intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

32
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền để tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ QUYỀN TÔ: NG ̉ Ư VĂN  ̃ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 10  MÔN NGỮ VĂN   ­     NĂM H   ỌC 201 9   ­ 20    20     I. Tiếng Việt  1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:   a.Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.   b. Hai quá trình hình thành hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: ­ Tạo lập văn bản.    ­ Lĩnh hội văn bản.   c. Các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp:         ­ Nhân vật giao tiếp.          ­ Hoàn cảnh giao tiếp.         ­ Nội dung giao tiếp.         ­ Mục đích giao tiếp         ­ Phương tiện và cách thức giao tiếp.  2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:   Các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết( trên cơ sở so sánh các đặc điểm khác  nhau về hoàn cảnh sử dụng, các phương tiện diễn đạt cơ bản, các yếu tố hỗ trợ, về từ  ngữ và câu văn). 3. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:   ­ Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.   ­ Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng cơ bản( tính cụ thể, tính   cảm xúc và tính cá thể).   ­ Phân tích được các đặc trưng cơ  bản của phong cách ngôn ngữ  sinh hoạt trong một   văn bản sinh hoạt cụ thể. 4. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ:   ­ Nắm được khái niệm phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.   ­ Nhận biết được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong các bài tập. *Ôn tập lại các biện pháp tu từ  đã học:  so sánh,nhân hóa, điệp ngữ,liệt kê, phóng  đại,nói giảm….. II. Lam văn ̀
  2. 1. Văn tự sự a. Lập dàn ý bài văn tự sự:   ­ Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự, các yêu cầu trong quá trình lập dàn ý.   ­ Lập được một dàn ý cho bài văn tự sự cụ thể. b. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:    ­  Khái niệm chi tiết, sự việc tiêu biểu và vai trò của chúng trong một bài văn tự sự.   ­ Biết cách lựa chọn một số chi tiết, sự việc tiêu biểu trong một văn bản tự sự cụ thể. c. Miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự:   ­ Khái niệm: miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.   ­ Khái niệm: quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của chúng đối với việc miêu   tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.   ­ Chỉ  ra được các yếu tố  miêu tả, biểu cảm, quan sát, tưởng tượng, liên tưởng trong   một văn bản tự sự cụ thể. d. Luyện tập viết đoạn văn tự sự:   ­ Khái niệm đoạn văn và nhiệm vụ của các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.   ­ Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.   ­ Viết một đoạn văn tự sự cụ thể. e. Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:   ­ Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.   ­ Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.   ­ Tóm tắt một văn bản tự sự cụ thể (đã học) theo nhân vật chính. 2. Văn  nghị luận (Nghi luân văn h ̣ ̣ ọc)     Cần xác định rõ ý kiến bàn về  phương diện nào của tác phẩm văn học: nội dung hay   nghệ  thuật, tình huống truyện hay chi tiết truyện, nhân vật hay nghệ  thuật xây dựng  nhân vật,… – Ý kiến được đưa ra bàn luận là đúng hay sai? Quan điểm cá nhân đối với ý kiến đó. – Bám sát vào tác phẩm để tìm những chi tiết nổi bật và làm rõ ý kiến nhận định. Tránh  việc xa rời tác phẩm, dẫn đến việc nghị luận lan man và không chính xác. * Ôn tập lại các phương thức biểu đạt: ­ Tự sự là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia,  cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà  còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc,  mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống. ­ Miêu tả là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể  sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của  con người. ­ Biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có 
  3. những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người  khác. Phương thức biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình  về thế giới xung quanh. ­ Thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải… những tri thức về một sự vật, hiện  tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết. ­ Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc  lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác  đồng tình với ý kiến của mình. ­ Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân,  giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước  khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…) III. Văn hoc̣ 1. Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy ­ Đặc điểm của thể loại truyền thuyết: lịch sử được kể lại trong truyền thuyết đã  được khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì làm nên sức hấp  dẫn của truyện. ­ Phân tích được nhân vật: An Dương Vương và mối tình bi kịch của Mị Châu và Trọng  Thủy từ đó rút ra bài học lịch sử. ­ Ý nghĩa của truyện: từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch  tình yêu của Mỵ Châu – Trọng Thủy, nhân dân muốn rút và trao truyền lại cho thế hệ  sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong  công cuộc giữ nước. 2. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa * Bài 1: ­ Nội dung: là lời than của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp. ­ Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ… * Bài 4:  ­ Nội dung: thể hiện nỗi nhớ thương da diết của cô gái đối với người yêu. Đồng thời đó  còn là niềm lo âu và hạnh phúc lứa đôi. ­ Nghệ thuật: các hình ảnh biểu tượng (khăn, đèn, mắt) lặp cú pháp. * Bài 6: ­ Nội dung: Khẳng định sự gắn bó thủy chung của con người. ­ Nghệ thuật: Hình ảnh biểu tượng : Gừng cay­ muối mặn. 3.Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)    a. Nội dung:
