intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì kiểm tra học kì 1 sắp tới, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tải về "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh" dưới đây để tham khảo, hệ thống kiến thức đã học. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

  1. Tổ Hóa Sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I HÓA 10 I.T Ự  LU Ậ N Câu  1. Xác định điện tích hạt nhân, số p, số n, số e, số khối và tính khối lượng nguyên tử  tuyệt đối theo đơn vị amu của các nguyên tố có kí hiệu nguyên tử sau:  Câu  2. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố sau, biết: a. Carbon có điện tích hạt nhân là +6, số khối gấp đôi số proton. b. Fluorine có số hiệu nguyên tử bằng 9 và 10 neutron c. Neon có số khối là 20, số proton bằng số neutron. d. Cupper có số proton là 29, số khối là 64 Câu 3. X là nguyên tố  hóa học có trong thành phần của chất, có tác dụng oxi hóa và sát   khuẩn cực mạnh, thường được sử  dụng với mục đích khử  trùng và tẩy trắng trong  lĩnh vực thủy sản, dệt nhuộm, xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Nguyên tử X  có tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không   mang điện là 16 hạt. Xác định thành phần cấu tạo của nguyên tử X? Câu 4. Oxide của kim loại M (M2O) được  ứng dụng rất nhiều trong ngành hóa chất như  sản xuất xi măng, sản xuất phân bón, …Trong sản xuất phân bón, chúng ta thường  thấy M2O có màu trắng, tan nhiều trong nước và là thành phần không thể thiếu cho   mọi loại cây trồng.Tổng số  hạt cơ bản trong phân tử  M2O là 140, trong phân tử  có  tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 44. Tìm CTPT của   M2O? Biết O có số hạt proton bằng số hạt neutron và bằng 8. Câu 5. Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên  tố  X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ  gia dụng. Nguyên tử  của   nguyên tố  X có tổng số  hạt là 40. Tổng số  hạt mang điện nhiều hơn tổng số  hạt   không mang điện là 12. a/ Tính số mỗi loại hạt trong nguyên tử X? b/ Tính số khối của nguyên tử X? Câu 6: Phổ  khối lượng của Zirconium được biểu diễn như  hình sau đây (điện tích z của  các ion đồng vị zirconium đều bằng 1+).  Số lượng đồng vị bền và nguyên tử khối trung bình của zirconium là bao nhiêu ? Câu 7. B trong tự nhiên có hai đồng vị bền:  và . Mỗi khi có 760 nguyên tử thì có bao nhiêu   nguyên tử đồng vị ? Biết  Câu   8:  Nguyên tố  Cu có hai đồng vị  bền là   và   . Nguyên tử  khối trung bình của Cu là  63,54. Tính tỉ lệ % của mỗi đồng vị Cu? Trang 1
  2. Tổ Hóa Sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Câu  9. Bromine có hai đồng vị bền trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5%, biết . Tính số khối  đồng vị còn lại? Câu 10: Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử trong các trường hợp sau: a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4 . b) Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 11.  c) Nguyên tử  của nguyên tố  Z có tổng số  electron  ở  các phân lớp s là 6 và có 5  electron ở lớp ngoài cùng. Câu 11: Từ các nguyên tử có thể tạo ra các ion bằng cách thêm hoặc bớt electron từ nguyên   tử đó. a. oxygen là nguyên tố  chiếm tỉ lệ phần trăm khối lượng cao nhất trong cơ thể con người  (65%). Hãy viết cấu hình electron của O và O2­ (Z = 8). Cho biết để  hình thành ion  O2­  , nguyên tử  O sẽ  nhận thêm electron vào orbital nào? Xác định số  electron độc  thân trong nguyên tử và ion này? b. Nhôm (aluminium) được sử  dụng phổ  biến trong đời sống (chế  tạo dụng cụ  nhà bếp,   cửa, …) cũng như  trong công nghiệp (chế  tạo một số  bộ  phận của mãy bay). Hãy   biểu diễn cấu hình electron của Al và ion Al3+ (Z =13) dưới dạng orbital. Cho biết để  tạo thành ion Al3+  , nguyên tử  Al sẽ  mất đi electron từ  orbital nào? Xác định số  electron độc thân trong nguyên tử và ion này? Câu 12. Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron: [Ar] 4s2. Nguyên tố này là một  trong những nguyên tố thiết yếu cho cơ thể, được bổ  sung trong các sản phẩm sữa.  Hãy xác định các thông tin về nguyên tố: a. Vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn b. Cấu tạo: ­ số lớp electron: ­ số electron lớp ngoài cùng ­ thuộc khối nguyên tố nào (s, p, d, f)? c. Tính chất: ­ Hóa trị cao nhất với oxigen? ­ Công thức oxide cao nhất là gì? (là oxide acid / base hay lưỡng tính?) ­ Công thức hidroxide là gì? (là acid / base hay lưỡng tính)? Câu 13: Anion X­ và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Hãy xác  định vị trí của các nguyên tố X, Y trong bảng tuần hoàn. Câu 14. Hai nguyên tố  X và Y  ở  hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn.  Ở  trạng thái   đơn chất, X và Y không phản  ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y  bằng 23. a) Xác định X, Y b) Viết công thức các hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X,  Y và nêu tính acid – base của chúng. Câu 15. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau C , Mg , Ca , Ar , Cu,   24Cr Cho biết nguyến tố nào là kim loại , nguyên tố  nào là phi kim, nguyên tố  nào là khí  hiếm?  Câu 16: Hãy viết cấu hình electron dưới dạng ô orbital của các nguyên tử  8O và 4Be. Hãy  cho biết số  electron độc thân của mỗi nguyên tử  bằng cách biểu diễn dưới dạng   orbital nguyên tử. Trang 2
  3. Tổ Hóa Sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Câu 17: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 13, 19 a) Xác định vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần. c) Gán các giá trị độ âm điện (0,82; 1,31 và 0,93) cho X, Y, Z. d) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại giảm dần. Câu 18: Cho các nguyên tố sau: F (Z = 9), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Hãy sắp xếp các nguyên   tố trên theo chiều giảm dần độ âm điện? Câu 19. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO2. Hợp chất khí của nó với hiđro có  thành phần khối lượng của R là 75 %. Tìm oxit trên? Câu 20: Nguyên tử  của nguyên tố  X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2np4. Trong  hợp chất hydride (hợp chất của X với hydrogen), nguyên tố  X chiếm 94,12% khối   lượng. a) Xác định phần trăm khối lượng của X trong oxide cao nhất. b) Viết công thức oxide  ứng với hóa trị  cao nhất của X, hydroxide tương  ứng và nêu tính   chất acid – base của chúng. Câu 21: Viết công thức Lewis, công thức cấu tạo của các phân tử amoniac NH3, CO2, N2 Câu 22: Giải thích vì sao N2 lại là một khí trơ ở nhiệt độ thường? Câu 23: Trình bày sự  hình thành liên kết ion trong  phân tử  MgO khi magnesium tác dụng  với oxygen? Câu 24: Hydrogen sulfide (H2S) và phosphine (PH3) đều là những chất có mùi khó ngửi và  rất độc. Trình bày sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử các chất trên? Câu 25: Trình bày sự tạo thành liên kết cho – nhận trong phân tử CO? Câu 26: Cho biết số liên kết σ và liên kết π trong các phân tử C2H2, Cl2, O2, N2? Câu 27: Năng lượng liên kết của các hydrogen halide được liệt kê trong bảng hydrogen halide HF HCl HBr HI Năng lượng  565 427 363 295 liên kết Sắp xếp theo chiều giảm dần độ bền liên kết trong các phân tử HF, HCl, HBr và HI? Câu 28: Biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử ammonia và nước để giải thích khả  năng tan tốt của ammonia trong nước? Câu 29:  Vì sao nên tránh  ướp lạnh các lon bia, nước giải khát,… trong ngăn đá của tủ  lạnh? Câu 30: Xác định số  oxi hóa của N trong các hợp chất và ion sau: N2, HNO3, NO, NO2, ,  NH3, NaNO3? II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Sự hình thành và phát triển của động thực vật. B. Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất. C. Quá trình phát triển của loài người. D. Tốc độ ánh sáng trong chân không. Câu 2: Trong các hành động sau, hành động nào xảy ra sự biến đổi về chất? A. Đốt củi cháy thành than B. Đun sôi nước. C. Đập nhỏ nước đá. D. Khuấy tan đường trong nước. Trang 3
  4. Tổ Hóa Sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Câu 3: Vai trò nào thuộc vai trò của hóa học đối với đời sống và sản xuất? A. Dự báo sự biến đổi của thời tiết và khí hậu. B. Nghiên cứu sự chuyển động của vật chất. C. Lai tạo các giống cây lương thực có sản lượng cao. D. Nghiên cứu và sản xuất ra dược phẩm. Câu 4: Trong các quá trình sau, đâu là quá trình biền đổi vật lí? A. khung cửa sắt để lâu ngày bị rỉ B. Nghiền nhỏ đá vôi. C. Lên men cơm thành cơm rượu. D. Đốt cháy bọc nilong. Câu 5. Điện tích của hạt nhân do loại hạt nào quyết định? A. Hạt proton. B. Hạt electron. C. Hạt neutron. D. Hạt proton và neutron. Câu 6: Đặc điểm của electron là A. mang điện tích dương và có khối lượng khoảng 1 amu. B. mang điện tích âm và có khối lượng gần bằng 0. C. không mang điện và có khối lượng khoảng 1 amu. D. mang điện tích âm và không có khối lượng. Câu7: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là  ,  ,  . Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14 B. Đây là 3 đồng vị. C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton. Câu 8. Nước cất (H2O) là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế  bằng cách chưng  cất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế  thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương,...   Tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử H2O. (Biết trong  phân tử  này, nguyên tử  H chỉ  được tạo nên từ  1 proton và 1 electron,  nguyên tử O có 8 proton và 8 neutron) A.21. B.25 C.26.                 D.28. Câu  9: Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử nguyên tố X là 24. Nguyên tố X là: A. Li (Z=3) B. Be (Z=4) C. O(Z = 8) D. Ne (Z=10) Câu 10: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt proton  ít hơn số hạt neutron là 1 hạt. Kí hiệu của A là A.  B.  C.  D.  Câu  11: Dãy gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là: A.  B.  C. D.  Câu 12: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có A. cùng số proton, cùng số electron B.  cùng số  proton, cùng số  hiệu nguyên  tử C. cùng số proton, khác số neutron. D. cùng số neutron, khác số proton. Câu 13: Orbital nguyên tử là A. đám mây có electron có dạng hình cầu. B. đám mây có electron có dạng số tám nổi. Trang 4
  5. Tổ Hóa Sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh C.  khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron   khoảng 90%. D.  quỹ  đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng  lượng xác định. Câu 14: Cách biểu diễn electron trong AO nào sau đây tuân theo nguyên lí Pauli? A. B.  C. D.  Câu 15: Cấu hình electron thu gọn của Al (Z =13) là A.  2 1 B. [Ne]3s23p1 C. [Ne]3s23p3 D.  2 3 [Ar]3s 3p [Ar]3s 3p Câu 16.Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. C. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. D. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. Câu 17: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính base biết số  hiệu nguyên tử  của Na =11, Mg =12, Al =13, Si =14? A. Al(OH)3; NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4 B. NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4; Al(OH)3. C. NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3; Si(OH)4. D. Si(OH)4; NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3. Câu 18: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid biết số hiệu nguyên tử  P   =15, S =16, Cl =17 ? A. H3PO4; H2SO4; HClO4. B. H2SO4; HClO4; H3PO4. C. H3PO4; HClO4; H2SO4. D. HClO4; H3PO4; H2SO4. Câu 19: Chu kì là dãy các nguyên tố  được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần,  nguyên tử của chúng có cùng A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. Số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 20: Bốn nguyên tố  X, Y, Z, T cùng thuộc một nhóm A trong bảng tuần hoàn, có số  hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 11,19, 37. Các nguyên tố này được sắp xếp theo chiều tính kim  loại tăng dần theo dãy nào sau đây? A. T, Z, Y, X B. X, Y, Z, T C. Y, T, Z, X D. X, T, Z, Y Câu 21: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần A. khối lượng nguyên tử B. bán kính nguyên tử C. số hiệu nguyên tử D. Độ âm điện của nguyên tử Câu 22: Nguyên tố  Na có số  hiệu nguyên tử  là 11. Phát biểu nào sau đây về  Na là không  đúng? A. Số electron ở lớp vỏ nguyên tử 11 B. nguyên tố Na ở chu kì 3, nhóm IA C. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là NaO D. Nguyên tố Na là một kim loại Câu 23: nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nguyên tử lớn nhất  A. Li (Z=3) B. Na(Z=11) C. Si (Z=14) D. Al (Z=13) Câu 24: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH.  Tổng số proton trong hạt  nhân 2 nguyên tử là 30. A, B là nguyên tố nào sau đây? Trang 5
  6. Tổ Hóa Sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh A. Li (Z=3) và Co (Z=27) B. Na (Z=11)và K(Z=19) C. Mg(Z=12) và Ar(Z=18) D. Si(Z=14) và S (Z=16) Câu 25: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong   hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào sau đây? A. Chu kì 2 nhóm IIA và IIIA B. Chu kì 3 nhóm IA và IIA C. Chu kì 2 nhóm IIIA và IVA D. Chu kì 3 nhóm IIA và IIIA Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững   của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hóa học A. Hydrogen B. Chlorine C. Oxygen D. Sulfur Câu 27: Tinh thể NaCl có cấu trúc của hình khối A. Tứ diện B. Lập phương C. Vuông D. Lục phương Câu 28: Cho các ion N , Ca , Cl , F , O , số ion có cấu hình electron của khí hiếm Argon là 3­ 2+ ­ ­ 2­ A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 29: Sodium oxide có trong thành phần thủy tinh và các sản phẩm gốm sứ. Biết số hiệu   nguyên tử của Na =11, O =8. Liên kết hóa học được hình thành trong phân tử Na2O này là A. cộng hóa trị có phân cực B. Cho nhận electron C. cộng hóa trị không phân cực D. ion Câu 30: Cho bảng giá trị độ âm điện  Nguyên tố H C Na O Độ âm điện 2,2 2,55 0,93 3,44 Dựa vào hiệu độ âm điện, liên kết dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực A. Na –O  B. O –H  C. C – H  D. Na – C  Câu 31: Trong các phân tử sau, phân tử có liên kết cho nhận là A. CH4 B. CO C. Na2O D. CO2 Câu 32: Phân tử nào dưới đây có liên kết bội? A. H2 B. HCl C. O2 D. Cl2 Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai? A. Liên kết σ được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital B.  Trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại  ở  trạng thái rắn, khó nóng   chảy, khó bay hơi C. Giá trị năng lượng của một liên kết càng lớn thì liên kết đó càng kém bền. D. Các  phân tử phân cực thường tan tốt trong nước và các dung môi phân cực khác. Câu 34: Số liên kết π trong phân tử acetylen (C2H2) là A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 35: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử A. C2H5OH B. C2H4 C. PH3 D. H2S Câu 36: Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất A. Ne  B. He C. Ar  D. Kr Câu 37: Số oxi hóa của S trong họp chất SO2 là A. 0 B. +2 C. +4 D. +6 Câu 38: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử Trang 6
  7. Tổ Hóa Sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Câu 39: Trog phản ứng Cl2 + 2NaOH →NaCl + NaClO +H2O, Cl2 đóng vai trò là chất A. khử B. Oxi hóa C. Vừa khử vừa oxi hóa D. Tạo môi trường Câu 40:Trong phản ứng quang hợp: 6CO2 +6H2O  C6H10O6 + 6O2  .           CO2 đóng vai trò là chất gì? A. Chất oxi hóa. B. Chất khử. C. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. D. Vừa là chất oxi hóa vừa là môi trường. Trang 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2