intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thanh Quan

Chia sẻ: Mentos Pure Fresh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thanh Quan là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thanh Quan

  1. TRƯỜNG THCS THANH QUAN BỘ ĐỀ ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 – HỌC KÌ I Năm học 2019­2020 Câu 1: Kiểu hình là A. kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. kết quả sự tác động của kiểu gen. C. kết quả sự tác động của môi trường. D. kết quả biểu hiện của đột biến. Câu 2: Cấu trúc không gian của phân tử ADN là A.  một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ trái sang  phải. B.  một chuỗi xoắn đơn gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ trái sang  phải. C.  một chuỗi xoắn đơn gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ phải  sang trái. D.  một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ phải  sang trái. Câu 3: Một đoạn mARN có trình tự các nucleotit:  ­U­ U­ A­ G­ X­ X­ U­ G­ A­ X­ G­ A­ Khi tổng hợp chuỗi axit amin thì đoạn mạch đó tạo thành bao nhiêu axit amin? A. 12 axit amin. B. 6 axit amin. C. 4 axit amin. D. 3 axit amin. Câu 4: Quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở …(1)… của hiện tượng …(2)…. (1) và (2) lần lượt là A. tế bào / di truyền và sinh sản.B. tế bào / di truyền và biến dị. C. phân tử / di truyền và biến dị.D. phân tử / di truyền và sinh sản. Câu 5: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:                             – T – G – G – X – T – A – A – T – X –  Đoạn mạch bổ sung với nó là: A. – A – X – X – G – A – X – T – A – G – B. – A – X – G – G – A – T – T – A – G – C. – T – G – G – X – T – A – A – T – X – D. – A – X – X – G – A – T – T – A – G – Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự khác nhau giữa thường biến và  đột biến?  Trang 1/9 
  2. A. Đột biến xảy ra đột ngột, ngẫu nhiên theo hướng xác định. Thường biến biểu   hiện đồng loạt theo hướng không xác định. B. Đột biến là biến dị di truyền được. Thường biến là biến dị không di truyền được. C. Đột biến là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Thường biến không là  nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. D. Đột biến thường có hại cho sinh vật, chỉ một số ít trường hợp có lợi. Thường biến  có lợi cho sinh vật. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là thường biến?  A. Cây mạ mất khả năng tổng hợp diệp lục. B. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình  bản dài. C. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. D. Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh mù màu. Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hại nhất cho cơ thể sinh vật?  A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn.C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 9: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào? A.  Nguyên tắc bổ sung.B.  Nguyên tắc khuôn mẫu. C.  Nguyên tắc đa phân.D.  Nguyên tắc bán bảo toàn. Câu 10: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng? A. Mức phản ứng không được di truyền. B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Câu 11: Theo NTBS, trường hợp nào sau đây là sai? A.  G + A = T + X B.  A + T + G = T + G + X C.  T + X + G = A + G + XD.  A + X = T + G Câu 12: Sự tổng hợp ARN được thực hiện  A. theo nguyên tắc bán bảo toàn.B. theo nguyên tắc bảo toàn. C. theo NTBS trên 2 mạch của gen.D. theo NTBS chỉ trên mạch 1 của gen. Câu 13: Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào    A. kiểu hình.                                     B. kiểu gen. C. môi trường.                                     D. không có. Câu 14: Bản chất hóa học của gen là:    A. protein.            B. ARN.             C. ADN.                    D. gen. Câu 15: Xác định dạng đột biến gen đã xảy ra trong trường hợp dưới đây:                 Gen bình thường                          Gen đột biến – T – A – X – X – A – G – T – G – A –   =>   – T – A – X – X – A – G – T – X – A – T –  Trang 2/9 
  3. – A – T – G – G – T – X – A – X – T –           – A – T – G – G – T – X – A – G – T – A – A. Thêm 1 cặp T­A và 1 cặp X­G. B. Thêm 1 cặp T­A và mất 1 cặp G­X. C. Thay thế 1 cặp G­X bằng cặp X­G, thêm cặp T­A. D. Thay thế 1 cặp X­G bằng cặp G­X, thêm cặp T­A. Câu 16: Một phân tử mARN dài 4080Å, có A = 40%, U = 20%, X = 10% số nucleotit  của phân tử ARN. Số lượng từng loại nucleotit của phân tử mARN là: A. U = 240 nu; A = 480 nu; X = 120 nu; G = 360 nu. B. U = 240 nu; A = 480 nu; X = 140 nu; G = 360 nu. C. U = 240 nu; A = 460 nu; X = 120 nu; G = 380 nu. D. U = 240 nu; A = 460 nu; X = 140 nu; G = 360 nu. Câu 17: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?  A. NTBS (A­U; G­X) và nguyên tắc khuôn mẫu. B. NTBS (A­T; G­X) và nguyên tắc bán bảo toàn. C. NTBS (A­U; G­X) và nguyên tắc bán bảo toàn. D. NTBS (A­T; G­X) và nguyên tắc khuôn mẫu. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai về đột biến gen? A. Đột biến gen là đột biến ở cấp độ tế bào. B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. C. Đột biến gen là biến dị di truyền được. D. Đột biến gen là những biến đổi tự phát sinh hoặc do các tác nhân vật lý hoặc hóa   học. Câu 19: ADN được cấu tạo từ các nguyên tố:    A. C, K, Na, P, N.                                           B. C, H, O, N, K.  C. C, P, O, I, Na.                                            D. C, P, O, N, H. Câu 20: Riboxom dịch chuyển trên mARN theo từng nấc A. 1 nucleotit. B. 3 nucleotit. C. 2 nucleotit. D. 4 nucleotit. Câu 21: Cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n +1) là do A. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi. B. một cặp NST tương đồng không phân ly ở kỳ sau I của giảm phân. C. thoi phân bào không được hình thành. D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kỳ giữa I của giảm phân. Câu 22: Thể dị bội là những biến đổi về số lượng NST thường xảy ra ở A. một số cặp NST. B. một hay một số cặp NST. C. tất cả các cặp NST. D. một cặp NST. Câu 23: Dạng đột biến cấu trúc NST sẽ gây ung thư máu ở người là A. mất đoạn NST 21. B. mất đoạn NST 20. Trang 3/9 
  4. C. lặp đoạn NST 21. D. lặp đoạn NST 20. Câu 24: Phát biểu nào sau đây về ADN là sai? A. ADN có khả năng tự nhân đôi. B. ADN chứa thông tin di truyền. C. ADN là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. D. ADN có khả năng bị đột biến. Câu 25: mARN có chức năng là A. vận chuyển các axit amin trong quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit. B. truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. C. tham gia cấu tạo nên riboxom. D. lưu giữ thông tin di truyền. Câu 26: Đơn phân của ARN là A. axit amin. B. bazơ nitric. C. nucleotit. D. glucozơ. Câu 27: Quá trình tổng hợp protein diễn ra ở A. riboxom. B. màng sinh chất. C. nhân tế bào. D. chất tế bào. Câu 28: Chức năng không có ở protein là A. bảo vệ cơ thể. B. điều hòa quá trình trao đổi chất. C. xúc tác quá trình trao đổi chất.D. Chỉ A và B. Câu 29: Đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1NST là A. mất đoạn. B. đảo đoạn.C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 30: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?    A. tARN                                                                     C. rARN B. mARN                                                                   D. Cả 3 loại trên. Câu 31: Thể đa bội thường gặp ở  A. Vi sinh vật. B. Động vật.C. Thực vật. D. Vi rút. Câu 32: Tính đặc thù của mỗi loại protein chủ yếu do yếu tố nào quy định? A. Thành phần các loại axit amin. B. Trình tự sắp xếp các loại axit amin. C. Các bậc cấu trúc khác nhau. D. Tất cả các đáp án trên đều sai. Câu 33: Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng một loại chất hóa  học gây ra nhiều đột biến có hại trên cơ  thể  rất nhiều người lính Việt Nam và   cả con cháu của họ. Đó là chất nào? A. Chất phóng xạ. B. Cosisin.C. Dioxine. D. Acridine. Câu 34: Trình tự sắp xếp các axitamin trong chuỗi axitamin là cấu trúc bậc nào? A. Bậc 1. B. Bậc 4.C. Bậc 3. D. Bậc 2. Trang 4/9 
