Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
lượt xem 0
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
- TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM 2024 – 2025 Tổ: Hóa học Môn: Hóa học 12 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Ester - Lipid. 2. Carbohydrate 3. Hợp chất chứa nitrogen. 4. Polymer. 5. Pin điện và điện phân. B. MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA. Chương 1,2 :Ester – Lipid, carbohydrate. Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1 : Hợp chất nào sau đây là ester? A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH3COOCH3. D. CH3COCH3. Câu 2: Ester nào sau đây có mùi chuối chín? A. Ethyl formate B. Benzyl acetate C. Isoamyl acetate D. Ethyl butyrate Câu 3: Ester ethyl butyrate (có mùi dứa) có công thức cấu tạo là A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2. B. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3. C. CH3COOCH2CH(CH3)2. D. CH3CH2CH2COOC2H5. Câu 4: Chất béo là A. triester của glycerol và acid béo. B. triester của acid hữu cơ và glycerol. C. hợp chất hữu cơ chứa C, H, N, O. D. là ester của acid béo và alcohol đa chức. Câu 5: Chất nào sau đây là chất béo? A. Triolein. B. Methyl acetate. C. Xenlulozơ. D. Glycerol. Câu 6: Palmitic acid là một acid béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của palmitic acid là A. C3H5(OH)3. B. CH3COOH. C. C15H31COOH. D. C17H35COOH. Câu 7: Ở ruột non của cơ thể người nhờ tác dụng xúc tác của các enzyme như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành : A. acid béo và glycerol B. carboxylic acid và glycerol C. NH3, CO2 và H2O D. CO2 và H2O Câu 8: Acid béo omega-6 có nhiều nhất trong các thực phẩm nào sau đây? A. dầu cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá hố, cá trích, cá cơm,… B. dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu, dầu nành, dầu hướng dương,. C. mỡ động vật như mỡ bò, mỡ lợn, mỡ cừu. D. giấm ăn, sữa chua. Câu 9: Xà phòng có thành phần chính là A. muối sodium hoặc potassium của carboxylic acid. B. muối sodium hoặc potassium của acid bất kì. C. muối sodium hoặc potassium của acid béo. Câu 10: Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật. Chất X là A. glucose. B. tinh bột. C. cellulose. D. saccharose. Chương 3 : Hợp chất chứa nitrogen.
- Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc một? A. CH3NH2. B. (CH3)3N. C. CH3NHCH3. D. CH3CH2NHCH3. Câu 12: Chất nào sau đây là ethylamine? A. C2H7N. B. C2H3NH2. C. CH3NH2. D. C2H5NH2. Câu 13: Amine có công thức CH3CH2NH2 có tên thay thế là A. ethanamine B. propylamine. C. ethylamine. D. methanamine. Câu 14: Nhỏ vài giọt nước bromine vào ống nghiệm đựng 2 mL dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là A. ethanol. B. aniline. C. glycerol. D. acetic acid. Câu 15: Amino acid là những hợp chất hữu cơ chứa các nhóm chức: A. Carboxyl và hydroxy. B. hydroxy và amino. C. Carboxyl và amino. D. Carbonyl và amino. Câu 16: Số nhóm carboxyl (COOH) trong phân tử glycine là A. 3. B. 2. C. 1. D.4. Câu 17: Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử alanine là A. 11. B. 13. C. 12. D.10. Câu 18: Số đồng phân amino acid của C3H7O2N là A. 2 B. 1 C. 3 D.4 Câu 19: Amino acid X có phân tử khối bằng 75 amu. Tên của X là A. lysine. B. alanine. C. glycine. D.valine. Câu 20: Công thức của Glycine là A. C2H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3NH2. D. H2NCH(CH3)COOH. Câu 21: Số nhóm NH2 có trong 1 phân tử aminoacetic acid là A. 1. B. 4. C. 2. D.3. Câu 22: Tổng số nguyên tử hydrogen trong một phân tử glutamic acid là A. 10. B. 8. C. 7. D. 9. Câu 23: Hợp chất H2N-CH2-COOH có tên thường là A. 2-aminoethanoic acid. B. aminoacetic acid. C.glycine. D. alanine Câu 24: Hợp chất hữu cơ X có công thức hóa học là H2N-CH(CH3)-COOH. Ký hiệu của X là A. Gly B. Val C. Glu D. Ala Câu 25: Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen trong lysine là A. 35,96% B. 43,54% C. 27,35% D. 21,92% Câu 26: Hợp chất H2N-CH2-COOH có tên thường là A. 2-aminoethanoic acid. B. aminoacetic acid. C. glycine. D. alanine A. Dimethylamine. B. Tripalmitin. C. Alanine. D.Glucose. Câu 27: Công thức phân tử của glycine (aminoacetic acid) là A. C3H7O2N. B. C2H5O2N. C. C2H7O2N. D.C4H9O2N. Câu 28: Hợp chất H2NCH(CH3)COOH có tên gọi là A. glycine. B. lysine. C. valine. D. alanine. Câu 29: Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các chất sau? A. CH2(NH2)COOH. B. CH3CH2OH. C.CH3CH2NH2. D.CH3COOCH3. Câu 30: Trạng thái và tính tan của các amino acid là A. Chất lỏng dễ tan trong nước B. Chất rắn dễ tan trong nước C. Chất rắn không tan trong nước D.Chất lỏng không tan trong nước Câu 31: Trong dung dịch H2N – CH2 – COOH tồn tại chủ yếu ở dạng? A. Anion B. Cation C. Phân tử trung hòa D. Ion lưỡng cực
- Câu 32: Lysine (H2N-[CH2]4CH(NH2)-COOH) được Edmund Drechsel (Germany) tách ra từ casein vào năm 1899. Nó là một trong những amino acid thiết yếu có nhiều trong thịt, sữa, cá, trứng nhưng lại có rất ít trong bánh mì và gạo. Tên theo danh pháp bán hệ thống của lysine là A. 1,5-diaminohexanoic acid. B. 2,6-diaminohexanoic acid. C. 2,6-diaminocaproic acid. D. α,ε-diaminocaproic acid. Câu 33: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm 2-aminopropanoic acid (Y) và hydrochloric acid. Đặt dung dịch X trong một điện trường. Khi đó, chất Y A. sẽ di chuyển về phía cực âm của điện trường. B. sẽ di chuyển về phía cực dương của điện trường. C. không di chuyển dưới tác dụng của điện trường. D. chuyển về dạng H2NCH(R)COOH. Câu 34 : Amino acid X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là A. H2N-[CH2]3-COOH B. H2N-[CH2]2-COOH C. H2N-[CH2]4-COOH D. H2N-CH2-COOH Câu 35: Cho 7,12 gam alanine tác dụng hết với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 12,55. B. 10,59. C. 8,92. D. 10,04. Phần 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 36: Đặt hỗn hợp amino acid X, Y và Z được đánh số không theo thứ tự gồm: glycine, lysine và glutamic acid ở pH = 6,0 vào trong một điện trường như hình sau: Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Amino acid Y chủ yếu tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. b. Anino acid X tồn tại chủ yếu ở dạng cation và anino acid Z tồn tại chủ yếu ở dạng anion. c. Amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc vào pH của môi trường và bản chất của amino acid. d. Amino acid X, Y và Z lần lượt là lysine, glycine và glutamic acid. Câu 37: Cho các chất: cellulose (1), saccharose (2), aniline (3), albumin (4), tristearin (5) và Gly-Ala-Val (6). Có bao nhiêu chất bị thủy phân trong môi trường acid ở điều kiện thích hợp? Câu 38: Glutamic acid là một amino acid có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật. Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức cấu tạo như sau: Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Glutamic acid là một α-amino acid chứa đồng thời 1 nhóm amino (-NH2), 2 nhóm carboxyl (-COOH) và có công thức phân tử là C5H9NO4.
- b. Cho a mol glutamic acid tác dụng với a mol methanol khi có mặt xúc tác acid mạnh, đun nóng thu được hợp chất hữu cơ chứa 2 nhóm chức ester và 1 nhóm amino. c. Đặt glutamic acid ở pH = 6,0 vào trong một điện trường, glutamic acid dịch chuyển về phía cực âm. d. Glutamic acid có tên thay thế là α-aminoglutaric acid. Câu 39: Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Các amino acid vừa tác dụng được với acid, vừa tác dụng được với base. b. Dung dịch của các amino acid đều làm đổi màu quỳ tím. c. Khi tác dụng với alcohol, amino acid sẽ tạo ester. d. Các amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức. Phần 3: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Câu 40: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: Có bao nhiêu chất trong số các chất trên không phải là α-amino acid? Câu 41: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH2-COOH (1), H2N-CH2-CH(NH2)-COOH (2), H2N- CH2-CH2-NH2 (3), HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH (4), HOOC-CH2-CH2-COOH (5). Có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với acid, vừa phản ứng được với base? Câu 42: Khi phân tích thành phần nguyên tố của một amino acid X thu được kết quả thành phần về khối lượng các nguyên tố: %C = 46,602; %H = 8,737; %N = 13,592; còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng xác định được giá trị phân tử khối của X bằng 103. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của α-amino acid ứng với công thức phân tử trên? Câu 43: Các đơn vị nào sau đây liên kết qua liên kết peptide (-CO-NH-) để tạo thành peptide hoặc protein? A. α-amino acid. B. glucose. C. β-amino acid. D. amino acid. Câu 44: Protein là hợp chất cao phân tử được hình từ một hay nhiều chuỗi nào sau đây? A. polyester. B. polyamide. C. polypeptide. D. polyalcohol. Câu 45: Dipeptide X có công thức : H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là A. Gly-Val B. Gly-Ala C. Ala-Gly D. Ala-Val Câu 46: Thủy phân hoàn toàn dipeptide X có công thức là Gly-Ala-Val trong dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được: A. Dipeptide Gly-Ala. B. Dipeptide Ala-Val. C. Các α-amino acid Gly, Ala, Val. D. Muối sodium của các α-amino acid Gly, Ala, Val. Câu 47: Các loài thủy hải sản như lươn, cá … thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein (chủ yếu là muxin). Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây: A. Dùng tro thực vật. B. Dùng nước vôi. C. Rửa bằng nước lạnh. D. Dùng giấm ăn. Câu 48: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do A. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. B. phản ứng màu của protein. C. sự đông tụ của lipid. D. phản ứng thủy phân của protein. Câu 49: Phản ứng nào cho dưới đây là phản ứng màu biuret.
- A. Cho dung dịch lòng trắng trứng với HNO3. B. Cho dung dịch lòng trắng trứng với Cu(OH)2 . C. Cho dung dịch glucose phản ứng với AgNO3/NH3. D. Cho I2 vào hồ tinh bột. Câu 50: Khi nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng có hiện tượng: A. Có màu xanh lam. B. Có màu tím đặc trưng. C. Dung dịch màu vàng. D. Kết tủa màu vàng. Câu 51: Peptide nào sau đây không có phản ứng màu biuret ? A. Gly-Ala-Gly. B. Ala-Gly-Gly. C. Ala-Ala-Gly-Gly. D. Ala-Gly. Câu 52: Phân tích thành phần một peptide X thu được kết quả thành phần khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 36,36%; %H = 6,06%; %N =21,21%; còn lại là oxygen. Từ phổ khối lượng, xác định được phân tử khối của X bằng 132. Phát biểu nào sau đây đúng? A. X là một dipeptide. B. X là một tripeptide. C. X tạo được dung dịch màu xanh tím với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. Dung dịch của X làm đổi màu quỳ tím thành xanh. Câu 53: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzyme? A. Hầu hết enzyme được cấu tạo từ protein. B. Enzyme là chất xúc tác sinh giúp các phản ứng xảy ra chậm hơn nhiều lần so với dùng xúc tác hoá học. C. Mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hay một số phản ứng sinh hoá nhất định. D. Enyme có nhiều vai trò, ứng dụng trong các lĩnh vực như nghiên cứu y học, dược phẩm, hoá học, công nghiệp, nông nghiệp. Câu 54: Cho các phát biểu sau: (1) Thịt được ướp với nước ép dứa hoặc đu đủ thì khi nấu sẽ mềm chậm hơn. (2) Khi làm nước mắm từ cá, các enzyme và vi sinh vật phân giải protein trong cá thành các amino acid. (3) Độ đạm của nước tương, nước mắm tương ứng với tổng lượng oxygen có trong nước tương, nước mắm (4) Khi ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng,... hệ tiêu hoá giúp thủy phân protein thành amino acid (5) Trong chế độ ăn uống của chúng ta cần thiết phải cung cấp chất đạm (protein) đầy đủ. (6) Protein là cơ sở tạo nên sự sống, duy trì, phát triển và bảo vệ cơ thể (7) Người ta có thể thêm gia vị chua như giấm ăn, chanh vào chế biến thịt, cá nhanh mềm hơn. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 55: Phát biểu nào sau đây sai? A. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác enzyme. B. Dung dịch valine chủ yếu tồn tại ở dạng cation khi ở pH cao. C. Amino acid có tính chất lưỡng tính. D. Dung dịch protein có phản ứng màu biuret. Phần 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 56: Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Khi nấu canh cua hoặc riêu cua thì thấy các tảng “gạch cua” nổi lên. b. Khi trộn thịt, cá tươi với muối thì thịt cá đang mềm bị đông cứng lại. c. Khi nấu canh thịt, nếu thêm giấm ăn hoặc quả chua vào thì thịt sẽ nhanh nhừ hơn. d. Vai trò xúc tác của enzyme trong các quá trình sinh hoá sẽ có hiệu quả tốt ở nhiệt độ cao.
- Câu 57: Cho công thức cấu tạo của peptide sau: Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Thủy phân không hoàn toàn peptide trên bởi enzyme thu được tối đa 2 dipeptide. b. Công thức của peptide trên là Val-Gly-Ala-Gly. c. Có thể phân biệt peptide trên với Gly-Ala bằng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. d. Peptide trên có phân tử khối bằng 302 amu. Câu 58: Protein có thể bị đông tự do nhiệt độ, hoá chất,… Và cồn là dung dịch ethanol (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Vi khuẩn, virus được cấu tạo từ các amino acid nên dùng cồn xoa vào tay có thể hạn chế lây nhiễm SARS- CoV-2 qua đường tiếp xúc. b. Trong y tế thường dùng cồn 90o để sát khuẩn mà không dùng cồn 70o. c. Quá trình nấu bún riêu cua, đun nóng lòng trắng trứng trên ngọn lửa đèn cồn có xảy ra hiện tượng đông tụ protein do nhiệt độ. d. Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein. Phần 3: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Câu 59: Cho các chất có công thức cấu tạo sau: NH2CH2CONHCH2COOH (1) NH2CH2CONHCH2CH2COOH (2) NH₂CH₂CH₂CONHCH2COOH (3) NH2CH2CH2CONHCH2CH2COOH (4) NH2CH2CH(NH2)CONHCH2COOH (5) Trong số này có bao nhiêu chất thuộc loại peptide? Câu 60: Có 4 ống nghiệm đựng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Nhỏ từ từ vào từng ống nghiệm và khuấy đều dung dịch đựng các chất riêng rẽ sau: protein, ethylamine, aniline, alanine. Có bao nhiêu ống nghiệm chứa chất hoà tan được Cu(OH)2? Câu 61: Cho các peptide sau: Gly-Val-Ala-Gly (1); Ala-Gly (2); Val-Gly-Ala (3); Gly-Val-Ala (4). Có bao nhiêu peptide tham gia phản ứng màu biuret tạo màu tím đặc trưng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm? Chương 4: Polymer. Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 62. Hình dưới đây là ký hiệu của 6 polymer nhiệt dẻo phổ biến có thể tái chế: Các ký hiệu này thường được in trên bao bì, vỏ hộp, đồ dùng,… để giúp nhận biết vật liệu polymer cũng như thuận lợi cho việc thu gom, tái chế. Polymer có ký hiệu số 5 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monomer nào dưới đây? A. CH2=CH2. B. CH2=CH–CH3. C. CH2=CH–C6H5. D. CH2=CH–Cl. Câu 63: Tính chất vật lí chung của polymer là A. chất lỏng, không màu, không tan trong nước.
- B. chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước. C. chất rắn, không bay hơi, dễ tan trong nước. D. chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước. Câu 64: PE là một polymer thông dụng, dùng làm chất dẻo (chất dẻo chứa PE chiếm gần 1/3 tổng lượng chất dẻo được sản xuất hàng năm). Trong đời sống, PE được dùng làm màng bọc thực phẩm, túi nylon, bao gói, chai lọ đựng hoá mĩ phẩm.... PE được điều chế từ monomer nào sau đây? A. Ethylene. B. Propylene. C. Styrene. D. Vinyl chloride. Câu 65: Cho biết những biện pháp nào sau đây nên áp dụng để hạn chế sử dụng chất dẻo và đảm bảo thân thiện với môi trường? (1) Tái chế và tái sử dụng đồ nhựa đã dùng. (2) Tiết giảm bằng cách hạn chế các loại bao bì nhựa, túi nylon bằng cách mang theo túi đựng khi đi mua sắm. (3) Thay thế cho vật sử dụng một lần. (4) Tăng cường sử dụng vật dụng bằng inbox hoặc thủy tinh hoặc sử dụng một lần các vật liệu phân hủy sinh học , thân thiện với môi trường như tre giấy,… (5) Phân loại rác thải tại nguồn như rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ,… (6) Đốt rác thải nhựa sau khi thu gom. A. 3 B. 4. C. 5. D. 6. Câu 66: Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. B. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. C. H2N-(CH2)5-COOH. D. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH. Câu 67: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên? A. Tơ nylon-6,6. B. Tơ visco. C. Tơ tằm. D. Tơ nitron. Câu 68: Tính chất đặc trưng của cao su là A. Tính đàn hồi. B. Tính dẻo. C. Dễ kéo thành sợi mảnh. D. Dễ tan trong nước. Câu 69: Polymer nào sau đây thuộc loại polymer tổng hợp? A. Tinh bột. B. Tơ tằm. C. Polyethylene. D. Cao su thiên nhiên. Câu 70: Các động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu,... có thể chuyển hoá cellulose trong thức ăn thành glucose bằng enzyme cellulase để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Phản ứng chuyển hoá cellulose thành glucose thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Cắt mạch polymer. B. Giữ nguyên mạch polymer. C. Tăng mạch polymer. D. Trùng ngưng. Câu 71: Polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. poly(methyl methacrylate). B. poly(phenol formaldehyde). C. polybuta-1,3-diene. D. polyethylene. Câu 72: Khối lượng phân tử trung bình của cellulose trong sợi bông là 4860000 (u). Vậy số mắt xích glucose có trong cellulose nêu trên là A. 30000. B. 27000. C. 35000. D. 25000 Câu 73: Polymer X có hệ số trùng hợp là 1500 và phân tử khối là 42000. Công thức một mắt xích của X là A. –CH2–CHCl–. B. –CH2–CH2–. C. –CCl=CCl–. D. –CHCl–CHCl–. Phần 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 74: Poly(butylene adipate terephtalate) (PBAT) là một loại tơ có khả năng phân huỷ sinh học, có tên thương mại là Ecoflex. BPAT có đặc tính tương tự như polyethylene mật độ thấp (LDPE) nên nó được sử dụng làm túi nylon, bao bì thực phẩm phân huỷ sinh học. PBAT được điều chế từ ba monomer sau đây: Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
- a. PBAT thuộc loại polyester. b. Phản ứng tổng hợp PBAT thuộc loại phản ứng trùng hợp. c. Một mắt xích PBAT gồm 3 nhóm ester. d. Túi nylon làm từ PBAT thân thiện với môi trường hơn so với LDPE. Câu 75: Keo dán dùng để kết dính các vật liệu và được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? a. Nhựa vá săm là dung dịch keo của cao su trong dung môi hữu cơ dùng để vá săm xe. b. Keo dán epoxy gồm hai thành phần là hợp chất có chứa hai nhóm epoxy ở hai đầu và chất đóng rắn. c. Bản chất của keo dán epoxy là tạo ra polymer có cấu trúc mạng không gian bền chắc, giúp gắn kết tốt hai vật liệu lại với nhau. d. Khi sử dụng keo dán poly(urea-formaldehyde) cần bổ sung chất đóng rắn để tạo polymer có mạch phân nhánh. Phần 3: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Câu 76: Có bao nhiêu monomer có thể điều chế polymer dùng làm chất dẻo trong các polymer sau? (1) CH2=CH2. (2) CH2=CH-Cl (3) CH2-CH(CH3)-COOCH3 (4) CH2=C(CH3)-CH=CH2. (5) CH2=CH-C6H5. (6) C6H5OH và HCHO. Câu 77: Có bao nhiêu monomer có thể điều chế polymer dùng làm cao su trong các polymer sau? (1) isoprene. (2) vinyl chloride. (3) buta-1,3-diene . (4) chloroprene. (5) isoprene và lưu huỳnh (sulfur). (6) styrene. Câu 78: Có bao nhiêu monomer có thể điều chế polymer dùng làm tơ trong các polymer sau? (1) caprolactam. (2) acrylonitrile. (3) ω-aminoenanthic acid. (4) propylene. (5) hexamethylenediamine và adipic acid. (6) cellulose Câu 79: Có bao nhiêu polymer là chất nhiệt dẻo trong dãy sau: (1) PE; (2) PVC; (3) PPF; (4) PP; (5) PVC; (6) PET? Chương 5: Pin điện và điện phân. Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 80: Trong nước, thế điện cực chuẩn của kim loại Mn+/M càng lớn thì dạng khử có tính khử ...(1)... và dạng oxi hoá có tính oxi hoá ...(2)... Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là A. càng mạnh và càng yếu. B. càng mạnh và càng mạnh. C. càng yếu và càng yếu. D. càng yếu và càng mạnh. Câu 81: Cho biết: Eo 2 / Mg 2, 356 V ; Eo / Ag 0, 799 V . Phát biểu nào sau đây đúng? Mg Ag A. Tính oxi hoá của magnesium (Mg) lớn hơn tính oxi hoá của silver (Ag). B. Tính khử của cation Mg2+ lớn hơn tính khử của cation Ag+. C. Tính oxi hoá của cation Mg2+ lớn hơn tính oxi hoá của cation Ag+. D. Tính khử của magnesium (Mg) lớn hơn tính khử của silver (Ag). Câu 82: Lựa chọn cụm từ phù hợp để hoàn thiện phát biểu sau: Pin điện hoá là công cụ chuyển hoá năng (năng lượng phản ứng hoá học) thành A. động năng. B. thể năng. C. điện năng. D. quang năng. Câu 83: Đặc điểm chung của nguồn điện là A. cùng hình dạng, kích thước. B. có hai cực là dương và âm. C. có cùng cấu tạo. D. có sự nhường nhận proton. Câu 84: Trong pin điện hóa, điện cực âm là A. anode. B. cathode. C. ion âm. D. ion dương. Câu 85: Trong pin điện hóa, điện cực dương là
- A. anode. B. cathode. C. ion âm. D. ion dương. Câu 86: Vai trò của cầu muối trong pin điện hóa là? A. Duy trì dòng điện trong quá trình hoạt động của pin B. Chuyển các electron vào pin. C. Tăng nồng độ của ion đã nhường electron D. Giảm nồng độ của ion đã nhường electron Câu 87: Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Zn-Cu, nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của cầu muối? A. Ngăn cách hai dung dịch chất điện li. B. Cho dòng electron chạy qua. C. Trung hoà điện ở mỗi dung dịch điện li. D. Đóng kín mạch điện. Câu 88: Trong Pin điện hoá, quá trình oxi hoá A. Chỉ xảy ra ở cực dương B. Chỉ xảy ra ở cực âm C. Xảy ra ở cả hai cực D. Không xảy ra ở cả hai cực Câu 89: Trong pin điện hoá, quá trình khử A. xảy ra ở cực âm. B. xảy ra ở cực dương. C. xảy ra ở cực âm và cực dương. D. không xảy ra ở cả cực âm và cực dương. Câu 90: Phản ứng hóa học diễn ra trong pin điện hóa là phản ứng A. oxi hóa - khử xảy ra ở các điện cực. B. chuyển năng lượng hóa học thành điện năng. C. xảy ra ở các điện cực nhờ tác dụng của dòng điện một chiều. D. hóa học tự xảy ra. Câu 91: Khi pin điện hóa hoạt động thì A. quá trình khử xảy ra tại cực âm. B. quá trình oxi hóa xảy ra tại cực dương. C. không phát sinh dòng điện. D. dòng electron chuyển từ cực âm sang cực dương. Câu 92: Phát biểu nào sau đây về pin Galvani là đúng? A. Điện cực có giá trị thế điện cực lớn hơn đóng vai trò cực âm, điện cực có giá trị thế điện cực nhỏ hơn đóng vai trò cực dương. B. Dòng electron di chuyển từ cực dương sang cực âm. C. Sức điện động của pin đo bằng Vôn kế. D. Epin = E(cathode) – E(anode). Câu 93: Thiết lập pin điện hóa ở điều kiện chuẩn gồm hai điện cực tạo bởi các cặp oxi hóa – khử Ni2+/Ni với EoNi / Ni 0,257V và Cd2+/Cd EoCd /Cd 0, 403V . Sức điện động chuẩn của pin điện hoá trên là: 2 2 A. +0,146 V. B. 0,000 V. C. -0,146 V. D. +0,660 V. Câu 94: Cho Pin điện hoá Al – Pb. Biết EAl3 / Al 1,66 V ; EPb2 / Pb 0,13 V Sức điện động của Pin điện hoá Al – Pb o o . là A. 1,79 V B. -1,53 V C. 1,43 V D. 1,53 V Câu 95: Loại pin nào không sạc được, được dùng trong thiết điều khiển, máy ảnh, đồ chơi ,…. A. Acquy chì. B. Pin khô. C. Pin điện hóa. D. Pin mặt trời . Câu 96: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện? A. Quạt máy. B. Acquy. C. Bếp lửa. D. Đèn pin. Câu 97: Trong các nguồn điện sau, đâu không phải là nguồn điện hóa học? A. Pin con thỏ. B. Pin nhiên liệu hydrogen – oxygen. C. Acquy. D. Pin mặt trời. Câu 98: Trong quá trình một pin Galvani đang hoạt động. a) Năng lượng được chuyển đổi từ hoá năng thành điện năng. b) Xảy ra phản ứng oxi hoá - khử tự diễn biến.
