intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài" giúp bạn hệ thống được các kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng làm bài thi hiệu quả để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới đạt điểm số tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phú Bài

  1. TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 11 TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN A . KIẾN THỨC ÔN TẬP I. Phần đọc –hiểu I.1. Kiến thức cơ bản 1. Thực hành về thành ngữ điển cố Phân tích giá trị của những thành ngữ điển cố thông dụng 2. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng Nhận diện và phân tích nghĩa của từ trong sử dụng (hiện tượng chuyển nghĩa từ , từ đồng nghĩa ) 3. Phong cách ngôn ngữ: - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 4/ Phương thức biểu đạt: - Phương thức biểu đạt tự sự - Phương thức biểu đạt miêu tả - Phương thức biểu đạt biểu cảm - Phương thức biểu đạt thuyết minh - Phương thức biểu đạt nghị luận - Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ 5/ Các biện pháp tu từ: * Biện pháp tu từ từ vựng - So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc -Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc. -Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người -Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
  2. -Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ. -Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng -Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng. -Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…) -Đối : Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó. -Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên. * Biệp pháp tu từ cú pháp: - Phép lặp cú pháp: Lặp cú pháp là tạo ra những câu hoặc những đoạn câu có chung một kiểu cấu tạo cú pháp, làm cho câu văn có tính chất cân đối, với dụng ý tác động về nhận thức hoặc về tình cảm. - Phép liệt kê: Liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe. . - Phép chêm xen: Chêm xen là cách đưa thêm từ ngữ (có khi là một tổ hợp từ có dạng một câu trọn vẹn) vào câu, nhưng không thiết lập quan hệ ngữ pháp với phần câu chứa chúng, nhằm chi tiết hóa sự việc, làm cho lời văn linh hoạt, nêu nhận xét của người thuật chuyện, bổ sung những tin mang những mục đích rất khác nhau. 7/ Các phép liên kết - Phép nối -> Tác dụng: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ quả, thời gian. - Phép thế -> Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ ngữ. - Phép tỉnh lược ->Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ. - Phép lặp từ vựng ->Tác dụng: Liên kết câu, nhấn mạnh ý. - Phép liên tưởng ->Tác dụng: Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản, bộc lộ rõ nội dung. I.2. Các cấp độ kiến thức: * Ngữ liệu: Văn nghị luận hiện đại ( Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
  3. Các cấp độ kiến thức a/ Nhận biết: Nhận diện được một trong các yếu tố sau: - Xác định được phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thông tin. - Nhận diện được nội dung, thông tin b/ Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa nội dung. - Hiểu tác dụng nghệ thuật: từ ngữ, biện pháp tu từ…. c/ Vận dụng thấp: - Nhận xét giọng điệu của tác giả. - Thông điệp, bài học rút ra. - Bày tỏ quan điểm của bản thân về thông tin, vấn đề được đề cập trong văn bản/đoạn trích. II/ Làm văn II.1/Nghị luận xã hội ( nghị luận về một tư tưởng đạo lí): 1/ Kiến thức chung: a/ Kiến thức về đoạn văn b/ Các thao tác lập luận: - Thao tác lập luận phân tích: - Thao tác lập luận so sánh - Biết xác định các thao tác lập luận chính và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thích hợp để viết bài văn nghị luận văn học. 2/ Các cấp độ kiến thức: Nhận biết: - Xác định được tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác, lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
  4. II.2/ Nghị luận văn học: (Kết hợp kiến thức, kĩ năng của phần Làm văn với tác phẩm đọc văn để viết bài văn nghị luận) II.2.1/ Thơ Trung đại: *** Các cấp độ kién thức: Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận. - Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ. - Nêu nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật... của bài thơ/đoạn thơ. Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ theo yêu cầu của đề: những tâm sự về con người và thời thế; nghệ thuật xây dựng hình ảnh, thể hiện cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ... - Lí giải được một số đặc điểm của thơ trung đại được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. *** Các tác phẩm: 1/. Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương: a. Nội dung: - Hai câu đề: Tâm trạng cô đơn, trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc đời. - Hai câu thực: Tâm trạng đau đớn, xót xa trước tình duyên dở dang, lỡ làng. - Hai câu luận: Tâm trạng phẫn uất, muốn vươn lên, vượt qua những rào cản của xã hội phong kiến nhưng bất lực. - Hai câu kết: Tâm trạng chán ngán, tuyệt vọng. b.Nghệ thuật: - Thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm.