  5. Câu 35: Một gen có chiều dài là 3910Å. Số lượng nucleotit loại A chiếm 30% tổng   số nucleotit. Số lượng các loại nucleotit là: A. A = 230 nu; T = 230 nu; G = 345 nu; X = 345 nu. B. A = 460 nu; T = 460 nu; G = 690 nu; X = 690 nu. C. A = 690 nu; T = 690 nu; G = 460 nu; X = 460 nu. D. A = 345 nu; T = 345 nu; G = 230 nu; X = 230 nu. Câu 36: Thể dị bội là những biến đổi về số lượng NST thường xảy ra ở A. một số cặp NST. B. tất cả các cặp NST. C. một hay một số cặp NST.D. một cặp NST. Câu 37: Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng một loại chất hóa   học gây ra nhiều đột biến có hại trên cơ  thể  rất nhiều người lính Việt Nam và   cả con cháu của họ. Đó là chất nào? A. Cosisin. B. Dioxine.C. Chất phóng xạ. D. Acridine. Câu 38: Số mạch của phân tử ARN là:     A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Sự tổng hợp ARN được thực hiện  A. theo nguyên tắc bán bảo toàn.B. theo nguyên tắc bảo toàn. C. theo NTBS trên 2 mạch của gen.D. theo NTBS chỉ trên mạch 1 của gen. Câu 40: Một phân tử mARN dài 4080Å, có A = 40%, U = 20%, X = 10% số nucleotit   của phân tử ARN. Số lượng từng loại nucleotit của phân tử mARN là: A. U = 240 nu; A = 460 nu; X = 120 nu; G = 380 nu. B. U = 240 nu; A = 480 nu; X = 140 nu; G = 360 nu. C. U = 240 nu; A = 460 nu; X = 140 nu; G = 360 nu. D. U = 240 nu; A = 480 nu; X = 120 nu; G = 360 nu. Câu 41: Cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n +1) là do A. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kỳ giữa I của giảm phân. B. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi. C. một cặp NST tương đồng không phân ly ở kỳ sau I của giảm phân. D. thoi phân bào không được hình thành. Câu 42: ARN được cấu tạo theo nguyên tắc nào? A.  Nguyên tắc khuôn mẫu.B.  Nguyên tắc bổ sung. C.  Nguyên tắc bán bảo toàn.D.  Nguyên tắc đa phân. Câu 43: Protein là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là:    A. C, K, O, N.                                     B.  K, N, O, I. C. C, N, O, H.                                     D.  K, H, I, N. Câu 44: Cấu trúc không gian của phân tử ADN là Trang 5/9 
  6. A.  một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ phải  sang trái. B.  một chuỗi xoắn đơn gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ phải  sang trái. C.  một chuỗi xoắn đơn gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ trái sang  phải. D.  một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ trái sang  phải. Câu 45: Dạng nào không phải là đột biến gen:     A.  Mất một hoặc một số cặp gen.B.  Thêm một hoặc một số cặp gen. C. Thay thế một hoặc một số cặp gen. D.  Đảo một hoặc một số cặp gen. Câu 46: Thể đa bội có dạng:     A. 0n. B. n. C. 2n. D. 3n. Câu 47: Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của:    A. Kiểu gen.                                     B.  Kiểu hình. C. Môi trường.                                     D.  Không ảnh hưởng. Câu 48: Chức năng không có ở protein là A. bảo vệ cơ thể. B. điều hòa quá trình trao đổi chất. C. xúc tác quá trình trao đổi chất.D. Chỉ A và B. Câu 49: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng? A. Mức phản ứng không được di truyền. B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Câu 50: Theo NTBS, trường hợp nào sau đây là sai? A.  G + A = T + X B.  A + T + G = T + G + X C.  A + X = T + G D.  T + X + G = A + G + X Câu 51: Hiện tượng nào sau đây là thường biến?  A. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. B. Cây mạ mất khả năng tổng hợp diệp lục. C. Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh mù màu. D. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình  bản dài. Câu 52: Phát biểu nào sau đây là sai về đột biến gen? A. Đột biến gen là biến dị di truyền được. B. Đột biến gen là đột biến ở cấp độ tế bào. C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Trang 6/9 
  7. D. Đột biến gen là những biến đổi tự phát sinh hoặc do các tác nhân vật lý hoặc hóa   học. Câu 53: Riboxom dịch chuyển trên mARN theo từng nấc A. 2 nucleotit. B. 4 nucleotit. C. 1 nucleotit. D. 3 nucleotit. Câu 54: Protein có mấy bậc cấu trúc?     A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 55: Đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1NST là A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn. Câu 56: Đơn phân của ADN là A. glucozơ. B. nucleotit.C. axit amin. D. bazơ nitric. Câu 57: Thể đa bội thường gặp ở  A. Động vật. B. Vi rút.C. Thực vật. D. Vi sinh vật. Câu 58: Kiểu hình là A. kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. kết quả sự tác động của môi trường. C. kết quả biểu hiện của đột biến. D. kết quả sự tác động của kiểu gen. Câu 59: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự  khác nhau giữa thường biến  và đột biến?  A. Đột biến là biến dị di truyền được. Thường biến là biến dị không di truyền được. B. Đột biến thường có hại cho sinh vật, chỉ một số ít trường hợp có lợi. Thường biến  có lợi cho sinh vật. C. Đột biến xảy ra đột ngột, ngẫu nhiên theo hướng xác định. Thường biến biểu   hiện đồng loạt theo hướng không xác định. D. Đột biến là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Thường biến không là  nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Câu 60: tARN có chức năng là A. truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. B. tham gia cấu tạo nên riboxom. C. lưu giữ thông tin di truyền. D. vận chuyển các axit amin trong quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit. Câu 61: Dạng đột biến cấu trúc NST sẽ gây ung thư máu ở người là A. mất đoạn NST 21. B. mất đoạn NST 20. C. lặp đoạn NST 20. D. lặp đoạn NST 21. Câu 62: Một đoạn mARN có trình tự các nucleotit:  ­U­ U­ A­ G­ X­ X­ U­ G­ A­  Khi tổng hợp chuỗi axit amin thì đoạn mạch đó tạo thành bao nhiêu axit amin? Trang 7/9 
  8. A. 12 axit amin. B. 6 axit amin. C. 4 axit amin. D. 3 axit amin. Câu 63: Tính đặc thù của mỗi loại protein chủ yếu do yếu tố nào quy định? A. Số lượng axit amin. B. Thành phần các loại axit amin. C. Trình tự sắp xếp các loại axit amin.    D. Cả A, B, C. Câu 64: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?  A. NTBS (A­T; G­X) và nguyên tắc bán bảo toàn. B. NTBS (A­T; G­X) và nguyên tắc khuôn mẫu. C. NTBS (A­U; G­X) và nguyên tắc bán bảo toàn. D. NTBS (A­U; G­X) và nguyên tắc khuôn mẫu. Câu 65: Trình tự sắp xếp các axitamin trong chuỗi axitamin là cấu trúc bậc nào? A. Bậc 4. B. Bậc 1.C. Bậc 3. D. Bậc 2. Câu 66: Quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở …(1)… của hiện tượng …(2)…. (1) và (2) lần lượt là A. phân tử / di truyền và sinh sản.B. phân tử / di truyền và biến dị. C. tế bào / di truyền và sinh sản.D. tế bào / di truyền và biến dị. Câu 67: Phát biểu nào sau đây về ADN là sai? A. ADN chứa thông tin di truyền. B. ADN có khả năng bị đột biến. C. ADN có khả năng tự nhân đôi. D. ADN là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. Câu 68: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:  – T – G – G – X – T – A – A – T – X –  Đoạn mạch bổ sung với nó là: A. – A – X – X – G – A – X – T – A – G – B. – T – G – G – X – T – A – A – T – X – C. – A – X – G – G – A – T – T – A – G – D. – A – X – X – G – A – T – T – A – G – Câu 69: Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở trong A. nhân tế bào. B. màng sinh chất. C. riboxom. D. chất tế bào. Câu 70: Xác định dạng đột biến gen đã xảy ra trong trường hợp dưới đây:              Gen bình thường                    Gen đột biến – T – A – X – X – A – G – T – G – A –  =>    – T – A – X – X – A – G – T – X – A – T –  – A – T – G – G – T – X – A – X – T –           – A – T – G – G – T – X – A – G – T – A – A. Thêm 1 cặp T­A và 1 cặp X­G. B. Thay thế 1 cặp X­G bằng cặp G­X, thêm cặp T­A. Trang 8/9 
  9. C. Thay thế 1 cặp G­X bằng cặp X­G, thêm cặp T­A. D. Thêm 1 cặp T­A và mất 1 cặp G­X. Câu 71: Đơn phân của Protein là A. glucozơ. B. nucleotit.C. bazơ nitric. D. axit amin. Trang 9/9 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0