intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6– NĂM HỌC 2021-2022 I. Đọc – hiểu (trắc nghiệm): 5,0 điểm 1. Văn bản: 1.1. Nội dung: - Truyện đồng thoại: Bài học đường đời đầu tiên; Giọt sương đêm. - Hồi ký: Lao xao ngày hè; Thương nhớ bầy ong. 1.2. Yêu cầu: - Nắm định nghĩa và đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại, hồi kí. - Hiểu được đặc điểm của truyện đồng thoại, hồi kí (cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; hình thức ghi chép, cách kể sự việc; chủ đề) ở 4 văn bản đã học. - Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của các chi tiết quan trọng trong văn bản. 2. Tiếng việt: 2.1. Nội dung: - Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản. - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ. 2.2. Yêu cầu: - Biết lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn cảnh cụ thể. - Nhận biết và hiểu được tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn cảnh. II. Làm văn tự sự: 5,0 điểm Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. 1
  2. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 PHẦN MỘT: ĐỌC – HIỂU (Trắc nghiệm) I. PHẦN VĂN BẢN 1/ Đặc điểm thể loại Thể loại Khái niệm Đặc điểm Truyện - Truyện đồng thoại là thể -Nhân vật trong truyện đồng thoại là loài vật hoặc đồng thoại loại văn học dành cho đồ vật được nhân hóa. thiếu nhi. -Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người. Hồi kí Kí: là thể loại văn học coi -Hồi kí: Chủ yếu kể lại những sự việc mà người trọng sự thật và những trải viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá nghiệm, chứng kiến của khứ. chính người viết. Trong kí -Người kể chuyện ngôi kể thứ nhất. có những tác phẩm thiên -Người kể chuyện trong hồi kí mang hình bóng về kể sự việc như hồi kí, của tác giả nhưng không hoàn toàn đồng nhất với du kí... Có những tác phẩm tác giả. thiên về biểu cảm như tùy -Hình thức ghi chép: ghi chép theo cách thông bút, tản văn. thường, chuẩn bị tư liệu về những điều có thật, đã xảy ra để viết. Tư liệu được “ ghi chép” để viết hồi kí phải đảm bảo độ xác thực, tin cậy. -Cách kể sự việc: là cách lựa chọn góc nhìn, cách dẫn dắt sự việc để hồi kí hiện lên sinh động, hấp dẫn. 2/ Hệ thống hóa các truyện đồng thoại Thể loại TT Văn bản Tác giả Ngôi kể Những đặc điểm của Chủ đề (Về truyện đồng thoại được văn bản người thể hiện qua văn bản kể chuyện) Truyện 01 Bài học Tô Hoài Thứ - Về nhân vật trong - Tính kiêu đồng đường đời nhất truyện đồng thoại : là căng của thoại đầu tiên loài vật (dế, cào cào, …) tuổi trẻ có (Trích “Dế được nhân hóa. thể làm hại 2
  3. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 Mèn phiêu -Về cốt truyện: người lưu kí”) - Sự việc được kể không khác, khiến theo thứ tự thời gian: ta phải ân thời điểm Dế Mèn kể lại hận suốt cho chúng ta nghe Bài đời. học đường đời đầu tiên - Cần biết là sau cái chết của Dế nhận lỗi và Choắt. sửa lỗi. - Xây dựng sự việc có ý - Nên sống nghĩa tác động đến sự đoàn kết, thay đổi nhận thức của thân ái với Dế Mèn: cái chết thương mọi người. tâm, oan ức của Dế Choắt khiến Dế Mèn thức tỉnh, rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Giọt 02 Trần Thứ ba Về nhân vật: -Hãy biết sương Đức - Nhân vật chính (các trân trọng đêm Tiến nhân vật khác) là loài vật những giá (Trích đã được nhân hóa. Vừa trị của “Xóm được miêu tả bằng những cuộc sống bờ chi tiết đặc trưng của loài mà mình giậu”) Bọ (Bọ Dừa, Bọ cánh đang có: cứng…) nhưng cũng thể quê hương, hiện đặc điểm của con gia đình, người như: làm ăn buôn người thân, bán xa quê, trăn trở nhớ bạn bè... quê, quyết định dừng -Không công việc về quê, … được lãng - Qua hoàn cảnh, lời nói, quên quê hành động, … đã thể hiện hương; biết tính cách của Bọ Dừa: yêu quý, 3
  4. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 Yêu quê sâu sắc, hiểu giá có trách trị của gia đình, của quê nhiệm với hương. quê hương. - Sự việc được kể theo trình tự thời gian: Bọ Dừa ngủ một đêm ở xóm Bờ Giậu  có những trải nghiệm một đêm không ngủ được  trở về quê. - Xây dựng sự việc ý nghĩa tác động đến sự thay đổi ở nhận thức quyết định của nhân vật Bọ Dừa: trải nghiệm một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu khiến Bọ Dừa nhớ quê nhà và quyết định trở về. * Tóm tắt văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kể về một chú Dế Mèn - một chú dế thanh niên cường tráng, oai phong. Dế Mèn cậy mình to khỏe luôn cà khịa với tất cả người hàng xóm. Dế Mèn có một hàng xóm là Dế Choắt nhưng vì anh ta quá ốm yếu nên chàng ta tỏ ra rất khinh miệt. Một hôm Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Cái chết của Dế Choắt làm Dế Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. *Tóm tắt văn bản “Giọt sương đêm”: Ông khách Bọ Dừa tình cờ đi qua xóm Bờ Giậu. Khi gặp Thằn Lằn liền hỏi xem có xóm trọ nào để nghỉ lại một đêm. Thằn Lằn đã đề nghị ông ngủ trong chiếc bình - căn nhà của Thằn Lằn. Nhưng ông đã từ chối vì bị ám ảnh bởi những không gian tối, chật hẹp. Bọ Dừa nói sẽ ngủ tạm 4
  5. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi chạy đến báo tin cho ông giáo Cóc nghe. Ông giáo lo lắng vì đêm nay trời nhiều mây lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả mãi một điệu buồn nên khó mà Bọ Dừa ngủ ngon cho được. Nửa đêm Bọ Dừa tỉnh dậy vì một giọt sương đêm. Sáng hôm sau, Bọ Dừa từ biệt xóm Bờ Giậu để trở về quê hương. 3/ Hệ thống hóa các văn bản hồi kí Thể TT Văn bản Tác giả Đặc điểm hồi kí được thể hiện loại qua văn bản Về người kể Về hình thức ghi Chủ đề chuyện chép, cách kể sự việc: Hồi ký 01 Lao xao Duy Kể theo ngôi - Bức tranh ngày - Thể hiện ngày hè Khán thứ nhất, hè được tái hiện, tình yêu thiên (Trích “Tuổi nhân vật xưng cảm nhận bằng nhiên tha thơ im lặng”) “tôi” là tác nhiều giác quan; thiết; tình giả Duy Khán kết hợp kể, tả cảm gắn bó, ở thời điểm với biểu cảm say mê, trân viết hồi kí  tạo nên cái trọng những “Tuổi thơ im không khí “lao kỉ niệm tuổi lặng”. xao ngày hè”: thơ của nhà sôi nổi, náo văn. nhiệt, tưng bừng và tràn đầy sức sống. 02 Thương nhớ Huy Kể theo ngôi - VB vừa kể - Những vật bầy ong trích Cận thứ nhất, việc vừa kể lại vô tri vô giác từ “ Hồi kí nhân vật xưng cảm xúc, suy tư đều có một Song đôi” của “tôi” là tác của «tôi» với sự linh hồn, nó Huy Cận và giả Huy Cận việc: hồi ức của gắn bó, Xuân Diệu của “ngày thơ nhân vật «tôi» vương vấn bé”, thời về những đõ với hồn ta và điểm sự việc ong của gia đình khiến ta yêu được kể trong mình khi còn mến. 5
  6. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 văn bản diễn nhỏ và nỗi - Trân trọng ra. buồn, luyến tiếc những gì gần khi chúng rời gũi, bình bị; xa. trân trọng - “Tôi” đã quan những kí ức, sát, kể chuyện cảm xúc của bằng đôi mắt trẻ tuổi thơ. thơ hồn nhiên; bằng nhiều giác quan, bằng cả tâm hồn. *Yêu cầu HS : - Nắm định nghĩa và đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại, hồi kí. - Nhận diện được truyện đồng thoại, hồi kí. - Hiểu được đặc điểm của truyện đồng thoại, hồi kí (cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; hình thức ghi chép, cách kể sự việc; chủ đề) ở 4 văn bản đã học. - Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của các chi tiết quan trọng trong văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT Bài học Khái niệm Tác dụng Ẩn dụ Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, Làm tăng sức gợi hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. hình, gợi cảm cho Ví dụ: Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, sự diễn đạt. mang hình đuôi cá từ đâu bay tới. ( Duy Khán, Lao xao ngày hè ) Hoán dụ Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự Làm tăng sức gợi vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó. hình, gợi cảm cho Ví dụ: Cả làng xóm hình như (…) cùng thức với giời, sự diễn đạt. với đất. ( Duy Khán, Lao xao ngày hè ) 6
  7. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 PHẦN HAI: TẬP LÀM VĂN *Đề tham khảo: 1.Viết bài văn ( khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em với người thân ( cha, mẹ, thầy, cô...) 2.Viết bài văn ( khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về một việc tốt mà em đã làm. 3. Viết bài văn ( khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ về một việc làm không tốt mà em đã làm. Dàn ý chung: 1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện, lý do muốn kể lại câu chuyện. 2. Thân bài : Trình bày diễn biến sự việc: - Trình bày: Nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Kể lại các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian. - Kết hợp kể tả. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện vừa kể, liên hệ bản thân (bài học được rút ra). 7
  8. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 ĐỀ THAM KHẢO HK1 MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 6 I. Trắc nghiệm (5,0 điểm). Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng (0.5 điểm) Câu 1. Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi? A. Đúng B. Sai Câu 2: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào? A. Huy Cận B. Tô Hoài C. Duy Khán D. Tố Hữu Câu 3: Chọn đáp án thích hợp để điền vào chỗ trống: ……………… là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 4: Văn bản “Thương nhớ bầy ong” được viết theo thể loại nào? A.. Thơ lục bát B. Truyện ngắn. C. Truyện đồng thoại. D. Hồi kí. Câu 5: Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào? A. Tốt bụng. B. Tự phụ. C. Hống hách. D. Xốc nổi. 8
  9. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau:“Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất.” ? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn văn sau: “Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. ” là gì? A. Làm cho cách miêu tả hình ảnh các loài vật trở nên sinh động, thú vị, có hồn, gần gũi với đời sống con người. B. Dùng để miêu tả hoạt động của con vật. C. Thể hiện sự yêu thương, trìu mến, thân thiết cửa cậu bé với con vật . D. Dùng để giới thiệu về một loại chim. Câu 8. Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên", Dế Choắt trước khi chết đã nói với Dế Mèn điều gì? A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc. B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ. C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình. Câu 9: Dựa vào đâu để em biết từ thành phố là biện pháp tu từ hoán dụ trong câu văn sau: “Thời đó đường Bờ Sông chỉ trải đá, chưa tráng nhựa, chiều hè gió ngoài sông thổi vào, bụi mù, thành phố phải dùng những xe bò kéo chở nước đi tưới.” ? A. “Thành phố” chỉ những người dân sống ở thành phố. B. “Thành phố” chỉ những người thân trong gia đình. C. “Thành phố” chỉ những người bạn ở nhà trường. D. “Thành phố” chỉ những người dân sống ở nông thôn. Câu 10. Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm cốt truyện của văn bản “Giọt sương đêm”? A. Kể theo trình tự thời gian. B. Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. C. Kết thúc truyện có hậu. D. Kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật. 9
  10. THCS Phước Hưng Đề cương HK1 Ngữ Văn 6 II. TỰ LUẬN (5.0 điểm): Viết bài văn ( khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em với người thân ( cha, mẹ, thầy, cô...). -HẾT- 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2