intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn QPAN lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “ĐĐề cương ôn tập học kì 1 môn QPAN lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn QPAN lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây

  1. TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY ĐỀ CƯƠNG MÔN QUỐC PHÒNG AN NINH  KHỐI 12 HỌC KÌ I NỘI   DUNG   1:MỘT   SỐ   HIỂU   BIẾT   VỀ   NỀN   QUỐC   PHÒNG   TOÀN   DÂN,  AN NINH NHÂN DÂN 1. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ phòng toàn dân, an ninh  nhân dân a. Khái niệm cơ bản về quốc phòng – an ninh      ­ Quốc phòng là công việc giữ  nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động   đối nội, đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa…của nhà nước và nhân dân   để tạo sức mạnh toàn diện và cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm   giữ gìn hòa bình, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù, sẵn sàng đánh thắng   mọi kẻ thù xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô     ­ Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất “của dân, do dân, vì dân”   phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự  chủ, tự  lực, tự cường và ngày  càng hiện đại, Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.     ­ An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững về mọi mặt của quốc gia ­ An ninh nhân dân là sự nghiệp của toàn dân, do dân tiến hành lực lượng an ninh làm  nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của nhà nước b. Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng (6 TƯ TƯỞNG­trọng tâm)  Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây  dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN: đây là quan điểm chỉ đạo, bao trùm,  quan trọng nhất, phản ánh quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc, quá  trình dựng nước đi đôi với giữ nước  Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế  Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, phối hợp chặt chẽ hoạt  động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại.  Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu,  thường  xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. 1
  2.  Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hoá các chủ  trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh  nhân dân, tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh.  Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự  nghiệp củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 2. Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh  nhân dân trong thời kì mới:  a. Đặc điểm         Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân: ­ Là nền quốc phòng ­ an ninh của dân, do dân, vì dân. ­ Mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng. ­ Sức mạnh của nó là cơ sở để triển khai một chiến lược tổng hợp bảo vệ Tổ quốc. ­ Được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại. ­ Nền quốc phòng toàn dân luôn gắn với nền an ninh nhân dân. c. Nội dung:( 2 nội dung: xây dựng tiềm lực và xây dựng thế trận)  Xây dựng tiềm lực nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân (gồm 4  tiềm lực.              ­ Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần: ­ Xây dựng tiềm lực kinh tế: ­ Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ: ­ Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh:  Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân: Hiện nay cần tập trung: + Gắn thế  trận quốc phòng với thế  trận an ninh trong một tổng thể  thống   nhất. + Phân vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh với phân vùng kinh tế. 2
  3. + Xây dựng hậu phương chiến lược, khu vực phòng thủ  tỉnh (thành phố)  vững mạnh.  + Tổ chức xây dựng “Kế hoạch phòng thủ dân sự”  + Xây dựng phương án, triển khai các lực lượng chiến đấu 3. Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh   nhân dân( cô chỉ gợi ý các bạn có thể trình bày những hành động cụ thể):       ­ Tích cực học tập, rèn luyện, xây dựng niềm tin, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu  chế độ, góp sức xây dựng đất nước.      ­ Nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng phải đi đôi với   bảo vệ đất nước.      ­ Tự giác, tích cực học tập, nắm vững kiến thức QPAN; tích cực tham gia các hoạt   động  về QPAN.        ­ Chấp hành nghiêm pháp luật và quy định của nhà trường…. NỘI DUNG 2: LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ LUẬT CÔNG  AN I. LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM  1. Vị trí, chức năng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam  a. Khái niệm về sĩ quan, ngạch sĩ quan     ­ Sĩ quan Quân đội là cán bộ của Đảng và Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quân   sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng.      ­ Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.  b. Vị trí, chức năng của sĩ quan      Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của Quân đội, thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán   bộ quân đội. Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và trực tiếp thực hiện   một số nhiệm vụ khác. 2. Nhóm ngành, cấp bậc, chức vụ của sĩ quan a. Nhóm ngành của sĩ quan   ­ Sĩ quan chỉ huy, tham mưu 3
  4.   ­ Sĩ quan chính trị   ­ Sĩ quan hậu cần   ­ Sĩ quan kĩ thuật Ngoài ra còn Sĩ quan Quân pháp, sĩ quan Quân y… b. Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan    Gồm ba cấp mười hai bậc ­ Cấp có: Úy, tá, tướng ­ Bậc:  + Sĩ quan cấp tướng gồm có: thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng         + Sĩ quan cấp tá gồm có: thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá         + Sĩ quan cấp úy gồm có: thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy II. LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN 1.. Cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và chức vụ cơ bản trong công an a. Phân loại sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân ­ Theo lực lượng có:         + Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân         + Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân ­ Phân loại theo tính chất hoạt động có:         + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ         + Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật         + Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn          III. Trách nhiệm của học sinh THPT trong xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội,  Công an   1. Trách nhiệm của công dân đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc    Là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân, trong đó có học sinh. Học  sinh cần phải học tập, hiểu rõ và thực hiện đúng pháp luật, trong đó có Luật sĩ quan  Quân đội và Công an   2. Trách nhiệm của học sinh THPT 4
  5.    ­ Hiểu được nội dung cơ bản của Luật, góp phần xây dựng hai lực lượng này theo  hường: Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại  ­ Học tập, nắm được nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan Quân đội và  Công an; nắm được điều kiện tuyển chọn đào tạo bổ sung, biết được phương thức  đăng ký dự tuyển đào tạo  ­ Cần ra sức học tập, rèn luyện, trau dồi, nâng cao kiến thức cần thiết; học tập và làm  theo tấm gương đạo đức HCM, tìm hiểu truyền thống anh hùng của Quân đội và Công  an  ­ Có thể đăng kí vào Quân đội và Công an Lưu ý: các bạn có thể thêm các ý bổ sung nhé ………………………………….Hết………………………….......................... Chúc các bạn học tốt­ đạt kết quả cao 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2