Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình
lượt xem 1
download
"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình" hỗ trợ cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Ngữ văn để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình
- ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 – HKI NỘI DUNG ÔN TẬP - Văn bản + Tiếng Việt: học từ tuần 1 đến tuần 14. - Tập làm văn: Biểu cảm về vật, người hoặc tác phẩm thơ. CẤU TRÚC ĐỀ 1. Phần đọc hiểu: 5 điểm. 2. Phần tạo lập văn bản (Tập làm văn): 5 điểm. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. PHẦN VĂN BẢN - Nắm được: tên tác phẩm, tên tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt. - Trả lời câu hỏi phải diễn đạt thành câu, đưa câu hỏi vào phần trả lời. Văn bản/ Tác giả Thể loại Phương thức biều đạt Nội dung Cổng trường mở ra Kí Tự sự kết hợp biểu Tâm trạng của người mẹ vào đêm (Lí Lan) cảm, miêu tả. trước ngày khai trường của con. Mẹ tôi Truyện Tự sự, biểu cảm Tình yêu thương con sâu sắc của (A-mi-xi) ngắn người mẹ Cuộc chia tay của Truyện - Tự sự kết hợp miêu Tình cảm của hai anh em. những con búp bê ngắn tả, biểu cảm Cuộc chia tay đầy đau đớn của hai (Khánh Hoài) nhân vật. Sông núi nước Nam Thơ - Biểu cảm Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ (Không rõ tgiả) của dân tộc. Ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Phò giá về kinh Thơ - Biểu cảm Hào khí chiến thắng của dân tộc thời (Trần Quang Khải) Trần. Bánh trôi nước Thơ - Biểu cảm Vẻ đẹp, thân phận, phẩm chất của (Hồ Xuân Hương) người phụ nữ trong XHPK. Qua Đèo Ngang Thơ - Biểu cảm Khung cảnh hoang sơ của Đèo (Bà Huyện Thanh Ngang và tâm trạng hoài cổ (nhớ Quan) nước, thương nhà) của bà. Bạn đến chơi nhà Thơ - Biểu cảm Tình bạn tri kỉ, vượt lên trên mọi vật (Nguyễn Khuyến) chất tầm thường của NK Cảnh khuya Thơ - Biểu cảm Tình yêu thiên nhiên hòa với tình Rằm tháng giêng yêu dành cho cách mạng, đất nước. (Hồ Chí Minh) Tiếng gà trưa Thơ - Biểu cảm -Kỉ niệm đẹp thời ấu thơ của a chiến (Xuân Quỳnh) sĩ gắn liền hình ảnh ng bà và tiếng gà trưa và mục đích chiến đấu. II. TIẾNG VIỆT - Nắm được khái niệm, nhận biết, đặt câu. - Lưu ý: xem lại tất cả các bài tập trong SGK của các bài học. * Khi làm bài nhận biết hoặc đặt câu cần gạch chân dưới từ được yêu cầu. Chủ đề Tên bài Khái niệm Ví dụ Từ loại Từ ghép - Từ ghép chính phụ - cha mẹ, trầm bổng… - Từ ghép đẳng lập - râu ria, bàn ghế… Trần Thị Thanh Thu Page 1
- Từ láy * Từ láy bộ phận: - láy âm - mênh mông, long lanh… - láy vần - lao xao, lênh đênh… * Từ láy toàn bộ - xa xa, luôn luôn Từ đồng - Là những từ có nghĩa giống - Đồng nghĩa hoàn toàn: chén-bát, nghĩa nhau hoặc gần giống nhau. hoa-bông, heo-lợn, bắp-ngô. - Hai loại: => - Đồng nghĩa k hoàn toàn: cho-biếu, ăn-táp, chết-hi sinh, xinh-đẹp Từ trái - Là những từ có nghĩa trái - sang >< hèn, giàu >< nghèo nghĩa ngược nhau giỏi >< yếu Từ đồng Những từ phát âm giống nhau - cổ kính, cổ phiếu, cổ tay. âm nhưng nghĩa khác xa nhau - đường phèn, đường đi - đậu xe, đậu xanh Quan hệ Phát hiện các lỗi về quan Quá dễ -> miễn bàn. từ hệ từ Đại từ - Từ dùng để thay thế, xưng - Một mảnh tình riêng, ta với ta hô (trỏ người, vật) => trỏ người - Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. => trỏ số lượng. Cụm từ Thành - Cụm từ có cấu tạo cố định, - ếch ngồi đáy giếng ngữ nhưng đầy đủ nội dung - chân ướt chân ráo Biện Điệp ngữ - Lặp lại từ ngữ có chủ ý - Đngữ nối tiếp: rất lâu, rất lâu k gặp pháp tu nhằm tăng sức gợi hình, gợi - Đngữ chuyển tiếp: lạy trời đây chỉ là từ cảm. 1 giấc mơ. Một giấc mơ thôi - Đ/ngữ cách quãng: yêu cánh đồng, yêu mùi nếp mới, yêu .... Chơi chữ Lợi dụng đặc sắc về âm, về - Thầy giáo đang tháo giày nghĩa của từ ngữ để tạo sắc - Rồng bay lên ở Thăng Long, rồng thái dí dỏm, hài hước đáp xuống ở Hạ Long III. TẬP LÀM VĂN 1/ Biểu cảm về vật: - Biểu cảm về mái trường. - Biểu cảm về một thứ đồ chơi mà em thích. - Biểu cảm về một món quà có ý nghĩa với em. …………………………………………………… 2/ Biểu cảm về người: - Biểu cảm về cha, mẹ. - Biểu cảm về thầy, cô. - Biểu cảm về bạn bè. *Lưu ý: - Đầy đủ 3 phần, rõ ràng. - Có miêu tả, tự sự nhưng đằng sau miêu tả, tự sự phải xen cảm xúc và suy nghĩ của mình để tránh sa vào bài văn miêu tả, tự sự đơn thuần. 3/ Biểu cảm về tác phẩm văn học: * Lưu ý: - Phải thuộc thơ. - Phần mở bài phải chép được bài thơ (đối với thơ Thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật). - Biểu cảm theo bố cục của bài thơ. Trần Thị Thanh Thu Page 2
- - Thêm cảm nhận, suy nghĩ về câu thơ đằng sau mỗi đoạn phân tích nội dung, nghệ thuật để tránh sa vào bài văn phân tích tác phẩm dẫn đến lạc thể loại. DÀN Ý MẪU BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VH Ví dụ: Cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” I. MỞ BÀI: - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời và tác giả bài thơ. - Chép bài thơ II. THÂN BÀI: * Chuyển ý: Bài thơ là vẻ đẹp của những từ ngữ thuần Việt giản dị, hình ảnh thơ trong sáng. Nhưng sáng nhất vẫn là tấm lòng chân thành của nhà thơ đối với bạn. - Mở đầu là tiếng reo vui hồ hởi của nhà thơ khi có bạn đến thăm: *Chép câu đầu - Cụm từ “bấy lâu nay” ko xác định rõ tgian, nhưng có lẽ đã rất lâu rồi nhà thơ mới được gặp bạn. Trạng ngữ chỉ thời gian ở đầu câu cho ta hiểu về sự xa cách nhớ mong và bao xúc động vô hạn khi gặp lại bạn. - Phân tích từ “bác”: vang lên thể hiện sự niềm nở, thân mật, kính trọng xiết bao, một cách xưng hô thân tình, ... -> Cảm xúc: Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau. * Chuyển ý: Quý bạn thế, nhưng 6 câu tiếp theo ta thấy NK rơi vào một tình trạng thât éo le và khó xử: *Ghi 6 câu tiếp - Sáu câu trên toát lên 1 nụ cười hóm hỉnh. Cái hóm hỉnh gợi lên từ cách dùng từ ngữ dân dã, giản dị của nhà thơ. Nhà thơ có tất cả từ thực vật đến động vật nhưng lại thành ra ko có gì để đãi bạn thân: có cá, có gà nhưng ko bắt được; có mướp, có bầu có cải nhưng lại ko thể ăn, ... -> Cảm xúc: Qua các câu thơ, tác giả đã khắc họa lên hình ảnh về cuộc sống làng quê chân chất và thân thuộc. Ta đọc mà cảm thấy thân thương gần gũi như chính quê mình. Chốn quê tuy nghèo nhưng cảnh vật thì thật sự sống động, có ao cá in bóng những hàng tre xanh mát, ... - “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. - Phép đối chặt chẽ, giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, hóm hỉnh. Nghệ thuật phóng đại, đẩy cái nghèo lên đến tột cùng để nhấn mạnh tình bạn thiết tha, đậm đà: * Chép câu cuối - Lần thứ hai, từ “bác” đã xuất hiện trong bài thơ, thể hiện sự trìu mến, kính trọng. - Thiếu thốn vật chất được đẩy lên tận cùng để hé mở sự dồi dào về phương diện khác. Mọi cái đều “không có”, chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được, ... - Phân tích cụm từ “ta với ta”: Chữ “ta” trong bài thơ này là “tôi”, là “bác”, là “hai chúng ta”. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, toả rộng trong không gian và thời gian, ... -> Cảm xúc: Tuy chỉ là một bài thơ ngắn, thế nhưng nó đã khiến cho chúng ta xúc động trước tình bạn của những người tri kỉ với nhau. Vật chất dù là nhỏ nhất cũng bị gạt sang một bên nhường chỗ cho những tấm lòng tri âm tri kỉ với nhau. Thật đáng ngưỡng mộ những tình bạn như vậy. III. KẾT BÀI: Bài thơ giúp ta hiểu NK ko chỉ là nhà thơ của làng cảnh nông thôn mà còn là nhà thơ của tình bạn, tình người. Nguyễn Khuyến đã dùng cái ko để nói cái có, cái ko là vật chất, cái có là tình bạn cao đẹp. Ý thơ chất chứa bao nhiêu cảm xúc dạt dào trìu mến, lời thơ giản dị đã vẽ lên chân dung một tình bạn đẹp mẫu mực của mọi thời đại. Trần Thị Thanh Thu Page 3
- ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 Phần I: (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết mọt miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi đẻ rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. [...]Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh" (Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng). 1. Cho biết đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết? (1điểm) 2. Nêu nội dung, nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm) 3. Chỉ ra quan hệ từ trong câu sau và cho biết quan hệ từ đó biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? (0.5 đ) Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. 4. Từ đoạn trích trên, em hãy viết vài câu văn (3-5 câu) để bày tỏ tình cảm của mình với bố. (2đ) 5. Đặt câu với cặp từ đồng âm sau (trong câu phải có cả hai từ đồng âm) (1 điểm) báo (danh từ) – báo (động từ) Phần II: Tạo lập văn bản (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Viết bài văn để phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). Đề 2: Hãy viết bài văn để phát biểu cảm nghĩ về một mùa mà em thích nhất trong năm. ĐỀ 2 Phần I: (5 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Có hai người bạn chơi với nhau rất thân. Một hôm hai người rủ nhau vào rừng chơi. Đang đi với nhau thì thình lình họ gặp một con gấu rất to ra chặn đường. Một người nhanh chân leo lên một cây cao. Người còn lại hoảng sợ không biết làm thế nào Thấy là mình sắp bị tấn công, anh ta liền nằm lăn ra đất. Con gấu lại gần và dí sát mõm vào anh ta ngửi khắp người, anh ta nín thở và giả bộ như đã chết thực sự. Chẳng bao lâu, con gấu bỏ đi vì gấu không bao giờ đụng đến xác chết. Khi con gấu đã đi khỏi, người ở trên cây leo xuống và đùa cợt hỏi thăm người bạn mình: - Gấu đã thầm thì điều gì vào tai anh thế? Người bạn trả lời: - Nó khuyên tôi đừng bao giờ làm bạn với người đã bỏ mình lúc gặp nguy hiểm. (Truyện ngụ ngôn) Câu 1: Câu chuyện trên nói về chủ đề gì? Hãy nêu tên một bài thơ đã học trong chương trình có cùng chủ đề, nêu tên tác giả. (1 điểm) Câu 2: a. Xác định một từ ghép, một từ láy trong bài thơ trên. (0,5 điểm) b.Tìm một từ trái nghĩa với từ “tấn công” , “nguy hiểm” (0,5 điểm) Câu 3: Em hãy nêu một bài học mà em nhận được từ câu chuyện trên? (1 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn trong khoảng 3 – 5 dòng trình bày suy nghĩ của em về tình bạn . (2đ) Phần II: (5 điểm) Đề 1: Chọn và phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ sau: Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt, Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan, Cảnh khuya - Hồ Chí Minh (5 điểm) Đề 2: Hãy viết bài văn để phát biểu cảm nghĩ về một món quà mà em thích nhất. Trần Thị Thanh Thu Page 4
- ĐỀ 3 Phần I: Câu hỏi (5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới. “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng. Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống.” (Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai) Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn văn trên. (1 điểm) Câu 2. Nội dung đoạn văn trên có liên quan đến bài thơ nào em đã học? Tác giả là ai? Hãy chép lại nguyên văn bài thơ ấy. (1 điểm) Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào nổi bật? Tác dụng của nghệ thuật đó là gì? (1 điểm) Câu 4. Hãy tìm một từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu văn sau: (0,5 điểm) “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi.” Câu 5. Đối với bản thân em, hình ảnh nào in sâu trong kí ức mà em nhớ nhất? Hãy viết vài ba câu trình bày cảm xúc đó. (1,5 điểm) Phần II: Tập làm văn (5 điểm) Đề: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một trong các bài thơ sau: Sông núi nước Nam (chưa rõ tác giả), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). Đề 2: Viết một bài văn để phát biểu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình mà em yêu quý. Trần Thị Thanh Thu Page 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn