intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Thủ Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Thủ Đức”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Thủ Đức

  1. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chủ đề 1 THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH Bài 1: LIÊN HỢP QUỐC 1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc a. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành • Bối cảnh lịch sử: ▪ Chiến tranh thế giới thứ hai ở vào giai đoạn cuối. ▪ Cần lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hoà bình và trật tự thế giới sau chiến tranh. => Liên hợp quốc ra đời • Quá trình hình thành: kéo dài từ năm 1941 đến năm 1945 ▪ 12/6/1941: Các nước Đồng minh ra Tuyên bố Luân Đôn, cam kết hợp tác trong chiến tranh và hòa bình. ▪ Đại diện 26 nước Đồng minh họp tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), kí Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hoà bình thế giới sau chiến tranh ▪ 28/11 - 1/12/1943: Hội nghị Tê-hê-ran, lãnh đạo Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên Hợp Quốc. ▪ 2/1945: Hội nghị I-an-ta, thống nhất thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. ▪ 25/4 - 26/6/1945: Đại diện 50 quốc gia họp tại San Francisco (Mỹ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. ▪ 24/10/1945: Liên hợp quốc chính thức được thành lập với 51 nước thành viên sau khi Hiến chương được phê chuẩn. b. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động • Mục tiêu: - Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 1
  2. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết dân tộc. - Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo, bảo đảm quyền con người và tự do cơ bản. - Là trung tâm điều hòa hoạt động của các quốc gia vì những mục tiêu chung. • Nguyên tắc hoạt động: - Bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia. - Không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế. - Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước. - Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 2. Vai trò của Liên hợp quốc a. Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế • Là diễn đàn quốc tế vừa đấu tranh, vừa hợp tác nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới. • Liên hợp quốc giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột và tranh chấp khu vực. b. Thúc đẩy phát triển • Tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - kỹ thuật thông qua các chương trình, quỹ trực thuộc, và các tổ chức chuyên môn. • Hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kỹ thuật, cán bộ để phát triển kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển. • Năm 2015: Thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu toàn cầu đến năm 2030. c. Bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội • Bảo đảm quyền cơ bản của con người, xây dựng một thế giới an toàn, công bằng, tạo cơ hội phát triển. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 2
  3. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- • Xoá bỏ đói nghèo, thúc đẩy giáo dục, bình đẳng giới, giảm tỉ lệ tử vong … • Hỗ trợ các nước phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế . ---------------------------- Bài 2: TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH 1. Sự hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta a) Sự hình thành của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta - Bối cảnh: Đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai đang gần kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng được đặt ra: đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít, tổ chức lại thế giới, và phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận. Từ 4-11/2/1945 Hội nghị I-an-ta được triệu tập tại Liên Xô với sự tham gia của Liên Xô, Mỹ và Anh. - Nội dung: Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng: ▪ Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật. ▪ Thành lập Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. ▪ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu và châu Á. - Ở châu Âu: quân đội Liên Xô đóng ở Đông Đức, Đông Beclin và Đông Âu; quân đội Mỹ, Anh, Pháp ở Tây Đức, Tây Beclin và Tây Âu; Áo và Phần Lan trở thành nước trung lập. - Ở châu Á: Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật, giữ nguyên trạng Mông Cổ, nhận lại các đảo từ Nhật (4 đảo thuộc quần đảo Curin, nam đảo Xakhalin); quân đội Mỹ đóng quân ở Nhật Bản; Tại Trung Quốc: Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận, quốc tế hóa thương cảng Đại Liên. Triều Tiên:Liên Xô kiểm soát Bắc vĩ tuyến 38, và Mĩ kiểm soát Nam vĩ tuyến 38 Các vùng còn lại của Châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước Phương Tây. => Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã dẫn tới sự hình thành một trật tự thế giới mới, được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”. b) Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 3