- c) Quá trình oxi hoá và quá trình khử xảy ra riêng biệt ở hai điện cực. d) Sức điện động của pin không thay đổi theo thời gian. Câu 99: Trong một pin điện hoá xảy ra phản ứng sau: Cu + 2Fe3+ ---------- > Cu2+ + 2Fe2+ a) Kim loại Cu bị oxi hoá bởi Fe3+. b) Tính khử của Cu lớn hơn tính khử của Fe2+. c) Cathode của pin là điện cực ứng với cặp Fe3+/Fe. d) Cặp Cu2+/Cu có thế điện cực chuẩn lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+. Câu 100: Trong công nghiệp, quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hoà (điện cực trơ, có màng ngăn xốp) tạo ra khí nào sau đây ở cathode? A. Hydrogen. B. Chlorine. C. Oxygen. D. Hydrogen chloride. Câu 101: lon kim loại nào sau đây bị điện phân trong dung dịch (với điện cực graphite)? A. Na+ B. Cu2+, C. Ca2+. D. K+. Câu 102: Bình điện phân là công cụ để chuyển….(1)…. thành hoá năng (năng lượng phản ứng hoá học). Thông tin phù hợp điền vào (1) là A. điện năng. B. quang năng. C. động năng. D. thế năng. Câu 103: Bình điện phân được cấu tạo bởi hai điện cực nối với nguồn điện một chiều và cùng nhúng vào dung dịch chất điện li. Trong đó: điện cực nối với cực dương của dòng điện một chiều là. …(1)…. và dòng điện sẽ oxi hoá chất điện phân tại bề mặt điện cực; điện cực nối với cực âm của dòng điện một chiều là….. (2)…. và dòng điện sẽ khử chất điện phân tại bề mặt điện cực. Thông tin phù hợp điền vào (1) và (2) là A. (1): anode và (2): cathode. B. (1): cathode và (2): anode. C. (1): anode và (2): anode. D. (1): cathode và (2): cathode. Câu 104: Cho các ion: Na , Al , Ca , Cl , SO4 , NO3 . Các ion không bị điện phân khi ở trạng thái dung dịch là: + 3+ 2+ - 2- - A. Na+, Al3+, SO42- , Ca2+, NO3-. B. Na+, Al3+, SO42-, Cl-. C. Na+, Al3+, Cl-, NO3-. D. Al3+, Cu2+, Cl-, NO3-. Câu 105: Cho các quá trình sau: (1) Cu2+(aq) + 2e → Cu(s) (2) 2Al(s) + 3H2O(l) → Al2O3(s) + 6H+(aq) + 6e (3) 2H2O(l) + 2e → H2(g) + 2 OH (aq) (4) 2H2O(l) → O2(g) + 4H(aq) + 4e (5) 2 Cl (aq) → Cl2(g) + 2e (6) 2H+(aq) + 2e → H2(g) Những quá trình xảy ra tại cathode trong quá trình điện phân là Α. (2), (4), (6). Β. (2), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (6). Câu 106: Phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh giữa pin điện và bình điện phân? A. Phản ứng trong pin điện và trong bình điện phân đều là phản ứng tự diễn biến. B. Các quá trình oxi hoá và quá trình khử đều xảy ra tại các điện cực.
- C. Phản ứng trong pin điện và trong bình điện phân khi xảy ra đều phát sinh dòng điện. D. Phản ứng trong pin điện và trong bình điện phân đều làm thay đổi nồng độ các chất trong dung dịch. Câu 107: Điện phân nóng chảy hỗn hợp gồm KCl (12%), NaCl (63%) và NaF (25%) với các điện cực trơ. Sau một thời gian, tại cathode thu được một kim loại M và tại anode thu được một chất khí X. Kim loại M và khí X là A. sodium (Na) và fluorine (F2). B. potassium (K) và chlorine (Cl2). C. sodium (Na) và chlorine (Cl2). D. potassium (K) và fluorine (F2). Câu 108: Quá trình điện phân nóng chảy hỗn hợp gồm aluminium oxide (Al2O3) và cryolite (Na3AlF6) với các điện cực than chì để sản xuất nhôm (Al) trong công nghiệp có sinh ra khí CO và CO2. Hãy cho biết CO và CO2 thu được ở khu vực điện cực nào. A. CO2 thu được ở anode và CO thu được ở cathode. B. CO2 thu được ở anode và CO thu được ở cathode. C. CO2 và CO đều thu được ở anode. D. CO2 và CO đều thu được ở cathode. Câu 109: Một phương pháp xử lí nước thải chứa các cation kim loại nặng bằng cách điện phân dung dịch nước thải (pH ≤ 5, mật độ dòng điện khoảng 10 mA/cm2) để tạo ra các chất kết tủa tại bề mặt điện cực. Hãy cho biết quá trình kết tủa này xảy ra ở điện cực nào trong điện phân. A. Tại cathode. B. Tại anode. C. Cả anode và cathode. D. Tại bề mặt dung dịch. Câu 110: Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? a. Quá trình chuyển từ dạng oxi hoá sang dạng khử của cặp oxi hoá - khử được gọi là quá trình khử. b. Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại M: Mn+ + ne → M tạo nên cặp oxi hoá - khử và kí hiệu là Mn+/M. c. Trong một cặp oxi hoá - khử, dạng oxi hoá và dạng khử không phản ứng với nhau. d. Trong cặp oxi hoá - khử, tính oxi hoá của dạng oxi hoá luôn mạnh hơn tính oxi hoá của dạng khử. Câu 111: Cho biết: E0 + /Na 2,713 V ; E0 2+ /Cu 0,340 V . Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? Na Cu a. Tính khử của kim loại Na mạnh hơn tính khử của kim loại Cu. b. Tính oxi hoá của ion Cu2+ mạnh hơn tính oxi hoá của ion Na+. c. Trong dung dịch, kim loại Na khử được ion Cu2+ thành kim loại Cu. d. Trong dung dịch, kim loại Cu khử được ion Na+ thành kim loại Na. Câu 112: Điện phân dung dịch MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anode. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. a. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở cathode. b. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết. c. Dung dịch sau điện phân có pH < 7. d. Khi thu được 1,8a mol khí ở anode thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở cathode. Câu 113: Để mạ vàng cho chiếc đồng hồ bằng thép không gỉ (thành phần chính chứa Fe), người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
- a. Cathode được gắn với thanh kim loại gold (Au) và anode là chiếc đồng hồ b. Anode và cathode cùng đặt trong bình điện phân chứa dung dịch muối Au3+. c. Khi có dòng điện chạy qua, các ion Au3+ sẽ di chuyển về anode, bị khử thành Au và phủ lên bề mặt chiếc đồng hồ. d. Trong quá trình điện phân, anode tan ra, khối lượng cathode tăng lên và nồng độ ion Au3+ giảm dần theo thời gian điện phân Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Câu 114: Cho dãy các kim loại và ion sau: Mg, Fe, Mg2+, Fe2+, Fe3+. Có bao nhiêu cặp oxi hoá - khử có thể tạo từ các kim loại và ion đó? Câu 29: Cho phản ứng oxi hoá - khử: Fe2+(aq) + Ag+(aq) → Fe(aq) + Ag(s). Có bao nhiêu cặp oxi hoá - khử trong phản ứng đó? Câu 115: Cho biết các giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá - khử sau: Cặp oxi hoá – khử Li 2+ /Li Ba 2+ /Ba Na + /Na 2+ Mg /Mg Zn 2+ /Zn Fe2+ /Fe Ni 2+ /Ni E 0 (V) oxh/kh 3, 04 2,906 2,713 2,356 0,763 0, 440 0, 257 Trong các kim loại Li, Ba, Na, Mg, Fe, Ni, có bao nhiêu kim loại có tính khử mạnh hơn kẽm (Zn)? Câu 116: Cho các kim loại sau: Na, Mg, Al, Fe, Cu, Ag. Ở điều kiện chuẩn, có bao nhiêu kim loại trong dãy khử được ion H+ trong dung dịch thành khí H2? Câu 117: Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 với anode bang đồng. Để hoà tan 100 g đồng ở anode trong 8 giờ thì cần cường độ dòng điện bằng bao nhiêu ampe? (Làm tròn kết quả đến phần mười). Câu 118: Điện phân 500 mL dung dịch CuSO4 0,2 M (điện cực trơ) cho đến khi ở cathode thu được 3,2 g kim loại thì thể tích khí (đkc) thu được ở anode bằng bao nhiêu lít ? Câu 119: Điện phân dung dịch M(NO3)n (điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi), ở cathode chỉ thu được 5,4 g kim loại M và ở anode thu đưởc 0,31 lít khí (đkc). Xác định kim loại M Câu 120: Trong công nghiệp, nhôm (Al) được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hỗn hợp aluminium oxide (Al2O3) với cryolite (Na3AlF6) ở điện áp 5 V và cường độ dòng điện là 140 000A. Điện năng (theo MWh) đã tiêu thụ để sản xuất được 27 tấn nhôm là bao nhiêu? Cho biết hiệu suất sử dụng điện năng của quá trình điện phân là 90%. Điện năng A = U.q (q là điện lượng, 1 mol điện lượng = 96485 C, 1 MWh = 3,6.109 J). Câu 121: Trong công nghiệp, calcium (Ca) là chất khử để sản xuất các kim loại phóng xạ thorium (Th), uranium (U). và tạo hợp kim cùng với nhôm, beryllium, magnesium,. Sản xuất calcium bằng phương pháp điện phân CaCl2 với cực dương làm bằng sắt và cực âm là than chì. Dòng điện một chiều sử dụng trong điện phân có cường độ 3000 A và điện áp là 30 V. Điện năng đã tiêu thụ để sản xuất được 1 tấn Ca là bao nhiêu? Biết hiệu suất điện phân đạt 80%. Cho biết: Điện năng, A = U.q (q là điện lượng, U là điện áp); 1 mol điện lượng = 96485 C; 1 kWh = 3,6.106 J.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn