intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRÃI TỔ NGỮ VĂN- GDKTPL ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 10 CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2024-2025 A. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH - Bài3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận. - Bài4: Sức sống của Sử thi. B.CẤU TRÚC ĐỀ: - Hình thức: Tự luận - Gồm 02 phần : Đọc hiểu (6 câu) + Viết (Viết bài văn NLXH) C. NỘI DUNG ÔN TẬP I.ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 06 câu hỏi dạng tự luận, gồm 02 câu Biết, 03 câu Hiểu, 01 câu Vận dụng Nội dung câu hỏi trong phần đọc hiểu xoay quanh các yêu cầu cần đạt sau: 1. Đối với văn bảnnghị luận * Đọc hiểu nội dung - Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
  2. - Xác định được ý nghĩa của văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản. - Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết. * Đọc hiểu hình thức - Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. - Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. * Liên hệ, so sánh, kết nối - Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân. 2. Đối với văn bản văn học (Sử thi) * Đọc hiểu nội dung – Biếtnhậnxétnộidungbaoquátcủavănbản;biếtphântíchcácchitiếttiêubiểu,đềtài,câuch uyện,nhânvậtvàmốiquanhệcủachúngtrongtínhchỉnhthểcủatácphẩm. –Phântíchvàđánhgiáđượcchủđề, tưtưởng,thôngđiệpmàvănbảnmuốngửiđến ngườiđọcthôngquahìnhthứcnghệthuậtcủavănbản;phântíchđượcmộtsốcăn cứđể xác định chủđề. –Phântíchvàđánhgiáđượccảmhứngchủđạomàngườiviết thểhiệnquavănbản. Phát hiệnđược các giátrịđạođức, văn hoá từvăn bản. * Đọc hiểu hình thức - Nhận biếtvà phântíchđược mộtsốyếutốcủa sửthinhư:không gian, thời gian, cốt truyện, nhânvật,lờingười kể chuyện và lờinhânvật,... -Nhậnbiếtvàphântíchđượcbốicảnhlịchsử–vănhoáđượcthểhiệntrongvăn bản văn học. -Liênhệđểthấyđượcmộtsốđiểmgầngũivềnộidunggiữacáctácphẩmvănhọcthuộc hainềnvăn hoá khác nhau.
  3. -Nêuđượcýnghĩahaytácđộngcủatácphẩmvănhọcđốivớiquanniệm,cách nhìn,cáchnghĩvàtìnhcảmcủangườiđọc;thểhiệnđượccảmxúcvàsựđánhgiá của cánhânvềtác phẩm. 3. Đối với phần tiếng Việt: - Bài học 3: Thực hành tiếng Việt: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách sửa. - Bài học 4: Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản. - Lưu ý: Ôn tập thêm về các biện pháp tu từ. II. VIẾT (4,0điểm) Ôn tập kĩ năng làm bài viết theo dạng sau: VIẾT BÀI LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN - Mở bài: Nêu thói quen hay quan niệm mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ (có thể gợi ra bối cảnh của việc thuyết phục và xác định vị thế phát ngôn của người viết). - Thân bài: + Trình bày biểu hiện của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ. + Phân tích lí do nên từ bỏ thói quen hay quan niệm đó (hậu quả đối với cá nhân và xã hội) + Đề xuất giải pháp- cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp + Dự đoán/bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ, niềm tin của người viết và những người xung quanh khi người được thuyết phục từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen hay quan niệm D.ĐỀ MINH HỌA I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:
  4. Nhân loại đang điên cuồng bóc lột trái đất: Chúng ta khoan vào trái đất trăm ngàn lỗ thủng, chúng ta làm ô nhiễm các dòng sông, đại dương và không khí, chúng ta tập trung lại một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những công trình kiến trúc kỳ quái, đặt cho nó cái tên mỹ miều là “thành phố”, chúng ta ở trong những thành phố này thoải mái phóng túng những dục vọng của mình, tạo ra những thứ rác rưởi vĩnh viễn khó mà tiêu huỷ được. So với người ở nông thôn, người thành thị là có tội, so với người nghèo, người giàu là có tội, so với nhân dân, quan chức là có tội, theo một ý nghĩa nào đó mà nói, quan càng to, tội càng lớn, vì quan càng cao, phạm vi cai quản càng rộng, dục vọng càng lớn, hao phí tài nguyên càng nhiều. So với các quốc gia chưa phát triển, quốc gia phát triển là có tội, vì dục vọng của các nước phát triển còn lớn hơn, nước phát triển không chỉ làm hại trên lãnh thổ của mình, mà còn ảnh hưởng đến các nước khác, đến Hải phận Quốc tế, đến Bắc cực, Nam cực, lên mặt trăng, đi lên vũ trụ làm những việc có hại một cách mù quáng. Địa cầu bốn bề lửa khói, toàn thân run rẩy, biển cả kêu gào, cát bụi bay khắp nơi, hạn hán lũ lụt, bệnh tật lan tràn… đều liên quan đến sự phát triển bệnh hoạn của khoa học kỹ thuật dưới sự kích thích bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển. […] Khi con người ở trong sa mạc, sẽ hiểu được nước và thực phẩm quý giá hơn vàng, bạc và kim cương rất nhiều. Khi gặp động đất và sóng thần, người ta sẽ hiểu, cho dù có bao nhiêu biệt thự hào hoa, khách sạn sang trọng, thì trong bàn tay vĩ đại của tự nhiên cũng chỉ là một đống bùn đất. Khi con người huỷ hoại trái đất tới mức không còn phù hợp để sống được nữa, lúc đó, quốc gia nào, dân tộc nào, chính đảng hay cổ phiếu nào cũng trở nên vô nghĩa… (Mạc Ngôn, Theo Sound Of Hope, Minh Tâm biên dịch) Trả lời các câu hỏi/Thực hiện các yêu cầu: Câu 1.Xác định luận đề của văn bản. (0,75 điểm)
  5. Câu 2. Chỉ ra 04 từ ngữ bất kì có chứa yếu tố biểu cảm trong văn bản. (0,75 điểm) Câu 3. Trình bày tác dụng của việc sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận trong văn bản. (1,0 điểm) Câu 4. Nêu nội dung khái quát của văn bản. (1,0 điểm) Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu: Địa cầu bốn bề lửa khói, toàn thân run rẩy, biển cả kêu gào, cát bụi bay khắp nơi, hạn hán lũ lụt, bệnh tật lan tràn… đều liên quan đến sự phát triển bệnh hoạn của khoa học kỹ thuật dưới sự kích thích bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.(1,0 điểm) Câu 6. Em hãy rút ra thông điệp cho bản thân sau khi đọc văn bản. (Trình bày từ 5-7 dòng) (1,5 điểm). II.VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi trễ. ----- Hết -----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2