  4. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại (1945 – 1991) đã chi phối chính trị thế giới trong nửa sau thế kỷ XX, gắn liền với cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô- Mỹ. Hai giai đoạn chính: - 1945 - đầu những năm 70: Trật tự hai cực được xác lập và phát triển với sự đối đầu tư tưởng, chính trị, kinh tế và quân sự giữa Mỹ và Liên Xô. Các khối kinh tế và quân sự được thành lập như NATO (Mỹ) và Vac-sava (Liên Xô). Chiến tranh lạnh diễn ra với các cuộc chiến tranh cục bộ. - Đầu những 70 - 1991: Trật tự hai cực suy yếu đi đến sụp đổ. ▪ Xu hướng hòa hoãn xuất hiện, các hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược được ký kết. ▪ 12/1989, Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. ▪ Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô (1991) dẫn đến sụp đổ của trật tự hai cực. 2. Nguyên nhân, tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta a) Nguyên nhân - Chạy đua vũ trang: Gây suy giảm thế mạnh của cả Mỹ và Liên Xô, buộc hai bên hạn chế căng thẳng. - Phong trào giải phóng dân tộc: Các nước thuộc thế giới thứ ba vươn lên, phá vỡ khuôn khổ trật tự hai cực. - Sự vươn lên của các nước: Tây Âu, Nhật Bản, và các nước công nghiệp mới tăng cường cạnh tranh với Mỹ. - Xu thế hòa hoãn và toàn cầu hóa; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đòi hỏi các nước tập trung phát triển kinh tế. - Khủng hoảng và sai lầm trong cải tổ ở Liên Xô: Làm suy giảm sức mạnh và dẫn đến sụp đổ của chủ nghĩa xã hội. b) Tác động - Quan hệ quốc tế: Một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. Mỹ vẫn là siêu cường nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp. - Giải quyết tranh chấp: Mở ra điều kiện để giải quyết hòa bình các xung đột như ở Afghanistan, Campuchia, Namibia. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 4
  5. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Sự nổi lên của các cường quốc mới: Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn châu Âu có vai trò lớn hơn. - Tác động đến vấn đề dân tộc và tôn giáo: Đặc biệt ở châu Âu, các vấn đề này trở nên phức tạp hơn. ----------------------- Bài 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH 1. Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phát triển theo những xu thế chính sau: • Xu thế đa cực: Thế giới chuyển từ đơn cực (do Mỹ lãnh đạo) sang đa cực, với nhiều trung tâm quyền lực trên toàn cầu, rõ rệt từ đầu thế kỷ XXI. • Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm: Kinh tế trở thành yếu tố quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia và giữ vai trò trung tâm trong quan hệ quốc tế. • Xu thế đối thoại, hợp tác: Quan hệ quốc tế hướng tới tăng cường đối thoại, giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng hòa bình, và thúc đẩy hợp tác cùng có lợi. • Xu thế toàn cầu hóa: Thể hiện qua sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, mở rộng của các công ty xuyên quốc gia, và sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế. 2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế a) Khái niệm đa cực • Đa cực trong quan hệ quốc tế là trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Không có trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia và khu vực tạo ra sự cân bằng về kinh tế, chính trị và quân sự toàn cầu. b) Xu thế đa cực Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực (Ianta) không còn, Mỹ trở thành siêu cường và cố gắng thiết lập thế giới đơn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 5
  6. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- cực. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XXI, trật tự thế giới chuyển dần sang đa cực, biểu hiện qua việc Mỹ suy giảm sức mạnh tương đối so với các cường quốc khác. Các trung tâm quyền lực chính gồm: • Mỹ: Vẫn là cường quốc số một với sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật và ảnh hưởng lớn nhất trong quan hệ quốc tế. • Trung Quốc: Vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản (năm 2010) để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và gia tăng sức mạnh quân sự. • Liên minh châu Âu: Trở thành tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ, có ảnh hưởng toàn cầu về kinh tế, thương mại. • Nhật Bản: Duy trì địa vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh chính trị, ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế. • Liên bang Nga: Phục hồi mạnh mẽ, là một trong những cường quốc hàng đầu về quân sự và khoa học - kỹ thuật. • Ấn Độ: Trở thành cường quốc kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, có ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế đa cực, vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn, tiêu biểu như G7, G20, BRICS, ASEM, APEC… -------------------------- Chủ đề 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ Bài 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) 1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN a) Quá trình hình thành - Sau khi giành độc lập, các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu xây dựng và phát triển kinh tế => nhu cầu hợp tác khu vực. - Xu thế khu vực hoá trên thế giới xuất hiện từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 6
  7. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài và thúc đẩy hợp tác khu vực. Một số tổ chức khu vực ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XX: • 1961: Malaysia, Thái Lan và Philippines thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (ASA). • 1963: Malaysia, Philippines và Indonesia thành lập tổ chức MAPHILINDO. • 1966: Ngoại trưởng Thái Lan gửi dự thảo thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cho ngoại trưởng Malaysia, Indonesia, Philippines và Singapore. Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Bangkok (Thái Lan) với năm nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. b) Mục đích thành lập của ASEAN ASEAN ra đời nhằm các mục đích chính sau: • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực. • Nổ lực hướng tới một Đông Nam Á hòa bình tự do và thịnh vượng. • Hỗ trợ lẫn nhau trong đào tạo và cung cấp phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính. • Duy trì hợp tác chặt chẽ và cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương đồng, thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức này. 2. Hành trình phát triển của ASEAN a) Từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999) Trong giai đoạn 1967 - 1999, ASEAN phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10. Sự gia nhập của 10 nước trong khu vực đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực: • 1967: ASEAN được thành lập với 5 nước thành viên. • 1984: Brunei gia nhập ASEAN (thành viên thứ 6). • 1995: Việt Nam gia nhập ASEAN (thành viên thứ 7). • 1997: Lào và Myanmar gia nhập ASEAN (thành viên thứ 8 và thứ 9). • 1999: Campuchia gia nhập ASEAN (thành viên thứ 10). -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 7
  8. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- b) Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN 1. Giai đoạn 1967 - 1976: o Tập trung phát triển cơ cấu tổ chức và hoàn thiện nguyên tắc hoạt động. o Tháng 11-1971, ra Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN). 2. Giai đoạn 1976 - 1999: o Năm 1976, ASEAN ra Tuyên bố về sự Hoà hợp ASEAN I (Tuyên bố Bali I). o Ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). o Mở rộng từ ASEAN 5 thành ASEAN 10. 3. Giai đoạn 1999 - 2015: o Chú trọng đoàn kết nội bộ, đóng vai trò trung tâm trong liên kết khu vực Đông Nam Á. o Năm 2007, thông qua Hiến chương ASEAN. o Năm 2009, thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). 4. Giai đoạn 2015 - nay: o Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập. o ASEAN tập trung thực hiện các mục tiêu của cộng đồng, thúc đẩy hợp tác nội khối trên cơ sở ba trụ cột APSC, AEC và ASCC. o ASEAN mở rộng quan hệ hợp tác với các chủ thể bên ngoài, duy trì vị thế trung tâm tại các diễn đàn hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm đảm bảo hòa bình và phát triển. -------------------- Bài 5: CỘNG ĐỒNG ASEAN: TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC 1. Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN • Ý tưởng: o Khởi nguồn từ Tuyên bố Bangkok (1967), mục tiêu là xây dựng một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 8
  9. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- o Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997) đề xuất xây dựng một Cộng đồng ASEAN với sự gắn bó về lịch sử, hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh. o Tuyên bố Bali II (2003) và Hiến chương ASEAN (2007) đặt nền móng cho ba trụ cột: Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội. =>Quyết định hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. • Mục tiêu: o Xây dựng một tổ chức hợp tác liên chính phủ với sự liên kết sâu rộng và ràng buộc hơn, dựa trên Hiến chương ASEAN. o Tạo ra một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm xã hội và hợp tác mở rộng với bên ngoài. • Kế hoạch: o Lộ trình xây dựng từ 2009-2015 với các hoạt động cụ thể trên ba trụ cột Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội. o Ngày 22-11-2015, Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, vào ngày 31-12-2015 Cộng đồng ASEAN có hiệu lực. 2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN • Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC): o Xây dựng môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở Đông Nam Á. o Dựa trên các nguyên tắc đồng thuận, không can thiệp nội bộ, không sử dụng vũ lực, thúc đẩy hòa bình và hợp tác khu vực. • Cộng đồng Kinh tế (AEC): o Xây dựng ASEAN thành một thị trường và hệ thống sản xuất thống nhất, với sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề. Thúc đẩy chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, phát triển cơ o sở hạ tầng và thương mại điện tử. • Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC): o Xây dựng ASEAN lấy con người làm trung tâm, thúc đẩy đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia dân tộc. o Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo dựng xã hội chia sẻ và nâng cao phúc lợi người dân. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 9
  10. THPT THỦ ĐỨC KIẾN THỨC CƠ BẢN - LỊCH SỬ 12-CD 2024-2025 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- o Kế hoạch tổng thể xây dựng Văn hóa - Xã hội (ASCC) gồm: - Phát triển con người - Phúc lợi và bảo hiểm xã hội - Các quyền và bình đẳng xã hội - Bảo đảm bền vững môi trường - Tạo dựng bản sắc ASEAN - Thu hẹp khoảng cách phát triển 3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 Tầm nhìn sau 2015 -Vào tháng 11-2015, cùng với việc tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 để thúc đẩy hợp tác và gắn kết. • Thách thức: o Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, thay đổi cấu trúc địa - chính trị. o Đa dạng chế độ chính trị và tôn giáo, khoảng cách phát triển kinh tế giữa các nước. o Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế. o An ninh phi truyền thống như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia và dịch bệnh. • Triển vọng: o Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng phát triển mạnh mẽ, là cơ sở để ASEAN hoàn thiện thể chế, chính sách và cơ chế hợp tác. o ASEAN đạt nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, giáo dục và khoa học kỹ thuật, trở thành khu vực phát triển năng động và thịnh vượng. o Vị thế ASEAN trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, với quan hệ rộng mở và vai trò quan trọng tại các diễn đàn lớn trên thế giới. ----------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔ SỬ Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2