 lít                     B. 3,48 lít                          C. 4,84 lít                          D. Kết quả khác Câu 13.  Cho 1,84g hổn hợp 2 muối gồm XCO3 và YCO3 tác dụng hết với dd HCl thu được 0,672 lít CO2  (đkc) và dd X.Khối lượng muối trong dd X là  A. 1,17g                       B. 2,17g                             C. 3,17g                           D. 2,71g Câu 14. Cho các chất: F2, O2, NaOH, Mg, Cl2, S, HCl, NaCl. Si phản ứng với bao nhiêu chất trong số các   chất trên (điều kiện phản ứng có đủ)?    A. 7.                                     B.  6.                    C. 5.                              D, 4.  Câu 15. SiO2 tác dụng được với axit nào sau đây? A. HCl                            B. HNO3                       C. HF. D. H2CO3. Câu 16. Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp? o A. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO. B. SiO2 + 2C  t  Si + 2CO. o C. SiCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Si. D. SiH4  t  Si + 2H2. Câu 17.  Silic tác dụng với NaOH đặc giải phóng 13,44 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Si đã phản ứng là A. 2,4 gam. B. 1,44 gam. C. 7,2 gam. D. 8,4 gam. Câu 18.  Sơ đồ chuyển hóa: CO2   CaCO3   Ca(HCO3)2 rắn X. Chất X có thể là: o t Trang 6
  7. Tài liệu ôn tập học kì 1­Môn Hóa học 11­ Năm học 2019­2020 A. CaCO3               B. CaO                  C. CaC2                  D. Ca(OH)2 Câu 19.  Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe2O3, Fe3O4 , FeO bằng khí CO dư thu được 4,48 lít khí CO2 ở  đktc. Dẫn khí CO2 này vào dd nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :    A. 2                              B. 20                                C. 3                              D. 30 Câu 20.  Trong các kết luận sau: a) CO2 là chất khí không màu, tan ít trong nước,gây nên hiệu ứng nhà kính. b) CO không cháy, không duy trì sự cháy và sự sống. c) Tất cả các muối Na2CO3, NaHCO3, MgCO3, Ca(HCO3)2 đều tan. d) Silic tác dụng với flo ở điều kiện thường còn với phi kim khác thì cần nhiệt độ. e) C và Si khi bị đốt cháy đều tạo ra hợp chất khí. g) Axit silixic là axit yếu, yếu hơn axit cacbonic. Số kết luận đúng là: A. 6.                         B. 5.                          C. 4.                           D. 3. CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ. Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P... B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P. Câu 2: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion. 5. dễ bay hơi, khó cháy. 6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh. Nhóm các ý đúng là: A . 4, 5, 6.                          B. 1, 2, 3.                    C. 1, 3, 5.                   D. 2, 4, 6. Câu 3: Cấu tạo hoá học là A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 4: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là: A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định. Câu 5: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (­CH2­) được gọi là hiện tượng A. đồng phân.                B. đồng vị.                   C. đồng đẳng.                  D. đồng khối. Câu 6: Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau: A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức. B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon. C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon. D. Tất cả đều đúng. Câu 7: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi  H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau : A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.    B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H,  N. Trang 7
  8. Tài liệu ôn tập học kì 1­Môn Hóa học 11­ Năm học 2019­2020 C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.      D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O. Câu 8: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. CH2Cl2, CH2Br­CH2Br, NaCl, CH3Cl, CH3CH2Br.  B. CH2Cl2, CH2Br­CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. CH2Br­CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3. D. HgCl2, CH2Br­CH2Br,CH2 =CHBr, CH3CH2Br. Câu 9: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là: A. Y, T.                  B. X, Z, T.                 C. X, Z.           D. Y, Z. Câu 10: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ? A. C2H5OH, CH3OCH3.                                 B. CH3OCH3, CH3CHO.  C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.                        D. C4H10, C6H6. Câu 11 : Đốt cháy hoàn toàn a g chất X cần dùng 0,15 mol oxi , thu được 2,24 lít CO2 (đkc) và 2,7g H2O .  Định CTPT X A. C2H6O.                    B. C2H2O2.                     C. C2H4O2.                       D. C3H6O. Câu 12 : Đốt cháy hoàn toàn 0,45g chất hữu cơ  X rồi cho toàn bộ  sản phẩm qua bình đựng nước vôi   trong dư  thì có112 cm3 N2 (đkc) thoát ra khỏi bình, khối lượng bình tăng 1,51g và có 2g kết tủa trắng.   Công thức phân tử của X là A. C4H14N2                        B. C2H7N                   C. C2H5N         D. Không xác định được. Câu 13 : Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22g CO 2 và 0,09g H2O. Khi xác  định clo trong lượng chất đó bằng dd AgNO3, người ta thu được 1,435g AgCl. Xác định CTPT của hợp  chất hữu cơ nói trên biết tỉ khối hơi của nó so với hidro bằng 42,5. A. CH2Cl2            B. C2H4Cl2 C. C3H6Cl2 D. CH3Cl. Câu 14 : Đốt cháy hoàn toàn 13,0g một hợp chất hữu cơ X thu được 26,4g CO 2 và 16,2 g H2O. Biết tỉ  khối của X so với H2 là 23. Công thức phân tử của X là  A. C2H6O.                    B. C2H2O2.                     C. C2H4O2.                       D. C3H6O. Câu 15 : Đốt cháy hoàn toàn 4,3gam một chất hữu cơ đơn chức X chứa C, H, O rồi dẫn sản phẩm cháy   qua bình 1 chứa P2O5 dư và bình 2 chứa NaOH dư. Sau thí nghiệm bình 1 tăng 2,7g; bình 2 thu được 21,2g  muối. Công thức phân tử của X là A. C2H3O.                   B. C4H6O.                                C. C3H6O2.                  D. C4H6O2. C . BÀI TẬP TỰ LUẬN.  Câu 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mủi tên là một phương trình)   a) (NH4)2SO4  1  NH3  2  NO  3  NO2  4  HNO3  5  Cu(NO3)2  6  NO2 b) Ca3(PO4)2   1  P   2 P2O5   3 H3PO4   4 Na3PO4 5  Ag3PO4  6  H3PO4. c) NaHCO3   1  Na2CO3  2  CaCO3 3  CO2 4  Ca(HCO3)2 5  Na2CO3 6  CO2. d. Si 1 SiO2 2 Na2SiO3 3 H2SiO3 4 SiO2 5  SiF4 Câu 2: Viết phương trính hóa học chứng minh các tính chất sau (mỗi tính chất 2 phương trình) a) Tính khử của N2, P, NH3, C, Si, CO.   b) Tính oxi hóa của N2, P, C, Si, HNO3.  c) Tính axit của HNO3, H3PO4.  d) Tính oxit axit của CO2. e) Tính axit của H2CO3 yếu hơn HCl và H2SiO3 yếu hơn H2CO3. g) Sự tạo thạch nhũ trong hang động và sự xâm thực của nước mưa. Câu 3:  Nêu hiện tượng, viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra khi cho các  cặp chất sau tác dụng với nhau : a. Dung dịch NH4Cl + dung dịch NaOH,          b.  Dung dịch Cu(NO3)2 + dung dịch NaOH c.  Dung dịch BaCl2 + dung dịch (NH4)2SO4,    d.  Dung dịch NH3 + Al(NO3)3 e.  Dung dịch Na3PO4 + dung dịch AgNO3,       g.  Dung dịch HCl + CaCO3 rắn Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 1,26g hỗn hợp gồm Mg và Al trong dd HNO3 loãng thu được 0,896 lít khí NO  duy nhất (ở đktc) và dd muối X.  a) Tính khối lượng và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? Trang 8
  9. Tài liệu ôn tập học kì 1­Môn Hóa học 11­ Năm học 2019­2020 b) Cho dd muối X trên tác dụng với dd NH3 dư thu được m gam kết tủa. Tìm giá trị của m gam ? Câu 5:  Hòa tan hoàn toàn 9,0 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong dd HNO3 loãng thu được 2,016 lít khí N2  duy nhất (ở đktc) và dd muối X.  a) Tính khối lượng và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? b) Cô cạn dd muối X rồi nung đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp rắn. Tìm giá trị của  m ?  Câu 6:  Cho 72g dd NaOH 10% tác dụng với 50ml dd axit H 3PO4 19,6%, D= 1,5 g/ml . Sau phản  ứng   trong dung dịch có các muối nào và khối lượng bao nhiêu sau khi cô cạn dung dịch?             Câu 7:  Cho hấp thụ hoàn toàn  1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch  NaOH 0,75M.    a. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.     b. Tính CM các muối trong dung dịch . ( Thể tích thay đổi không đáng kể) Câu 8:  Cho hấp thụ hoàn toàn  1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch  NaOH 1M.    a. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.     b. Tính CM các muối trong dung dịch . ( Thể tích thay đổi không đáng kể) Câu 9:  Cho 45g CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ  trong   một bình có chứa 500 ml dd NaOH 1,5M tạo thành dd X    a. Tính khối lượng muối có trong dd X    b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M cần thiết để tác dụng với các chất có trong dd X tạo ra muối trung   hoà. Câu 10:  Để  điều chế  5 tấn HNO3 nồng độ  60% cần dùng bao nhiêu tấn  NH3  ? Biết rằng sự  hao hụt  NH3 trong quá trình sản xuất là 3,8%. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­     Trang 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2