  4.   ­ Dựng nên hình ảnh của người lính nhà Trần hiên ngang, kì vĩ, lớn lao sánh ngang tầm  vũ trụ. Tác giả đã đặt con người trong thế đối lập, tương quan với thiên nhiên, vũ trụ để  con người hiện lên với khí khái, tráng trí của người nam nhi trong xã hội đương thời.   ­ Hình ảnh quân đội nhà Trần với sức mạnh lớn lao, mạnh mẽ có thể nuốt trôi sao  ngưu. Đó không chỉ là sức mạnh của quân đội nhà Trần mà còn là sức mạnh của cả dân  tộc, thời đại. Cả bài thơ toát lên hào khí Đông Á ­ hào khí ngút trời của các vua thời  Trần. ­ Bài thơ cũng là nỗi lòng của tác giả với những trăn trở, suy tư về công danh, sự nghiệp,   về chí làm trai của người đan ông trong xã hội trước. Đồng thời, nó cũng thế  hiện khát  vọng, hoài bão lớn lao và nhân cách cao đẹp của một con người. b. Nghệ thuật:  ­ Bài thơ Đường luật với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn  ­ Ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao  ­ Hình ảnh hoành tráng, có sức biểu cảm mạnh mẽ, thiên về gợi tả. 4. Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) a. Nội dung: ­ Bức tranh thiên nhiên sinh động, giàu sức sống. ­ Bức tranh cuộc sống con người: ấm no, thanh bình. ­ Qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với  tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.  b. Nghệ thuật: ­ Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu  chữ và câu bảy chữ ­ Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với khẩu ngữ (lời ăn tiếng nói hàng ngày của   nhân dân) nhưng lại rất giàu cảm xúc và giàu sức gợi ­ Bút pháp tả  cảnh ngụ  tình đặc trưng của văn học trung đại: Miêu tả  thiên nhiên, đất   trời và cảnh đời sống sinh hoạt của con người để qua đó bộc lộ một cách kín đáo tâm tư,   tình cảm, nỗi lòng của mình về con người, về cuộc đời. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I  MÔN NGỮ VĂN­ NĂM HỌC 2019­2020                  Nội dung Mức   độ  Tổng số cần đạt Nhận biết Thông  Vận dụng Vận dụng  hiểu cao
  5. I. Đọc  ­   Ngữ   liệu:tùy  Xác   định  Biện  Có   khả  hiểu chọn được  pháp  năng   tìm  phương  nghệ  hiểu  thức   biểu  thuật  thông   tin  đạt   được  và   tác  của   văn  sử   dung ̣   dụng bản   để  trong   văn  rút   ra   bài  ban̉ học   cho  bản thân Tổng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II.  Nghị luận văn học Viết   01  Làm  bài văn văn Tổng Số câu 1 1 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng  Số câu 1 1 1 1 4 cộng Số điểm 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 70% 100% Đề minh hoạ Đề 1 I.Phần đọc hiểu(3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:  Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói  Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ  Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa  Óng tre ngà và mềm mại như tơ.  Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát  Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh  Như gió nước không thể nào nắm bắt
  6.  Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh  Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy  Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn  Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối  Tiếng heo may gợi nhớ những con đường…                                  (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt) Câu 1.  Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt  nào? Câu 2.  Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu  thơ: Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ.     Câu 3. Hãy viết một đoạn văn từ 5 ­7dòng nói lên suy nghĩ của anh/chị về vai trò của  tiếng Việt trong mối quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc. II. Phần làm văn(7,0 điểm):    Cảm nhận của anh(chị) về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ  Nhàn. Đề 2 I.Phần Đọc­ hiểu(3,0 điểm):   Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:     “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một   cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ  tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như  một   mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ  và gọn gàng. Mảnh vườn   này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh   không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị   bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con   người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một   đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như   trước. Số  phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ  ra khỏi bản thân, chẳng   có gì đáng thèm muốn.” [Theo A.L.Ghec­xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa ­ Thông tin, Hà Nội, 1997] Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Vẻ  bề  ngoài đẹp đẽ  của “cuộc sống riêng không biết gì hết  ở  bên kia ngưỡng   cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào? Câu 3: Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái  tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
  7. II. Phần làm văn(7,0 điểm):          Có ý kiến cho rằng: Ca dao là tiếng hát tâm tình của nhân dân lao động. Anh(chị)  hãy cảm nhận bài ca dao Khăn thương nhớ ai để làm sáng tỏ nhận định trên. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HÊT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ́
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2