  5. - Từ ngữ giản dị, hình ảnh giàu giá trị biểu trưng. - Các phép tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, đối,… 2. Thương vợ của Trần Tế Xương a. Nội dung: - Chân dung bà Tú: công việc mưu sinh nhọc nhằn, vất vả, lam lũ; cam chịu và giàu đức hi sinh - Tình cảm của ông Tú: thương xót cho sự vất vả của bà Tú; biết ơn, trân trọng sự hi sinh của bà Tú; chửi thói đời bạc bẽo và chửi bản thân vô tích sự. b. Nghệ thuật: - Thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm. - Từ ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc - Vận dụng sáng tạo chất liệu dân gian - Các phép tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, đối,… II.2.2/ Văn tế Trung đại: *** Các cấp độ kiến thức: - Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Xác định được nội dung chính của đoạn trích . Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài văn tế theo yêu cầu của đề: tinh thần yêu nước thiết tha, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ; sự kết hợp chất hiện thực và trữ tình, cách khắc hoạ hình tượng... - Lí giải được một số đặc điểm của văn tế trung đại được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của văn bản/đoạn trích. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của văn bản/đoạn trích, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. *** Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu:
  6. a. Nội dung: - Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ: xuất thân nghèo khó; căm thù giặc sâu sắc; ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc đánh giặc; khí thế xung trận hào hùng, quyết liệt, mạnh mẽ. - Tiếng khóc của tác giả cho một thời đau thương nhưng vĩ đại: khóc cho những người nghĩa sĩ hi sinh khi ý nguyện chưa thành; khóc cho tình cảnh đau thương của đất nước; nêu cao ý nghĩa và bài học trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ. b. Nghệ thuật: - Thể văn biền ngẫu với phép đối chặt chẽ. - Các phép tu từ: liệt kê, so sánh, ẩn dụ,… II.2.3/ Truyện hiện đại: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: *** Các cấp độ kiến thức: Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. - Nêu được cốt truyện, đề tài, chủ đề, nhân vật, các chi tiết, sự việc nổi bật của tác phẩm/đoạn trích. Thông hiểu: Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm/đoạn trích theo yêu cầu của đề: giá trị hiện thực, tư tưởng nhân đạo, nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật, bút pháp hiện thực và lãng mạn... - Lí giải được một số đặc điểm của truyện hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích/văn bản. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích/ văn bản, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. *** Các tác phẩm tiêu biểu: 1. Hai đứa trẻ của Thạch Lam
  7. a. Tác giả - Cuộc đời. - Sự nghiệp b.Tác phẩm - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác. - Giá trị tác phẩm c. Nội dung - Bức tranh cảnh vật ở phố huyện được nhìn qua tâm trạng của nhân vật liên ở ba thời khắc : + Chiều về: bức tranh được khắc họa qua âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn, có sự hòa phối giữa hình ảnh êm đềm thi vị, lãng mạn với hình ảnh về hiện thực cuộc sống nghèo khó lam lũ của con người. Cảnh chiều êm ả nhưng thấm đượm nỗi buồn . + Đêm đến: Cảnh được khắc họa bởi sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng chỉ le lói nhỏ nhoi….mà bóng tối thì mênh mông dày đặc … gợi nỗi buồn đầy thương cảm cho cuộc sống con người nơi đây: nghèo khổ lam lũ sống vật vờ, leo lét, chìm khuất trong màn đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến + Về khuya khi có chuyến tàu đêm đi qua: cảnh được miêu tả bằng sự tương phản giữa hai thế giới – thế giới mà đoàn tàu mang đến và thế giới khi đoàn tàu đã đi qua. Phố huyện rầm rộ lên chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh. Gợi nỗi buồn thấm thía trong tâm hồn con người - Diễn biến tân trạng của nhân vật Liên trước cảnh phố huyện qua các thời khắc khác nhau: + Trước cảnh chiều về: buồn man mác, mơ hồ khó hiểu trước cuộc sống … + Trước cảnh đêm đến: buồn khắc khoải trông đợi mong ước ... + Về khuya: mơ tưởng khát khao buồn tiếc ngậm ngùi … - Nghệ thuật tả cảnh và miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Thạch Lam. - Cảnh chờ tàu: + Được miêu tả chi tiết, tỉ mỉ + Ý nghĩa: đoàn tàu đem đến một thế giới khác cho người dân phố huyện, đối lập với quang cành và cuộc sống hiện tại của họ → việc chờ tàu trở thành thói quen, thành nhu cầu của người dân phố huyện nghèo. -Tư tưởng nhân đạo của truyện : thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người sông cơ cực nghèo khổ quẩn quanh ở phố huyện nghèo trước cách mạng thàng tám , thể hiện sự trân trọng trước mong ước đổi đời tuy còn mơ hồ của họ. c.Nghệ thuật: - Truyện không có cốt truyện, đi sâu khai thác đời sống nội tâm của nhân vật.
  8. - Câu văn, ngôn ngữ uyển chuyển, tinh tế, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. - Giọng điệu trầm buồn, thương cảm. - Tương phản đối lập: ánh sáng >< bóng tối (cảnh phố huyện khi đêm xuống), khi tàu đến >< khi tàu đi (cảnh phố huyện lúc về khuya) 2/ Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân: a. Tác giả -Cuộc đời. - Sự nghiệp b.Tác phẩm - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác. Giá trị tác phẩm c. Nội dung: - Chủ đề tác phẩm: qua việc khắc họa hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất, nhà văn thể hiện quan niệm về các đẹp khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước. - Ý nghĩa của tình huống truyện. -Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao:Vẻ đẹp lãng mạn, được lí tưởng hóa, hiện lên một cách rực rỡ, sáng chói qua sự tô vẽ bằng hàng loạt sự tương phản gay gắt, thể hiện ở ba phương diện: Tài hoa, nghệ sĩ, khí phách hiên ngang; nhân cách trong sáng cao cả. (Đặt trong mối quan hệ với nhân vật viên quản ngục, trong tình huống truyện). - Cảnh cho chữ trong tác phẩm: Làm nổi bật “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” qua: không gian, thời gian cho chữ; đối tượng cho chữ và xin chữ. Qua đó nêu rõ ý nghĩa của cảnh cho chữ: Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối , của cái đẹp với cái xấu xa , nhơ bẩn , của cái thiện đối với cái ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người. d. Nghệ thuật: - Tình huống truyện độc đáo. - Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính. - Thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình. 3 / Tác phẩm Chí Phèo a.Tác gia Nam Cao: * Đặc điểm con người:
  9. -Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc sống cao đẹp. Thường hổ thẹn với những gì mà ông thấy tầm thường, thấp kém của mình. - Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức khinh miệt trong xã hội cũ. Ông thường suy nghĩ về nhiều vấn đề trong đời sống để rút ra được những nhận xét có tầm triết lí sâu sắc và mới mẻ. * Quan điểm nghệ thuật: - Phê phán tính chất thoát li tiêu cực của văn học lãng mạn đương thời, khẳng định văn học hiện thực, yêu cầu nghệ thụât phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động, nhìn thẳng vào sự thật phải nói lên nỗi khổ cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng - Nam cao quan niệm, tư tưởng nhân đạo là một yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm hay, một tác phẩm có giá trị - Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn - Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, nhân cách xứng đáng với nghiệp của mình. * Phong cách nghệ thuật: - Nam Cao luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”, có biệt tài diễn tả và phân tâm lí nhân vật. - Tạo những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm chân thật sinh động, tạo kết cấu tâm lí vừa phóng túng linh hoạt vừa nhất quán . - Thường viết về những cái nhỏ nhặt, những sự việc quen thuộc tầm thường trong đời sống hằng ngày từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. - Giọng điệu buồn thương chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương. b/ Tác phẩm b.1. Giá trị hiện thực: Khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng tám: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Kết án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính . b.2. Giá trị nhân đạo: tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này ngay khi tưởng chừng họ đã bị biến thành quỹ dữ. b.3. Nhân vật Chí Phèo:
  10. - Nội dung: từ diễn biến cuộc đời mối quan hệ của Chí Phèo với các nhân vật khác trong tác phẩm, làm nổi bật bi kịch của Chí Phèo: bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. + Bi kịch tha hóa: Chí vốn là người nông dân lương thiện. Ở một xã hội bình thường, Chí có thể sống lương thiện yên ổn. Nhưng trong xã hội thực dân nửa phong kiến, Chí bị Bá Kiến nhẫn tâm đẩy vào tù. Nhà tù thực dân tiếp tay cho cường hào đã biến người nông dân lương thiện thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Từ đây Chí đã bị cướp cả nhân hình lẫn nhân tính, Chí phản ứng với cuộc đời, chí bị bọn thống trị lợi dụng trở thành kẻ lưu manh tha hóa … + Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người (diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời): Khi gặp thị Nở, cảm nhận được tình yêu mộc mạc chân thành của thị trong hoàn cảnh vừa qua một trận ốm.Từ đây, Chí sống đúng với con người thật của mình …Có thể thấy diễn biến tâm lí của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở như sau: Tỉnh rượu -> Tỉnh ngộ -> xúc động -> hy vọng -> đau đớn phẫn uất -> tuyệt vọng … đâm chết Bá Kiến và kết liễu đời mình.(lưu ý mối quan hệ giữa hai bi kịch) -Nghệ thuật: + Xây dựng thành công nhân vật điển hình (Chí Phèo điển hình cho bộ phận người nông dân bị áp bức, bị đẩy vào bước đường cùng, bị tha hóa, lưu manh, bị tước đoạt quyền làm người; Bá Kiến điển hình cho tầng lớp thống trị với bản chất tàn bạo) + Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ. + Ngôn ngữ trần thuật đặc sắc. B. CẤU TRÚC ĐỀ THI I/ Đọc-hiểu: (3,0 điểm) Phần dẫn: - Văn nghị luận hiện đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) Câu hỏi: Câu 1: (0,75 điểm): kiến thức nhận biết. Câu 2: (0,75 điểm): kiến thức nhận biết. Câu 3: (1,0 điểm): Kiến thức thông hiểu. Câu 4: (0,5 điểm): kiến thức vận dụng. II/ Làm văn: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 150 chữ) nghị luận về một tư tưởng đạo lí (chủ đề gợi ra từ phần đọc-hiểu).
  11. Câu 2: (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận văn học về một vấn đề trong tác phẩm: Giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích. Một hình tượng nghệ thuật, tình huống truyện, Sự việc chi tiết tiêu biểu, tâm trạng của nhân vật trong tác đoạn trích. tác phẩm, ……………..Hết………….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2