Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão
lượt xem 3
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão
- TRƯỜNG THPT AN LÃO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN SINH HỌC 10 (SÁCH CTST) I. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. PHẦN : MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học - Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. - Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...) 1. 2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống. - Nêu được khái niệmcấp độ tổ chức sống, nhận biết các cấp tổ chức của thế giới sống. Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. 2. PHẦN: SINH HỌC TẾ BÀO 2.1. Khái quát về tế bào - Nêu được khái quát học thuyết tế bào. - Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. 2.2. Thành phần hoá học của tế bào - Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau). - Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước. - Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp carbohydrate cho cơ thể. - Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) của nucleic acid trong tế bào. 2.3 Cấu trúc tế bào nhân sơ - Mô tả được kích thước của tế bào nhân sơ. 1
- - Mô tả được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ. 2.4. Cấu trúc tế bào nhân thực - Trình bày được cấu tạo các bào quan trong tế bào.Trình bày được chức năng quan trọng của nhân. - Trình bày được cấu tạo của màng sinh chất. - So sánh được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. So sánh được cấu tạo tế bào thực vật và động vật. - Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật. 2.5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào - Nêu được khái niệm trao đổi chất ở tế bào. - Nhận biết được cơ chế nhập bào và xuất bào - Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, chủ động. - Phát biểu được khái niệm chuyển hoá năng lượng trong tế bào. - Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình tích lũy, giải phóng năng lượng. - Nêu được khái niệm enzyme.Nêu được vai trò của hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn. - Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng trong tế bào thực vật.Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào. 2.6. Thông tin ở tế bào - Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào. - Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình: + Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng; + Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào;+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào. II. LUYỆN TẬP 1. Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học Câu 1. Những nghề nào sau đây thuộc ngành Y học? A. Bác sĩ, y sĩ, y tá, công nhân. B. Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lí. 2
- C. Lập trình viên, nhân viên xét nghiệm. D. Bảo vệ, kĩ thuật viên, y tá. Câu 2. Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường? A. Thuỷ sản. B. Y học. C. Lâm nghiệp. D. Công nghệ thực phẩm. Câu 3. Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường? A. Thuỷ sản. B. Công nghệ thực phẩm. C. Lâm nghiệp. D. Y học. Câu 4. Cho các phương pháp sau: (1). Phương pháp quan sát.(2) Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.(3) Phương pháp thực nghiệm khoa học. Các phương pháp được sử dụng để tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của trùng roi xanh là A. (1). B. (2). C. (1) và (2). D. (1) và (3). 2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Câu 1. Cấp độ tổ chức nhỏ nhất trong cấp độ tổ chức sống là gì? A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Tế bào. D. Hợp tử. Câu 2. Trong các cấp độ sau đây, cấp độ nào là lớn nhất? A. Tế bào. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Bào quan. Câu 5. Tổ chức sống nào sau đây là bào quan? 3. Tim. B. Phổi. C. Lục lạp. D. Não. 3. Khái quát về tế bào Câu 1. Nội dung nào trong các nội dung sau đây thuộc học thuyết tế bào (1) Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào (2) Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống (3) Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó (4) Tất cả các tế bào đều có hình thái giống nhau. A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4) Câu 2. Cấp độ tổ chức cơ bản nhất của cơ thể là A. tế bào. B. cơ quan. C. cơ thể D. hệ cơ quan. Câu 3. Thực chất quá trình trao đổi chất diễn ra ở A. hệ cơ quan B. cơ thể. C. cá thể. D. tế bào. Câu 4. Sinh vật có cơ thể được cấu tạo từ một tế bào gọi là A. Sinh vật đa bào B. Sinh vật đơn bào C. Sinh vật kí sinh D. Sinh vật ngoại sinh 3. Thành phần hoá học của tế bào Câu 1. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống? A. 92. B. 80. C. 25. D. 17. Câu 2. Các nguyên tố hóa học chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sống là 3
- A. C, H, O, Na. B. C, H, O, N. C. P, S, N, Na. D. C, O, H, Na. Câu 3. Một phân tử nước có cấu tạo gồm A. 1 hydrogen + 2 oxygen B. 1 hydrogen + 1 oxygen. C. 2 hydrogen + 1 oxygen. D. 2 hydrogen + 2 oxygen. Câu 4.Phân tử nước có công thức cấu tạo là A. HO2. B. H2O3. C. H2O. D. H2O2. Câu 5. Một phân tử mỡ động vật được cấu tạo từ A.Ancol vòng + acid béo. B. 1 glycerol + 3 acid béo không no. C. 1 glycerol + 2 acid béo no + 1 nhóm phosphate. D. 1 glycerol + 3 acid béo no. Câu 6. Một phân tử dầu ở thực vật và một số loài cá được cấu tạo từ A.Ancol vòng + acid béo. B. 1 glycerol + 3 acid béo không no. C. 1 glycerol + 2 acid béo no + 1 nhóm phosphate. D. 1 glycerol + 3 acid béo no. 2.3 Cấu trúc tế bào nhân sơ Câu 1. Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng A. 1 - 5 mm B. 3 - 5 µm C. 1 - 5 µm D. 3 - 5 cm Câu 2. Các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân sơ là A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy. B. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân. C. Màng tế bào, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất. D. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân. Câu3. Các thành phần phụ có thể có hoặc không của tế bào nhân sơ là A. thành tế bào, nhân, tế bào chất. B. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân. C. vỏ nhầy, plasmid, lông, roi. D. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân. 2.4. Cấu trúc tế bào nhân thực Câu 1. Nhân tế bào được bao bọc bởi bao nhiêu lớp màng? A. không có màng bao bọc B. có 1 lớp màng bao bọc (màng đơn) C. có 2 lớp màng bao bọc (màng kép). D. có rất nhiều màng bao bọc Câu 2. Màng nhân có bản chất là lipoprotein gồm A. 1 lớp phospholipid + protein B. lớp kép phospholipid + protein C. 1 lớp protein + nucleic acid D. lớp kép protein + nucleic acid Câu 3. Chức năng của lưới nội chất hạt là A. Tổng hợp các loại lipid cấu tạo nên màng sinh chất. B. Tổng hợp các loại protein nội bào và protein tiết. C. Chuyển hóa đường và khử độc cho tế bào. D. Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. Câu 4. Đặc điểm nào nói trên không phải là đặc điểm chung của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn? (1) Là một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau. (2) Tạo ra sự xoang hóa ( phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ). 4
- (3) Làm nhiệm vụ vận chuyển nội bào.(4) Làm nhiệm vụ khử độc, tổng hợp polysaccharide. A. (4) B. (2) C. (3) D. (1) Câu 5. Ở ti thể, màng trong gấp khúc có ý nghĩa gì? A. giúp tăng diện tích bề mặt. B. giúp tăng thể tích bào quan. C. giúp ti thể dễ dàng nhân đôi. D. giúp ti thể cứng chắc hơn. Câu 6. Tổng hợp là quá trình A. hình thành chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản. B. hình thành các chất đơn giản từ các chất hữu cơ phức tạp. C. chuyển đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất vô cơ đơn giản. D. chuyển đổi chất hữu cơ này thành chất hữu cơ khác. Câu 7. Để quá trình tổng hợp diễn ra nhanh chóng cần có sự xúc tác của A. enzyme. B. hormone. C. vitamin. D. kháng thể. Câu 8. Quá trình tổng hợp thường đi kèm với A. tích lũy năng lượng. B. giải phóng năng lượng C. phân hủy năng lượng. D. thủy phân năng lượng. 2.4. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào Câu 1. Chuyển hóa năng lượng trong tế bào là A. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. B. sự truyền năng lượng từ cơ thể này sang cơ thể khác. C. sự biến đổi năng lượng từ cơ thể này sang cơ thể khác. D. sự biến đổi năng lượng từ tế bào này sang tế bào khác. Câu 2. Năng lượng trong ATP chủ yếu là dạng năng lượng A. nhiệt năng B. cơ năng C. hóa năng D. điện năng Câu 3. “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi dành cho hợp chất cao năng nào sau đây? A. NADPH. B. ATP. C. ADP. D. FADH2. Câu 4. Phân tử ATP được cấu tạo bởi những thành phần nào sau đây? (1) nitrogenous base adenine. (2) Đường ribose. (3) Đường glucose. (4) Ba phân tử H3PO4. (5) Hai phân tử H3PO4. (6) Một phân tử H3PO4. A. 1, 2, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 5. 2.5. Thông tin ở tế bào Câu 2. Sự truyền thông tin giữa các tế bào được thực hiện nhờ các A. kênh nối giữa các tế bào. B. phân tử tín hiệu. C. các tế bào máu. D. dòng máu tuần hoàn. Câu 7. Đâu không phải là một trong ba giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào? A. Giai đoạn đáp ứng. B. Giai đoạn tiếp nhận. 5
- C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn truyền tin. Câu 8. Truyền tin trong tế bào bao gồm các giai đoạn là A. Tiếp nhận - truyền tín hiệu – đáp ứng. B. Tiếp nhận - chuyển đổi tín hiệu – đáp ứng. C. Truyền tín hiệu - tiếp nhận - đáp ứng. D. Tiếp nhận - đáp ứng- truyền tín hiệu. III. TỰ LUẬN Câu 1. Phân biệt ti thể với lục lạp. Câu 2.Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào. Câu 3.Hiện nay, trong hoá trị liệu ung thư, người ta thường dùng các loại thuốc có tác dụng kích thích quá trình phân giải các vi ống. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao các loại thuốc đó có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Câu 4.Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (Ví dụ: muối dưa, muối cà….). Câu 5. Tại sao khi rửa rau sống nếu ta cho nhiều muối vào để rửa thì rau sẽ bị héo? Câu 6. Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào. Câu 7. Làm được thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme; Câu8.Làm được thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thuỷ phân tinh bột với iot Bài 9.Hiện tượng xâm nhập mặn gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Giải thích. Câu 10.Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, xuất – nhập bào bằng cách hoàn thành bảng sau 6
- 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 100 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn