intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ sau đây để biết được các dạng bài tập có khả năng ra trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. SỞ GDĐT HÀ NỘI NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT PHÚC  Năm học 2019 – 2020 THỌ MÔN: NGỮ VĂN KHỐI: 11 I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian làm bài: 90 phút II. CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KỲ I  Phần 1. Đọc hiểu (3 điểm) Phần 2. Làm văn (7 điểm) +NLXH (2 điểm) +NLVH ( 5 điểm) III. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Thao tác lập luận ­ Nhận biết được các thao tác lập luận ­ Hiểu mục đích, tác dụng của việc sử dụng các thao tác lập luận ­ Biết cách vận dụng các thao tác lập luận khi viết văn nghị luận. 2. Phong cách ngôn ngữ báo chí  ­ Nhận biết được một số thể loại văn bản báo chí ­ Nắm được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí. ­ Phân tích được các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí trong một văn bản. 3. Nghĩa của từ trong sử dụng  ­ Nắm được hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ  đồng  nghĩa.  ­ Hiểu ý nghĩa của từ  để  lựa chọn sử  dụng thích hợp trong mỗi hoàn  cảnh giao tiếp. 4. Thương vợ (Trần Tế Xương)  ­ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu,   quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ. ­ Về  nghệ  thuật: sử  dụng tiếng Việt giản dị, tự  nhiên, giàu sức biểu   1
  2. cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian. 5. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) ­ Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị  thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. ­ Cảm nhận được vẻ  đẹp bi tráng của những người nông dân nghĩa sĩ  Cần Giuộc và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời  kỳ “Khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc. ­ Hiểu những nét cơ  bản về  thể  văn tế  và giá trị  nghệ  thuật đặc sắc  của bài văn tế. 6. Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) ­ Hiểu được chủ  trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc   tập hợp người hiền. ­ Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với   công cuộc xây dựng đất nước.  ­ Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài chiếu và cảm xúc của người   viết. 7. Hai đứa trẻ (Thạch Lam) ­ Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những  con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự  cảm thông, trân trọng của nhà   văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn. ­ Nghệ thuật: nắm được vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của   Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình. 8. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) ­ Cảm nhận được vẻ  đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó  hiểu được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. ­ Hiểu được những đặc sắc về nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo,  tạo không khí cổ  xưa, thủ  pháp đối lập, ngôn ngữ  góc cạnh, giàu tính tạo  hình. 9. Đoạn trích:  Hạnh phúc của một tang gia  (Trích­Số  đỏ­ Vũ Trọng  Phụng) ­ Thấy được bản chất lố  lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành   thị những năm trước Cách mạng tháng 8.   ­ Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng. 10. Chí Phèo (Nam Cao) 2
  3. ­ Nắm được những nét chính về con người, về  quan điểm nghệ  thuật,  các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. ­ Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua  đó thấy được giá trị  hiện thực và giá trị  nhân đạo sâu sắc và mới mẻ  của tác  phẩm.  ­ Nắm được đắc sắc nghệ thuật của tác phẩm: điển hình hóa nhân vật,   miêu tả tâm lý, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện… IV. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA( 90 phút)    I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)                    Đọc đoạn trích: Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã  khóc nức nở khi nghe thầy giáo giảng bài đạo đức về công ơn cha mẹ, cách  ứng xử với thầy cô giáo. …Trong clip, thầy giáo với chất giọng  ấm áp, truyền cảm nhắn với  các học trò: “Đừng bao giờ để bố các bạn chết rồi, quỳ bên cạnh cái quan   tài, khóc bù lu bù loa, bố  ơi con xin lỗi bố, đừng nói câu đó, ông ấy không   nghe được nữa... Bố  mẹ  các bạn sáng nay đưa các bạn đến trường, hay   các bạn tự đi, thì ở  đâu đó vẫn nhớ tới các bạn. Không cớ gì mình làm sai   mình không xin lỗi. Ai đó làm sai với giáo viên, cuối giờ hãy chạy tới phòng   hội đồng, nói cô  ơi con xin lỗi cô  ạ. Mọi lỗi lầm đều được hoá giải. Tại   sao, lời xin lỗi dễ như vậy nhiều người không nói?”.                                 (Theo báo Thanh niên, ngày 09­01­2018) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0.5đ) Câu 2.  Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.5đ) Câu 3.  Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã  khóc nức nở khi nghe thầy giáo giảng bài đạo đức về  công ơn cha mẹ, cách  ứng xử với thầy cô giáo. Vì sao? (2.0 đ) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về  thông điệp  được gửi tới qua câu nói trong đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu: “Không cớ gì   mình làm sai mình không xin lỗi”.  3
  4.  Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau: “ Ðến huyệt, lúc hạ  quan tài, cậu Tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo   thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc   cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh kỷ niệm   lúc hạ  huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ  nhảy lên những ngôi mả  khác mà   chụp để cho ảnh khỏi giống nhau. Xuân Tóc Ðỏ  đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán   mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to   “Hứt!... Hứt!... Hứt!...” Ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hoá ấy. Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật   mãi cũng không làm cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to   tướng, cái áo thụng trắng loè xoè, ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không   thôi. ­ Hứt!... Hứt!... Hứt!... Xuân Tóc Ðỏ  muốn bỏ  quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó   một cái giấy bạc năm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy,   rồi đi tìm cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau   đớn về những điều sơ suất của khổ chủ.”                                          ( Trích Chương 15, Số đỏ ­ Vũ Trọng Phụng ) ­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­­                                         ĐÁP ÁN Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự 0.5 2 Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là: báo chí 0.5 4
  5. 3 Theo tác giả  đoạn trích “Hàng trăm học sinh trường THCS   20 Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở”.Vì: + nghe thầy giáo giảng bài đạo đức về công ơn cha mẹ, cách   ứng xử với thầy cô giáo. +  Nội dung lời giảng của thầy động chạm đến trái tim và lỗi  lầm của mỗi người. II LÀM VĂN 7.0 1 Viết   một   đoạn   văn   (khoảng   200   chữ)   trình   bày   suy  2.0 nghĩ về  một vấn đề  được nhắn gửi trong đoạn trích của   phần đọc hiểu: Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi  a. Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 200 chữ) 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,  tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0.25 Hành động xin lỗi khi làm sai của mỗi người. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai  vấn đề  nghị  luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa   của hành động xin lỗi khi làm sai của mỗi người.  Có thể theo hướng sau: ­ Xin lỗi: là hành động tự  nhận khuyết điểm, sai lầm về  mình. Xin lỗi còn là sự  đồng cảm, sẻ chia đối với người bị  ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn  được đền bù thiệt hại và tha thứ. Điều nhắn gửi  ở  đây là   làm sai thì phải biết xin lỗi. ­ Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng   xử cóvăn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch  sự trong quan hệ xã hội. ­ Lời xin lỗi thể  hiện trách nhiệm của con người với cuộc  sống. Đó là một nét đẹp trong phong cách  ứng xử, thể  hiện  một nhân cách tốt đẹp, cao thượng. ­ Biết nói lời xin lỗi là tự  nhắc nhở  mình trước những sai   phạm. Đồng thời hứa với người khác hành động này không  còn tái diễn nữa. ­ Lời   xin   lỗi   có   thể   giải   quyết   xung   đột,   chữa   lành   tổn  thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan  hệ trong cả đời sống cá nhân, cộngđồng. 5
  6. => Làm sai thì phải xin lỗi. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để  triển khai   vấn đề nghị luận theo nhiều cách.  d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận của anh/chị  về  cảnh hạ huyệt trong đoạn trích  5.0 “Hạnh phúc của một tang gia” ( Trích Số đỏ của Vũ Trọng  Phụng ) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Mở  bài  nêu được vấn đề  nghị  luận;  Thân bài  triển khai được  vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 Cảm nhận cá nhân về  Cảnh hạ  huyệt trong đoạn trích  Hạnh   Phúc một tang gia. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm  Thí sinh có thể  triển khai theo nhiều cách nhưng cần dụng tốt   các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;  đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Trọng Phụng, tác phẩm Số   0.5 đỏ  và đoạn trích Hạnh phúc một tang gia, khẳng định cảnh hạ   huyệt trong đoạn văn là đỉnh điểm của mâu thuẫn trào phúng   trong chương mười lăm. *Làm rõ yêu cầu chính (cơ bản) của đề bài:  2.0 – Đoạn trích nằm cuối chương mười lăm miêu tả cảnh hạ huyệt  trong đam tang cụ  cố  tổ. Mâu thuẫn trào phúng được đẩy đến  cao trào ở chỗ: + Thông thường đây là lúc đau buồn nhất. + Ở đây lại cho thấy sự giả tạo và vô đạo đức nhất. – Bên ngoài thì mỗi người một vẻ buồn đau như thật nhưng bên  trong lại là sự  giả  tạo và vô đạo đức đến tuyệt đối của lũ con   cháu. + Từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong   lưng, hoặc lau mắt như thế này, như  thế  nọ...  đều do nhà đạo  diễn   tài   ba   Tú   Tân   dựng   cảnh   cho   giống   với   một   đám   tang  gương mẫu. 6
  7. + Cậu Tú cùng bạn bè thì đạp lên nhưng linh hồn khác mà chụp   ảnh. + Cụ Hồng ho khạc khóc mếu chắc cũng chỉ mong cho thiên hạ  cảm nhận được chút “ hiếu nghĩa” của thằng con trai vốn chỉ  mong được mặc đồ xô và chống gậy + Lúc Phán mọc sừng khóc ngất cũng là lúc thanh toán với Xuân  khoản tiền hợp đồng làm cho cụ cố chết thật. + Xuân nghiêm trang và sẵn sàng đỡ  Phán nhưng khi nhận năm  đồng hắn lập tức biến vào đám đông.  ­ Nghệ thuật miêu tả có chọn lựa, với những chi tiết rất đắt đã   khiến cho bộ  mặt giả  tạo, cầm thú, vô luân, đồi bại của đám   con cháu được hiện nguyên hình, trơ trẽn. * Làm rõ yêu cầu phụ (nâng cao):  1.0 ­ Qua tấm bi hài của chương truyện nhà văn hướng tới phê phán  xã hội tư sản đương thời vốn giả đạo đức, đồi bại và lố lăng. ­ Nhà văn đã dùng tiếng cười chua chát để  mong tống tiễn cái   xấu ra khỏi đời sống con người đây là một cách tiễn đưa cái xấu  bằng một thứ văn hóa cao sâu, thâm thúy.  d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo Thể  hiện suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề  nghị  luận; có cách diễn   0.5 đạt mới mẻ. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2