intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I KHỐI 10 A ­ NỘI DUNG ÔN TẬP     I. ĐỌC HIỂU (4đ) 1. Các phương thức biểu đạt. 2. Xác định nội dung chính, chủ đề của văn bản. 3. Một số biện pháp tu từ và nêu tác dụng.    II. LÀM VĂN: (6đ) 1. Ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa.(Bài 1, bài 6) 2. Tỏ Lòng – Phạm Ngũ Lão. 3. Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi 4. Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm B – ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT I. PHẦN LÀM VĂN: Ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa  ­ Đọc lại các văn bản trong sách giáo khoa, nắm vững thể  loại ca dao, giá trị  nội dung,   nghệ thuật của bài ca dao than thân (Bài 1)và ca dao yêu thương tình nghĩa (bài 6). ­ Xác định nội dung chính; phương thức biểu đạt; ý nghĩa văn bản; các biện pháp nghệ  thuật  của các tác phẩm. Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) 1. Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255­1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong cuộc chống xâm lược   Mông – Nguyên. 2. Tác phẩm: ­ Có thể được viết trong không khí quyết chiến, quyết thắng của nhà Trần chuẩn bị chống  Nguyên ­ Mông lần 2. 3. Nội dung
  2. * Bài thơ  tái hiện thành công hình  ảnh kì vĩ, hiên ngang của trang nam nhi thời Trần   qua: ­ Tư thế: “Hoành sóc”: Hiên ngang, kỳ vĩ, mang tầm vóc vũ trụ. ­ Thời gian: “Kháp kỷ thu”: Hết năm này đến năm khác, bền bỉ trấn giữ non sông. ­ Không gian: mở ra theo chiều rộng của non sông. =>Không gian rộng lớn, thời gian vô tận càng làm nổi bật tầm vóc kỳ vĩ của con người. * Không chỉ tái hiện hình ảnh tráng sĩ, bài thơ còn cho thấy sức mạnh như  vũ bão của  quân đội thời Trần: ­ Nghệ thuật so sánh: “ Tam quan tì hổ khí thôn ngưu: Sức mạnh 3 quân như hổ báo, có thể  nuốt trôi trâu ­>Sức mạnh hùng dũng, cuộn trào, sục sôi chiến thắng. => Hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi hoành tráng. Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba  quân, gợi hào khí dân tộc thời Trần. * Bài thơ  cũng là lời tâm sự  về  khát vọng lập công, lập danh, cống hiến cho đất  nước của chính tác giả: ­ Quan niệm công danh: Lập công để cống hiến cho dân nước; Lập danh để lưu lại tiếng   thơm muôn đời. ­ “Trái”: coi đó là món nợ, là trách nhiệm với đất nước => Tinh thần gánh vác trọng trách, trách nhiệm với giang sơn. ­ Điển tích “Vũ Hầu”: Một con người tài giỏi, mưu lược, lập nhiều chiến công cho nhà  Thục Hán =>thẹn vì chưa tài giỏi, cống hiến được nhiều => Cho thấy lẽ sống lớn của   con người thời đại Đông A. 4. Nghệ thuật ­ Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và   tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. ­ Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. 5. Ý nghĩa văn bản Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào  về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) 1. Tìm hiểu chung: ­ Tác giả: Nhà chính trị quân sự tài ba, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của dân tộc. ­ Xuất xứ: là bài số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập. ­ Chủ đề: bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả. 2. Nội dung * Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè:
  3. ­ Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu hoàn cảnh, thời gian thưởng ngoạn bức tranh (trích   c1): + Hoàn cảnh: "Rồi": Rỗi rãi, nhàn nhã, không vướng bận điều gì, thư thái thả hồn với thiên   nhiên. + Thời gian: “Ngày trường”: hết ngày này sang ngày khác ­> rất hiếm hoi trong cuộc đời   Nguyễn Trãi bởi ông là người luôn lo cho dân cho nước..  ­ Ngắt nhịp 1/2/3: Tách từ  “rồi” 1 phía: Trĩu nặng suy tư, dường như rảnh rỗi hết ngày này  sang ngày khác không phải là điều ông mong muốn. => Rảnh rỗi hóng mát nhưng lòng nặng trĩu suy tư. ­ Bức tranh ngày hè hiện lên vô cùng sinh động, có hồn qua câu 2,3,4 (trích thơ). + Hình ảnh tươi tắn: có hòe rợp mát như giương ô che rợp; có thạch lựu phun trào sắc   đỏ, có sen hồng đang độ ngát mùi hương. + Mọi màu sắc đều đậm đà: Xanh của hòe, xanh lá sen, xanh lá thạch lựu. Điểm xuyết  trên đó là sắc đỏ của hoa lựu, sắc hồng của những đóa sen. + Vạn vật đều căng tràn sức sống: Động từ “đùn; phun”: thiên nhiên như có sức mạnh  trỗi ra từ bên trong, ứa căng, tràn đầy. (So sánh với hè trong thơ  cổ  để  thấy được bức tranh hè mới mẻ, tươi tắn của Nguyễn   Trãi). ­ Ngoài ra, tác giả còn tái hiện bức tranh thanh bình của cuộc sống (trích câu 5,6). Từ  láy: Lao xao; dắng dỏi: (lao xao chợ  cá; tiếng ve kêu inh  ỏi; tiếng đàn)…=> sự  vui   nhộn, rộn rã. Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, màu sắc, hình ảnh. Nhà thơ  đón nhân cảnh vật với nhiều giác quan: Thị  giác; thính giác; khướu giác và cả  sự  liên  tưởng làm cho bức tranh ngày hè trở nên sinh động, có hồn => Thiên nhiên và lòng người  có sự giao hòa mạnh mẽ, Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liện của nhà thơ. * Niềm khát khao cao đẹp của tác giả: + Sử dụng điển tích “Ngu cầm”: nhà thơ khao khát có một đấng minh quân tài ba như vua   Nghiêu vua Thuấn để  lãnh đạo đất nước. Đồng thời, tác giả   ước có cây đàn của vua  Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hòa để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. + Lấy nghiêu, Thuấn làm “gương báu văn minh”, Nguyễn Trãi đã bộc lộ  chí hướng cao   cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. 3. Nghệ thuật ­ Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán Việt và sử dụng điển tích. ­ Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,… 4. Ý nghĩa văn bản Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi – tư tưởng nhân nghĩa yêu   nước thương dân – được thể hiện qua nhữngrung động trữ  tình dạt dào trước cảnh thiên  nhiên ngày hè. Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
  4. 1. Tìm hiểu chung: a.Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491­1585) là người thông minh uyên bác, chính trực, coi  thường danh lợi “chí để ở nhàn dật”. b. Tác phẩm: Nhan đề  do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự  tri âm với tác giả.  Chữ nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế của người xưa. 2. Nội dung ­ Nhàn là niềm vui với các công việc lao động, thư thái trong tâm hồn (trích câu 1,2): + Câu 1: Điệp từ một, kết hợp với các vật dụng mai, cuốc, cần câu: tất cả  như  đã được   chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc sống bình dị, thuần nông. +  Nhịp điệu 2­2­3 chậm rãi, kết hợp cụm từ “Thơ thẩn”; “Dầu ai vui thú nào”:cho ta thấy  một trạng thái thảnh thơi, vô ưu, vô lo, nhà thơ không bận tâm tới lối sống bon chen, chạy   đua với danh lợi, khẳng định lối sống của mình đã chọn.  => Câu thơ như đưa ta trở về với cuộc sống chất phác nguyên sơ, thuần hậu, giản dị mà  thảnh thơi, an nhàn. ­ Nhàn là thái độ dứt khoát tránh xa nơi quan trường, tìm về nơi yên tĩnh để di dưỡng   tinh thần (trích câu 3,4): + Hai từ láy: “Chốn lao xao”: là nơi quan trường, chốn vụ  lợi, giành giật, bon chen, hãm   hại lẫn nhau; “Nơi vắng vẻ”: nơi tĩnh tại của thiên nhiên. + Đối: “ta dại, người khôn” vẽ  ra hai bức tranh cuộc sống  đối lập nhau: khẳng  định  phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với những kẻ hám danh lợi. => Cái “dại”, “khôn” thực ra là cách nói ngược, vừa hóm hỉnh, pha chút mỉa mai nhằm   khẳng định phẩm chất thanh cao của nhà thơ, tránh xa chốn danh lợi phồn hoa. ­ Nhàn là sống thuận theo tự nhiên (trích câu 5,6): + Hai câu thơ tái hiện bức tranh 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông luôn tuần hoàn luân chuyển. + Cuộc sống dân dã với những thức ăn, sinh hoạt theo mùa:  Thu có  măng thì ăn măng,   đông tới mùa giá đỗ thì thưởng giá, tắm đã có hồ sen và ao. => Tất cả đều rất dân dã, thôn quê, đạm bạc, mùa nào thức nấy, hài hòa với thiên nhiên. ­ Nhàn là xem thường phú quý, danh lợi (trích câu 7,8): Điển tích: “rượu đến cội cây” thể hiện thái độ của tác giả. Với ông, phú quý vinh hoa chỉ  như một giấc mơ dài mà thôi. => Một tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với   thú điền viên thôn dã. ­ Đánh giá về quan niệm sống “nhàn” của tác giả: + Trong thời loạn lạc, vua chúa tranh giành quyền lực: Thái độ sống “nhàn” để giữ khí tiết   trong sạch, tránh xa thói vụ  lợi của tác giả  rất đáng quý. Nó phù hợp với quan niệm của  nhiều nhà Nho đương thời. + Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại luôn vận động và phát triển, đòi hỏi con người phải có  chí tiến thủ, đi lên thì quan niệm trên có nhiều hạn chế.  3. Nghệ thuật: Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. 4. Ý nghĩa văn bản:
  5. Vẻ  đẹp nhân cách của tác giả: thái độ  coi thường danh lợi, luôn giữ  cốt cách thanh cao  trong mọi cảnh ngộ đời sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2