intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Châu Văn Liêm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Châu Văn Liêm” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Châu Văn Liêm

  1. TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ NGỮ VĂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2023 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12 NĂM HỌC: 2023 -2024 A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA I. Đọc hiểu (3,0 điểm) II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Câu 2: (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ/ Ý kiến bàn về văn học. . B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Học sinh ôn lại những kiến thức sau: 1. Phong cá ch ngôn ngữ : PCNN khoa ho ̣c, PCNN bá o chi, PCNN sinh hoa ̣t, PCNN nghê ̣ ́ thuâ ̣t, PCNN hà nh chính, PCNN chinh luâ ̣n. ́ 2. Cá c phương thức biể u đa ̣t: tự sự, miêu tả , biể u cả m, thuyế t minh, nghi ̣ luâ ̣n, hà nh chính công vụ. (Lưu ý: cá c phương thức biể u đa ̣t chinh, HS hiể u ghi đúng yêu cầ u: là chỉ ghi ́ mô ̣t phương thức biể u đa ̣t) 3. Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. 4. Cá c biê ̣n phá p tu từ : nhân hó a, ẩ n du ̣, hoá n du ̣,… Nêu tác dụng. 5. Thể thơ ….……………………………………………………………….. Lưu ý: Về kĩ năng - Phải có câu dẫn trong câu trả lời. - Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, câu trả lời nên ngắn gọn nhưng chính xác đầy đủ, tránh dài dòng. - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, diễn đạt... II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Vận dụng kiến thức xã hội về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ). YÊU CẦU: - Nắm được cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí/ hiện tượng đời sống.
  2. - Có ý thức tiếp thu những quan điểm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm/ có ý thức và thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống. - Thông qua ngữ liê ̣u đọc hiểu, học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ hay ý nghĩa về vấn đề được đặt ra. DÀN Ý ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Mở đoạn - Giới thiệu vấn đề - Đánh giá chung về ý nghĩa/ tầm quan trọng/ tính cấp thiết của vấn đề. Thân đoạn - Giải thích - Giải thích - Bàn luận: - Bàn luận: + Biểu hiện + Thực trạng + Nguyên nhân + Nguyên nhân + Tác dụng/tác hại + Hậu quả/ ý nghĩa - Dẫn chứng - Dẫn chứng - Phản đề - Giải pháp/ hướng phát triển Kết đoạn - Khẳng định lại vấn đề, ý kiến trình bày - Bài học nhận thức và hành động. Câu 2: (5,0 điểm) Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. - Kiểu bài: Nghị luận về đoạn thơ (phân tích hoặc cảm nhận đoạn thơ)/ ý kiến bàn về văn học. YÊU CẦU: - Củng cố và nâng cao kiến thức về văn nghị luận. - Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, ý kiến bàn về văn học. DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VỀ ĐOẠN THƠ * Mở bài: - Dẫn dắt vào đề (tác giả, tác phẩm) - Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ . - Trích dẫn nguyên văn đoạn thơ. * Thân bài: - Tổng: + Nêu xuất xứ/ hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích. + Khái quát cảm hứng thơ/ tóm lược nội dung đoạn thơ trước. - Phân: Xác lập luận điểm Phân tích, bàn luận về những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. - Hợp: Đánh giá chung đoạn thơ.
  3. * Kết bài: - Khái quát lại nội dung và NT đoạn thơ, vị trí đoạn thơ trong toàn bài thơ. - Liên hệ, mở rộng, nâng cao,….. DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC * Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Trích dẫn nguyên văn ý kiến * Thân bài: - Giải thích ý kiến bàn về vấn đề văn học. - Bàn luận về ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. * Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề. - Liên hệ, mở rộng, nâng cao. Tổ trưởng kí duyệt Giáo viên biên soạn Nguyễn Thị Cẩm Hường Phạm Thị Yến
  4. TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ NGỮ VĂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ninh Kiều, ngày 30 tháng 11 năm 2023 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11 NĂM HỌC 2023-2024 I. GIỚI HẠN KIẾN THỨC - Bài 3. Khát khao đoàn tụ (Viết bài văn nghị luận). - Bài 4. Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Đọc Văn bản thông tin). * Lưu ý: Ngữ liệu trong đề kiểm tra không nằm trong SGK. II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: I. Đọc (6,0 điểm) 1. Nhận biết: - Nhận biết được chi tiết, đề tài, thông tin chính của văn bản. - Nhận biết được bố cục, sự mạch lạc; cách trình bày dữ liệu, thông tin của văn bản. 2. Thông hiểu: - Nêu nội dung bao quát của văn bản. - Phân tích được mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. - Lý giải được cách đặt nhan đề của tác giả. - Phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) trong văn bản. 3. Vận dụng: - Đánh giá được thái độ và quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản. - Rút ra thông điệp, bài học từ nội dung văn bản 4. Vận dụng cao: Trình bày thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết Lưu ý: phần đọc gồm 8 câu hỏi: + 3 câu tự luận nhận biết: 1,5 điểm + 3 câu tự luận thông hiểu: 3,0 điểm + 1 câu tự luận vận dụng: 1,0 điểm + 1 câu tự luận vận dụng cao: 0,5 điểm II. Viết (4,0 điểm) 1. Viết một văn bản nghị luận về nét đặc sắc của một tác phẩm nghệ thuật (bài hát). Lưu ý: Ngữ liệu bài hát có thể là lời thơ được phổ nhạc/ hoặc lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ Văn. Ngữ liệu cần ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ toàn dân và chuẩn xác, tránh sử dụng phương ngữ… 1.1. Kiểu bài
  5. Văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật (bài hát) 1.2. Yêu cầu chung - Nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài hát dựa trên lý lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm. - Đảm bảo yêu cầu của bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, sử dụng phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lý. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận gồm 3 phần 1.3. Gợi ý bố cục a. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận (tên bài hát, tác giả, khái quát nội dung chính của bài hát) hoặc nêu định hướng của bài viết. b. Thân bài Lần lượt trình bày các luận điểm để làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; đưa ra lý lẽ và bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí c. Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác phẩm/ nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc/ người nghe. Tổ trưởng kí duyệt Người biên soạn Nguyễn Thị Cẩm Hường Võ Thị Mỹ Hạnh
  6. TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ NGỮ VĂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ninh Kiều, ngày 30 tháng 11 năm 2023 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10 Năm học 2023 - 2024 A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC Kiến thức - kỹ năng được kiểm tra thuộc thể loại: Thơ (Bài 3); văn bản thông tin (bài 4). * Lưu ý: Ngữ liệu trong đề kiểm tra không nằm trong SGK. B. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: I. Đọc (6,0 điểm) 1. Nhận biết: - Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp; văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. - Nhận biết được sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thông tin. - Nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. 2. Thông hiểu: - Phân tích được ý nghĩa của đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả. - Giải thích được mục đích, tác dụng của việc lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong vào văn bản - Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản. - Giải thích được mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. 3. Vận dụng: Rút ra ý nghĩa hay tác động của thông tin trong văn bản đối với bản thân. 4. Vận dụng cao: - Đánh giá được mức độ chính xác, khách quan của thông tin trong văn bản dựa trên những căn cứ xác đáng. - Đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản Lưu ý: phần đọc gồm 8 câu hỏi:
  7. + 3 câu tự luận nhận biết: 1,5 điểm + 3 câu tự luận thông hiểu: 3,0 điểm + 1 câu tự luận vận dụng: 1,0 điểm + 1 câu tự luận vận dụng cao: 0,5 điểm II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và đặc sắc nghệ thuật của một bài thơ. 1. Kiểu bài Phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một bài thơ là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ 2. Yêu cầu 2.1. Về nội dung - Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề. - Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như: thể thơ, chủ thể trữ tình, vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo,…và tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. 2.2. Về kĩ năng - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ. - Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ bài thơ. - Đảm bảo bố cục 3 phần 2.3 Gợi ý bố cục a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. b. Thân bài: Lần lượt phân tích, đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ. c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài thơ; tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm. Tổ trưởng kí duyệt Giáo viên biên soạn Nguyễn Thị Cẩm Hường Trần Bảo Trân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1