Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công" dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công
- TRƯỜNG THCS THÀNH CÔNG NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 MÔN KHTN – LỚP 7 Phần 1: Nguyên tử, sơ lược về bẳng tuàn hoàn, liên kết hóa học A. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. electron, proton và neutron. C. neutron và electron. D. proton và neutron. Câu 2: Trong nguyên tử, hạt nào sau đây mang điện tích âm? A. photon. B. neutron. C. electron. D. proton. Câu 3: Cho mô hình nguyên tử carbon như sau: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử carbon là A. 1. B. -6. C. 6. D. +6. Câu 4: Nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu hóa học là A. N. B. K. C. Na. D. Si. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B. B. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. C. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học. D. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì. Câu 6: Liên kết giữa các nguyên tử H và O trong phân tử nước là liên kết A. kim loại. B. ion. C. cộng hóa trị. D. phi kim. Câu 7: Hóa trị của copper (Cu) và iron (Fe) trong các hợp chất Cu(OH)2 và FeCl3 lần lượt là (biết nhóm OH và Cl đều có hóa trị I) A. I và III. B. III và II. C. II và II. D. II và III. Câu 8: Công thức hóa học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hóa trị VI và oxygen là A. SO. B. SO2. C. SO3. D. S2O3. Câu 9: Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 10: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị IV và oxygen là A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2O3. B. Tự luận: Bài 1: Quan sát mô hình nguyên tử nitrogen sau: a) Áp dụng mô hình nguyên tử của Bo, mô tả cấu tạo của nguyên tử nitrogen. b) Biết nitrogen có 7 neutron trong hạt nhân. Tính khối lượng nguyên tử nitrogen. Bài 2: Một hợp chất có công thức NxOy, trong đó O chiếm 36,36%. Khối lượng phân tử của hợp chất là 44 amu. a) Xác định công thức hóa học của hợp chất. b) Xác định hóa trị của N trong hợp chất vừa tìm được ở trên.
- Phần 2: Tốc độ - Âm thanh A. Tốc độ Câu 1: Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động? A. Khối lượng. B. Thời gian. C. Tốc độ. D. Quãng đường. Câu 2: Nếu đơn vị đo độ dài là kilômét (km), đơn vị đo thời gian là phút (min), đơn vị đo tốc độ là: A. kilômét trên min (km/min). B. kilômét trên giờ (km/h). C. kilômét trên giây (km/s). D. kilômét trên miligiây (km/ms). Câu 3: Bạn Hương đạp xe từ nhà đến trường mất 7 min, biết tốc độ của Hương là 3 m/s. Tính quãng đường từ nhà Hương đến trường? A. 1206 m. B. 1,26 m. C. 12,6 km. D. 1,26 km. Câu 4: Hãy sắp xếp tốc độ của các vật dưới đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. (1) Xe máy: 45 km/h (2) Con Ong: 2,5 m/s (3) Con ngựa: 32 km/h (4) Con rắn: 0,3 km/min A.(2), (4), (1), (3). B.(2), (4), (3), (1). C.(3), (1), (2), (4). D.(3), (1), (4), (2). Câu 5: Lan và Huệ cùng đạp xe đến trường đại học dài 18 km. Lan đạp liên tục không nghỉ với vận tốc 18 km/h. Huệ đi sớm hơn Lan 15 min nhưng dọc đường nghỉ chân mất 30 min. Hỏi Huệ phải đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Lan. A. 16 km/h. B. 18 km/h. C. 24 km/h. D. 20 km/h. Câu 6: Để đo tốc độ chuyển động ta cần A. đo độ dài. B. đo thời gian. C. đo khối lượng vật. D. Cả A và B. Câu 7: Camera thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,77 s. Tốc độ ô tô là A. 15,15 km/h. B. 16 km/h. C. 15,15 m/s. D. 13 m/s. Câu 8: Sử dụng đồ thị quãng đường theo thời gian để A. mô tả chuyển động của vật. B. xác định quãng đường đi được của vật. C. thời gian đi và vị trí của vật ở thời điểm xác định. D. Cả ba phương án trên. Câu 9: Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của ô tô trên đoạn OA? A. 40 km/h. B. 150 km/h. C. 120 km/h. D. 90 km/h. Câu 10: Trên quãng đường AB có đặt thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Để không vượt quá tốc độ cho phép thì phương tiện giao thông cần phải đi giữa hai vạch mốc với khoảng thời gian A. nhỏ hơn 0,64 s. B. lớn hơn 0,64 s. C. lớn hơn 0,7 s. D. nhỏ hơn 0,7 s. Câu 11: Đường từ nhà Hoàng tởi trường dài 2,4 km. Nếu đi bộ, Hoàng đi hết 0,6 h. Nếu đi xe đạp, Hoàng đi hết 10 min. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tốc độ đi bộ trung bình của Hoàng là 4 km/h. B. Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là 4 m/s.
- C. Tốc độ đi xe đạp trung bình của Hoàng là 14,4 km/h. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 12: Từ đồ thị quãng đường – thời gian ta không thể xác định được A. quãng đường vật đi được trong một thời gian cho trước trên đồ thị. B. thời gian vật đi hết một quãng đường xác định trên đồ thị. C. tốc độ của vật trong thời gian xác định trên đồ thị. D. quãng đường vật đi được trong một thời gian không có trên đồ thị. Câu 13: Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68km/h. A. 56,67 m. B. 68 m. C. 46,67 m. D. 22,67 m. Câu 14: Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó? A. Cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên. B. Cho phép các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h. C. Các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối thiểu 40 km/h. D. Cho các phương tiện ưu tiên được chạy với tốc độ 40 km/h. Câu 15: Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ: Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ. B. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh. C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau. D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe. B. Âm thanh Câu 1: Bạn Nam và bạn Hà nói chuyện điện thoại với nhau, Nam nghe được tiếng của Hà trên điện thoại nhờ vào nguồn âm nào sau đây? A. Màng loa trong điện thoại. B. Bạn Hà. C. Màn hình của điện thoại. D. Nút chỉnh âm trên điện thoại. Câu 2: Tiếng đàn không thể truyền được trong A. khí neon. B. tường. C. chuông đã hút chân không. D. dung dịch nước đường. Câu 3: Ta nghe được âm càng to khi A. tần số âm càng lớn. B. tần số âm càng nhỏ. C. biên độ âm càng lớn. D. biên độ âm càng nhỏ. Câu 4: Hạ âm là âm có tần số A. trên 20000 Hz. B. dưới 20000 Hz. C. trên 20 Hz. D. dưới 20 Hz. Câu 5: Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Hình dạng nhạc cụ. B. Vẻ đẹp nhạc cụ. C. Kich thước của nhạc cụ. D. Tần số của âm phát ra. Câu 6: Hãy xác định câu nào sau đây là sai? A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm. B. Hz là đơn vị tần số. C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to. D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao.
- Câu 7: Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Vì sao lại như vậy? A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ. B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được. C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn. D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn. Câu 8: Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Âm thanh đó phát ra từ bộ phận nào của quạt? A. Hộp số. B. Không khí. C. Tụ điện. D. Cánh quạt. Câu 9: Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng gì? A. Trang trí nhà cửa được đẹp hơn. B. Bền hơn. C. Hấp thụ âm tốt hơn. D. Phản xạ âm tốt. Câu 10: Âm phản xạ là gì? A. Là âm dội lại khi gặp gương phẳng. B. Là âm dội lại khi gặp vật cản. C. Là âm tới gặp vật cản. D. Là âm tới gặp gương phẳng. Câu 11: Bề mặt vật nào dưới đây phản xạ âm tốt? A. Tấm gỗ. B. Tấm kính. C. Tấm vải. D. Miếng xốp. Câu 12: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A. Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. B. Âm thanh nào cũng có thể mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người. C. Nơi nào có tiếng ồn to kéo dài thì nơi đó bị ô nhiễm tiếng ồn. D. Cần có các biện pháp làm giảm tiếng ồn ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn. C. Bài tập tự luận Bài 1: Đồ thị quãng đường – thời gian của một xe ô tô được biểu diễn như bằng độ thị dưới đây. a) Trong khoảng thời gian từ 0,1 h đến 0,5 h xe ô tô trên đi được bao xa? b) Tốc độ của ô tô trong khoảng từ 0,2 h đến 0,6 h là Bài 2: Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với vận tốc 15 km/h. Nếu tăng vận tốc thêm 3 km/h thì xà lan đến B sớm hơn dự định 10 phút. Tính độ dài quãng đường AB.
- Bài 3: Một vật chuyển động với đồ thị quãng đường – thời gian như đồ thị phía trên bên phải. a) Tốc độ của vật trong 40s đầu là: b) Tốc độ trung bình của vật trên toàn bộ quãng đường là: Bài 4: Một xe máy lên dốc với tốc độ 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, xe máy này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Tính tốc độ trung bình của xe máy trong toàn bộ quãng đường? Bài 5: Dựa vào đồ thị dưới đây và tính tốc độ của vật chuyển động trong khoảng thời gian đi 30 giây cuối cùng? Bài 6: Trên một đường quốc lộ, có một xe ô tô chạy qua camera của thiết bị bắn tốc độ và được ghi lại như sau: thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,28 s. Hỏi xe đi với tốc độ bao nhiêu và có vượt quá tốc độ giới hạn cho phép không? Biết tốc độ giới hạn của xe chạy trên cung đường là 60 km/h. Bài 7: Cô Mai đi từ nhà đến siêu thị cách nhà 3 km với tốc độ không đổi, trên đường đi cô dừng lại nghỉ ngơi một lần. Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của cô Mai. Hỏi sau bao lâu kể từ khi xuất phát cô Mai đến được siêu thị? Bài 8: Trong 20s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Tính tần số dao động của lá thép? Bài 9: Một con ong mật vỗ cnhs được 3500 lần trong 10 giây và một con muỗi vỗ cánh được 78000 lần trong 2 phút. a) Tính tần số dao động cánh cảu 2 con côn trùng trên? b) Tai người nghe âm nào cao hơn, vì sao? Bài 10: Để đo độ sâu của biển người ta dùng sóng siêu âm. Thời gian khi phát ra âm đến khi nhận được âm phản xạ là 5 giây. Tính độ sâu của biển? Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s. Bài 11: Em phải đứng cách xa một vách núi một khoảng bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340 m/s. ---------- Chúc các em ôn tập tốt ----------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn