intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I, KHỐI 10 NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN I.PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Văn bản 1 Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi bên dưới: "Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng. Mồng ba cá đi ăn thề, Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn. Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhẩy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sống, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa. (Trích Thần Mưa, Tuyển tập văn chương nhi đồng, Doãn Quốc Sĩ, NXB Sáng Tạo, 1970, T. 32 – T. 33) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Thần thoại B. Truyền thuyết C. Truyền kì D. Truyện ngắn Câu 2. Về phương diện thể loại, đoạn trích Thần Mưa giống đoạn trích nào đã học trong bài 1? A. Hê-ra-clet đi tìm táo vàng B. Chiến thắng Mtao Mxây C. Thần trụ trời
  2. D. Ra-ma buộc tội. Câu 3. Đoạn trích lí giải hiện tượng hạn hán hoặc lụt lội ở hạ giới là do: A. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, có vùng lại đến luôn... B. Thần mưa làm theo lệnh của Trời - khi Trời muốn trừng phạt một vùng nào đó; C. Thần Mưa không kiểm soát được lượng mưa mình làm ra; D. Thần Mưa làm việc theo cảm tính, thích thì mưa nhiều, không thích thì mưa ít. Câu 4. Theo đoạn trích, có cuộc thi vượt Vũ Môn là vì: A. Vì công việc phun nước làm mưa rất nặng nhọc nên trời sai Rồng làm nhưng số lượng Rồng trên Trời lại ít; B. Vì hạ giới lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày; C. Vì các loài thủy tộc xin trời mở cuộc thi để được hóa Rồng; D. Vì có quá nhiều loài thủy tộc xin được hóa Rồng nên Trời mở cuộc thi để tuyển chọn. Câu 5. Cuộc thi vượt Vũ Môn có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ dân gian nào sau đây: A. Rồng đến nhà Tô B. Cá chép hóa Rồng C. Mưa tháng tư hư đất. D. Nước mưa là cưa trời. Câu 6. Ý nghĩa của cá chép vượt vũ môn hóa Rồng: A. Thi cử là môi trường rèn luyện con người B. Nhân tài được chọn lọc qua các kì thi C. Muốn trở nên xuất sắc, phải vượt qua các đối thủ khác D. Muốn thành công, hãy nỗ lực, can đảm, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách Câu 7. Theo đoạn trích, thần Mưa mang những đặc điểm gì của nhân vật thần thoại? Câu 8. Cuộc thi vượt Vũ Môn được miêu tả là cuộc thi như thế nào? Theo em, cuộc thi vượt vũ môn của các loài thủy tộc có nét tương đồng với các cuộc thi chuyển cấp, thi đại học ngày nay không? Câu 9. Không chỉ giải thích hiện tượng mưa, đoạn trích còn lí giải điều gì về đặc điểm giống loài của một số con vật? Câu 10. Lí giải vì sao trong văn hóa dân gian, người Việt lại thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép? 2. Văn bản 2 Thu vịnh Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Nguyễn Khuyến Câu 1. Bài thơ Thu vịnh được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ thất ngôn
  3. B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật C. Thể thơ song thất lục bát D. Thể thơ tự do Câu 2. Hai câu thực sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. A. Hoán dụ và so sánh B. Ẩn dụ và cường điệu phóng đại C. So sánh và cường điệu phóng đại D. So sánh và đối. Câu 3. Hình ảnh nào xuất hiện trong cả hai bài thơ Thu vịnh và Thu điếu? A. Trời thu B. Ao thu C. Trăng thu D. Lá thu Câu 4. Đặc điểm gieo vần của bài thơ Thu vịnh là: A. Gieo vần chân B. Vần bằng B. Vần “ao” được gieo ở tiếng thứ 7 của các câu; 1, 2, 4, 6, 8 D. Cả A, B, C Câu 5. Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là: A. Điểm nhìn từ trên cao B. Điểm nhìn từ dưới thấp C. Điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa lại trở về gần D. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa Câu 6. Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh là bức tranh như thế nào? A. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ B. Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt C. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn D. Bức tranh thiên nhiên mới mẻ, kì thú, đậm chất phương xa, xứ lạ. Câu 7. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là gì? A. Nhớ nhung, sầu muộn B. Cô đơn, u hoài C. Chán chường, ngán ngẩm D. U buồn, tủi hổ Câu 8. Ý nào không biểu đạt nội của bài thơ? A. Vẻ đẹp thanh sơ, tĩnh lặng của cảnh vật mùa thu. B. Nỗi niềm u uẩn của nhà thơ. C. Vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, bình dị, gắn bó với quê hương, đất nước của Nguyễn Khuyến D. Những chiêm nghiệm của tác giả trong một lần làm thơ về mùa thu. Câu 9. Anh/chị có cảm nhận như thế nào về hình ảnh Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu vịnh? Câu 10. Nhận xét về những nét đặc sắc của việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ Thu vịnh.
  4. 3. Văn bản 3 Đọc văn bản sau : Trương Viên quê đất Võ Lăng, nhờ mẹ sang hỏi cưới Thị Phương, người con gái của Tể tướng đã hồi hưu, thấy chàng học giỏi, cha Thị phương đồng ý và cho đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn. Giữa lúc chàng đang dùi mài kinh sử thì được chiếu đòi đi dẹp giặc, chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ ra chiến trường. Trong cảnh chạy giặc, Thị Phương đã dắt mẹ chồng lưu lạc suốt mười tám năm. Hai người bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng miếng thịt nơi cánh tay để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con. Mẹ ốm, nàng dâng đôi mắt mình để Sơn Thần làm thuốc chữa cho mẹ. Để có cách sinh nhai, Ngọc Hoàng sai Chúa Tiên xuống dạy nàng nghề đàn hát. Thắng trận trở về, Trương Viên trở về quê cũ tìm mẹ già và vợ, sau đó đi nơi khác, chàng gặp hai mẹ con bà hát xẩm. Qua bài Trần tình, chàng đã nhận ra mẹ và vợ. Nhờ ngọc lưu ly, đôi mắt của Thị Phương trở lại trong sáng như xưa. Tóm tắt phần trước: Sau 18 năm vâng mệnh vua cầm quân ra trận đánh dẹp quân Xiêm, Trương Viên trở về được phong Tể tướng. Thấy Tể tướng buồn, lính hầu đã mời hai mẹ con bà lão hát xẩm vào dinh hát mua vui cho chủ mình. Trương Viên: - Con ra bảo bà ấy có sự tình, tình sự gì thì hát cho ông tôi nghe. Mụ: - Tôi chỉ biết sự tình nhà tôi thôi. Lính hầu: - Ừ bà cứ hát sự tình nhà bà. Thị Phương: (Hát trần tình) - Trương Viên, Trương Viên, Người chồng tôi tên gọi Trương Viên… Lính hầu: - Họ…! Thong thả đã. Nhập gia phải vấn húy 1. Trương Viên là tên quan lớn, phải hát là Trương Băm, Trương Bằm… Trương Viên: -Thiên hạ trùng danh, trùng họ cũng nhiều. Cứ để cho người ta hát. Thị Phương (Hát tiếp) - Người chồng tôi tên gọi Trương Viên Vua sai dẹp giặc nước Xiêm khơi chừng Bởi vì đâu chếch nón ả Hằng Thờ chồng chực tiết khăng khăng chẳng rời Bởi vì đâu binh lửa bời bời Miền xa quê quán, ngụ nơi lâm tuyền2 Một mình tôi nuôi mẹ truân chuyên Quyết liều phận bạc chẳng dám quên ngãi chàng Gặp những loài ác thú hổ lang Người rắp làm hại, khấn kêu vang lại lành Trở ra về qua miếu thần linh Thần đòi khoét mắt lòng thành tôi kính dâng Vậy nên mù mịt tối tăm Nàng tiên dạy hát, kiếm ăn qua tháng ngày Sự tình này trời đất có thấu hay Chàng Trương Viên có biết nông nỗi này cho chăng? Trương Viên: - Nghe tiếng đàn cùng tiếng hát Chuyển động tâm thần 1 Vấn húy: hỏi tên, ở đây là phải hỏi để biết tên chủ nhà. 2 Lâm tuyền: rừng suối, chỉ nơi xa xôi hẻo lánh.
  5. Đường từ mẫu3 có biết chăng, hỡi mẹ? Thị Phương: (Nói sử) - Tiền ông thưởng tôi còn để đó. Tôi chẳng hề tiêu đụng một phân Xin ông đừng nói chuyện tần ngần Mà tôi mang tiếng không thanh danh tiết Trương Viên: - Tưởng là nhận vợ, vợ lại chẳng nhìn Đường từ mẫu có biết chăng hỡi mẹ Thị Phương: (Nói sử) - Thực chồng con đã tỏ Hình dạng như in Nào có khi phu phụ4 hợp hôn Những của ấy đem ra nhận tích. Mụ: - Ơi này con, vợ con nói: ngày xưa quan Thừa tướng có cho cái gì làm ghi tích không, con đưa cho vợ nó xem để nó nhận. Trương Viên: - Anh khá khen em mười tám năm nay chẳng có đơn sai Lòng thương em nhớ mẹ ngậm ngùi Đây, ngọc kim quyết đem em nhận tích. (Thị Phương cầm ngọc, ngọc nhảy lên mắt, mắt sáng trở lại) Thị Phương: - Quả lòng trời đưa lại Ngọc nhảy vào, mắt lại phong quang Mẹ ơi giờ con trông được rõ ràng Chồng con đây đã tỏ Mụ: - Mẹ mừng con đã yên lành như cũ Lại thêm mẫu tử5 đoàn viên Trời có đâu nỡ phụ người hiền Thế mới biết bĩ rồi lại thái6 Trương Viên: – Trăm lạy mẹ Con vâng mệnh trên dẹp giặc đã yên Mười tám năm binh mạnh tướng bền Giờ được chức làm quan Thái tể Trời xui nên mẹ con gặp gỡ Mời mẹ về cho tới gia trang Khi đó sẽ hồi quỳnh khánh hạ (Hát vãn trò) Tạo hóa xoay vần Hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai Giời chung, giời chẳng riêng ai Vun trồng cây đức ắt dài nền nhân Hễ ai có phúc có phần Giàu nghèo có số, gian truân bởi trời Phương ngôn dạy đủ mọi nhời. (Trương Viên, in trong cuốn Tuyển tập Chèo cổ, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1999, tr. 158 – 162) Lựa chọn đáp án đúng nhất: 3 Từ mẫu: mẹ hiền. 4 Phu phụ: chồng vợ. 5 Mẫu tử: mẹ con. 6 Bĩ rồi lại thái: hết bế tắc đến lúc tốt đẹp.
  6. Câu 1. Những lời chỉ dẫn (in nghiêng, đặt trong ngoặc đơn) ở văn bản có chức năng gì? A. Để người đọc phân biệt được lời của từng nhân vật trong đoạn B. Để người đọc biết lai lịch các nhân vật trong tích Chèo C. Để người đọc biết nội tâm của các nhân vật trong tích Chèo D. Để nói về sự việc hoặc chỉ dẫn về điệu hát mà nhân vật sử dụng Câu 2. Căn cứ vào nội dung, có thể nhận biết đoạn trích thuộc phần nào của tích Chèo Trương Viên? A. Thuộc phần mở đầu của tác phẩm B. Thuộc phần giới thiệu tác phẩm C. Thuộc phần kết của tác phẩm D. Thuộc phần triển khai của tác phẩm Câu 3. Trong tích Chèo Trương Viên, đoạn trích này có chức năng nghệ thuật gì? A. Đẩy tích Chèo đến cao trào để kết thúc B. Giới thiệu về các nhân vật của tích Chèo C. Giới thiệu về các sự việc diễn ra ở tích Chèo D. Bình luận về các nhân vật và sự việc đã diễn ra Câu 4. Lời của nhân vật nào trong đoạn trích đã tóm lược câu chuyện của một gia đình, tạo tiền đề để các nhân vật nhận ra nhau? A. Nhân vật lính hầu B. Nhân vật Trương Viên C. Nhân vật mụ (mẹ chồng Thị Phương) D. Nhân vật Thị Phương Câu 5. Vật nào có tác dụng giúp vợ chồng Trương Viên – Thị Phương khẳng định chắc chắn họ là vợ chồng của nhau? A. Viên ngọc Trương Viên giữ trong người khi chia tay mẹ và vợ để ra trận B. Những đồ dùng Trương Viên mang theo mình khi rời nhà ra trận C. Cây đàn của Thị Phương dùng để hát xẩm kiếm sống qua ngày D. Cây gậy mà bà mẹ dùng để dắt díu con dâu đi hát xẩm kiếm ăn Câu 6. Cách kết của tích chèo Trương Viên có màu sắc kiểu kết thúc của thể loại văn học nào? A. Cái kết đầy chết chóc bi thương kiểu bi kịch B. Kết thúc có hậu “ở hiền gặp lành” theo kiểu cổ tích C. Kiểu kết thúc mở, gợi nhiều ý nghĩa của truyện hiện đại D. Kết thúc vui vẻ, đầy tính chất hài hước kiểu hài kịch Câu 7. Văn bản được tổ chức theo hình thức nào? A. Các nhân vật đối đáp với nhau, lời người nọ tiếp sau lời người kia. B. Thỉnh thoảng có lời chỉ dẫn nói rõ điệu hát mà nhân vật thể hiện hoặc nói về sự việc cụ thể nào đó. C. Các nhân vật nói cho nhau nghe và nói về nhau D. Cả A và B Câu 8. Văn bản giáo dục con người điều gì? A. Tình cảm phu thê và tình mẫu tử B. Lòng hiếu thảo của nàng dâu với mẹ chồng C. Lên án chiến tranh phi nghĩa D. Tình vợ chồng chung thuỷ
  7. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 9. Sức hấp dẫn của đoạn trích thể hiện ở những yếu tố nào? Câu 10. Bạn suy nghĩ như thế nào về thông điệp toát ra từ đoạn trích tích chèo Trương Viên ở trên? 4. Văn bản 4 Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:   “Ngày 4/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp tổ chức Tọa đàm: Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu". Chia sẻ với các đại biểu thanh niên tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có cả những mặt tích cực và mặt tiêu cực tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...của từng dân tộc, đất nước, người dân, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc. Ông nhấn mạnh muốn hội nhập quốc tế, giới trẻ phải chú trọng hai yếu tố là "tử tế" và "tức khí". "Tức khí" theo ông chính là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. Đây chính là tinh thần đã thúc giục bao nhiêu lớp thanh niên Việt Nam xả thân vì đất nước suốt quá trình lịch sử. Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên... nhưng nếu không có "tức khí" sẽ không thể hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới. Xuân Tùng (TTXVN - 4/1/2017) Câu 1: Thể loại của văn bản trên là gì? A. Văn bản thông tin B. Văn bản thuyết minh C. Văn bản tự sự D. Văn bản miêu tả Câu 2: Nội dung của văn bản trên là gì? A. Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu"”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia B. Ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập. C. Đưa tin về buổi tọa đàm về Hội nhập thế giới D. Đưa tin về buổi tọa đàm: “Xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới hướng tới những phẩm chất của "công dân toàn cầu"”, diễn ra ngày 4/1/2017, tại trung tâm Thông tấn Quốc gia; và ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan về những phẩm chất mà người thanh niên cần có trong thời kì hội nhập. Câu 3: Ý nào bao gồm những từ Hán Việt có trong văn bản? A. Quốc gia, công dân, kiến thức B. Quốc gia, công dân, lao động C. Quốc gia, người dân, kiến thức D. Quốc gia, giới trẻ, kiến thức Câu 4: Nghĩa của từ công dân là gì?
  8. A. Là người được được công nhận trong một quốc gia B. Là người được hưởng quyền lợi và đảm nhiệm nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong một cuốc gia. C. Người có quốc tịch D. Người có quốc tịch, được hưởng quyền lợi và đảm nhiệm nghĩa vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong một cuốc gia. Câu 5: Vì sao ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí”? A. Vì thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới phải có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. B. Vì đây chính là tinh thần thúc giục thanh niên Việt Nam vượt khó vươn lên để có đủ khả năng hội nhập thành công, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới. C. Vì Việt Nam có nhiều lợi thế với lực lượng lao động đông đảo, phong phú về tài nguyên... D. Cả ba đáp án trên Câu 6: Ý nào dưới đây KHÔNG PHẢI đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản? A. Cung cấp thông tin thời sự B. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật C. Lối viết ngắn gọn D. Văn phong sinh động, hấp dẫn Câu 7. Theo tác giả, “tức khí” có nghĩa là gì? A. là lòng tự ái dân tộc, là tinh thần vượt khó vươn lên. B. chiều hướng phát triển tốt, xấu của sự vật, sự việc theo quy luật tự nhiên, tại một thời điểm cụ thể, theo thuật phong thủy C. cảm xúc của con người D. đặc điểm của cá nhân thể hiện ở cường độ, nhịp độ các hoạt động tâm lí Câu 8. Theo tác giả, thanh niên Việt Nam ra ngoài thế giới cần? A. Có tư cách, phẩm chất, phải có hiểu biết, kiến thức, hành xử có văn hóa với bạn bè thế giới. B. Đặc biệt phải chú trọng tìm hiểu, học hỏi những tinh hoa của thế giới, đồng thời phải giữ gìn bản sắc của dân tộc. C. Cần có lòng tự ái dân tộc và tinh thần vượt khó vươn lên. D. Tất cả các đáp án trên Câu 9: Qua văn bản, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai yếu tố: "tử tế" và "tức khí" mà thanh niên Việt Nam cần có. Câu 10. Nêu tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (trình bày bằng một đoạn văn 5-7 câu) 5. Văn bản 5 Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu : LỄ HỘI OK OM BOK Hàng năm, Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Năm nay, Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 5 đến ngày 11/11) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc sắc. Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với hơn 400.000 người, chiếm gần 31% dân số cả tỉnh. Người Khmer ở đây coi Mặt Trăng là một vị thần điều
  9. tiết mùa màng trong năm. Vì vậy, cứ vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hàng năm, cũng là những ngày cuối mùa mưa và là thời gian thu hoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, họ lấy lúa nếp làm thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng. Nghi thức lễ được tiến hành vào tối 15/10 âm lịch, khi mặt trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. Người ta cắm hai cây trúc và dùng lá dừa làm hình cái cổng vòm, trên cổng có giăng […] Cúng xong, mọi người quây quần cùng thu lộc các đồ cúng để hưởng phước, các em nhỏ thì vui chơi, múa hát cho đến đêm khuya. Trong Lễ hội Ok Om Bok, Hội đua ghe ngo cũng là hoạt động mà bà con Khmer Nam Bộ mong chờ. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linh thiêng, cũng là tài sản quý của cả phum sóc, được bảo quản cẩn thận tại chùa. Trước kia, mỗi năm ghe ngo được hạ thủy một lần vào ngày lễ hội Ok Om Bok. Ghe ngo có chiều dài khoảng 22 đến 26 m, mỗi ghe có từ 50 - 60 tay bơi. Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt. Ngày nay, ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Ghe ngo có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa của mình. Giữa lườn ghe người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe có sức bật tốt khi bơi. Để có thể bước vào cuộc đua ghe ngo sôi nổi, công tác chuẩn bị được tiến hành rất chu đáo. Từ việc sửa chữa, đóng ghe ngo mới, sơn vẽ hoa văn lại trên thân ghe cho đến tập luyện bơi. Đặc biệt, các chùa Khmer có đội ghe ngo tham gia còn tổ chức một nghi lễ rất quan trọng, đó là lễ hạ thủy. Ngày nay, nghi lễ hạ thủy không chỉ được thực hiện một lần vào dịp Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo như trước, mà có khi nhiều lần trong năm (tùy theo điều kiện của các chùa) để tham gia các giải đua cấp huyện nhằm kiểm tra đội ghe, hướng tới giải đua của tỉnh. Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, lễ hạ thủy ghe ngo vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, góp phần vào sự đa dạng văn hóa và phát triển xã hội. Năm nay, Lễ hội Ok Om Bok - Đua nghe ngo được tổ chức trong 7 ngày, với nhiều hoạt động hấp dẫn [... ]Điểm nhấn của Lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo với 2 nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ, 1.200m đối với nam diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/11. Những năm gần đây, Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày càng được tổ chức quy mô, đi vào chiều sâu hơn. Lễ hội chính là dịp tăng cường các mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gắn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp (Theo Thạch Nhi) Hãy chọn đáp án đúng những câu sau đây: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Nghị luận B. Tự sự C. Thuyết minh D. Miêu tả Câu 2. Trong văn bản, người Khmer quan niệm vị thần nào điều tiết mùa màng trong năm?
  10. A. Mặt Trăng B. Mặt Trời C. Thần Nước D. Thần Rắn Câu 3.Theo văn bản, chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer bảo quản tại đâu? A. Nhà riêng B. Nhà bảo tàng C. Nhà truyền thống D. Nhà chùa Câu 4. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa…………….., sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông A. Thần Sông B. Thần Nước C. Thần Biển D. Thần Rắn Câu 5. Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo? A. Vì đây là lễ hội của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng B. Vì hoạt động đua ghe ngo không diễn ra năm nay C. Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội D. Vì điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo Câu 6. Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì? A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn. B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn. C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. D. Văn bản thể hiện rõ nét văn hóa của người dân ở Sóc Trăng. Câu 7. Những thông tin nào ở cột B đúng với nội dung được nêu ở cột A? A B Chiếc ghe ngo a/ chiều dài khoảng 30 mét b/ nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước c/ thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ d/lễ hạ thủy ghe ngo mang yếu tố tâm linh e/có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ g/ đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa h/tượng trưng cho thần Rắn Na –ga khi qua sông i/ giữa lườn ghe đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe Hãy trả lời những câu sau đây:
  11. Câu 8. Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó? Câu 9. Hãy chỉ ra tác dụng của những dòng in đậm trong văn bản trên. Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về Lễ hội Ok Om Bok. II. PHẦN VIẾT Câu 1: Em hãy viết bài văn nghị luận về ý nghĩa của sự cố gắng, nỗ lực trong cuộc sống. Câu 2:  “Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn!. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đó. Câu 3: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về ý nghĩa việc giữ gìn lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Câu 4: Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân. Câu 5: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2